"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

115 - Thận trọng khi suy nghĩ về tương lai và thận trọng khi tin vào chuyện mình tính toán là đúng.


Câu chuyện của Hg Tâm Định:

Tâm Định xin kính chào thầy và các đồng đạo. Thời gian gần đây TĐ gặp phải vấn đề khi hoàn cảnh đi ngược lại với mong muốn của mình. TĐ không thể bình tĩnh giải quyết công việc thành ra đầu óc chạy lộn xộn mà lại còn bàn chuyện với những người sử dụng kinh nghiệm đối phó đời thường. 

Giới thiệu buổi học tập và chia sẻ ngày 17.4.2011 - Tự Hoàn Thiện Mình


Trong chương trình chia sẻ hàng tuần của Thầy Duy Tuệ dành cho tuổi trẻ, vào lúc 10h sáng (giờ Việt Nam) chủ nhật 17-4-2011 Thầy đã dành nhiều giờ để trả lời các câu hỏi được gửi từ mọi miền đất nước.

Phần hỏi:

Gửi từ : Duy Nghiêm Đức, 12 Ngõ Mai Hương, Hà Nội.
Chủ đề : Hãy tập sống như người đã đến bến bờ

Con kính chào Thầy ạ! Con chúc Thầy luôn mạnh khỏe, an lạc và hạnh phúc.

Sáng 16 /07/2011, con có nghe Thầy và chú Duy Trí Bảo nói về vòng tròn. Con có một liên hệ về việc này với chủ đề mà Thầy đang chia sẻ đó là: "Hãy sống như người đã đến bến bờ". 

Trước tiên, về hình tướng, nếu có "bến bờ" tức là có nơi ta phải đến hay là có hành động đi từ nơi này tới nơi kia. Một khi đã có khái niệm ‘’bến bờ’’ bên ngoài thì sẽ xuất hiện khái niệm "bến bờ" bên trong nội tâm. Con thấy việc đó giống như việc đặt một chiếc compa trên tờ giấy và vẽ một vòng tròn. Nếu chúng ta coi mình là "tâm điểm" thì vòng tròn sẽ là "bến bờ" mà chúng ta thấy và vẽ ra. Chúng ta coi bản thân là tâm điểm thì sự vật xung quanh chúng ta sẽ là những vòng tròn. Chúng ta phải đến nơi này, phải tới nơi kia...

Nếu chúng ta bỏ cả tâm điểm lẫn vòng, tròn, thì chúng ta là tờ giấy, là khoảng không, thì tại nơi ta đứng là "bến bờ" nơi ta đi đến cũng là "bến bờ". Tại chúng ta không biết nên chấp là có "bến bờ". 

Khi chúng ta hiểu ra thì nơi ta đang đứng và nơi ta mong đến là một, cùng là "bến bờ". Hãy sống như người đã đến bến bờ tức là hãy sống như không có tâm điểm và không có vòng tròn, là hãy sống như ta không có bản thể, không có nơi đến, không có nơi về. Bởi vì, nơi đây và nơi kia là một, chỉ có khác là ngay nơi đây tâm ta đã nhận ra và thấy rõ.


Con xin chia sẻ với Thầy đôi điều con đã thấy! Con mong Thầy chỉ bảo thêm để con hiểu được sâu sắc hơn những lời dạy của Thầy. Con cám ơn Thầy!

Gửi từ : Trần Hữu Minh, Chi cục Thống kê Mang Yang, Gia Lai
Chủ đề: Hãy sống như người đã đến bến bờ

Thưa Thầy, theo con thấy kiến thức chỉ có giá trị khi phát hiện ra nguyên tắc làm việc của các giác quan và bộ não. Khi phát hiện ra nguyên tắc này thì chúng con chỉ tập hành động tiến đến sự hợp nhất với thực tại hiện tiền (thực tại hiện tiền do nội giác và ngoại giác ghi nhận mà ở đó không có kinh nghiệm xen vào). Khi nội giác - ngoại giác và hành động hợp nhất và ta sống liên tục với nó 24/24. Như vậy có phải là sống như người đã đến bến bờ?

Khi cái nhìn bên trong - bên ngoài và hành động song hành liên tục 24/24 thì kinh nghiệm không có chỗ xen vào. Lý thuyết là vậy, nhưng thực tế thì không như vậy? Xin Thầy giải đáp giúp con.

Gửi từ: Pin Nguyen
Tiêu đề : Làm thế nào để giải quyết vấn đề  khi chỉ quan sát, lắng nghe, mà không được tưởng tượng, suy nghĩ?

Con chào Thầy,

Con đã xem các bài giảng của Thầy với các em nhỏ. Con hiện đang là sinh viên. Con được biết Thầy có những lời khuyên rất hay, nhưng con có thắc mắc trong một số lời khuyên của Thầy. Thầy khuyên rằng nên quan sát và lắng nghe nhiều hơn, không nên tưởng tượng và suy nghĩ. Vậy nếu chỉ quan sát và lắng nghe thôi mà không nghĩ thì làm sao mình có thể đưa ra cách giải quyết vấn đề được vậy Thầy? Xin Thầy giải thích rõ hơn cho con được hiểu.

Trong đầu con có rất nhiều suy nghĩ linh tinh, con cảm thấy rất hỗn độn. Con cần phải có một cái đầu thật minh mẫn và tập trung để học tập và làm việc tốt hơn, con không biết phải làm sao để mình có thể minh mẫn quyết định thật chính xác những vấn đề gặp phải. Xin Thầy chỉ dẫn cho con ạ!
Chúc Thầy luôn vui khỏe.

Gửi từ: Duy Tịnh
Tiêu Đề: Làm sao để vượt qua sự luyến ái, chấp tướng của gia đình để có cơ hội phát huy và phụng sự Minh Triết?

Thầy ạ, Duy Tịnh đang làm việc tại cơ quan nhà nước, Duy Tịnh nhận thấy rất rõ thực tế môi trường làm việc ở đây. Riêng về bản thân thì không còn chán như kiểu ngày chưa học Thầy, cứ lơ mơ. Nay con "chán" là chán  với cái nhìn của con hiện tại. Công việc này ngoài tạo thu nhập, gần gia đình, vợ con ra thì không giúp gì cho Duy Tịnh trong việc phát triển các kỹ năng, khả năng mà Duy tịnh mong muốn phát triển tốt nhất để phụng sự.

Nay Duy Tịnh rất mong muốn thông qua làm việc tại công ty Minh triết để có điều kiện học tập cũng như phát huy được nhiều hơn. Nhưng Duy Tịnh còn chưa có tiếng nói trong gia đình khi còn ở chung với bố, mẹ. Mọi người thì rất chấp hình tướng, cũng như có những kỳ vọng và cái nhìn riêng dành cho Duy Tịnh cũng như cuộc đời của Duy Tịnh vậy.

Duy Tịnh biết rất rõ là mọi người đang kẹt trong sự nhìn đó nhưng chưa tìm ra cách để mọi người hiểu được cho một quyết định của mình. Mà nếu không có sự chu toàn tương đối thì sẽ rất là sốc cho họ. Duy Tịnh cũng chuẩn bị rất nhiều để đến ngày chỉ dành toàn tâm toàn ý phát huy năng lượng Minh Triết phục vụ mọi người. Nhưng mọi sự chuẩn bị thật khó. Đi qua sự quyến luyến nhiều khi là một sự tránh né, đã thấy rõ mà vẫn thấy khó.

Nhân có điều kiện làm cho công ty Minh Triết , Duy Tịnh sẽ có điều kiện để dần dần để mọi người thay đổi suy nghĩ, hay quyến luyến về một số vấn đề.

Duy Tịnh Mong muốn xây dựng một chi nhánh phát hành ở miền Tây Nam bộ (như Kiên Giang chẳng hạn) để trao truyền các ấn phẩm Minh Triết, ở đó cũng sẽ xây dựng câu lạc bộ cho tuổi trẻ. Duy Tịnh có duyên đi qua vùng miền Tây theo một sự gia trì của Thầy  và thấy ở đó còn thiếu một số yếu tố quan trọng đúng như trong một bài giảng Thầy giảng cho một số đạo hữu ở miền Tây. Một cái gì đó "ngoan" nhưng chấp nhận, nó không nổi bật và phát huy được sức mạnh dân tộc. 

Duy Tịnh mong muốn sự hiện tướng ở một số Hiền giả bằng việc đứng ra giải quyết vấn đề chấp tướng của gia đình để Duy Tịnh đi làm có phần đỡ gây sốc cho cách nhìn của gia đình.
Xin Thầy cho con lời khuyên.

Gửi từ: DDT
Tiêu đề: Làm sao để cải thiện những cái yếu, cái thiếu của giáo dục?

Thưa Thầy, hôm nay con không trực tiếp được nghe buổi nói chuyện của Thầy về những bức thư của các bạn trẻ gửi về hỏi Thầy.

Con vừa mới nghe lại bài giảng ngày 16/4/2011 và từ những câu chuyện của các bạn trẻ mà con sực nhớ tới một bài viết chia sẻ về những cái yếu, cái thiếu của giáo dục của một tác giả được ghi chép từ một buổi làm việc với các nhà tuyển dụng. Với mong muốn của tác giả này là “Điểm yếu thấy rồi, vấn đề bây giờ là làm sao để cải thiện đây?”.

Con xin phép được trích dẫn và chuyển mong muốn của tác giả này đến Thầy. Kính mong Thầy có thể đáp ứng phần nào mong muốn mà theo con thấy vị ấy đã có một cái nhìn khá rõ từ quan sát thực tế. Con xin cám ơn Thầy.

Sau đây là phần trích lược: Những cái yếu/thiếu của đại học - ghi chép từ một buổi làm việc với các nhà tuyển dụng.

(…) Hôm nay dọn bàn làm việc, tôi nhặt được một mẩu ghi chép của chính mình trong một buổi làm việc với các nhà tuyển dụng nhân đợt đánh giá cơ sở đào tạo nào đó trong năm 2010. Đơn vị được đánh giá là một trường kỹ thuật.

Những ghi chép rất đáng giá, và nó tiêu biểu cho những cái yếu/thiếu của giáo dục đại học dưới cái nhìn của nhà tuyển dụng. Vì vậy, xin chép lại ở đây (trước khi xé bỏ những giấy tờ không còn cần thiết) để chia sẻ với mọi người, đặc biệt là các học viên cao học đo lường đánh giá trong giáo dục. Các bạn đọc và trao đổi nhé! 

1. Mục tiêu đào tạo thiếu input từ thị trường lao động và cựu sinh viên, vì vậy khá hàn lâm, xa rời thực tế.

2. Nội dung đào tạo thiếu môn học có liên quan đến khía cạnh luật pháp (ví dụ: ngành xây dựng có những quy định gì, có hợp lý không) và đạo đức nghề nghiệp.

3. Việc đánh giá đầu vào, đặc biệt là đánh giá sự sẵn sàng để tham gia chương trình học (readiness assessment) chưa chính xác, dẫn đến khả năng sinh viên không theo kịp chương trình khá cao (tỷ lệ rớt nhiều).

4. Chưa thực hiện theo dõi và đánh giá hiệu suất (performance assessment) của sinh viên sau khi ra trường (nói cách khác, sinh viên ra trường rồi làm việc ra sao thì nhà trường hoàn toàn không biết gì cả, và hình như cũng chẳng quan tâm?)

5. Các kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, viết lách diễn đạt, làm việc nhóm…) của sinh viên còn rất yếu và thiếu.

6. Việc hỗ trợ cho sinh viên năm 1 kém (sinh viên năm 1 bị rớt, ở lại lớp hoặc bỏ học nhiều).

7. Chưa thực hiện đối sánh năng lực sinh viên tốt nghiệp của trường với những trường cùng ngành để biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình và sự riêng biệt của mình => không thể thực hiện các cải thiện có hiệu quả (vì là đoán mò!)

8. Chưa sơ đồ hóa chương trình đào tạo để cho thấy mối liên hệ trước sau, nhân quả giữa mục tiêu đào tạo tổng quát của toàn bộ chương trình học, mục tiêu chi tiết, và mục tiêu từng môn học trong chương trình.

9. Có thực hiện việc cho sinh viên "đánh giá giảng viên" nhưng chưa thấy sử dụng những phản hồi thu thập được để cải thiện chương trình.

Nói thêm: những ghi chép này thựchiện ở một trường cụ thể tại một thời điểm cụ thể, mà sao tôi thấy nếu áp dụng nó để đánh giá trường nào của Việt Nam thì cũng hao hao như thế thì phải?

Điểm yếu thấy rồi, vấn đề bây giờ là làm sao để cải thiện đây?
Một câu hỏi lớn ...

Được đăng bởi VTPA
vào lúc 1:34 PM  Friday, April 15, 2011

Hết phần trích lược, con xin cám ơn Thầy và kính chúc Thầy nhiều sức khỏe.

Gửi từ: Tuệ Nhẫn Ý
Tiêu đề: Thông cảm với sự đau khổ của người thân.

Con chào Thầy ạ. Thầy ơi gần đây con chứng kiến rất nhiều người xung quanh con đang bị khổ đau về vấn đề tiền bạc. Vì làm ăn thua lỗ, bị quỵt nợ... nhiều người lâm vào cảnh khốn cùng, bế tắc, suy nhược, phát điên lên vì tiền. Họ là những chủ lô, đề và đồng thời còn có vài nghề tay trái như môi giới bất động sản...

Họ nợ nần nhiều và bây giờ cũng chỉ biết tiếp tục làm những nghề đó để kiếm tiền trả nợ. Con nhìn mà rất thương xót vì đó là cô con, mẹ nuôi con, bác con. Họ bị hành hạ bởi suy nghĩ và bây giờ cuộc sống cứ luẩn quẩn trong việc "TIÊU TIỀN - KIẾM TIỀN - TRẢ NỢ và ĐÒI NỢ". Từ đó họ rơi vào địa ngục do chính họ xây lên., tâm không bao giờ được thanh thản. Đầu óc lúc nào cũng căng như dây đàn rồi đi hết chùa này, đền nọ để xin lộc, trả lộc và cầu may.

Con thực sự rất đau lòng và muốn giúp đỡ những người rơi vào tình trạng như thế này. Và nếu bỏ cái nghề là chủ lô, đề này đi thì có thể họ lao động cả đời cũng không đủ để trả nợ. Con cầu nguyện cho mọi người được bình an.

Phần chia sẻ của thầy Duy Tuệ:

Quý vị thấy tình hình khủng hoảng ghê gớm như vậy, quả là khó giải quyết đúng không? Những người rơi vào tình trạng này lúc nhỏ mà học Minh Triết như Duy Huệ, Duy Thiện… có lẽ lớn lên chắc đỡ hơn nhiều. Hay những bạn trẻ còn đang đi học chưa phải ra đời, chỉ lo học mà chưa phải toan tính với đời nếu theo học chương trình Thiền Minh Triết thì chắc có lẽ cũng sẽ đỡ hơn.

