"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

Đây là Hành Trang Suốt Cuộc Đời của con



Con có 2 câu hỏi nhờ thầy giúp ạ:

1.Thầy ơi: con đã đọc và nghe pháp âm rất nhiều (gần như hết các bài trong các trang web của duytue chỉ trong vòng 2 tháng), tất cả các sách Duy Tuệ con cũng đọc gần như hết rồi. Nhưng tại sao tâm con vẫn cứ lăng xăng, mất tỉnh thức không tiến bộ mấy mà quên mất canh chừng cái đầu, chú ý hơi thở. Vậy làm thế nào để tự nhủ phải canh chừng và tăng cường thời gian kiểm soát cảm xúc hơi thở ạ?

2. Nếu như mình không mong muốn, tham lam nữa, kết quả thế nào cũng được. Thế thì mình còn động lực để phấn đấu, để khát vọng, để cống hiến cho sự phát triển xã hội không ạ? Vì theo như con biết thì muốn thành công lớn thì phải khát khao thành công, ăn ngủ với nó, luôn hình dung về mục tiêu, những gì mình mong muốn để tránh xa rời mục tiêu. Như vậy thì phương pháp của mình tương đồng hay mâu thuẫn điều này ạ? Vì con là người khá tham vọng, muốn tạo ra nhiều thứ (vật chất và tinh thần) cho mình, gia đình và xã hội ạ.

Xóa vết thương vô hình trong đầu óc


(…) Khi mấy con giận, buồn hay mấy con hờn thì ở bên trong cái đầu của mấy con thấy buồn, lo, sợ là chủ yếu, còn cảm xúc giận thì có ít hơn. Tất cả những tâm lý buồn, lo, sợ sẽ in vào trong tâm hồn hay một khoảng trống bên trong trong đầu óc mấy con. Nó không hẳn là ở trong não nhưng trong con người mình nó có một lực hiểu biết vô hình giống như không khí vậy thôi. Nó phối hợp với não, nó mới chứa đựng nỗi sợ sệt, nỗi buồn đó trong khoảng trống đó. Khi nó chứa trong đó thì lâu ngày, lâu ngày, nó không bị mất mà nó ở trong đó luôn. Sau này, nó sẽ ảnh hưởng tới những suy nghĩ, tình cảm, tới rất nhiều vấn đề trong đầu óc mấy con. Rồi lớn lên mấy con nằm ngủ, năm chiêm bao mấy con hay thường thấy ác mộng, thấy người ta la mắng, đuổi bắt mình hay những cơn ác mộng làm cho mình buồn, mình sợ toát mồ hôi. Nó nguy hiểm lắm và nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mấy con nữa.

138 - Giải quyết tận gốc vấn đề sợ hãi


Nói tới sợ là liên quan đến mạng sống hay liên quan đến điều kiện tồn tại của mình. Mình muốn nó tồn tại kiểu này chứ không muốn kiểu khác. Khi muốn không được, cực chẳng đã mới đành chấp nhận chứ bình thường thì mình cứ muốn theo cách của mình. Đó chính là nguồn gốc của sự sợ hãi. 

Nếu người nào đủ bản lĩnh ‘’ sao cũng được’’ thì chuyện sợ hãi ít khi nào xảy ra lắm. Vấn đề là chúng ta không chấp nhận ‘’sao cũng được’’. Chúng ta bỏ công bỏ sức cho những điều chúng ta muốn nên khó mà chấp nhận ‘’sao cũng được’’. Nếu chúng ta trừ được cái gốc liên quan đến sự tồn tại hay kiểu cách tồn tại của mình thì sự sợ hãi chấm dứt. Đó là cách giải quyết tận gốc vấn đề.