"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

Hành trình Châu Âu 2011 - Phát triển trí chủ


Gửi 5 HG Ba-Lan
HG Duy Khai Sáng, Duy Thông Thái, Duy Trí Chủ, Duy Tây Tiến, và Duy Vô Ý thân mến,
Mặc dù mới chỉ gặp nhau trong vài đêm ngắn ngủi trong vùng trung nguyên nghỉ dưỡng Ba-lan
Nhưng tôi cùng đã giúp các hiền giả (HG) nhận ra con đường hạnh phúc chân chính
Mà lâu nay các HG chưa có dịp nhận ra bởi nó sâu thẳm bên trong khó thấy.
Hôm nay
Tôi sẽ trao truyền đến quý hiền giả một gợi ý để phát triển các nhận thức sâu thẳm.
Gợi ý quan tâm đặc biệt đến hai trạng thái của đầu óc:
- Trạng thái nhận thức vận động ổn định theo tính chất tự nhiên và tự động của nó;
- Những tình trạng có tính hữu tướng, bất ổn định trong đầu óc như quan điểm, quan niệm, khái niệm, định nghĩa về mình, logic cuộc đời theo logic Hy Lạp cổ đại còn ảnh hưởng, niềm tin tôn giáo, niềm tin các thần thánh, niềm tin vào sự may mắn do tuổi tác...)
Mục đích là khám phá và phát triển khả năng nhận thức sâu thẳm trở thành trí chủ cho các hiện tượng của đầu óc và những sản phẩm bên ngoài của chính nó.
Cũng là con đường chính thống phát triển nhận biết ta là ai,
con người sâu thẳm luôn vận động trong tính ổn định,
thường cho phát kiến phù hợp cho sự tồn tại và hưởng phúc làm người.
Những câu hỏi mà tôi đưa ra để quý hiền giả tranh luận là:
Có phải phần lớn con người chỉ biết và mặc nhiên chấp nhận rằng:
1. Ta chính là những data (dữ liệu) trong đầu óc mình.
2. Ta là những kinh nghiệm và kiến thức tích lũy được
3. Ta là thế này hay thế khác của quá khứ, hiện tại và tương lai.
4. Những kinh nghiệm, ý tưởng, kiến thức, suy tư mà từ đó ta tạo ra cuộc sống hữu tướng là một phần của cái ta.
Có phải như vậy không?
5. Nếu như vậy, những vấn đề ấy, từ trong đầu óc đến bên ngoài, có phải chúng thường thay đổi không?
6. Có cái gì bí mật ổn định bên dưới các hình thức thay đổi này không?
7. Trong khi phần khả năng nhận thức sâu thẳm tạm gọi là của đầu óc có những tính chất gì?
8. Chúng ta có thường lưu tâm đến nó không?
9. Nếu từ nay các hiền giả lưu tâm đến nó
Thì có phải nó có tính phát triển, vận động nhưng rất ổn định không?
10. Nó có khả năng nhận biết và nhận thức về các vấn đề của đầu óc không?
11. Nếu có,
Nó có quan trọng hơn các vấn đề của đầu óc không?
12. Các vấn đề của đầu óc có khả năng nhận thức về nhận thức và bản chất của nhận thức không?
Tạm thời là như vậy nhé.
Tôi mong các HG có cảm giác quan trọng và thoải mái, vui vẻ cùng nhau suy tư những vấn đề tôi nêu trên.
HG Duy Khai Sáng đã qua lễ trao truyền ánh sáng tại Athens,
Nên tôi mong rằng HG sẽ tận tâm thêm với các HG khác và không bao lâu quý HG sẽ khám phá nhiều thú vị.
Trước nhất nó sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực như chưa từng xảy ra cho mình
Thứ đến, quý HG sẽ là chỗ dựa trí tuệ và tình thương cho nhiều người.
Tôi cầu nguyện quý HG và gia quyến bình an mạnh khỏe và sớm khám phá con đường mới đầy lý thú cho việc làm người của chúng ta.
Athens, 2/6/2011
DT.