Giải quyết nợ nần

altTôi chia sẻ với quý vị hai kinh nghiệm ở Nauy, một kinh nghiệm cách đây 9 năm và một kinh nghiệm cách đây 3, 4 năm cũng liên quan đến việc bể hụi, cho vay nặng lãi…

Có một bà bị bể hụi và trốn đi mất. Những người đóng tiền hụi cho bà điên tiết lên. Tổng số tiền lên đến 300 nghìn đô và bà ấy không có cách gì mà trả được. Rất nhiều gia đình tan nát vì liên quan đến vụ việc này. Rồi bà ấy nghe ai đó chỉ có ông thầy Duy Tuệ linh thiêng màu nhiệm và hay lắm, hãy tìm đến ông ấy mà nhờ giúp.

Chuyện xảy ra chắc cũng phải 9 năm rồi, lúc bấy giờ bà ấy điện thoại cho tôi, mà đến giờ tôi cũng còn chưa hề gặp mặt bà ấy nữa. Bà ấy rất sợ, bỏ trốn không dám về nhà, vì về nhà người ta sẽ đánh bà chết. Bà nói là :

-  Thầy linh thiêng, thầy giúp cho con làm sao con có tiền con trả nợ, nếu không chắc con phải chết. 

-  Tôi thì không có linh thiêng gì, cũng không thể nào giúp cho bà có đủ tiền để trả nợ. Nhưng mà tôi có cách giúp cho bà, từ đây đến khi bà chết, có bao nhiêu trả bấy nhiêu. Có được đồng nào trả đồng đó mà cuộc sống trở lại bình thường, tức là vẫn nợ, vẫn trả nợ nhưng tinh thần thì trở lại bình thường. Nếu bà đồng ý hướng này thì tôi giúp bà được, còn không thì tôi không thể giúp bà. Không có chuyện đi buôn lậu, cướp giựt hay trúng số để có tiền trả nợ đâu! Bây giờ, mỗi tháng bà chỉ hưởng tiền trợ cấp khoảng 1000 đô, cho nên việc có tiền để trả cũng quên đi. Nếu còn đất đai, tài sản, nhà cửa ở Nauy và ở Việt Nam thì hãy đem bán hết đi, có bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, không được giấu bất cứ tài sản nào cho riêng mình. Mình lấy tiền của người ta hay mình bị người ta giựt, người ta không đóng cho mình nên mình không trả cho người khác được - chuyện đó tôi không lý sự là đúng hay sai, chuyện đổ lỗi này kia tôi không bàn tới. Bây giờ cần là giải quyết vấn đề, nếu bà đồng ý thì tôi chỉ cho. 

-   Con đồng ý. 

-   Trước nhất, trong đầu bà hãy bỏ sự dối trá, vì đối phó bằng sự dối trá là dứt khoát không xong. Nếu đem sự lanh lợi, rồi thông qua dối trá để đối phó thì sẽ khổ cả đời. Vì vậy, nên chấm dứt cái này. 


 - Thứ hai: đầu óc phải thông suốt từ đây cho đến khi mình chết, không được dối trá, đối phó với bất cứ ai. Từ suy nghĩ đến việc làm đều phải trung thực. Bà có làm được chuyện này không ? 

-  Dạ, con làm được nhưng làm sao người ta tin con ? 

-  Không, tôi chưa nói chuyện người ta tin hay không tin. Tôi hỏi bà có làm được hay không ? Nếu bà nói bà không làm được thì cuộc nói chuyện của tôi với bà chấm dứt! Không nói thêm ! 

-  Dạ, con hứa với thầy, con sẽ làm. 

- Được. Nếu bà vi phạm lời hứa này thì quỷ thần sẽ vật bà chết bất đắc kỳ tử, nhiều khi không vật cho bà chết mà vật cho bà đui què, sứt mẻ thôi! Chứ chết thì khỏe quá rồi, đâu cần phải bàn gì nữa! Chết thì có giá trị gì, có đau khổ gì! Không cho bà chết để bà phải chịu đựng khổ đau. Tôi mà là ông trời thì tôi không cho bà chết, tôi cho bà què quặt và vĩnh viễn cho đến khi trút hơi thở là sống trong khổ đau. Còn tôi là ông trời mà tôi cho bà chết thì hóa ra tôi đồng lõa với bà để lừa đảo người khác sao? Không được ! Tôi không cho chết mà cho bà sống không những 100 tuổi mà hơn 150 tuổi. Sống càng lâu càng tốt, chứ không cho chết! Bà đồng ý làm không, có quyết tâm từ đây cho đến cuối đời là không lừa dối, không đối phó; từ suy nghĩ đến việc làm tất cả đều phải thành thật không ? 

-  Dạ, dạ, con hứa, con sẽ giữ lời hứa này.

- Bước tiếp theo, tài sản nhà cửa hiện giờ có bao nhiêu, còn giấu ở đâu? Hùn vốn làm ăn ở đâu? Cổ phần bao nhiêu? Đất đai có ở đâu? 

- Con nói thiệt với thầy con không có, con không có dối, con không có đầu tư cũng không hùn vốn làm ăn với ai. Con không có gì hết !

-  Vậy có ai mượn tiền bà chưa trả không ?

-  Dạ, cái đó thì có. 

-  Được rồi. Bà hứa với tôi là bà không nói láo chứ? 
-  Dạ, con hứa con không nói láo.

-  Mà nói chắc chắn nhé! Suy nghĩ kỹ đi tôi mới chỉ bà bước thứ ba. Nếu mà còn chút xíu chần chừ hay dối tôi thì tôi không chỉ bước thứ ba được! Bởi vì nếu tôi có chỉ cho bà làm thì bà cũng chết ngay tức khắc. 

-  Dạ, con hứa với thầy là con thành thật, không có dối.

-  Ừ! Bà mà nói dối là coi như quỷ sứ cắt lưỡi bà thôi chứ không cho bà chết đâu nhé ! Rồi, cam đoan thế! 

Bắt đầu bước thứ ba, bà cứ trở về nhà bình thường, lấy hết sức bình sinh mà đi tới từng nhà, từng nhà mình nợ người ta. Cứ đi tới đó mặc cho người ta đánh, người ta chửi hoặc có thể bắn bà chết. Cứ tự nhiên mà đi. Hổng sao hết! Đừng sợ gì hết! Vì hễ chết là được phước. Khỏe. Không có bị cảm giác đau khổ, mắc nợ đủ thứ. Nếu ai tức tối mà giết mình ngay thì cái đó mình phải mang ơn người ta. Bởi vì xong, khỏe ! Vấn đề quan trọng ở đây là sống mới khổ! Cho nên cứ mạnh dạn tới gặp từng con hụi giải thích, đưa danh sách người khác nợ mình ra, ghi tên tuổi đàng hoàng và nói với người ta đây là tài sản duy nhất mà tôi còn lại: người này nợ tôi, người kia nợ tôi chừng này đây, có bằng chứng đây ! Đây là tài sản duy nhất tôi còn lại. 

Đầu tiên, khi gặp có khi người ta tát tai bà đó, có khi người ta cầm dao định đâm bà nhưng bà cũng đừng sợ. Cứ bình tĩnh sẵn sàng chờ đâm và coi như đó là nhát dao ân huệ. Không sợ gì hết! Sẵn sàng đền tội của mình vì đã gây ra đau khổ cho người khác. Mà nếu người ta không rút dao đâm mà người ta chửi thì cái chửi đó cũng là ân huệ, người ta ban cho mình ân huệ. Nghe hết, chấp nhận hết và nói lời xin lỗi người ta.

Xong xuôi, mời người ta nói chuyện, đứng nói chuyện hay ngồi nói chuyện cũng được, và công khai hết toàn bộ bí mật của mình ra. Thứ nhất, đây là cái danh sách nợ. Thứ hai, chắc chắn tôi không có khả năng làm ăn để trả món nợ lớn này. Tôi cũng biết là tôi không làm nổi thì tùy ông bà muốn đánh muốn giết gì cũng được. Giờ tôi đến đây để đền tội cho gia đình của quý vị. Nếu quý vị không giết tôi ngay thì tôi sống cũng rất khó khăn, khổ sở. Nhưng cho dù có khó khăn khổ sở gì, tôi chỉ hứa với quý vị điều duy nhất với lòng thành của tôi là từ đây cho đến cuối đời, có đồng nào tôi đem chia đều ra cho mỗi người một ít, có 1 đồng tôi trả 1 đồng, có 5 xu tôi trả 5 xu nhưng nói trả hết cho quý vị thì tôi biết chắc chắn là tôi nói láo. Cứ làm y như vậy, bất cứ con hụi, chủ nợ nào mình cũng tới nói chuyện như vậy, chấp nhận bị người ta đánh, người ta đâm, chuẩn bị luôn phương án vô bệnh viện cấp cứu.

Thế là bà ấy nghe theo làm đúng như vậy. Rốt cuộc tất cả mọi người đều tha thứ cho bà ấy, mặc dù người ta rất đau khổ, mất tiền rất nhiều nhưng người ta xóa.

Con người ta ai cũng có tánh thiện, tánh rộng lượng. Ngay cả người ích kỷ cũng có, chứ không phải không có, nhưng vì cái thế giới rộng lượng đó chưa được đụng đến nên mình chỉ thấy người ta ích kỷ chứ chưa thấy người ta rộng lượng. Khi có điều kiện đụng chạm đến được thì thế giới rộng lượng ấy trỗi dậy, lúc đó người ta tuy khó chấp nhận, tức tối lắm nhưng cũng phải nghẹn ngào chấp nhận. Sau đó, người ta cũng thấy an ủi vì mình đã đến gặp người ta tận mặt, không gian dối với người ta nữa. Ngược lại, tánh phật của mình cũng tạo ra ân đức làm cho người đau khổ kia cũng có một chút vui lòng. Cuối cùng, chuyện  đó coi như được giải quyết ổn thỏa và xì-căng-đan chấm dứt.

Chuyện thứ hai, cách đây 4 năm, bà đó nợ nần không thể nghĩ bàn. Vay đủ thứ nợ rồi đầu tư trong nước, chồng thì lấy tiền đi bồ bịch. Bà ấy mở nhà hàng thật to giữa thủ đô Oslo nhưng vay đủ thứ nợ nên hằng ngày con nợ tới đó ngồi ăn để chờ, thấy có đồng nào là lấy đồng đó. Nghĩa là khi gặp tôi bà ấy không còn hồn phách gì cả. Mặt thì nám, người bơ phờ, mắt trắng trợt. Người đem bà ấy tới gặp tôi là một chủ nợ lớn của bà. Tôi cũng chỉ phương pháp cơ bản vậy thôi, nghĩa là dứt khoát không được nói dối, còn có bao nhiêu thì phải bán sạch, chia hết ra mà trả nợ. Người ta có chửi thì ráng mà nghe. 

Lúc đầu thì cảm thấy sợ, nhưng sau một thời gian sẽ cảm thấy nhớ vì sao lâu quá không có ai chửi mình? Sau đó, bà ấy nói với cô Hai Phật Tuệ : ‘’Đúng thiệt thầy Duy Tuệ nói hay quá, giờ trong người tôi khỏe hết rồi, xong xuôi hết rồi. Tôi bàn giao tài sản của tôi hết cho chủ nợ rồi. Lúc đầu cũng bị sốc ghê lắm. Nhưng sau bình tĩnh lại, tôi ngồi nghĩ thầy Duy Tuệ nói đúng thiệt là sao lâu quá không thấy ai chửi mình’’. Bà ấy vừa cười vừa nhắc lại chuyện đó với cô Phật Tuệ, nét mặt hồng hào.

Trong việc giải quyết nợ nần, nếu tìm ra được phương án giải quyết thì quá tốt. Nhưng việc đó thuộc về tương lai nên mình không thể biết được. Do đó, mình cũng nói là mình không thể biết được. Chứ còn nói ‘’Tôi quyết tâm, Tôi dứt khoát, Tôi biết là tôi sẽ trả được mà!’’ Thì đó là hứa bậy, chỉ khiến người ta tức. Nhưng khi công bố sự thật và còn cái gì thì chia trả hết rồi thì mọi chuyện sẽ qua. Dĩ nhiên sau này nếu có cơ hội thì trả lai rai nhưng lúc đó thì không ai để ý nữa, người ta sẵn sàng bỏ hết à! Không ai ở đó mà chờ mình trả nữa đâu ! Tâm lý con người, cái lòng tốt của con người hay ở chỗ đó. Nhưng mình phải trung thực, có chút dối trá cũng không thể được. Nợ anh còn đầy hết mà anh có tài sản riêng thì khó mà chấp nhận được ! Đừng hành xử theo cái kiểu ‘’tôi hứa thì hứa như vậy nhưng không biết là có hay không?’’ Khi đã hứa, nếu có thì phải trả, có ít thì trả ít, có nhiều trả nhiều.

Có nhiều người rất tệ, khi người ta thông cảm anh xong thì anh trở mặt. Anh có tiền mà ai tới đòi là anh chửi người ta. Tôi đã nhìn thấy điều này ở châu Âu rồi, chủ nợ tới tìm anh thì anh chửi vô mặt người ta. Đúng là quá quắt như vậy thì không tốt.

Còn bây giờ, nếu cứ vục đầu vô làm cái cờ bạc, chủ đề, vay tiền đánh chỗ này, đánh chỗ kia, tính làm một cú to rút ngắn giai đoạn để có tiền trả nợ thì nợ sẽ càng ngày càng chồng chất lên. Cuối cùng cũng bệnh hoạn mà chết thôi.

Tôi cũng đã từng giải quyết một trường hợp trong số các hiền giả. Im lặng giấu chồng để làm ăn riêng rồi nợ nần lung tung, cả cho người ta mượn chơi chứng khoán… Đủ thứ chuyện! Đến nỗi một mình người đó âm thầm chịu đựng mà sinh bệnh, đủ thứ bệnh, gia đình không hạnh phúc. Chồng vì thương nên cắn răng chịu đựng. Và tôi cố vấn trực tiếp cho người đó sửa dần sửa dần, tới giờ thì ổn hết rồi. Cũng may mắn là  đâu ra đó, gia đình hạnh phúc, vui vẻ trở lại ! 
Qua chuyện này, quý vị nên biết mà tránh bởi hậu quả xảy ra thật khó giải quyết. Các bạn trẻ cũng chớ nên làm liều.

Phát huy tính cách độc lập

altVề việc Duy Tịnh gặp khó khăn với gia đình, làm việc gì gia đình cũng không tin thì tôi không biết thế nào! Duy Tịnh nói với tôi như vậy nhưng nhiều khi gia đình không tin mình thì cũng có lý của gia đình!

Tôi nhớ hồi đó có một hiền giả nói với tôi:
-  Thầy ơi, con thấy Thiền Minh Triết hay quá, con muốn học. Trước đây con cũng học nhiều thứ lắm nhưng con thấy không hay, nó không làm cho con thay đổi mà Thiền Minh Triết lại làm được. Nhưng bây giờ, chồng con nghe con học đạo thì không cho con đi, cự con, nói con thế này, thế nọ, thế kia. Con không biết làm sao xử lý chuyện này.

