"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

Thế nào là trí chủ?


1.Hai chữ “trí chủ” để chỉ một cái sự thấy. Mà sự thấy đó là sự thấy của ông chủ, sự thấy của kẻ sáng tạo, sự thấy của kẻ ban cho, sự thấy của kẻ không bao giờ thiếu, không bao giờ thèm, sự thấy của kẻ không thấy mình cao hơn ai mà cũng chẳng thấy mình thấp hơn ai, sự thấy của người mà luôn luôn không đánh mất mình. Là một ông chủ trong tất cả những vấn đề. 

Hiện hữu một cách cá biệt rõ nét sắc sảo để hoà hợp trong cái toàn thể thống nhất.


Này Tuệ Nhi,
Tất cả các Hiền giả của chúng ta đều có Lỗ Hổng Rất Lớn Về Trí Tuệ Riêngcủa mình, cần phải lấp đầy một cách nghiêm túc và sâu sắc nhất.

Điều này giải quyết quyền lợi riêng cho mình một cách căn bản nhất, phù hợp với quyền lợi chung của dân tộc, nhân loại, và sự cân bằng của môi trường sống.

Các Hiền giả phải hết sức lắng đọng đầu óc về vấn đề này nơi chính mình và không được thờ ơ với những điều mà các Hiền giả đã từng nghe, và đã từng áp dụng trong thời gian qua.

Tham gia Toạ đàm "Ta Là Ai?"


Giờ là lúc quý vị bắt đầu trả lời một trong ba mươi câu hỏi để cho tôi có thêm thông tin trong việc cống hiến giúp các hiền giả phát triển rộng lớn hơn tầm nhìn của mình.

Quý hiền giả hãy trả lời theo hoàn cảnh riêng của mình, theo ngôn ngữ riêng của mình, bằng những ví dụ cụ thể.

140 - 'Thiên Thượng, Thiên Hạ, Duy Ngã Độc Tôn' ám chỉ điều gì ?


“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là câu nói của con người. Câu nói này nhằm mang lại lợi ích cho người nghe, để cho người nghe thức tỉnh về giá trị làm người của họ. Cho nên câu nói trên có thể giải thích rằng là: Trên trời dưới đất này, đời sống của con người là đặc biệt có giá trị, là đặc biệt hay! Hãy tìm hiểu giá trị đặc biệt của mình chứ đừng tìm hiểu giá trị đặc biệt nào nằm ngoài con người của mình, trước nhất là cần tìm giá trị đặc biệt nơi chính mình trước. Khi mình đã tìm thấy giá trị đặc biệt nơi chính mình rồi thì hãy đem giá trị đặc biệt ấy để ứng dụng vào cuộc sống mà chúng ta đang hiện hữu. Nếu chúng ta không hiểu được giá trị đặc biệt của chính mình thì mình sẽ bị lầm lạc trong cuộc sống, mình sẽ rắc rối trong cuộc đời.

Vậy chúng ta tìm hiểu giá trị đặc biệt của mình như thế nào ?

Ví dụ như nếu không có mình, tức là chữ “độc tôn” mình có thể hiểu, nếu không có mình hiện hữu, thì cũng không có Phật, không có Chúa, không có quả địa cầu này, cũng không có thiên đàng, cũng chẳng có địa ngục.

Khi chúng ta vào phòng xác ở bệnh viện, nhìn những thân xác và quí vị hãy tự hỏi rằng: Sự sống của người này đã không còn hiện hữu nữa thì thiên đàng có còn đối với người này không? Địa ngục có còn với người này không? Cảnh giàu hay nghèo, đúng hay sai có còn đối với người này không? Và tất cả những gì trong cuộc đời này còn có đối với người này không?

Đối với bản thân chúng ta cũng vậy, chúng ta bàn và nói chuyện nhiều thứ, nói chuyện trên trời dưới đất, nói chuyện thiên hạ đúng sai… Khi có sự cố đột xuất, chẳng may chúng ta bị hở mạch máu não hay bị đột quỵ, nằm đó …. thì toàn bộ sự hiện hữu ở thế giới này, như Chúa, Phật, triết gia với thuyết này, chủ nghĩa nọ có còn giá trị gì nữa không? Rồi sách vở này, kinh điển kia, tôn giáo này, tôn giáo nọ, hay đúng sai trên đời có còn giá trị gì nữa không? Không còn giá trị gì nữa! Tất cả đều chấm hết. Chỉ khi nào mình còn tỉnh táo, thì mọi thứ nó mới chi phối mình được. Mình mới còn nghĩ đến chuyện này chuyện nọ được.