Hành trình Châu Âu 2011 - Cảm ơn và Nhắn gửi




Quý HG GDMT toàn cầu
Cảm ơn và nhắn gửi,

Hôm nay thầy khỏe nhiều và rời Aarhus đến Na-Uy
Tại đây thầy cũng chưa có thể tiếp quý HG và các cháu Vườn Hoa Mơ Ước được
bởi thầy vẫn còn bị mất tiếng.

Do vậy,
Thầy sẽ dành thời gian tại đây tiếp các HG MT tại Na-Uy,
Thăm hỏi và cầu nguyện cho cộng đồng VN tại đây nhiều may mắn.
Thầy cũng dành thời gian nhiều cho việc biên tập lại những điều quan trọng
mà thầy được truyền trao từ một năng lực nhiệm mầu.

Nội dung biên tập này được hiểu như là những giáo lý hay chân lý chân thật mà con người gần như
chưa nghĩ tưởng đến.
Những giáo lý hay chân lý này sẽ là nguồn cảm hứng cho người VN từ bây giờ và muôn đời sau
phát huy tầm nhìn thông thái, tình yêu chân thành với dân tộc mình và loài người.

Một số thời gian còn lại
Thầy dành tiếp và trả lời cho một số học giả là những bác sĩ, y sĩ chuyên khoa tại Thụy Điển.

Chưa biết đến khi nào có thể giảng online cho quý vị
Thầy mong quý HG tìm cách tổ chức những buổi tranh luận
nhằm mục đích khai mở trí chủ hay kiến thức hay tầm thấy riêng của mình.
Hãy lấy các câu hỏi thầy biên tập cho nhóm HGMT Ba Lan để thảo luận
Mục đích là để tập phát triển trí chủ chứ không có gì hơn.

Cầu nguyện quý HG và gia đình an vui khỏe mạnh.

Cảm ơn Duy Phổ Hiền, Tuệ Như Tịnh Phước, và gia đình,
Cảm ơn gia đình Tuệ Đức và Duy Minh cùng các cháu Tuệ Vân đã tận tình tiếp thầy và đoàn HG tháp tùng.
Cảm ơn Thành Tựu Ái Tuệ, Duy Phước, Tịnh Tuệ những ngày theo bước chân thầy.
Cảm ơn tất cả quý HG toàn cầu.

Aarhus, Dan-Mach, ngày 15/6/2011

DT

156 - Bí quyết diệt khổ đau


Ứng xử của Phật là trực giác. Tâm Phật hết sức bình yên, vô cùng tĩnh lặng và chỉ ứng xử theo trực giác. Khi cần giải quyết điều gì là có cách giải quyết liền, khi cần hành động sẽ hành động, bình thường thì khép mắt nhưng cần thiết là mở ngay, rất an nhiên tự tại chứ không suy tư tính toán.

Hễ mình mặt sưng mày sỉa tức là ông Atula nổi dậy, để cho trí tưởng tượng tha hồ bay bổng đó là ma nổi dậy, khi mình thèm khát mọi thứ đó là quỷ nổi dậy, hoặc mình muốn hơn thua với ai bằng lời lẽ và hành động có nghĩa là súc sinh nổi dậy.

Còn nếu ta có lòng nhân, biết thương xót mọi người và sống một cách hiền hoà thì đó là tính người nổi dậy. Vừa hiền hòa vừa có tầm nhìn xa trông rộng là tính của Trời nổi dậy, còn nếu mình không ham muốn được gì cả ngoài việc thực hành thiền định cho tâm được an ổn thì đó là Thanh văn Duyên giác nổi dậy. Thấy chúng sinh khổ não hay cần đến sự giúp đỡ mà mình sẵn lòng xả thân cứu giúp là tính Bồ Tát nổi dậy. Và cuối cùng, khi trong ta nảy sinh một tình cảm, một tình yêu trỗi dậy mà không đòi hỏi bất cứ một sự đền đáp nào thì đó là tính Phật nổi dậy.