Hiền giả ấy phàn nàn ông chồng khó tính. Tôi bảo:
Không! Chồng cô là hoàn toàn đúng, không có sai chút nào hết ! Không cho cô đi học là đúng bởi vì cô đã có quá nhiều sai lầm trong chuyện tầm sư học đạo rồi. Lần này nếu sai lầm nữa thì không biết sẽ có chuyện gì xảy ra cho gia đình. Cho nên chồng cô khó khăn với cô thì tôi hoàn toàn ủng hộ ông chồng, không ủng hộ cô. Mặc dù cô theo học với tôi nhưng không có nghĩa là tôi ủng hộ cô đâu à! Chồng cô không cho cô học, tôi thấy ý kiến đó là hoàn toàn chính xác. Cho nên, về xin lỗi ổng và nói là anh hoàn toàn trúng, anh không cho em học đạo là trúng hoàn toàn. Em đem chuyện này ra em trình bày với ông thầy Duy Tuệ thì ổng bênh anh 100% và cũng nói em phải nghe lời anh.

Sau đó, không biết tình hình thế nào nhưng thấy hiền giả ấy mấy năm rồi vẫn không bỏ học Minh Triết, cũng không biết tại sao cứ  học được hoài. 

Một trường hợp nữa, là TTY ngoài Hà Nội, tới giờ thì bố vẫn không cho các cháu học lớp Tuổi Thơ và Thiên Đàng, bà nội thì cho, thì khuyến khích. Nếu cha cấm thì thôi, mẹ không có quyền thì không nên cho học nữa. Chứ không việc gì mà phải học lén. Tội nghiệp mấy cháu! Nếu bố không cho học thì không nên học.

Chỗ Duy Tịnh cũng vậy, gia đình không muốn thì thôi. Có gì đâu mà phải đau khổ? Bởi vì mình còn lệ thuộc gia đình, chưa phải là người độc lập. Nếu mình là người độc lập thì đâu có chuyện gì xảy ra. Ăn cơm cũng nhờ cha mẹ, cái gì cũng nhờ cha mẹ mà cha mẹ không ưng thì cũng đành chịu thôi chứ làm sao mà cãi được cha mẹ. Nếu mình đã tự nuôi mình được rồi, đã độc lập, không phụ thuộc vào sự đỡ đần, nuôi dưỡng của cha mẹ thì có gì đâu phải bàn! Nếu có người chồng chưa độc lập được với bố mẹ chồng thì người vợ không dễ gì sống được với ông ấy đâu!

Hoàn cảnh bố mẹ muốn kiểm soát riêng đời sống của con mình ngay cả con mình có gia đình riêng rồi là không phổ biến. Trường hợp cá biệt như vậy thì thôi không có bàn làm gì nữa. Như trong trường hợp của Duy Tịnh, bàn để làm gì, đồng đạo giúp cho Duy Tịnh làm gì đây? Giúp cũng không được gì cả mà nhiều khi còn bị cha mẹ quấy rầy người khác. Khó lắm! Cho nên đành phải chịu, không có cách nào khác được. Phải chờ cho đến khi nào mình có thể sống độc lập được và cha mẹ tin mình có thể độc lập được.

Tôi nhớ hồi nhỏ lúc tôi 13, 14 tuổi vào Sài Gòn, cha mẹ cho tôi chút tiền nhưng tôi vẫn tự đi ở đợ, kiếm tiền để học. Dĩ nhiên cha mẹ vẫn cho tiền nhưng tôi làm thêm để phụ vô, rồi tôi nhịn đói thêm vì tiền không đủ cho phần cơm xã hội đàng hoàng trong tháng, tức là có thêm phần canh và phần rau. Cơm xã hội thì chỉ có một đồng mấy hai đồng gì đó thôi. Nhưng một tháng thường thiếu mấy ngày, chừng tuần lễ. Tuần lễ nào không đủ tiền ăn cơm xã hội thì ăn cơm không, thay vì ăn hai buổi thì ăn một buổi. Bảy ngày mình làm như vậy, còn hai ngày nữa, không còn tiền, không còn gì để ăn thì uống nước lạnh, trước giờ đói bụng thì đắp mền đi ngủ, ngủ trước chừng 1 tiếng đồng hồ. Đang ngủ mà đói toát mồ hôi thì mình dậy lau mồ hôi rồi nằm ngủ tiếp cho nó quên đi. Tôi dần lớn lên như vậy.

Bạn bè của ba tôi đa số là bác sĩ, có lẽ họ thấy mình hiếu học, lên Sài gòn học nên nhiều người cứ muốn làm xui gia với ba tôi, gả con gái cho tôi. Ba tôi cứ thuyết phục tôi, giới thiệu với tôi ba bốn cô gái của những người bạn bác sĩ của ông. Tôi không trả lời, nhưng sau đó tôi rất quyết liệt:

- Nếu con có vợ thì vợ của con không phải là con của bác sĩ, không phải là con của người có địa vị trong xã hội. Nếu mà con phải lấy một người để làm vợ thì con phải chọn người đau khổ nhất, thiếu thốn nhất, có sức chịu đựng nhiều nhất trong xã hội.
Ba tôi giận dữ:

-  Tại sao mày cứ phải chọn người khó khăn mà làm vợ?
Bởi vì không ai để ý đến người này. Con là người khỏe mạnh lại đẹp trai, lanh lợi, con có thể làm ăn được cho nên con dành hết cái gì mà con có cho người đã từng chịu khổ đau quá trời này. Ít nhất giá trị làm người của con cũng an ủi được một người! Và đó chính là sự lựa chọn của con – Tôi bảo.

Tới giờ này tôi vẫn cứ nhớ mãi câu chuyện đó. Và nếu gọi có điều chi bất hiếu với ba tôi thì đó là chuyện tôi không làm vừa lòng ba tôi chuyện đó.

Nếu hồi đó tôi làm vừa lòng ba tôi thì bây giờ đâu có những trải nghiệm quý giá mà chia sẻ cho quý vị. Cho nên ở đời khó biết chuyện tương lai hay hay dở nhưng tôi có một cái tính độc lập rất cao từ khi còn nhỏ. Tôi quyết tâm không làm điều gì cho bố mẹ buồn. Nhưng một số vấn đề liên quan đến đời sống riêng của tôi thì do tôi quyết định, dù đó là sai lầm thì tôi coi như đó là cái sai cần thiết. Sau này tôi có gia đình riêng, khi huấn luyện mấy đứa con tôi rất tôn trọng đời sống riêng của tất cả các cháu. Không bao giờ tôi can thiệp. Ngoại trừ việc đừng có trở thành du côn du đãng, đừng có buôn bán xì ke ma túy, đừng trở thành kẻ lường gạt, đừng trở thành kẻ bất lương, quan hệ nam nữ đừng để lại những hậu quả hay sinh con ngoài ý muốn. Bấy nhiêu đó thôi. Còn lại những chuyện quan trọng khác do chúng nó quyết định.

Tôi có cậu con trai đi làm công cho người ta mà tôi còn nhắn mấy đứa chị nó phải đến trả tiền bà chủ để bà ấy lâu lâu chửi nó một trận cho nó tức lên. Việc phạm sai lầm chưa chắc đã là dở nên tôi rất trân trọng việc sai lầm và không bao giờ sợ con cái mắc sai lầm. Không phải sợ nó cực khổ là nó đau, đau cái này, đau cái kia. Sự thật mình sợ nó đau thì mình đau chứ nó có đau gì đâu.

Tất cả những gì tôi chia sẻ với quý vị, ngoài những trải nghiệm mới thì trong cuộc sống, quãng đời từ nhỏ tới lớn nếu tôi trải nghiệm được gì là tôi đều đem chia sẻ với quý vị. Những gì tôi thiếu thốn, tôi cần khi xưa mà tôi biết thì bây giờ tôi đem ra chia sẻ cho những người học với tôi biết mà giải quyết.

Cho nên một cô gái chọn một chàng trai làm chồng mà nếu chàng trai đó cái gì cũng nghe lời cha mẹ thì dứt khoát phát tránh xa anh ta ra, đừng dại dột dính vào. Lấy trúng một người mà cái gì cũng hỏi mẹ, cái gì cũng hỏi cha thì chết ngay. Nếu vậy thì tốt nhất đừng lấy chồng, còn không thì kiếm người khác lấy. Một người không có tinh thần tự chủ, độc lập hay đầu óc mạnh mẽ thì mình lấy người ta làm chồng để làm gì?

Do đó ai chưa có chồng có vợ mà học Minh Triết thì sẽ rất hay. Quý vị nghe trực tiếp hay gián tiếp pháp âm của của tôi nhiều thì quý vị chọn vợ chọn chồng sẽ rất phù hợp, khó có chuyện bất an xảy ra cho cuộc đời mình lắm. Khó lắm!

Duy Tịnh cũng đừng buồn nếu nghe lại những lời tôi nói chuyện hôm nay. Qua đây, tôi rất hoan nghênh hiền giả Tịnh Tuệ. Cô có mấy đứa con đi nước này, nước kia sống hay lập nghiệp. Cô rất thoải mái mà đứa nào cũng rất tốt.

Xa lìa luyến ái

altCòn chuyện luyến ái làm sao mình giải quyết? Việc mình bị cha mẹ kiểm soát là một chuyện. Và chuyện mình luyến ái dưới quyết định hoàn toàn của cha mẹ, nghĩa là cha mẹ muốn mình độc lập mà mình lại hy sinh sự độc lập để giao quyền quyết định mọi thứ của đời mình cho cha mẹ mặc dù đã có vợ con là một chuyện khác. Cả hai chuyện đó hoàn toàn khác nhau. Nếu như vậy thì ráng cầu nguyện thôi. 

Nửa đêm trăng thanh gió mát, mình đứng cầu nguyện dưới bầu trời: “Con xin năng lực màu nhiệm đẩy con vào tình thế mà con không thể nào không có một cuộc sống độc lập được. Tức là làm sao cho con phải ở trong tình thế buộc con phải độc lập. Chứ bây giờ cái đầu con nó yếu quá, ý chí nó yếu quá, kinh nghiệm gắn bó với gia đình nó mạnh quá nên con không thể nào rời bỏ được thói quen này, tình cảm này. Do đó nhờ năng lực vô hình đẩy con vào điều kiện để con không thể nào làm khác hơn việc phải sống độc lập, tự do, tự chủ" Quý vị cứ cầu nguyện như vậy!

Ngày xưa tôi muốn rời gia đình đâu phải dễ, mặc dù lúc đó gia đình không có ai ràng buộc tôi hết, tôi là người rất tự do. Tôi có quyền quyết định hết. Nhưng không phải vì vậy mà tôi đi được dễ dù tôi chuẩn bị rất kỹ càng cho nó hàng chục năm. Nhưng cũng không thể nào rời được gia đình. Khó lắm! Ngoài cái trách nhiệm và bổn phận trong gia đình ra thì mình nuối tiếc nhiều việc lắm. Quý vị đọc trong quyển Hành Trang Vào Đời sẽ thấy tôi có rất nhiều nuối tiếc, có hàng trăm thứ nuối tiếc. Vậy làm sao tôi có thể từ bỏ một cuộc sống bình thường để theo một sự sống mà tôi không biết nó là cái gì hết. Cho nên tôi phải cầu nguyện, nhờ một năng lực vô hình (nếu có) hãy tìm cách giúp cho tôi lọt vào trong điều kiện mà không cách gì tôi có thể trở lại gia đình được hoặc ít ra tạm xa vắng gia đình một khoảng thời gian lâu một chút. Mà tôi làm tổng chỉ huy gia đình, tổng chỉ huy công việc của tất cả mấy đứa em và tổng tư vấn cho tất cả bà con giòng họ hai bên, những người đều làm ăn buôn bán. Rời tên tôi ra là gặp nhiều khó khăn lắm chứ không đơn giản.

Bây giờ nghiệm lại tôi thấy đúng thật, có thể hồi nhỏ do tôi lanh lợi, bản lĩnh hay có một đặc điểm gì trong đầu óc mà có nhiều người tiên đoán rằng sau này lớn lên, ai có đời sống khó khăn mà nhắc tên tôi ra thì đời sống sẽ đủ ăn. Chắc là do tôi tỉnh táo và bản lĩnh thôi. Tôi rất có tính mạnh mẽ, độc lập và là chỗ dựa của nhiều người. Nhưng dù mạnh mẽ nhưng tôi vẫn không đủ khả năng rời bỏ sự luyến ái với gia đình hay với những gì mà mình đang có. Những mối quan hệ thân quen cũng là một kiểu luyến ái rất chặt chẽ. Tôi đi tới đâu thì hết người này tiếp đón đến người kia tiếp đón. Đi tới địa phương nào cũng thấy nhiều thứ thuận lợi trong sinh hoạt hay quan hệ của mình. Nên đó cũng là một trong những điều mình không thể từ bỏ sự luyến ái được. 

Cho nên tôi phải dùng mật chú, mà mật chú đó ở trong vở cải lương “Đường Gươm Nguyên Bá”, cảnh vua cha kêu ông thiền sư Đông Sơn tới giúp cho ông ta từ bỏ ngai vàng vì ngai vàng đã làm cho ông ấy quá đau khổ. Ông ta không chịu nổi nữa, căng thẳng quá. Ông thực tâm muốn từ bỏ để đưa con trai ông thiền sư ấy lên thay mình làm vua. Vì đứa con của ông ấy hư hỏng nên ông đã hạ lệnh giết nó đi. Và tôi đã lấy cái đoạn đó ra tôi ca một mình vài ba ngàn lần.

Tôi mượn hình ảnh thứ hai là hình ảnh Đức Phật vì nghe người ta kể loáng thoáng về câu chuyện đức Phật là hoàng tử, bỏ ngai vàng ra đi. Tôi cứ tự nhủ ‘’Đức Phật còn trẻ và sống đầy đủ thế mà ổng còn bỏ đi được!’’. Mà chưa chắc đức Phật bỏ đi tìm đường cứu dân cứu nước là do ra ngoài cổng thành nhìn thấy người ta khổ quá đâu! Riêng tôi thấy hình ảnh đó đẹp quá! Tôi tự hỏi tại sao người ta bỏ được mà mình không bỏ được? Có gì đâu mà không bỏ được ? Trong khi mình đã chuẩn bị sẵn hết mọi thứ chu toàn.

Vậy mà vẫn không bỏ được. Tôi phải cầu nguyện thêm và không hiểu sao may quá, mọi việc  giống như được sắp đặt cho tôi ra đi. Nhưng ra đi không biết là đi đâu chứ không phải như Duy Tịnh bảo bây giờ xin làm việc ở công ty Minh Triết thì nó rõ ràng quá rồi vì nơi đây có nhiều anh em, nhiều đồng đạo tốt, nhiều hiền giả Minh Triết tốt, không đến nỗi nào không có cơm ăn áo mặc. Tức là mình biết rất rõ là cái xấu nhất và cái tốt nhất là gì? Còn khi tôi đi là tôi không có biết ăn ở đâu, ngủ ở đâu, không ai quen biết, cũng không muốn gặp những người quen cũ để nhờ vả. Mình thấy buồn cười vì bỗng dưng mình lang thang, không biết vì lý do gì mà còn thấy thật là lạ.