Cho nên việc đầu tiên cần phải biết là, sự tồn tại của mình, sự hiện hữu của mình là trước nhất, đồng thời phải biết làm sao với sự hiện hữu của mình, cái gì trong con người của mình là cơ bản để sự hiện hữu của mình được hoàn hảo nhất. Từ đó, mình quay ngược để nhìn lại về cái này thì mình sẽ không bị lầm lẫn về mình và tự nhiên mình sẽ nhìn ra bên ngoài - tất cả mọi thứ điều sáng suốt, đều rõ ràng. Đây là quá trình làm một con người và phải nắm chắc quá trình này thì mình sống mới yên ổn được.

Lời nói “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” muốn ám chỉ điều gì cho người nghe ?

Lời nói ấy ám chỉ người nghe rằng: Anh làm sao để anh thấy sự hiện hữu của anh để anh sống mà không có nỗi lo sợ. Nếu mình sống trong nỗi lo sợ thì mình phải quay ngược lại vào chính mình, để khám phá chính mình thì nỗi lo sợ sẽ chấm dứt.

Cho nên, những câu nói tương tự như trên như là một bí pháp, một phương pháp để giúp cho người nghe tỉnh trí lại, để từ đó khám phá sự thật về mình mà vượt qua sự sợ hãi, vượt qua sự hiểu lầm về chính mình. Nó giống như một dấu hiệu đi đường vậy thôi. Mình đừng có chạy theo giải thích sâu câu này.

Ví dụ như trên đường đi mình thấy dấu hiệu đi đường, có vẽ một mũi tên chỉ cho mình đi hướng này. Nếu mình không biết mà mình lại giải thích, đây là cái mũi tên, mũi tên này đầu này to, đầu kia nhỏ, hai cái này giống như lưỡi câu, có móc nhọn nhọn … Mình không chạy theo giải thích mũi tên trong cái bảng ấy, hãy nhìn cái mũi tên để biết nó chỉ mình đi đâu.

Câu nói này cũng vậy, “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” giống như dấu hiệu đi đường. Mình đừng có dại mà chui vào đây giải thích cái này, mất thì giờ, không hiệu quả gì hết. Nếu mình dính vào câu chữ đó, thì mình không biết đường để đi.

Như thực tế chúng ta đều thấy rất rõ rằng, những bậc đại tiền bối tài ba, những bậc Đại Giác Ngộ, các Chư Phật, đã dùng những câu chữ để tạo ra những dấu hiệu đi đường cho mọi người nhìn vào đó và làm sao để đi an toàn nhất. Chúng ta không giải thích một cách cụ thể, kiểu như là: thiên thượng là trên trời, thiên hạ là ở dưới đất, duy ngã là bản ngã của mình, độc tôn có nghĩa là vị Phật là trên hết..…Chúng ta không giải thích theo kiểu như vậy! Mình thấy đơn giản đây là dấu hiệu đi đường, để chỉ cho mình biết rằng mình đang hiện hữu và thấy dấu hiệu này thì mình biết là mình đang đi trên con đường, mình đang sống tức là mình đang ở trên cõi đời này, mình làm sao mình đi cho nó đúng và an toàn nhất, không nguy hiểm.

Mình không giải thích theo kiểu: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là một câu nói cao siêu lắm, nếu giảng hoài thì không bao giờ hết, nó sâu sắc lắm, vi diệu thậm thâm lắm, khó nghĩ khó bàn, có duyên phước lắm mới có thể học được. Mấy chữ này coi vậy, nếu giải thích thì vô lượng vô biên chữ, kinh điển nhiều lắm …

Đơn giản câu nói chỉ là một dấu hiệu đi đường! Mình đang có mặt trên cõi đời này vô cùng rộng lớn mênh mông mà không biết đi thế nào cho đúng. Khi có bảng dẫn đường, mình nhìn theo dấu hiệu ấy và cứ thế mà đi.

Phương pháp nào để xác định con đường đi tốt nhất ?

Mình muốn sống cho tốt, trước nhất mình thấy người khác và thấy cuộc đời cái gì ra cái đó để mình tỉnh táo, mình ứng xử, vì thế mình phải thấy thật rõ về chính mình, mình hiểu thật rõ về chính mình. Đó là phương pháp để thấy rõ và hiểu rõ bên ngoài.