Duy Tuệ

155 - Thầy Duy Tuệ nói gì về tình yêu?


Thông thường, khi chúng ta yêu ai thì phần nhiều tình cảm này ít khi nào hoàn toàn vô tư và bất vụ lợi. Người đời yêu ai đều muốn bày tỏ cho người ấy biết là mình yêu họ và chờ đợi đối tượng đáp trả, ít nhất cũng đáp lại bằng cử chỉ âu yếm. Do đó, hễ mỗi khi thương ai chúng ta thích phơi bày ra ngay:
- Tao thương mày, mày không thấy sao?
- Anh thương em lắm, em có biết không?
- Tôi thương ông đến thế mà ông không biết hay sao?
Có nghĩa là ta thường đòi hỏi đối tượng mà ta thương cũng phải biết điều đó. Biết để làm gì? Để đáp ứng trở lại. Lối yêu đó chính là tình yêu sở hữu của chúng sinh, nghĩa là yêu có điều kiện. Cách yêu này cũng chỉ đắp đổi mà thôi, nó do nhân duyên tạo ra rồi với thời gian sẽ đến lúc không còn hoặc biến hoá đi. Loại tình yêu ấy có mặt trái của nó nên chúng ta phải dè chừng!

Tình yêu sở hữu đó không phải là tình yêu của Đức Phật. Đức Phật thường nói rằng điều quan trọng nhất là từ bi tức tình yêu lớn lao không điều kiện và không do duyên sinh. Tình yêu của Đức Phật là tình yêu của tự do, một thứ tự do tuyệt đối, chúng ta đừng nên quên điều này. Tình yêu của Phật, lòng từ bi của Phật luôn tràn đầy để an ủi chúng sinh, cũng như tình thương của Quán Thế Âm Bồ Tát phát ra phủ lên chúng sinh chẳng khác gì một nguồn suối không bao giờ cạn và không kèm theo điều kiện nào. Tình yêu vĩnh hằng của chư Phật như suối nguồn tuôn chảy phù hộ độ trì cho toàn bộ chúng sinh mà không thu về bất cứ thứ gì. Cho nên, tình yêu của Đức Phật là tình yêu tự do tuyệt đối. Nó từ cõi tự do mà ra và lan tỏa tự do khắp các cảnh giới.

Chắc hẳn ai cũng đã từng yêu ít nhất là một lần trong đời, có khi già rồi cũng vẫn còn yêu. Chúng ta thử nhớ lại xem có phải đôi lúc mình cảm thấy rằng tự do có khi nào cao cả và đáng quý hơn tình yêu do các điều kiện thuận tiện mà nảy sinh, phải thế không?

Có những lúc quả thật tự do còn quý hơn thứ tình yêu ấy. Vì vậy, một khi chúng ta phát tâm thương ai mà không xuất phát từ sự tự do tuyệt đối của "Phật tính" thì không phải là tình thương của Phật trong chúng ta. Đó có thể là tình thương của ma, tình thương của quỷ, tình thương của Atula hoặc có thể là tình thương của con người bình thường chứ không phải tình thương mang tính Phật. Thế nên, đừng nghĩ rằng hễ đem lòng thương ai là ta muốn làm trời làm đất gì thì làm, tuyệt đối không được như thế. Ta nên hết sức lưu ý điều này. Thông thường hễ ghét ai, mình ý thức được ngay đó là cái tâm sân hận, cái tâm Atula phóng ra và ta không mong đợi sự đáp trả. Nhưng ngược lại, một khi cái tâm thương phóng ra thì mình lại thích rêu rao ồn ào là mình thương người ta mà người ấy không đếm xỉa gì tới mình. Chúng ta phải tự chủ đừng để cho bị nhầm lẫn vì tình thương đó không phải là tình thương của Phật.