Bao nhiêu người thân đều cho rằng tôi đang làm chuyện gì đó giỡn chơi vậy thôi chứ không ai nghĩ là tôi có thể làm nên chuyện gì vì làm sao tôi có thể rời bỏ cuộc sống hiện tại của tôi được? Mà tôi là người trụ cột trong gia đình, công việc và toàn bộ bà con dòng họ. Không ai tin được điều đó. Ngay cả tôi cũng không biết nữa là!

Tôi thử chơi, đúng là cứ thử chơi. Tôi lang thang thì gặp người cho mình ăn, cho mình ngủ. Còn tôi thì cứ nói thao thao bất tuyệt, cứ nói miết như cái máy sản xuất âm thanh, không hề biết mục đích mình đi để làm gì? Chứ không phải như quý vị biết rõ mình đi học Minh Triết là để thay đổi cuộc đời đâu. Tôi không có kế hoạch gì và hoàn toàn không có gì để suy nghĩ được. Cớ gì mà anh phải suy nghĩ? Anh không thể suy nghĩ ra con đường gì để anh đi trong ngày mai cả! Hành trang anh không hề có gì hết. Nhưng có một điều mà tôi nhớ đó là tôi nói chuyện tới đâu người ta mê tới đó. Số người kéo đến càng ngày càng đông đến nỗi mà công an Gò Vấp cho mấy chục người xuống mời tôi lên phỏng vấn mấy tiếng đồng hồ và lập biên bản vì số người đến nghe đông quá. Sau đó, tôi lại tiếp tục lang thang mà cứ tỉnh bơ. Huống hồ chi bây giờ quý vị cái gì cũng biết rõ quá rồi.

Sự thiệt là cũng có hay bởi yếu bóng vía nên mình cũng cần biết phải đi đâu nhưng cái dở là khó tạo ra sự thay đổi lớn lao cho cuộc đời chúng ta. Khó lắm! Bởi anh luôn luôn muốn có thông tin để anh dựa vào và anh dùng nhận thức, gọi là nhận thức có thể hiểu được. Tức là anh phải biết anh làm cái gì, anh phải biết là anh đi tới đâu. Thứ nhận thức đó tôi gọi là nhận thức từ thông tin đầy đủ để anh ra một quyết định cho hành động của anh.  

Trong hoàn cảnh của tôi thì không thể làm được chuyện đó, hoàn toàn không thể làm được. Tôi không vạch ra con đường, không có mục đích cứu ai, không có mục đích giúp ai luôn. Không có khái niệm về mục đích gì cả.  Tôi chỉ biết rất rõ bây giờ mình đang ở trong sức mạnh kỳ lạ và mình có niềm tin mãnh liệt rằng tôi có thể đảo ngược hết toàn bộ thế giới này, đảo ngược hết 6 tỷ người trên thế giới này. Dù cho tôi không có súng, không có bạn bè, không có hành trang, không có kinh nghiệm, không có tiếng tăm, không ai biết cũng không có kiến thức gì ở đời cả. Chỉ là một người ngu dốt về kiến thức nhà trường nhưng tự trong sâu thẳm tôi nhìn thấy mình đang ở trong sức mạnh kỳ lạ và sức mạnh kỳ lạ ấy có thể nghiền nát hết tất cả, có thể đảo ngược hết tất cả, có thể làm hàng ngàn dòng sông ngưng chảy và chảy ngược lại hết.

Nhưng cái may mắn là tôi đã thương nhân loại rồi và đặc biệt là tôi rất thương dân tộc Việt nam. Tôi không biết tình thương đó dở hay hay. Có lẽ do mình sinh ra và lớn lên như thế nào đó và tôi rất thương. Tôi nhủ thầm thôi tạm thời mình chọn đối tượng để phụng sự cho dễ đó là phụng sự cho dân tộc. Tôi không cần để ý đến chế độ hay tôn giáo nào. 

Tôi chỉ để ý đến dân tộc Việt nam đang thiếu gì, đang cần gì ? Tôi chọn một thứ duy nhất là làm sao giúp cho họ thay đổi cách thức mà họ suy nghĩ, tức là thay đổi cách thức làm việc của cái đầu; mở mắt họ ra để càng ngày càng khôn, càng thông minh ra. Cái khôn của dân tộc chẳng những giúp họ được ấm no, sung sướng mà cái khôn ấy còn có tác dụng cho toàn thế giới và có giá trị chung cho loài người. Nếu tôi có làm điều gì tốt cho nhân loại này thì cũng xuất phát từ việc phụng sự cho dân tộc tôi. Tôi toàn tâm toàn ý phụng sự dân tộc tôi. Đó là cách tôi gởi gắm tâm hồn của tôi cho nhân loại trên hành tinh này. Khi quyết định xong như vậy tôi cho là tạm ổn chứ hồi đầu tôi không hề biết gì hết.

Nhìn lại quãng đường đã qua, tôi thấy nếu mình suy tư thì dứt khoát không làm được chuyện gì vì càng tính toán, càng suy tư thì càng bỏ lại, càng thụt lùi. Nếu tính toán suy tư để đi tới thì rất dễ lâm vào tình trạng quỷ quyệt, thiếu trong sáng. Tôi nhớ lại như vậy.

Cái may mắn của hiền giả Minh Triết là quý vị thấy rõ hiệu quả quá rồi nhưng tôi cho rằng cái đó cũng là cái thiếu may mắn. May mắn vì nhiều người tham gia chúng ta có thể tiến lên nhưng cái thiếu may mắn là mỗi hiền giả mất đi những cơ hội bùng nổ để chính mình được hưởng thụ, được khám phá một cái gì đó mà chỉ có con người mới có được. 

Sự bùng nổ ấy phải xuất phát từ sự không biết gì chứ không phải từ những thông tin mà anh biết. Nghĩa là anh không có khả năng tính toán được, anh hoàn toàn mất khả năng tính toán. Nếu còn nằm trong tầm tính toán của anh thì sự bùng nổ không xảy ra, tuy anh vẫn sống tốt, chắc chắn là tốt hơn khi chưa học, vì anh luôn luôn có khuynh hướng dựa vào cái gì anh biết để đi tới. Chắc không ai là không làm như thế.  

Mà thôi cũng được. Khi tôi nhắm mắt mà chưa an lòng được là tôi biết rằng đệ tử của mình khó có cơ hội trải nghiệm một sự bùng nổ vĩ đại vì không có một đệ tử nào là không căn cứ vào cái mình đã biết để đi tới. Họ luôn luôn đi tới từ góc độ họ biết. Sống vậy cũng tốt lắm rồi nhưng làm sao anh đến bên bờ? Vì anh cứ củng cố và đi mãi trên cơ sở đó thì anh không bao giờ anh dừng lại được, anh luôn luôn có nhu cầu. Làm sao anh chấm dứt nhu cầu được? Chính những thông tin anh biết nó đẻ ra nhu cầu cho anh nên không cách gì có thể chấm dứt được nhu cầu. Dù anh học giỏi gấp mấy, anh hay gấp mấy, anh vẫn luôn luôn phát triển nhu cầu nên không thể nào dừng lại được sự tính toán. Nhu cầu và tính toán cứ đi mãi với nhau thì anh mãi mãi vẫn là kẻ lang thang dù anh có đeo một chiếc nhẫn kim cương nặng cả ký, dù anh có mấy bằng tiến sĩ, dù anh có học hết Tam tạng kinh điển của phật giáo cũng thế thôi.

Làm sao anh chấm dứt lang thang được? Anh chấm dứt được thì hãy nói tôi nghe. Vì anh có quá nhiều thông tin nên việc lang thang không thể chấm dứt được. Điều này khó hiểu chứ không dễ! Nhưng quý vị học lâu rồi thì mỗi ngày phải khác chứ tôi không thể nói cho người mới học được.

Tự hoàn thiện mình

altCó một vị tên Huy mà anh Hùng giới thiệu qua, làm về truyền hình phim ảnh. Tôi mong là CTCP Minh Triết sẽ có xí nghiệp riêng về phim ảnh, dùng những hiền giả Minh Triết để chia sẻ những gì tôi đã chia sẻ cho quý vị. Đồng thời dùng chính những trải nghiệm của quý vị làm thành bộ phim ngắn, cần người biên kịch và đạo diễn phim. Hình thành một xí nghiệp điện ảnh Minh Triết trong CTCP Minh Triết. Hay là lập một bộ phận trước, sau này quý vị sản xuất khá rồi thì có thể lập xí nghiệp hay công ty riêng vì vấn đề phim ảnh đã được xã hội hóa rồi, không có gì khó khăn nữa. Quý vị muốn đào tạo chuyên môn thì liên hệ với ông ấy.

Hôm nay, ông Huy tư vấn cho tôi đi mua máy móc trang bị một phòng thu hình cho tốt, để chất lượng phim đĩa gửi về cho quý vị có chất lượng cho người xem, người nghe. Sơ sơ đi đứt 12 ngàn đô, tất cả đều là chuyên nghiệp hết. Tôi phải mượn AT một ít và tạm ứng từ ngân hàng, phải làm như vậy thì chất lượng bài giảng mới chuyên nghiệp, mới phục vụ tốt cho quý vị. Quý vị cũng phải cố gắng nỗ lực học tập, làm video, xuất bản ra những phim truyện ngắn. Phải tập! 

Vấn đề này trả lời cho câu hỏi ‘’Cái yếu cái thiếu trong giáo dục đã biết rồi thì làm sao bổ sung?’’. Quý vị chờ cho hệ thống giáo dục bổ sung hay quý vị bổ sung cho hệ thống giáo dục? Nếu mà chờ cái đó thì chờ cho đến lúc tái sinh lại (nếu có) cũng chưa chắc xong! Cho nên mỗi người phải tự mình học tập. Tôi già rồi nhưng tôi tự học ghê lắm! Giờ tôi phải tự làm phim luôn chứ mướn ai được? Tôi không trả lương được nên phải tự làm luôn. Điều chỉnh ánh sáng, sử dụng máy thu hình pro, xử lý âm thanh sao cho cái video phải thật chuyên nghiệp. Trên cơ sở đó tôi gửi về cho quý vị làm phần hậu trường phía sau minh họa rất dễ dàng. Thật ra 12 ngàn đô nghe lớn vậy nhưng nó có giá trị giúp cho người khác. Thí dụ lấy 10 ngàn người có lợi ích khi xem được video đem chia ra thì không đáng là bao nhiêu hết. Do dó, một đồng tiền tôi chi ra có tác dụng rất cụ thể trong việc giúp đỡ bá tánh. Phải tính rất cụ thể, phải có kết quả rất cụ thể chứ không nói ‘’Cúng đi, cúng đi, cúng đi ! Phước đức vô lượng vô biên!’’ Không có nói chuyện vớ vẩn đó ! Đầu tư bao nhiêu tiền ? Giá trị cho bao nhiêu người hưởng? Phải tính ra cho được chứ không nói chuyện chung chung. Mình phải tự lực thôi.

Hiện giờ mình có thể học trên online, hoặc kiếm người giỏi đến học riêng với người ta. Vấn đề là mình có quyết tâm học hay không? Hễ quyết tâm là được thôi. Ở đây, một mình tôi, tôi múa lung tung đủ thứ nhưng tôi vẫn quyết tâm học. Không có cách nào khác. Không thể nhờ ai được hết. Ai sẽ bổ sung cho mình những cái chuyên môn? Mình phải tự bổ sung thôi còn cái bằng đại học chẳng qua là cái tờ giấy để chứng minh với người ta là tôi cũng trải qua 4 năm trong nhà trường. Cho nên phải giỏi tiếng Anh, vi tính... Nếu là vi tính thì chọn chuyên môn gì? Lập trình, phim ảnh hay photoshop? 

Tôi có dịp tiếp xúc với một số bạn trẻ bên này do ông Huy giới thiệu, họ tự học hết và tự làm phim thời sự luôn, không cần tới trường và làm rất hay rất giỏi. Khả năng nhận thức của mình lớn lắm, nếu mình quyết tâm học thì nó sẽ ra. Trừ trường hợp anh học bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ thì chỉ trong trường mới được đào tạo chuyên môn sâu chứ ở ngoài không ai dạy. Ngoài việc kiếm thầy giỏi, tự học, anh còn phải cập nhật thêm thông tin mới. Nếu anh tốt nghiệp y khoa mà không thường xuyên cập nhật những tin tức từ các phát minh, hội nghị lớn mới ra trên thế giới thì anh cũng chỉ là những bác sĩ trị bệnh mấy con kỳ nhông, kỳ đà thôi chứ trị người cũng không có hiệu quả gì hết. Giao cái mạng cho anh trị coi chừng giao trứng cho ác. Vì vậy, phải tự mình nâng cao trình độ giáo dục mình mỗi ngày mỗi tháng. 

Mỗi người đều có khả năng nên phải quyết tâm học cho giỏi. Ví dụ như NTLT đi học MC thì phải luyện giọng, mỗi sáng thức dậy phải chịu khó tập cử động môi lưỡi để có thể tạo ra nhiều âm thanh lạ, hấp dẫn. Anh còn phải học một số chuyên môn và mời chuyên gia tới chấm điểm cho anh. Công phu lắm, không có lười biếng được ! Không phải học kỹ sư phần mềm xong là xong mà phải ráng học nhất là học ở những ngưòi có chuyên môn cao, cộng thêm việc update thông tin mới trên mạng. Sự thật sức của mình rất lớn, nhưng mình chỉ toàn làm chuyện ỷ lại.

Ở đời có nhiều loại stress. Một là, do cha mẹ la vì mình phạm sai lầm. Hai là, do ông chủ la mắng. Kế đến là bị người yêu bỏ, lương thấp quá không đủ sống, mình chưa tìm ra công việc thứ hai… Những loại đó rất phổ biến. Nhưng loại stress mà các hiền giả Minh Triết làm trong công ty Minh Triết đang trải qua mà tôi cho rằng hiền giả Duy Trung Ý làm rất đúng là phải tạo ra stress để anh phải cố gắng vì khả năng của anh không phải tới đó. Anh có thể trở thành đạo diễn giỏi, diễn viên giỏi, MC giỏi, làm web giỏi, làm audio giỏi, bán hàng giỏi, nói chuyện trước công chúng giỏi. Phải ép anh, cố lên, cố lên ! Anh đang bị stress cực kỳ mạnh thì tôi cho rằng đó là stress cần thiết, tích cực cho mỗi hiền giả làm cho quý vị ăn không ngon, ngủ không yên. Anh chỉ quen dùng tay mặt, bây giờ tôi bắt anh sử dụng cả tay trái. Anh tập rất khó nhưng phải tập, không được là tôi lại ép tay anh, ép cho đến khi nào anh sử dụng hai tay như nhau thì thôi. Phải qua những cái stress ghê gớm như vậy thì trình độ của anh mới lên cao.