Phương pháp để thấy rõ và hiểu rõ bên ngoài là phương pháp duy nhất để thấy rõ và hiểu rõ chính mình trước. Đó là con đường duy nhất mình phải đi qua, để mình thấy rõ và hiểu rõ con người và cuộc đời bên ngoài, thế giới bên ngoài. Khi mình thấy rõ được chính mình rồi, hiểu rõ về chính mình rồi, mình sẽ không lầm lẫn về chính mình nữa, mình sẽ chấm dứt sự lầm lẫn về con người và cuộc sống xung quanh mình. Như vậy, mình sẽ làm chủ được cuộc sống nơi mà mình đang hiện hữu.

Mình có thể làm kinh tế, nhưng không bị chuyện làm kinh tế này hành hạ mình. Mình có thể kiếm tiền nhưng không thể bị đồng tiền này hành hạ mình. Mình có thể cưới vợ, lấy chồng nhưng không có bị người vợ, người chồng hành hạ mình. Mình có thể sống một cách hồn nhiên, thoải mái, không đổ thừa kiếp trước, không sợ kiếp sau. Chuyện kiếp trước, kiếp sau… chẳng qua là một trong những kĩ thuật để người ta làm cho cái đầu con người bớt nóng để từ đó dẫn mình đi tiếp. Nhiều người không thấy rõ, hiểu rõ, từ đó bị lầm cái này.

Thí dụ, mình vô tình hoặc cố ý gặp một vị xem bói toán. Ông ấy nói, ta thấy con biết con kiếp trước là một con của một nhà vua có tiếng trong một xứ đó, con đã từng làm công chúa rồi, nhưng con bị hất hủi, con bị hiểu lầm, cho nên mặc dù là công chúa nhiều khi con bị đau khổ lắm… Thế là, mình tưởng là công chúa thiệt, và nói, trời ơi sao thầy thấy tiền kiếp con rõ quá vậy! Nhiều lúc con bị hiểu lầm, con buồn lắm thầy ơi! Rồi mình xúc động, mình khóc lên, mình chảy nước mắt… thế là mình sa vào cái bẫy.

Tính biết của mình, mình muốn làm cái gì thì nó cho mình làm cái nấy. Muốn làm công chúa, làm hoàng hậu, làm vua, làm tổng thống … nó có khả năng cho mình tất cả, kể cả muốn làm tướng cướp, kẻ lừa đảo nó cũng cho mình có khả năng làm tướng cướp, khả năng làm kẻ lừa đảo ... 

Tính biết nó làm như vậy, có khả năng như vậy. Cho nên, mình không nắm vững nguyên tắc này, mình sẽ bị người ta dẫn mình đi vào thế giới hoang đường. Khi nào chấm dứt sự lầm lẫn về chính mình, quí vị sẽ hoàn toàn tự tại. Có biết bao người trên thế gian này không bị lầm lẫn về chính mình, quí vị đếm thử đi, có được bao nhiêu người ?

Vậy, chúng ta thấy rõ và hiểu rõ ra sao để không lầm lẫn ?



Quý vị hiền giả Minh Triết đang trên con đường để nhìn thấy rõ về mình, hiểu thật rõ về mình, thấy thật rõ về mình mà không thể thấy lầm lẫn được, quí vị thấy người khác cũng như vậy.

Ví dụ, khi quí vị thấy rõ về mình rồi, thấy rõ sức mạnh của vô tướng, của vô hình rồi thì quí vị thấy người ăn cướp, người chuyên môn ăn trộm mà mình thấy rõ nó đang ăn trộm. Nếu quí vị thấy, thằng này là kẻ ăn trộm, cuộc đời thằng này chẳng ra gì. Hỏi lại, quí vị có thấy rõ, hiểu rõ về người đó không? Thì quả là chưa! Mình mới thấy mới có một chút xíu thôi, là mình thấy nó đang ăm trộm của người khác, mình chưa thấy cái còn lại của nó.

Cho nên, tôi dùng khái niệm về 3 cái nhà để quí vị ghi nhớ trong đầu của mình. Đó là, nhà tù, nhà chùa, nhà thờ - chúng ta đều gọi là nhà. Ba cái nhà này đều mang hình tướng bên ngoài và nội dung bên trong. Quí vị thấy nhà chùa là thấy đạo đức, thấy nhà thờ là thấy đạo đức, thấy nhà tù là thấy những người có tội. Hình tướng của nhà tù là chứa những người có tội, hình tướng của nhà thờ và nhà chùa là chứa những người đạo đức.