Duy Tuệ

154 - Thế nào là trí tuệ giải thoát?


Đây là một ví dụ cụ thể: chúng ta được mời uống một ly trà hết sức thơm ngon. Loại trà này vô cùng quý hiếm nên rất đắt tiền, giá đến 500 đô la một ly! Biết vậy nhưng người có trí tuệ giải thoát sẽ vẫn thản nhiên như thường, không vì lý do ly trà quá đắt giá mà dính chặt mắt vào nó và từ rày về sau chỉ uống loại trà này chứ không thể dùng thứ nào khác được. Vậy, trí tuệ giải thoát là sự hiểu biết mang lại cách ứng xử không bị ngoại cảnh chi phối.

Một thí dụ khác. Hai vợ chồng già muốn sống với nhau bằng trí tuệ giải thoát thì phải làm sao? Họ hiểu rõ rằng thời gian chung sống không còn nhiều, giờ đây ngồi cạnh nhau cũng tựa như hai cây nước đá đang dần dần tan chảy, cho đến lúc nào đó sẽ biến mất khỏi cuộc đời. Tuy ngồi bên nhau nhưng chỉ chờ ngày vĩnh biệt nhau thôi chứ đâu có cách gì níu kéo được nữa? Ý thức rằng mọi việc không thể nào trường tồn nên họ phải liệu cách xử sự thế nào để đừng gây những phiền phức cho nhau, không chấp nê chuyện này chuyện khác. Chính sự hiểu biết và cách ứng xử đó gọi là trí tuệ giải thoát. Rõ ràng, ta thấy trí tuệ giải thoát cũng khá đơn giản. Trí tuệ giải thoát của Văn Thù Sư Lợi hay còn gọi là của Phật, tất cả chúng ta đều có sẵn trong tâm rồi.

(Trích Bí Quyết Diệt Khổ Đau)

152 - Đừng để cho cảm xúc đánh lừa




Con tim sản sinh ra lắm cảm xúc:
Cảm xúc đam mê êm dịu nhẹ nhàng
Cảm xúc giận hờn gắt gỏng
Cảm xúc yêu thương chôn vùi ý thức
Cảm xúc "phê" trong cơn nghiện ma tuý
Cảm xúc bay bổng của một loại thiền để tránh chạm mặt thực tế cuộc đời
Cảm xúc đê mê trong cuồng phong ân ái
Cảm xúc lâng lâng trong cơn say
Cảm xúc hân hoan chạy theo điều mong đợi.

151 - Xây dựng hạnh phúc gia đình


Để xây dựng hạnh phúc gia đình:

- Phải thật sự có quyết tâm chung sống cùng nhau.

- Phải học cách chung sống với nhau.
- Đừng nhìn người bạn đời bằng cái nhìn thành kiến hay phiến diện chủ quan, mà phải nhìn cho rõ những khác biệt và chấp nhận nó.

- Cố gắng tìm ra những điều hay, điều đáng thương để thêm sự yêu thương.

- Hãy mở rộng tâm, dễ dàng thông cảm và bỏ qua những bất đồng.

- Thay vì gắt gỏng và nóng giận, hãy thương yêu và dịu dàng trong cư xử.

- Nên quan tâm tạo niềm vui cho nhau, vì con người đã quá nhiều chịu đựng.

- Cùng nhau xác định một hướng đi chung cho cả hai người

- Hãy dám nói những điều khó nói để cùng nhau vượt qua sự kém kiến thức.

- Nên sống hồn nhiên và giảm sự hơn thua tranh cãi.

- Hãy tỏ ra mình là người rõ ràng và công bằng.
- Cả hai nên dành thời gian nhiều nhất cho nhau, cho con cái và nhà cửa.

- Gạt bỏ những quá khứ dù hay dù dở.