Quý vị học với tôi trong thời gian qua là tôi ép quý vị kinh khủng lắm chứ! Nếu không trải qua loại stress này thì quý vị vẫn luôn ở trình độ rất thấp. Cho nên không sợ những loại stress tích cực. Phải chấp nhận để khả năng của mình càng được nâng cao hơn nữa. Dù mình đã chuyên nghiệp rồi vẫn phải liên tục cập nhật thông tin mới. Chứ không phải như chuyện cưới vợ cưới chồng, ngày đêm làm đủ trò, khi cưới xong thì bắt đầu chửi, bắt đầu tấn công, bắt đầu sở hữu, bắt đầu kiểm soát, không cần phải nói lời ngon ngọt, không cần ngoại giao gì nữa mà cứ lệnh. Trường hợp này thì anh chỉ bị cái stress do người ta bỏ anh hoặc do anh sống không hạnh phúc thôi. Cho nên phải tích cực làm tốt hơn lúc trước khi cưới. Anh làm thế nào để cưới được thì phải làm thế nào để sống được chứ không phải coi như xong, không sợ bị lộ cái gì nữa! Không thể cư xử như thế này : ‘’Hồi xưa tao có bồ đó, mày làm gì tao? Hồi xưa tao sợ lấy mày không được nên tao giấu, giờ tao không giấu nữa! Anh phải làm tốt hơn trước khi cưới thì cuộc sống giữa hai vợ chồng anh mới thưởng thức được hạnh phúc! Anh có muốn hạnh phúc hay không ?

Anh bỏ đi lấy người khác thì cũng y chang thôi, không có gì khác ! Thậm chí tồi tệ hơn vì người thứ hai anh lấy không phải là kẻ vụng về mà là kẻ thủ đoạn. Còn người anh bỏ là vì vụng về nên anh bỏ. Cho nên anh sẽ bị những stress vì thủ đoạn, trước đó thì stress vì vụng về. Nhưng chung quy là bởi vì anh không cố gắng. 

Do vậy nhân viên công ty Minh Triết phải bị những sức ép vì công việc. Mà sức ép này để làm gì? Để nâng khả năng của anh lên. Chuyện trước đây anh làm một tháng thì bây giờ anh phải làm hai ngày thôi. Anh ở trong công ty Minh Triết không phải vì đồng lương mà vì để phát triển năng lực đến vô tận, để chứng kiến sự vĩ đại, sự sâu sắc của con người, để chứng kiến thế nào là sự vĩ đại của con người. Anh vào đó làm việc để trải nghiệm những thứ mà người đời chưa thể có được. Hoặc là ngay cả bản thân anh cũng không thể có cơ hội.

Quý vị phải cố gắng như thế, không ỷ lại được. Anh mất nhiều thời gian nhưng công việc không hiệu quả là không được. Lúc nào anh cũng bận rộn nhưng hiệu quả không có! Tôi thấy anh không bận gì nhưng hiệu quả của anh cao thì cái đó tôi chấp nhận được, cái đó quá tốt! Đó là vấn đề tự mình bổ sung lấy, không có chờ hệ thống giáo dục hay xã hội nào bổ sung cả.

Hôm nay tôi chia sẻ với mọi người tới đó. Cảm ơn quý vị đã lắng nghe.

Trên đây là nội dung chính của bài giảng được phiên tả và biên tập lại. Mời quý vị nghe pháp âm đầy đủ tại đây -->Nghe pháp âm

114 - Chìa khóa cho việc chấm dứt cảm giác đau khổ để có niềm vui và sự may mắn*


Tôi lại trở về vấn đề mà chúng ta mong muốn giữ cho trạng thái đầu óc được thường xuyên nhẹ nhàng, tươi mát trong mọi hoàn cảnh.  Dù anh chưa có việc làm hay anh đã có việc làm nhưng vì anh có nhu cầu khác nên cái đầu của anh không còn tươi mát nữa. 

Có nhiều chìa khóa để giải quyết việc này. 


Tôi đã chia sẻ với quý vị rất nhiều lần về một khám phá rất lớn, đó là: Không có lý do gì khác, hoặc có thể chứng minh bằng một lý do trực tiếp mà chúng ta rất dễ thấy đó là do đầu óc chúng ta quá chú trọng đến suy nghĩ, tin vào suy nghĩ và luôn luôn muốn suy nghĩ để rồi lâu ngày mà thành bệnh suy nghĩ trong đầu óc. Chúng ta nghĩ rồi lại tính toán, tính toán rồi lại nghĩ… 


Bây giờ tôi không nói tới nhiều vấn đề làm gì, dễ sinh ra sự tranh luận. Nhưng, tất cả các những phát minh trên thế giới này đều xuất phát điểm từ sự không tính toán, không suy nghĩ mà ra. Không có một nhà phát minh nào trên hành tinh này dùng suy nghĩ và tính toán mà phát minh được, những phát minh rất có giá trị cho con người. Đó là điều tôi chỉ nêu ra sơ sơ như vậy để cho quý vị mạnh dạn không tin vào suy nghĩ , tính toán của chúng ta.

Tôi cũng chưa đề cập về mặt khoa học mà tôi chỉ nói sơ sơ rồi quý vị tự nghiên cứu. Quý vị quan sát xem đầu óc chúng ta làm việc: cái gì mà chúng ta biết nhiều, những điều gì cần phải quyết định mà nó liên quan đến những vấn đề mà chúng ta biết nhiều thì những quyết định đó thường là mất thời gian, quý vị phải mất rất nhiều thời giờ để thanh lọc những thông tin mà mình đã biết. Những dữ liệu trong đầu óc chúng ta phải phối hợp lại rồi chần chừ, tính tới, tính lui rồi mới ra quyết định. Đó là quý vị đã căn cứ vào kinh nghiệm của mình để đưa ra quyết định. Còn những quyết định nào mà mình chưa có kinh nghiệm gì hết thì chúng ta đưa ra quyết định rất nhanh chóng. Quyết định trong trường hợp này là do ý tưởng của chúng ta quyết định chứ không do não bộ phải trải qua quá trình xử lý thông tin mà chúng ta đã nạp vào hay trước đây mình đã trải qua. Quý vị cứ để ý xem. Đứng trước một vấn đề mà quý vị chưa hề có kinh nghiệm về nó, quý vị thường quyết định rất nhanh và đừng cho rằng nó không chính xác. Nó cũng rất chính xác! Trong khi những gì mà mình đã từng biết và chúng ta đắn đo, suy tư và đưa ra quyết định rất chậm nhưng chưa chắc đã chính xác. Tôi chỉ ra như vậy để quý vị thấy là có nên tin vào suy nghĩ, tính toán của mình hay không?

Đây là căn bệnh triền miên. Chúng ta cứ suy nghĩ, tính toán, xử lý hết chuyện này rồi đến chuyện khác. Nó cứ triền miên.

Vậy chúng ta cần biết gốc của vấn đề nó nằm ở chỗ nào? Chứ không phải do tham, sân, si hay là lấy Bát Chánh Đạo ra để giải quyết được! Nếu con người dùng Bát Chánh Đạo mà giải quyết được rồi thì còn gì phải nói nữa. Chẳng ai giải quyết được cả!

Thành ra, chỉ đơn giản là quý vị đừng có tin vào sự tính toán của mình!

Khi mà tôi khám phá ra chuyện này cách đây mười mấy năm thì ngay lập tức lúc ấy và có giá trị mãi tới giờ này: Không bao giờ tôi tin và dựa vào sự suy nghĩ và tính toán của tôi nữa! Vậy mà tới giờ này tôi có chết đâu, tới giờ này tôi có làm điều gì nguy hiểm cho người khác đâu và  tôi cũng có làm điều gì nguy hiểm cho tôi đâu. Tôi là nhân chứng sống .

Và nếu như chúng ta làm được như vậy  thì dứt khoát sẽ có chuyện hay xảy ra cho mình. Chắc chắn sẽ có chuyện hay xảy ra cho mình, chuyện gì cũng được nhưng những chuyện đó đều hay cả! Quý vị cũng đừng đòi hỏi là tôi phải yêu cầu chuyện này, tôi không thích chuyện kia. Không! Chúng ta không thể có sự lựa chọn được. Kể cả chuyện may và chuyện không may thì chúng ta không lựa chọn được. Chúng ta sinh ra cũng không thể lựa chọn được ngày sinh, tháng sinh, không thể lựa chọn được cha mẹ để sinh, cũng không thể lựa chọn được quốc gia để sinh. Bây giờ chúng ta cần sử dụng sự minh mẫn của chúng ta để xử lý những chuyện mà chúng ta đã được an bài. Cái gì đã được an bài thì chúng ta chấp nhận sự an bài đó đi. Nhưng, trong sự an bài ấy, cái cốt lõi của nó là sự minh mẫn của chúng ta. Vậy chúng ta hãy đem sự minh mẫn để xử lý chuyện an bài. Chúng ta phải kiên quyết!

Tôi thấy đa số là quý vị vẫn bị mắc. Học xong rồi lại quên hết, ứng dụng xong rồi lại quên hết. Nói tới, nói lui xong một hồi rồi lại cũng tin vào suy nghĩ, tính toán của mình. Nhiều khi, quý vị còn thấy ông thầy của mình sai. Quý vị phải nhớ rằng: Làm một con người mà thiếu một người thầy đúng đắn để đỡ đầu về tâm linh cho mình thì người đó đúng là bất hạnh, mà đa số là bất hạnh. Cho nên, cứ tới lui một hồi rồi quý vị lại tin vào đầu óc tính toán của mình, rồi lại cho rằng mình là người khôn nhất, thành đạt nhất, giỏi nhất…còn ông thầy của mình thì cũng xoàng xoàng thôi, không có gì hay lắm!!!!

Do đó, tất cả quý vị phải kiên quyết. Khi thấy mình khó chịu trong người, thấy đầu óc mình rối bời, thấy mình không được vui, thấy mình không được hài lòng …thì quý vị cần biết chắc rằng trong sâu thẳm mình đang tính toàn cái gì đó, mình đang suy nghĩ, suy tư một cái gì đó.

Hôm trước cũng có quý vị chia sẻ là khi con tính toán, suy nghĩ về công việc gì đó thì tự nhiên người con mất hết năng lực, người yếu hẳn đi và cảm thấy khó chịu liền. Đúng như vậy! Coi như khi ấy năng lực bị sụp hết, nó bị tiêu hủy hết toàn bộ năng lực.

Cho nên, nếu mình mất cái gì, mình chưa tìm được cái gì thì hãy cứ kệ nó và quý vị đừng quá đau lòng, đừng quá bị câu thúc. Chúng ta phải kiên nhẫn để cho đầu óc đừng tính toán nhiều nữa, đừng suy nghĩ nhiều nữa.

Nếu mình cứ suy nghĩ, tính toán thì nó hoàn toàn bất lợi, nó không có lợi gì cho mình cả! Ăn cũng không ngon, ra ngoài giải trí cũng không vui, người giống như chết rồi. Trong tình trạng ấy nếu mình có bàn bạc cái gì thì cũng là bàn bậy mà thôi. Rồi mình u mê, không thấy đường ra và ra những quyết định luôn luôn sai lầm. Và với tình trạng đầu óc như vậy thì nó ngăn chặn luôn sự may mắn đến với chúng ta.  Chúng ta cần nhớ rằng, khi chúng ta sáng suốt, tỉnh táo làm việc thì đủ sống một cách thoải mái nhưng nếu gặp may mắn thì nó dư ra nhiều hơn. Còn với tình trạng này thì chúng ta mất luôn cả hai: Mất cơ hội lao động và mất luôn sự may mắn đến.

Cũng có một vài quý vị lúc đầu mới vào học có nói lại với tôi là nếu mình không suy nghĩ, không tính toán thì mình đâu còn là người nữa, hả Thầy? Tôi trả lời luôn rằng là con người chứ! Suy nghĩ, tính toán cũng là con người nhưng không suy nghĩ, tính toán thì cũng là con người chứ, nhưng mà là con người cao cấp hơn, là con người thoải mái hơn, không bần tiện, không nhỏ mọn và nó không bế tắc. Khi suy nghĩ tính toán thì cũng là con người nhưng là con người bế tắc, con người khó chịu, con người nhỏ mọn và coi chừng dẫn tới sự đê hèn hoặc là liên tục sai lầm.

Đó là chìa khóa rất căn bản! Cho nên tôi có thể đưa ra cho quý vị một chân lý : Cuộc đời là cuộc đời, không khổ, không vui. Nếu ai tạm thời thấy khổ thì hãy biết rằng mình đang suy nghĩ và tính toán nhiều quá cho nên mới có cảm giác khổ đau trong tinh thần. Muốn diệt nỗi khổ đau trong tinh thần này thì hãy chấm dứt và không tin vào suy nghĩ và tính toán của mình nữa! Chân lý này đúng với tất cả các nền văn hóa, đúng với tất cả mọi người trên thế giới, bất kể họ theo tôn giáo nào.

Cũng có rất nhiều người thiếu thốn về tiền bạc và họ lao động suốt ngày nhưng người ta không thấy đau khổ. Người ta chỉ thấy mệt do phải làm việc nhiều chứ không có cảm giác khổ về tinh thần. Khi chấm dứt tính toán, chấm dứt suy nghĩ và không tin vào nó nữa thì cảm giác về tinh thần này sẽ chấm dứt.

Phương pháp này nếu áp dụng chắc chắn sẽ hiệu quả!

Anh áp dụng và chờ đó, niềm vui sẽ đến với anh, sự may mắn sẽ đến với anh.

Nhưng anh cũng đừng có tham vọng nhiều quá, anh đừng có ra điều kiện cho sự may mắn và niềm vui. Có gì đến với anh thì anh cứ đón nhận nó. Cá lòng tong (anh có) cũng vui mà cá lóc (anh có) cũng vui, cọng rau (anh có) cũng vui mà ngọn cỏ (anh có) cũng vui. Anh đừng có so đo, tính toán với những niềm vui đến với mình.

Đó là tôi nói về chìa khóa cho việc chấm dứt cảm giác đau khổ để từ đó quý vị có niềm vui và sự may mắn. Nó là điều kiện ban đầu và cơ bản.

Và một mấu chốt thứ hai để giúp cho đầu óc của anh sắc sảo một cách lạ kỳ đó là phương pháp: Tập thông cảm và phát triển tình yêu không vì bất cứ một điều kiện gì.   


Tình yêu này không phải là tình yêu do anh chiếm giữ hay duy trì với một quan hệ nào đó để anh thỏa mãn cái gì đó. Nó không phải là loại tình yêu để anh thỏa mãn lời nói, để anh thỏa mãn nụ cười hay thỏa mãn cảm xúc, cảm giác hay để anh thỏa mãn sự khoe khoang, thỏa mãn sự thành công… Nó là loại tình yêu mà anh không biết nói như nào, không có chữ để anh đặt tên cho nó.