Nếu chúng ta bỏ hình tướng sang một bên. Vậy bên trong hình tướng là cái gì ? Có chắc gì nhà thờ, nhà chùa đó hình tướng đạo đức ấy, bên trong có đạo đức không ? Có chắc không ? Còn nhà tù kia, liệu ở bên trong ấy có chứa những con người có tâm hồn cao thượng hay có giấc mơ, có lí tưởng không? Chúng ta xem lại liệu có không ?

Tôi chỉ gợi ý cho quí vị thế nào thấy không lầm, hiểu không lầm, thấy cái gì ra cái đó. Việc thấy không lầm, hiểu không lầm đó sẽ đưa chúng ta tới một trạng thái của bộ não mà không thể nào bản ngã hiện hữu được.

Thế nào là bản ngã hiện hữu ?

Ví dụ như khi chúng ta nói: Ôi chao, ngôi chùa kia to quá! Trong đó đúng là đạo đức thật. Ôi chao, nhà thờ kia vĩ đại quá! Trong đó đúng là đạo đức thật. Cái nhà tù kia kinh khủng quá! Đúng là cái nhà tù đó, chứa những người nguy hiểm thật. Nếu chúng ta nói như vậy, là hoàn toàn bản ngã, do sự thấy lầm hiểu lầm, thấy không rõ, hiểu không rõ mà chúng ta đang phát biểu theo cái hướng của bản ngã. Khi thấy lầm hiểu lầm, tự nhiên bản ngã sẽ hình thành trong đầu chúng ta, và nó bắt chúng ta phải làm việc theo sự hiện hữu của nó.

Quí vị nên nhớ một điều là khi đọc một câu chữ ở đâu đó, thì phải chú ý, người xưa dùng chữ nghĩa như là những dấu hiệu đi đường thôi! Đừng đi sâu vào phân tích, làm bí hết rồi cãi nhau suốt ngày, không có hiệu quả gì hết, rồi nói mình hơn, mình cao, mình thấp. 


Minh Triết không có con đường cao thấp! Người Minh Triết chỉ theo con đường thấy rõ, hiểu rõ. Thấy rõ cái đầu của mình, thấy rõ con tim của mình, thấy rõ cơ thể của mình, thấy rõ những gì thuộc về thế giới vô hình của mình

Khi mình thấy rõ thì bản ngã của mình không có lên được, mình hành động không có lầm lẫm được. Thí dụ như khi quí vị làm ăn phát tài, khi chưa học Minh Triết chỉ thấy mình có tài, chỉ thấy mình có thời thôi, còn người học Minh Triết lại thấy khác. Nếu quí vị đang học Minh Triết, thấy rằng là quí vị đang làm ăn được, hoặc mình đang làm ăn được mà còn học Minh Triết nữa, mình lại thấy khác. Thứ nhất thấy mình có may mắn, thứ hai thấy mình là có sức mạnh đầu óc, sức mạnh vô tướng của mình can thiệp đến sự may mắn này rất là lớn. Mình không đề cao kiến thức mình làm được, mình không đề cao hữu tướng mình làm được thì làm sao mà mình dính vào sự tự cao tự đắc được.

Quí vị chú ý như vậy, để khi mình có đọc sách hay nghe thấy đâu đó thì mình nhận biết cho rõ…Nếu chạy theo và giải thích theo từng câu chữ, quí vị có tái sinh đến một ngàn kiếp cũng không giải thích hết đâu.

Nếu ai đó hiểu theo kinh sách đã học mà thấy là hạnh phúc thì hãy theo hướng đó, còn nếu nhận được một điều gì đó có giá trị hay có lợi cho mình khi theo phương pháp hướng dẫn của Thiền Minh Triết thì hãy theo phương pháp này mà ứng dụng thử xem.
 

Hãy căn cứ vào quyền lợi của mình để mà học. Mình đi theo tôn giáo, mình đi học ở đâu cũng vậy, phải căn cứ vào lợi ích của mình, căn cứ vào sự thỏa mãn của mình. Lợi ích là phải nói đến sự thỏa mãn, sự thỏa mãn hoàn toàn. Nếu theo phương pháp hướng dẫn của Thiền Minh Triết mình tập luyện, mình thấy thỏa mãn thì phương pháp này có lợi cho mình, cách giải thích này có lợi cho mình. Ngược lại, nếu mình hiểu theo cách hiểu trong kinh điển mà nó hoàn toàn đáp ứng, hoàn toàn thõa mãn cho mình thì mình theo cái đó. Vấn đề là mình thỏa mãn và mình sống đừng có lầm lạc trong cuộc đời, mình sống lúc nào cũng vui, mà vui thật tình chứ không vui đóng kịch. Vui thực tình là vui không điều kiện.