- Đừng phát sinh nhiều nhu cầu hiện tại.

- Đừng quá mơ mộng về tương lai.

- Ngày ngày sống đơn giản và mở rộng lòng thương.
- Hãy động viên và an ủi nhau trong những lúc khó khăn.
- Đừng để ý nghĩ riêng của mình phá hủy sự bình yên trong tâm hồn của chính mình và người phối ngẫu.
- Hãy tin tưởng và tôn trọng nhau

150 - Sống hợp Đạo


Mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh
Chỉ có một thứ không bao giờ thay đổi và nên giữ lấy

Đó là sự nhận biết (consciousness, awareness) của tâm.

Nó như con cá luôn mở mắt để nhìn
Nhìn cho rõ mọi việc đang xảy ra chung quanh và ngay trong tâm mình.

149 - Điều kỳ diệu của tình thương không “muốn”


Trong tâm của chúng ta có nhiều trạng thái, trong đó có một trạng thái thương trong suốt được gọi là tình thương của Phật, giống y như mặt trời chiếu ánh sáng ra cho muôn loài. Ngoài ra, tâm ta lại chứa đựng một tình thương khác luôn kèm theo một số điều kiện có chữ "muốn" trong đó: "Tôi muốn anh phải như thế này" hay "Tôi muốn em phải làm điều kia"... Trong khi đó, tình thương của Phật không bao giờ kèm theo chữ "muốn" ấy. Nếu chúng ta sử dụng loại tình thương có kèm theo chữ "muốn" thì chắc chắn sẽ đau khổ, sẽ phiền não!

148 - 12 Chủ đề luyện tập




Tôi tạm đưa ra trước mười hai chủ đề
Chỉ cần tập cho nhuần nhuyễn mỗi chủ đề không cần theo thứ tự.
Sẽ khám phá sự mầu nhiệm của tâm.

147 - Vì sao khuyến tu



Các pháp tu mà Pht dy không nhm giúp chúng ta thành Tiên, thành Pht hay thành Thánh gì c. Tuy đây đó trong kinh có đ cp đến điu này nhưng tht ra ch ct đ khuyến tu.

Con người vn dĩ tham lam, h không tham tin, không tham tình thì cũng ham thành Thánh, mà tham tin tham tình thì kh nên tm thi Pht chuyn hướng cho tham thành Thánh. Đến khi vào được con đường này ri s tiếp tc un nn thêm theo hướng không đ cho c Niết Bàn ln thiên đàng ràng buc. Nhưng ngay t đu nếu không khuyến d chúng sinh s không nghe, tin tài danh vng h đã có đ ri nên bt đu tìm kiếm chuyn khác, do đó phi m ra mt con đường mi là con đường Thánh. Vic ni tiếng v tin bc hay đa v trong đi thường thì nhiu người đã đt và không còn hp dn na mt khi đã đt được. Bây gi h cn ni tiếng v con đường Thánh. Mt khi đc được qu Thánh s lng danh thiên h khp năm châu bn b và truyn nhiu đi nhiu kiếp. Ham mun là dc nên phi bt đu t dc đ thăng hoa, không th b qua đon đường này.

Phi t lòng ham mun mà dn dt ra khi mi ràng buc t đa ngc đến Niết Bàn. Đó chính là khuyến tu. Nhưng mt khi đã vào được con đường hc Đo, hc Pht ri, chư v mi giáo dc dn dn đ cho mi người thy rõ mc tiêu cui cùng ca vic tu tp là đ cho tâm được bình yên, tâm thc s là ánh sáng.

Tâm bình yên s phát sinh trí tu, phát sinh tình thương. Đó là mc đích cao nht ca vic tu hc ch không phi đ tr thành bc gì hết. Ri t lòng t bi và trí tu siêu vit y, người giác ng t ti ra vô đa ngc hay Niết Bàn khi nhân duyên đến hay khi có nhu cu giúp đỡ.