Khi anh tập phương pháp này là để cho cách làm việc của cái đầu thật sâu thẳm, thật sắc sảo, thật minh mẫn và anh hưởng lợi ích từ sự sâu thẳm và sắc sảo này.

Tóm lại là tôi đã đưa ra hai chìa khóa để quý vị hưởng và chúng ta ai cũng có khả năng hưởng được như vậy. Nhưng chỉ một chút lơ là mà chúng ta để đầu óc sa vào tính toán là hỏng chuyện liền. Anh lại tính là anh hay, anh hơn người khác thì lại mắc tiếp vào sai lầm. Một sai lầm ghê gớm! 
 
Không khác gì là anh đã đánh mất không biết bao nhiêu cơ hội tốt lành cho chính anh, anh đánh mất bao nhiêu niềm vui cho chính anh, anh đánh mất biết bao nhiêu giá trị vô hình dành cho anh. Tôi dám cam đoan là anh không khôn tí nào! Tôi phải dùng một câu để nói là: Sao mà anh dại dột thế!


Về tình yêu này không phải vì họ yêu anh mà anh yêu lại mà dù họ có ghét anh, họ có xư xử không đành hoàng với anh thì anh vẫn thương.  Họ ghét mình, họ thù mình mà mình thấy thương và thực sự thương người ta thì lúc ấy quý vị mới thấy nó “đã” thế nào, nó hay thế nào, nó thẳm sâu thế nào! Nó “đã” lắm là “đã”! Nó sâu sắc và mình cảm thấy rằng sao làm người mà “đã” quá trời “đã” thế này! Mình thấy rất thích thú!

Cho nên tôi thấy rất tiếc là nhiều người chưa hưởng được điều này, chưa hưởng được trạng thái ngược lại hoàn toàn 100% với người đời, chưa thưởng thức được cảm giác sâu thẳm, cảm giác cao đẹp của con người như thế nào! Đó là bức tranh rất đẹp chứ không phải là mình nói lên những lời thân phận để nó tạo ra những mảng tối của cuộc đời là đẹp đâu. Những mảng tối ấy chỉ đánh đúng vào những tâm lý bình thường thôi! Quý vị đi ngược lại, làm ngược lại mới thấy “đã”. Mà cái “đã” này quý vị cũng không làm thơ hay sáng tác nhạc được, quý vị cũng không thể viết tiểu thuyết được mà nó làm cho quý vị câm lặng luôn. Bởi vì câm lặng chính là sống, là hòa tan. Còn nếu mà anh nói được thì anh là người nói chứ không phải là người sống.

Nhân đây tôi cũng nhắc quý vị hiền giả minh triết là hãy tập sống và đừng tin vào lời nói của người khác, dù lời nói ấy nó đẹp cỡ nào. Phải thấy người ta sống! Phải căn cứ vào những chuyện người ta sống, căn cứ vào phong cách người ta sống, căn cứ vào tinh thần người ta sống, căn cứ vào sự sung mãn mà người ta sống, căn cứ vào sự sâu sắc mà người ta sống, căn cứ vào sự thụ hưởng mà người ta sống….

Khi quý vị áp dụng phương pháp nay hay còn gọi là phương pháp ngược, khi quý vị đã thưởng thức được sự sâu sắc của đầu óc của mình rồi thì lúc ấy quý vị không làm ra thơ được, không thể viết văn được…mà quý vị câm lặng vì quý vị đang hòa trong một chân lý vĩ đại, đang hòa trong một sự nhiệm màu vĩ đại của trời đất. Quý vị sống thực sự! Quý vị là thượng đế thực sự! Quý vị là năng lực nhiệm màu thực sự!

Cho nên, con người đa số chỉ biết rơm, rác của cuộc đời chứ chưa bao giờ con người biết giá trị tuyệt đối của cuộc đời bởi vì nó không được trình bày trong bất cứ một hình thức sách vở nào. Nó mãi mãi là bí mật đối với con người và con người cần biết là đã đánh mất biết bao nhiêu giá trị quý giá khi chúng ta làm người. Những giá trị mà chúng ta không thể tìm thấy được qua văn học, qua nghệ thuật. Nó vĩnh viễn là thế giới bí mật và nó chỉ dành cho người sống, dành cho người thực sự muốn sống chứ không dành cho người chỉ muốn giải quyết tình trạng tâm lý của mình.

Tôi thấy rất lý thú!

Và với đầu óc sâu thẳm và sắc sảo ấy, quý vị sống được trong nó thì quý vị thấy rằng việc có một cái nghề để mình kiếm tiền để sống nó rất là nhỏ bé. Mọi sự thành công khác thì quý vị sẽ thấy rất đỗi tầm thường. Quý vị có thể kiếm một nghề để sống nhưng nhất định cái đó nó khác xa với giá trị mà chúng ta thưởng thức. Nó khác xa lắm! Là một trời, một vực! 

Ai cũng có thể kiếm tiền để sống nhưng người mà có thể thưởng thức được cuộc sống một cách sâu thẳm thì rất hiếm hoi trên thế gian này. Vì người ấy đi vào một thế giới huyền bí hay một thế giới không có ngôn ngữ,

không có chữ viết,

không có âm nhạc,

không có âm thanh,

không có tiếng nói.

Rất thú vị!

Như vậy, chúng ta đã xác định lại những chân lý cơ bản mà ở trình độ quý vị có thể nhận thức được và có thể thực hành được chứ không phải những người mới học hay là chưa nghe pháp âm  bao giờ hoặc chưa có khái niệm gì về con đường mà chúng ta đang đi.   

Tôi cũng chia sẻ một sự hay hay thế này: Một người đang vui mà tôi thì lại đang ngồi chờ đón nỗi buồn đến với họ, nỗi khắc khoải đến với họ và sự bế tắc đến với họ. Đó là những người đang học với tôi.

Khi người ấy đang vui.

Tôi đố quý vị là tôi có vui không?

Chắc chắn là không!

Bởi vì tôi biết rằng tôi phải ngồi tôi chờ người đang vui kia sẽ trải nghiệm một sự bế tắc, trải nghiệm những nỗi buồn, những điều khó chịu..

Tôi ngồi chờ vì tôi biết là nó sẽ đi như thế! Không thể nào nó không đi như vậy được.

Bởi vì tôi biết chắc chắn là không có cách gì mà người ấy không tính toán. Tới một lúc nào đó vị ấy sẽ ngồi tính toán chuyện gì đó và lại bị ngược lại hết toàn bộ. Vị ấy đánh giá ngược lại, thấy vấn đề ngược lại và cách thức làm việc của đầu óc khi ấy sẽ dẫn người ấy tới cảm giác bế tắc, thất vọng và cảm thấy không có niềm vui gì trong cuộc đời này hết, sao mà làm người chán quá…..

Bởi vì vị ấy không bao giờ chịu buông sự tính toán của mình được và vị ấy không chịu tiếp tục phát triển tình yêu của mình! Con người khi ấy rất khô. Tình thương giống như là nguồn nước được tẩm trong người mình làm cho con người mình tươi mát. Bây giờ cạn tình thương nên con người ấy trở nên khô héo. Và vì thế mà đầu óc của con người ấy lại không trở nên sâu sắc được, đầu óc ấy lại không thể nhạy bén được. lại không linh hoạt và không thể mở ra cái nhìn sâu thẳm được. Đầu óc ấy cứ cùn dần, cùn dần và bị thâu tóm toàn bộ vào tình trạng toan tính, kể cả toan tính tốt chứ không phải chỉ trong toan tính xấu. Dù có toan tính tích cực, toan tính chính đáng cũng dẫn đến sự bế tắc. 

Cho nên, nếu quý vị để đầu óc không đi theo hai con đường, hai chân lý mà tôi vừa chỉ ra cho quý vị thì cái đầu của chúng ta cứ nhỏ mãi, nhỏ mãi mà không thể mở lớn ra được. Trong khi đó thì khả năng của đầu óc chúng ta lớn vô cùng! Lớn lắm! Nó vô giới hạn và quý vị sống với trạng thái vô giới hạn đó. Còn chuyện kiếm việc gì đó làm để có cơm ăn, áo mặc hàng ngày thì chúng ta cứ làm. Nhưng quý vị cũng biết rằng dù cho có nghề nào mà mình sắc sảo tới đâu đi nữa thì nó không phải là con đường dẫn chúng ta tới đời sống đầy sự huyền diệu, nó chỉ là phương tiện mà chúng ta cần có mà thôi. Do đó cho nên quý vị đừng có bao giờ mất thì giờ để lựa chọn cái gì mà mình cho là thỏa mãn nhất bởi vì chẳng có cái gì gọi là thỏa mãn cả về chuyện này cả. Có thể năm tháng, năm năm, mười năm…chúng ta có thể đổi mà chúng ta cũng không thể biết trước được. Hoàn cảnh đổi thì mình đổi luôn. Hay là nhiều khi mình thấy không cần làm chuyện này nữa, làm chuyện khác cho nhẹ hơn, cho hay hơn…

Do đó, chúng ta đừng quá ưu tư là phải chọn cái gì đúng nhất cho mình, vì nó không phải là nơi tạo cơ hội cho mình cống hiến. Nhiều khi quý vị cảm thấy nó giống như là tạo cơ hội cho mình cống hiến, để mình yên tâm mà cống hiến…nhưng sự thật thì không phải như vậy. Chúng ta chỉ biết là cần có một việc làm để sống, chỉ biết đơn giản như vậy. Còn sự lớn lao, sự sâu thẳm, sự huyền diệu, sự diệu vợi của hạnh phúc làm người thì nó nằm trong hai chân lý mà tôi vừa giới thiệu với quý vị trên đây chứ nó không nằm trong nghề nghiệp của quý vị, cho dù quý vị có thành công tới cỡ nào đi nữa. 

Khi quý vị điều chỉnh não bộ của mình làm việc theo 2 hướng đó thì quý vị thừa sức chịu đựng những điều mà quý vị cảm thấy chưa hài lòng. Rồi từ từ những gì nó làm cho quý vị khó chịu sẽ tự động đi hết, quý vị đừng quá nóng ruột và hãy tin tưởng là nó sẽ đi. Nếu chúng ta thực hành được hai phương pháp trên thì quý vị cứ tin rằng và chờ đó dú ít hay nhiều thì niềm vui sẽ đến với quý vị và những điều bực mình thì từ từ sẽ đi hết. Quý vị đừng có lo.

"Tất cả mọi tính toán ngoài thực tại sinh động thì đều nghịch với đời,  mà đã nghịch với đời thì sớm muộn gì cũng bị cuộc sống chôn vùi" - Master DuyTue
Trích Master Duy Tuệ - Ba Chân Lý - 16.4.2011 (* Tựa đề do người ghi tạm đặt)

Quý vị có thể trực tiếp đón nhận với Thầy Duy Tuệ qua Video sau:






Tóm tắt bài giảng ngày 16.4.2011 - Ba Chân Lý

 Sáng thứ bảy ngày 16/04/2011, Thầy Duy Tuệ đã có buổi giảng và trả lời ba bức thư của ba hiền giả trẻ. Ba bức thư được gửi tới trang web với nội dung như sau:

Bức thư thứ nhất: 

Con chào Thầy,

Qua một số người và qua trang web daosuduytue.com con đã biết đến Thiền Minh Triết. Con sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo ở Ninh Bình. Cuộc sống ở miền quê ấy cho đến bây giờ cũng vẫn còn rất nhiều khó khăn, vất vả. Được sinh ra trong một gia đình bần nông, là người anh cả của hai cô em gái, sống đã được 24 tuổi đầu mà nhiều lúc con thấy mình vô dụng, thấy mình không làm nổi được việc gì. Nhiều lúc con thấy mọi con đường đều đi vào bế tắc mặc dù trước đó có muôn ngàn những hướng đi, những ước mơ. 

Học xong ba năm cao đẳng, đã đi làm được một năm, nhưng quả thực cho đến bây giờ con vẫn không hiểu mình có gì và có thể làm gì trong khi cuộc sống quá nhiều sức ép và những sự cám dỗ. Dường như con là một kẻ rất đỗi tham lam, thứ gì cũng muốn làm, muốn học, thứ gì cũng muốn cố gắng nhưng rồi lại chẳng đi đến đâu. Con đã 24 tuổi rồi nhưng không thấy niềm vui do những áp lực công việc, học tập, gia đình. 


Nhiều khi con cảm thấy mình không thể bắt nhịp được cuộc sống, không thể hòa đồng vào dòng chảy của xa hội, thấy mình như lạc lõng, chán trường, không biết đâu là mục đích sống hay niềm vui cuộc sống nữa. Con cũng không biết đâu là đường đi đúng đắn cho mình, mọi thứ bỗng dưng trở nên mơ hồ và rất mông lung. Đã rất nhiều lần con cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán, tâm trí luôn luôn bức bối khó chịu và chỉ như muốn bùng nổ ra. 

Qua chuyến đi Ngọa Vân vừa rồi được quen với anh Phú Tuệ, anh đã chỉ cho con cách nghe pháp âm, tập những bài thiền cơ bản, mặc dù chưa có trải nghiệm nào, nhưng con thấy tâm hồn nhẹ nhõm, thoải mái hơn rất nhiều. Nên hôm nay con viết thư này mạo muội xin Thầy một Phật Tâm Danh để con có thể cùng các quý đồng đạo khác đi sâu hơn vào thế giới Thiền Minh Triết, thế giới nhiệm màu của tình yêu thương.

Con rất mong muốn được Thầy khai mở trí tuệ để cảm nhận được sự màu nhiệm của đầu óc mình. Con xin chân thành cảm ơn Thầy.

NDL”

Bức thư thứ hai: 

Con chào Thầy,

Thầy có khỏe không ạ? Con đã nhiều lần viết email cho Thầy những chưa bao giờ con kể cho Thầy nghe về những trải nghiệm của con, hôm nay con sẽ kể cho Thầy về những gì con thấy, con nghe.

Con tên là TND, sinh ngày 22/5/1982. Con ở Đồng Tân - Thái Sơn - Hiệp Hòa - Bắc Giang, con sinh ra trong một gia đình bần nông, bố mẹ con sinh được 5 anh chị em và tần tảo nuôi chúng con ăn học đầy đủ, con là út trong gia đình, đã tốt nghiệp trung cấp kế toán. Thời của con thì nhà nước mở cửa nên cuộc sống bon chen, chật vật hơn. Sau khi con tốt nghiệp bố mẹ con muốn xin cho con vào làm kế toán cho một trường học nhưng rất khó vì cần phải mất một khoản tiền mới có thể vào đó làm được. Con không muốn, vì cuộc sống của gia đình con cũng không khá giả gì lắm. Các anh chị con đều trưởng thành và lập gia đình ở riêng. 