Có hai loại niềm vui: Vui có điều kiện và vui không điều kiện. Mình luôn nhớ như vậy.

Tất cả quí vị cũng nên nhớ một điều là đừng có bỏ quên việc cầu nguyện hàng ngày. Cầu nguyện là quan trọng, quí vị hãy ráng giữ việc cầu nguyện. Trong Minh Triết, thường xuyên cầu nguyện cũng là một pháp để giúp cho cái đầu chúng ta, bộ não chúng ta tốt hơn.

Trích Master Duy Tuệ -  24/01/2010
(Ghi chú Hình ảnh trong bài: hoa Vô Ưu đang nở tưng bừng tại CLB Trần Nhân Tông Linh Xuân, Thủ Đức, Tp.HCM - Nơi đang tôn thờ Đức Phật Trần Nhân Tông - địa chỉ 218, Ql1k, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức)

Đây là Hành Trang Suốt Cuộc Đời của con



Con có 2 câu hỏi nhờ thầy giúp ạ:

1.Thầy ơi: con đã đọc và nghe pháp âm rất nhiều (gần như hết các bài trong các trang web của duytue chỉ trong vòng 2 tháng), tất cả các sách Duy Tuệ con cũng đọc gần như hết rồi. Nhưng tại sao tâm con vẫn cứ lăng xăng, mất tỉnh thức không tiến bộ mấy mà quên mất canh chừng cái đầu, chú ý hơi thở. Vậy làm thế nào để tự nhủ phải canh chừng và tăng cường thời gian kiểm soát cảm xúc hơi thở ạ?

2. Nếu như mình không mong muốn, tham lam nữa, kết quả thế nào cũng được. Thế thì mình còn động lực để phấn đấu, để khát vọng, để cống hiến cho sự phát triển xã hội không ạ? Vì theo như con biết thì muốn thành công lớn thì phải khát khao thành công, ăn ngủ với nó, luôn hình dung về mục tiêu, những gì mình mong muốn để tránh xa rời mục tiêu. Như vậy thì phương pháp của mình tương đồng hay mâu thuẫn điều này ạ? Vì con là người khá tham vọng, muốn tạo ra nhiều thứ (vật chất và tinh thần) cho mình, gia đình và xã hội ạ.

Xóa vết thương vô hình trong đầu óc


(…) Khi mấy con giận, buồn hay mấy con hờn thì ở bên trong cái đầu của mấy con thấy buồn, lo, sợ là chủ yếu, còn cảm xúc giận thì có ít hơn. Tất cả những tâm lý buồn, lo, sợ sẽ in vào trong tâm hồn hay một khoảng trống bên trong trong đầu óc mấy con. Nó không hẳn là ở trong não nhưng trong con người mình nó có một lực hiểu biết vô hình giống như không khí vậy thôi. Nó phối hợp với não, nó mới chứa đựng nỗi sợ sệt, nỗi buồn đó trong khoảng trống đó. Khi nó chứa trong đó thì lâu ngày, lâu ngày, nó không bị mất mà nó ở trong đó luôn. Sau này, nó sẽ ảnh hưởng tới những suy nghĩ, tình cảm, tới rất nhiều vấn đề trong đầu óc mấy con. Rồi lớn lên mấy con nằm ngủ, năm chiêm bao mấy con hay thường thấy ác mộng, thấy người ta la mắng, đuổi bắt mình hay những cơn ác mộng làm cho mình buồn, mình sợ toát mồ hôi. Nó nguy hiểm lắm và nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mấy con nữa.

138 - Giải quyết tận gốc vấn đề sợ hãi


Nói tới sợ là liên quan đến mạng sống hay liên quan đến điều kiện tồn tại của mình. Mình muốn nó tồn tại kiểu này chứ không muốn kiểu khác. Khi muốn không được, cực chẳng đã mới đành chấp nhận chứ bình thường thì mình cứ muốn theo cách của mình. Đó chính là nguồn gốc của sự sợ hãi. 

Nếu người nào đủ bản lĩnh ‘’ sao cũng được’’ thì chuyện sợ hãi ít khi nào xảy ra lắm. Vấn đề là chúng ta không chấp nhận ‘’sao cũng được’’. Chúng ta bỏ công bỏ sức cho những điều chúng ta muốn nên khó mà chấp nhận ‘’sao cũng được’’. Nếu chúng ta trừ được cái gốc liên quan đến sự tồn tại hay kiểu cách tồn tại của mình thì sự sợ hãi chấm dứt. Đó là cách giải quyết tận gốc vấn đề.