Vậy là con tự xin đi làm cho một công ty may gần nhà để kiếm thêm thu nhập giúp mẹ. Con làm công nhân trong nhà máy được 1 năm, với sự cần cù chịu khó và lao động giỏi, con đã được ban lãnh đạo công ty cân nhắc đưa lên làm nhân viên kế toán cho nhà máy.  Con rất vui mừng vì cuối cùng con cũng làm đúng ngành nghề được đào tạo, bố mẹ con cũng rất tự hào vì con. Đến cuối năm 2007 con kết hôn với bạn học cũng là đồng nghiệp của con. Gia đình chồng con cũng chẳng giàu có, cuộc sống của bố mẹ chồng con cũng vất vả, khó khăn, con cũng muốn làm tốt hơn để phụ giúp chồng cùng bố mẹ chồng. Rồi chồng con nghỉ việc tại công ty để xin vào làm nhân viên thống kê ở xã, nơi chúng con sống, anh làm ở đó với mong muốn có kinh nghiệm để thi vào làm công chức xã. Từ đó cuộc sống khó khăn hơn vì làm ở xã lương rất eo hẹp, con lại chuẩn bị sinh em bé, do đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chồng con và bố mẹ chồng. Bố mẹ chồng con cho chúng con ra ăn riêng, con hiểu bố mẹ chồng con nghèo không có tiền để cho chúng con nên cũng không đòi hỏi. Nhưng bố mẹ chồng cũng cho chúng con đất để làm nhà. Với hai bàn tay trắng, chúng con vay mượn để làm ba gian nhà nhỏ để ở. Sau khi sinh cháu gái đầu lòng được 4 tháng thì con quay lại công ty cũ làm việc. Cuộc sống giai đoạn ấy của con đầy khó khăn, vừa làm nhà xong, con còn nhỏ không ai trông giúp, quay lại làm việc thì lương cũng chỉ đủ chi tiêu hàng ngày nên con phải nghỉ việc để chăm sóc bé.


Khó khăn nối tiếp khó khăn khi con lại mang thai lần 2. Chồng con muốn con bỏ cái thai đó đi nhưng con không muốn, con khóc rất nhiều, cuối cùng anh cũng đồng ý để lại đứa con. Cuối năm 2009 con sinh cháu thứ hai, ai cũng mừng cho vợ chồng con vì có con trai con gái, nhưng cuộc sống trở nên vất vả hơn rất nhiều. Con không có việc làm vì phải trông con, một mình chồng con vừa đi làm công việc ở xã, ngày cuối tuần được nghỉ, anh theo mọi người đi làm sơn để kiểm thêm thu nhập, cũng chỉ vì cơm áo gạo tiền đã khiến anh không còn thời gian để ôn thi công chức, dẫn đến anh bị trượt, từ đó tính cách của anh thay đổi hơn. Anh hay cáu gắt và tức giận vô cớ, con cũng rất buồn nhưng chỉ biết im lặng. Thế rồi anh nghỉ ở xã, mơ ước vào công chức của anh tiêu tan, tính cách của anh khác nhiều hơn, và con rất sợ mỗi lần anh nổi cáu. Rồi anh ấy theo anh trai lên Lạng Sơn làm ăn, con ở nhà cùng hai đứa con, lâu anh mới về thăm một lần. Một lần về thăm anh nói anh muốn mang mẹ con con lên Lạng Sơn để làm bánh mì, rồi con cũng theo anh đi. Lên Lạng Sơn đồi núi nhiều, khí hậu khác so với ở quê nhà, các cháu còn nhỏ nên không hợp khí hậu và rất hay ốm, con đành gửi cháu lớn về quê cho ông bà nội chăm sóc, mặc dù con không muốn. Sau đó anh chị chồng mở thêm xưởng trên Bắc Kạn, cho hai vợ chồng con lên đó để trông nom giúp, con và chồng con lại bồng bế con lên Bắc Kạn. Đến Bắc Kạn ngày lại ngày con đi bán bánh mì còn chồng con thì làm bánh, cháu bé thì đi gửi trẻ, vì quá bé (lúc đó cháu mới được 8 tháng tuổi) khí hậu không hợp nên cháu bé cũng ốm liên tiếp. Không còn cách nào khác con đành nói với chồng con để con mang cháu về quê. Về quê cuộc sống vẫn vậy, khó khăn vẫn cứ tiếp diễn. Con nói với bố mẹ chồng trông con giúp con để con xin đi làm lại công ty may. Ở đây con đã quen với chị Nhàn (Tuệ Hải Nhật), chị đã chỉ cho con biết cuộc sống hiện tại con cần gì vì trước đó con luôn sống trong cảnh lo toan cơm áo. Có những lúc con nghĩ tại sao cuộc sống luôn không như mình mong muốn, người giàu vẫn giàu, còn kẻ nghèo vẫn nghèo, chính cái nghèo đã xuýt giết chết gia đình nhỏ bé của con. Chị Nhàn đã cho con biết đến Thầy, và từ đó con luôn học những gì Thầy dạy, sự nhiệm màu Thầy truyền dạy đã thật sự có hiệu quả.

Thầy ơi, giờ đây con đã cảm nhận được như thế nào là hạnh phúc của gia đình, và con thấy mình không còn lo lắng như trước nữa, con rất cảm ơn Thầy, người đã giúp con tìm lại hạnh phúc và niềm vui. 

Tóm tắt những gì con đã trải qua là như vậy, con xin dừng lại ở đây. Con kính chúc Thầy mạnh khỏe, và mang lại hạnh phúc cho nhiều người khác.

TND”

Bức thư thứ ba:

 
Con chào Thầy,
Con là Tuệ Tịnh Thanh. Năm nay con 20 tuổi, hiện con đang sống ở TPHCM. Trước khi đặt câu hỏi con xin kể sơ qua tình hình của con Thầy nhé.  

Con vừa mới tốt nghiệp trường cao đẳng RMIT và hiện đang làm việc cho một công ty tài chính. Sở dĩ con cắt ngang, không học tiếp lên đại học là vì con rất bối rối không biết mình nên theo đuổi nghề nào nên con muốn đi làm để rèn luyện bản thân có một phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn và cũng là để tìm niềm đam mê của mình. 

Trước đây, khi chưa học Minh Triết. Con đã thử qua một số những công việc nhưng không một việc gì con làm hết 100% sức lực nên hay bỏ ngang, hay chán chường. Con là một cô bé có học lực ở mức trung bình, làm việc ở mức trung bình. Nếu tự đánh giá thì con cho con 6 điểm ở tất cả mọi mặt.

Nhưng từ khi học Minh Triết mọi sự thay đổi hoàn toàn khi con ngày một tự tin vào bản thân mình. Trong nguời con lúc nào cũng có một nguồn năng lượng dồi dào để làm việc, để sống và cư xử với mọi người. Do đó con làm việc không hiểu sao rất tốt Thầy ạ. Con luôn cảm thấy dồi dào năng lượng mỗi khi được làm bất cứ việc gì được giao (dù là đi ngoại giao, tiếp khách hay dù phải làm việc với những con số - điều mà con không giỏi). Và dù con có phạm lỗi nghiêm trọng thì con vẫn rất lạc quan vì con biết mình có thể sửa đổi và học từ những sai phạm này. 

Nhưng có một điều kì lạ là, kể cả khi con mắc những lỗi rất nghiêm trọng và ngớ ngẩn thì mọi người trong công ty vẫn không lấy làm tức giận. Thay vì chú ý đến điều đó, họ lại tập trung vào ưu điểm của con nhiều hơn, họ khen con là tuổi còn nhỏ mà lanh lợi, làm được việc . Nhưng sự thực con chẳng cảm thấy một chút cảm xúc gì, con không nghĩ những điều con làm có vẻ gì to tát để người khác phải chú ý cả, ngược lại con cảm thấy càng bối rối nhiều hơn khi mình làm cái gì mình cũng vui, cũng ok, thì không hiểu mình thuộc về cái gì? Vậy là những ý tưởng về công việc cứ liên tiếp trào ra "Hay mình làm ngoại giao, hay làm truyền thông, hay làm chủ doanh nghiệp?". Chúng khiến đầu óc con loạn vì nghĩ mình có thể làm tất cả mọi việc. Con đã cố gắng nghe tiếng nói bên trong sâu thẳm của mình. Con nghĩ về nó rất nhiều nhưng con không nghe thấy gì cả. Thực sự từ trong tâm mình , con luôn mong muốn tìm ra được nghề nghiệp phù hợp với mình. Nghề nghiệp mình đam mê , làm không thấy mệt để từ đó mà cống hiến hết sức trẻ cho đất nước Việt Nam.

Vậy nên hôm nay con viết thư này mong Thầy giúp con sáng tỏ những điều này qua buổi pháp âm với tuổi trẻ ạ. Bởi con biết không chỉ con mà rất nhiều bạn trẻ đang gặp phải vấn đề này. 

Lời cuối cùng con muốn nói là con cảm ơn Thầy, cảm ơn vì Thầy đã sáng tạo ra môn thiền Minh Triết, cảm ơn những nỗ lực không ngừng của Thầy đưa ánh sáng Minh Triết đến với mọi người để mọi người sống tốt hơn, hạnh phúc hơn. Và đặc biệt đối với một con bé mới 20 tuổi như con, từ việc thay đổi căn bản nhất là mối quan hệ giữa con và mẹ con đang dần thắm chặt lại, con cũng dần dần sử dụng thiền Minh Triết để khai mở tầm nhìn, khai mở sức mạnh nội lực của mình và sống hết mình vì nguời khác.

Con rất tự hào vì được là một trong những đệ tử của Thầy, Thầy ạ!
Tuệ Tịnh Thanh

Thầy chia sẻ:
Học sinh và sinh viên phải biết chuẩn bị cho mình một tương lai như thế nào đó để khi rời ghế nhà trường thì không còn mờ mịt với việc mình phải làm gì nữa. Tuy nhiên đa số là không biết điều đó!

Từ ba bức thư trên và bức thư của Phổ Hương, tôi thấy đầu óc quý vị luôn luôn bấn loạn không biết phải làm gì? Quả là khó thật! Ngay cả nhiều vị đã về hưu rồi mà đầu óc còn bấn loạn nói gì đến những người trẻ. 

Hồi còn trẻ tôi cũng vậy thôi. Tôi có bốn người em, rồi cũng cố gắng học và làm để trả hiếu cho cha mẹ vì cảm thấy mình nợ cha mẹ rất nhiều. Theo văn hóa châu Á thì cha mẹ luôn hy sinh cả cuộc đời cho con, mong con mình trưởng thành để mình khỏi phải lo lắng về chúng. Ngược lại, con cái cũng lo lại cho cha mẹ. Nhiều khi mình tốt nghiệp xong đi làm thì tưởng rằng mình làm ăn sẽ khá hơn cha mẹ. Nhưng thực tế không phải vậy, đôi khi cha mẹ không có học hành gì mà vẫn nuôi được con cái. Cuộc đời thật không thể nói trước được, có khi mình tưởng mình học nhiều, có bằng cấp thì mình sẽ hơn cha mẹ mình. 

Tôi thấy mình may mắn khi trả hiếu được cho cha mẹ và huấn luyện nghề nghiệp cho mấy đứa em, mỗi đứa có một công việc vững vàng. Có thể nghề đó không làm chúng giàu có, nhưng nó đủ sống và an toàn, không nhiều nguy hiểm hay rủi ro. Đó chắc là do mình may mắn chứ không phải giỏi. Theo tinh thần của người châu Á, người con trưởng thường phải gánh nhiều trách nhiệm, gần như thay cả cha mẹ lo cho các em. Như trình bày trong lá thư thứ nhất, mình lo cho mình không xong, lo cho hai em không được thì nói gì đến trả nợ cha mẹ. Đúng là có mắt mà cũng như mù bởi không biết đường đi. 

Do đó, mong muốn chung của những người gửi câu hỏi là làm sao cho đầu óc bớt bấn loạn, được khai nhãn để biết mình cần phải làm gì. Điều này quả là không dễ phải không? Nhưng dù sao thì ba vị gửi thư trên cũng rất gặp may mắn khi gặp được thiền Minh Triết nên đầu óc cũng bình ổn hơn.

Công ty Bảo Hiểm Hạnh Phúc

Giả sử như người ta có mở công ty bảo hiểm, thứ nhất là bảo hiểm sao cho linh hồn không bị đày đọa và thứ hai là bảo hiểm bán cho 08 bài thuốc thánh để đời hết khổ thì cũng không thể ăn thua, vì ai mà biết được sau khi chết thì linh hồn có bị đày đọa hay không? Nhưng Đại Gia Đình Minh Triết sẽ bảo đảm những điều sau cho bất cứ ai đến và trở thành thành viên: 
  1. Càng nghiên cứu, học tập, thực hành thiền Minh Triết và nương tựa vào nhau thì đầu óc thường xuyên được bình yên.
  2. Càng ngày càng tự tin, nhiều khả năng để sống, tồn tại, và làm việc.

Chỉ cần bán hai sản phẩm đó thôi thì hãng bảo hiểm của ĐGĐ Minh Triết là rất tuyệt vời, rất lý tưởng. Bên cạnh đó, hãng cũng sẽ khai nhãn cho người ta nữa. Do đó, các thành viên và Hãng Gia Đình Minh Triết có quyền tự hào. Mình không lừa dối khách hàng, không thu tiền khách hàng mà khách hàng ngày càng ngày càng hay. Chỉ sợ rằng một ngày nào đó khách hàng trở nên cao ngạo mà thôi. Còn không thì tất cả rất tuyệt vời.

Quay trở về việc giải quyết các vấn đề trong thư để các bạn trẻ yên tâm. Tất cả các lá thư cho thấy các bạn rất ổn định về đầu óc. Riêng người gửi lá thư thứ hai thì tôi đã nhận cả chục bức thư nhưng tôi không thấy gì đặc biệt cho đến lần này. Những thư trước gửi chỉ toàn cảm ơn, vậy thôi. Bức thư lần này thật sự cảm động về thân phận người con gái, lấy chồng mà chồng cũng nghèo, có bằng cấp mà không có cơ hội để sống, rồi sinh con cái. Từ sự việc này cho thấy, mặc dù GĐMT là ảo nhưng giá trị của nó là giá trị thật. Chúng ta tồn tại trong Công Ty Bảo Hiểm Minh Triết ảo nhưng đem lại giá trị thật cho tất cả mọi người. Điều quan trọng số một không phải là anh tìm được đường đi hay chưa mà là đầu óc anh phải bình tĩnh trước. 

Hoàn cảnh vừa rồi là hoàn cảnh phải lo kiếm ăn. Nó khác với hoàn cảnh đã có công ăn việc làm rồi nhưng mình bối rối, sầu khổ vì một chuyện tình không thành công, mà như vậy có thể dẫn đến trở thành một nhà văn, nhà thơ giỏi. Nhưng giỏi ở đây là giỏi của một vị thế không thỏa mãn được nguyện vọng của mình, cái giỏi hay nổi tiếng đó chẳng có ích gì cho cuộc sống. Tác phẩm của anh chỉ cho người ta nhìn thấy được bóng đêm của cuộc đời mà người ta gọi là thân phận con người mà thôi. Đây cũng là một loại bấn loạn, nhưng nó đã trở thành một nghệ thuật. 

Còn có một loại bấn loạn nữa là việc anh rất muốn yêu, nhưng vì không tin rằng có mối tình đẹp nên anh không biết làm sao giải tỏa năng lực yêu đương này. Một là anh không tìm ra đối tượng, hai là anh có thể đoán trước khi tìm ra đối tượng thì cũng sẽ có gì đó không hài lòng. Nó giống như anh thấy bình minh nhưng lại thấy luôn cả hoàng hôn nữa nên anh sợ không dám yêu. Người như vậy sẽ trở thành lãng tử. Lúc đó trong con người anh sẽ sinh ra một năng lực trí tuệ khác. Đầu óc con người quả rất phức tạp. 

Các vị gửi thư trên đã vào hãng bảo hiểm ảo của Minh Triết rồi, đầu óc bình yên rồi, tìm được việc làm như đề cập trong bức thư thứ ba rồi thì mình lại mong muốn phát triển một khả năng phù hợp nhất để có thể cống hiến hết sức mình, để sống và giúp đỡ mọi người. Giờ đây đến lượt vấn đề ấy làm cho mình suy tư, cảm thấy như là mình chưa tìm ra lối thoát. Vì vậy mà quý vị thấy tâm hồn của mình nó diễn biến không ổn định, cứ bình yên rồi đến bấn loạn và từ bấn loạn đến bình yên. Nếu không biết giải quyết mình sẽ đổ thừa cho cha mẹ, đổ thừa cho kiếp người, cho xã hội… Đó là chưa kể những điều thiếu may mắn xảy ra cho mình sẽ làm tăng độ bất mãn của mình lên. 

Tuy nhiên, có điều may là quý vị đã hợp sức lại với nhau thành Gia Đình Minh Triết hay Công Ty Bảo Hiểm Hạnh Phúc để nương tựa lẫn nhau và giúp được nhiều người. Nhưng không có cách nào không trở lại trạng thái bấn loạn trong đầu óc. Ngay cả đối với Phật Thích Ca trong kinh Phật giáo, khi dạy dỗ học trò mình cũng còn cảm thấy bất an và đi tìm chỗ khác an định hơn thì nói chi đến người thường. Thành ra chúng ta phải chữa trị trước cái bệnh bất an. Nếu chúng ta nghe và thực hành được điều này, chúng ta sẽ được rèn luyện để trở thành ân phước cho người khác. Chúng ta không than trách thân phận con người. Dù những sự than trách đó rất hay và trở thành những môn nghệ thuật nhưng nó không giải quyết được gì cả bởi nó không làm cho anh mở mắt anh ra được.

Điều nực cười ở chỗ, người đời chẳng ai ca ngợi, tôn vinh hay đề cao những người sống thực sự hạnh phúc, bình yên, mà lại rất tha thiết, sâu thẳm hay diệu vợi đối với những kẻ thất bại. Mà điều đó lại lôi cuốn rất nhiều người. Ngay cả họ làm tượng để thờ những kẻ đó. Quả là kỳ lạ và khó hiểu! Cho nên cũng không thể trách những kẻ thích đóng tuồng nghèo khổ để xin bố thí của người khác…  

Ở đời người ta dùng nhiều kế như mỹ nhân kế hay khổ nhục kế. Mà kế nào thì cuối cùng cũng chỉ là vì quyền và tiền mà thôi. Mà khổ nhục kế thì luôn đề cao những kẻ khổ đau thông qua âm nhạc, thơ ca, hay tác phẩm văn học của họ. Nếu có tác phẩm nào ca ngợi hạnh phúc thì chắc chắn là bán không chạy. Cho nên nếu Công ty Bảo Hiểm Minh Triết cứ khoe mình hạnh phúc thì không biết có ai ủng hộ không? Thôi thì cứ làm công việc của chúng ta, mặc kệ họ ủng hộ hay không.

Làm sao làm cho cái đầu ổn định?

Trở lại việc giải quyết cái đầu của anh làm sao cho nó ổn định. Tóm lại, nó thường không được ổn định bởi anh luôn chú trọng đến suy nghĩ, tính toán và lâu ngày nó thành một cái bệnh. Quý vị hãy để ý, tất cả các phát minh trên thế giới đều không phải do tính toán nhưng đó lại là những phát minh vĩ đại nhất. 

Nếu mình quyết định việc gì mà liên quan đến vấn đề mình biết nhiều thì sẽ rất mất thời gian, bởi vì mình cứ căn cứ vào kinh nghiệm hay kiến thức để làm quyết định. Còn cái quyết định nào mà quý vị không cần suy nghĩ thì thường là quyết định chính xác. 

Cho nên đơn giản là đừng có tin vào suy nghĩ của mình. Chúng ta làm được như vậy chắc chắn sẽ có những chuyện hay xảy ra cho mình. Mà đừng đòi hỏi chuyện đó phải là thế này, thế kia. Kể cả những chuyện may hay không may, sinh ngày nào hay sinh sinh ở đâu thì chúng ta cũng không có sự lựa chọn được. Mình phải sử dụng sự minh mẫn để xử lý những việc an bài ấy. Phải kiên quyết thực hành. Nhưng đa số là học xong thì quên hết. Do đó, nếu không có một ông Thầy tâm linh đúng đắn thì người ta quả là bất hạnh. Bởi họ nói tới nói lui thì cũng tin vào suy nghĩ của mình mà thôi, rồi thấy ông Thầy sai, cho mình là hay là giỏi. 

Khi có chuyện gì mà mình thấy không vui, không hài lòng hay khó chịu thì phải biết trong sâu thẳm mình đang tính toán điều gì đó. Mà nếu mình tính toán thì toàn bộ năng lượng của mình bị đốt sạch. Cho nên lỡ mình mất cái gì hay chưa tìm ra được cái gì thì cũng đừng quá đau lòng, hay quá thúc bách phải tìm ra cho bằng được. Hãy kiên nhẫn để cho đầu óc đừng tính toán, suy nghĩ nhiều quá. Bởi vì như vậy thì mình sẽ ăn không ngon, ngủ không yên, làm gì cũng trật, thường ra quyết định sai lầm, hết sai lầm này tới sai lầm khác. Chẳng những khổ đau, chẳng những quyết định sai lầm, chẳng những có mắt mà như mù mà tình trạng đó cũng ngăn chặn sự may mắn đến với chúng ta. Lúc đó chúng ta sẽ mất luôn cả hai thứ: việc làm và sự may mắn. 

Có người nói với tôi con người mà không toan tính hay suy nghĩ thì đâu phải là con người nữa. Tôi trả lời toan tính, suy nghĩ cũng là con người! Nhưng không toan tính, không suy nghĩ thì con người đó cao cấp hơn, con người đó không bần tiện, nhỏ mọn hay bế tắc. Còn ngược lại thì sẽ nhỏ mọn, bế tắc, đê hèn hoặc liên tục thay đổi. 

CHÂN LÝ THỨ NHẤT: Cuộc đời là cuộc đời, không khổ cũng không vuiNếu ai tạm thời thấy khổ thì biết rằng mình đang suy nghĩ và tính toán nhiều quá. Muốn diệt nỗi khổ đau này thì tiêu diệt những suy nghĩ và tính toán ấy đi. Đó mới gọi là chân lý và nó đúng hết đối với tất cả tôn giáo và các nền văn hóa trên toàn thế giới. 

Còn những trường hợp họ làm việc nhiều quá thì gọi là cực chứ không phải là khổ. Thêm chữ khổ là do bởi mình tính toán nhiều quá, suy nghĩ nhiều quá. Đó là một cảm giác về tinh thần. Nếu chấm dứt tính toán và suy nghĩ thì cảm giác ấy sẽ mất đi, lúc đó niềm vui và may mắn sẽ đến. Nhưng đừng tham vọng nhiều về điều đó, cái gì đến sẽ đến, mà chúng chắc chắn sẽ đến. Nhưng trên đây mới chỉ là điều kiện cơ bản.

CHÂN LÝ THỨ HAI:Tập thông cảm và phát triển tình yêu vô điều kiện thì đầu óc sẽ minh mẫn, sâu sắc

Một lý do nữa để giúp cho đầu óc anh sắc sảo, sắc sảo một cách kỳ lạ thì đó là tập thông cảm và phát triển tình yêu vô điều kiện. Đây không phải là tình yêu chiếm hữu hay thỏa mãn cái gì đó như thỏa mãn lời nói, nụ cười, cảm xúc, cảm giác, thành công, khoe khoang… Đây là tình thương mà không ai có thể đặt tên hay có thể định nghĩa được. Anh tập được cái này thì cái đầu của anh sẽ trở nên sâu thẳm, minh mẫn và sắc sảo để từ đó anh hưởng được lợi ích. Tất cả chúng ta ai cũng có thể hưởng được điều này. Nhưng nếu anh để thói quen tính toán của đầu óc vào thì sẽ hỏng chuyện. Lúc đó anh sẽ đánh mất bao nhiêu cơ hội tốt lành, cả những niềm vui và giá trị vô hình dành cho anh. 

Cho nên anh phải phát triển sự thông cảm và tình yêu. Không phải người ta thương anh thì anh mới thương lại mà kể cả người ta ghét anh hay cư xử không đàng hoàng với anh thì anh vẫn cứ thương. Nếu người ta cư xử đàng hoàng với anh mà anh thương thì chuyện đó bình thường quá. Còn người ta ghét, người ta thù mà mình vẫn thương được người ta thì trạng thái đó mới là tuyệt vời. Lúc đó mới thấy làm người sao mà “đã” quá đi!

Thành ra nhiều người vẫn chưa thưởng thức được cảm giác đẹp, sâu thẳm và hạnh phúc thật sự của con người là như thế nào. Cảm giác đó mình không thể nói được, không thể làm văn, làm thơ hay viết nhạc được. Nó làm cho anh câm lặng luôn. Anh mà còn nói thì anh không phải là người sống. Do vậy, hãy tập sống và đừng tin vào lời nói của người khác, dù lời nói ấy đẹp cỡ nào. Phải căn cứ vào cách mà người ta sống, niềm vui mà người ta sống, tinh thần mà người ta sống, sự sâu sắc mà người ta sống, sự sung mãn mà người ta sống, sự thụ hưởng mà người ta sống…

Quý vị câm lặng nghĩa là đang hòa trong một chân lý vĩ đại, đang hòa vào sức nhiệm màu vĩ đại của trời đất, của tạo hóa; quý vị sống thực sự, quý vị là thượng đế thực sự, là tạo hóa thực sự, là năng lượng nhiệm màu thực sự. 

Con người không có cơ hội biết được giá trị thật của cuộc sống vì nó không được trình bày trong bất cứ sách vở nào. 


Mãi mãi nó sẽ chỉ là bí mật đối với con người. Những cái con người biết chỉ là rơm rác mà thôi. Con người đã đánh mất biết bao điều quý giá khi làm kiếp con người. Đó là những giá trị mà con người không thể nào tìm được qua văn học nghệ thuật. Nó chỉ giành cho những người thực sự sống chứ không giành cho những ai muốn giải tỏa hay thỏa mãn tâm lý của mình. 

Cho nên, nếu nhận ra được điều đó thì sẽ thấy cái việc mình kiếm tiền, cái việc mình có nghề để sống rất nhỏ bé hay mọi sự thành công khác rất đỗi tầm thường. Ai cũng có thể kiếm tiền để sống, nhưng người nào thưởng thức được cuộc sống sâu thẳm thì người ấy đi vào một thế giới huyền bí không có ngôn ngữ, chữ viết, âm thanh, âm nhạc hay tiếng nói.

Quay trở lại ba bức thư ngày hôm nay, vừa rồi tôi đã hướng dẫn cho quý vị hiểu lại những chân lý cơ bản để quý vị xác định được vấn đề của mình. 

Những người học với tôi đang vui thì tôi lại chờ những những nỗi buồn, khắc khoải và sự bế tắc mà họ sẽ trải nghiệm. Nó cũng giống như một người tập đi cà kheo vậy, anh đi khệnh khạng qua lại nhưng rồi cũng sẽ bị té ngã. Bởi cách thức làm việc của cái đầu là đánh giá ngược lại hết, dẫn anh đến sự chán chường, thất vọng và bế tắc. Mà anh không thể buông bỏ hoàn toàn sự tính toán được. Đầu óc anh nó cứ cuồng dần và bị thâu tóm toàn bộ trong tình trạng toan tính. Kể cả đó là toan tính tích cực thì cũng dẫn đến sự bế tắc. 

Dù cho mình làm nghề nào hay làm việc gì có giỏi giang đi chăng nữa thì cũng phải biết rõ con đường đó không thể dẫn mình đến sự diệu vợi, lớn lao như tôi đã nói. Do đó đừng quá ưu tư phải chọn cái gì đúng nhất cho mình vì chỗ đó không tạo cơ hội cho mình cống hiến. Mình cần một việc làm thì làm vậy thôi. 

Khi quý vị điều chỉnh não bộ làm việc theo hướng đó thì quý vị đủ sức chịu đựng những gì quý vị không hài lòng. Rồi từ từ những gì làm cho quý vị khó chịu chúng sẽ ra đi. Không cần phải lo việc ấy.” 

Cuối bài giảng, hiền giả Duy Trí Bảo có đặt câu hỏi làm cách nào để ửng xử bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh, trước những cảnh mà mình không thể lường trước được. Thầy dạy hãy tập sống như mình đã chết rồi mà chưa chôn. Nhưng trong đó, sẽ có phần chết và không chết. Cái phần không chết sẽ giúp cho mình giải quyết được tất cả. Đừng tin vào khả năng là mình cho rằng mình có quyền quyết định hay bắt người khác phải như thế này hay thế khác. Hãy bớt tin vào sự hợp lý của mình. Nhiều khi mình biết thế nào là tránh xe khi đi ngoài đường nhưng nếu cứ tin vào cái biết đó thì có thể mình sẽ chẳng tránh được nó, sẽ chết. Cho nên hãy để “sự không biết” nó xử lý giùm, biết đâu lúc đó mình không chết.

CHÂN LÝ THỨ BA: Trong mỗi con người đều có tính linh không kiến thức. Nó giải quyết được rất nhiều trường hợp khó nghĩ bàn và rất nhiệm màu mà tính linh kiến thức không giải quyết được.


Thầy cũng khuyên hãy tập luyện sức gia trì của mình, hãy sử dụng tánh linh để gia trì cho người khác. Tánh linh đó không phải là tánh linh của kiến thức, mà là tánh linh không kiến thức, hãy để tánh linh không kiến thức giải quyết. Khi tính linh đó giải quyết thì chúng ta không thể bình luận được. Đây cũng là một chân lý.
Mời quý vị nghe đầy đủ bài pháp âm tại đây --> Nghe pháp âm

(Bài tóm tắt này chỉ thể hiện khái quát nội dung bài giảng, muốn hiểu bài giảng rõ ràng hơn mời quý vị nghe toàn bộ pháp âm)