"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

Các sách đã xuất bản

DIỆU LỰC SÂU THẲM CỦA DOANH NHÂN


“Bên dưới sự điều hành của anh, anh phải có một cái nhìn anh không phải là giám đốc. Anh ở trong cương vị giám đốc mà không có ý tưởng mình là giám đốc, không say đắm trong vị trí ấy thì cái thấy ấy lại tạo cho anh một cảm xúc. Cảm xúc đó gọi là cảm xúc tự do. Chính cảm xúc tự do này tạo ra một sức mạnh thật cho vị trí giám đốc, cho công việc của một vị giám đốc. Cảm xúc tự do này chính là một năng lượng vô giá tạo cho cương vị giám đốc một sức mạnh đặc biệt.” 

Hai con đường dẫn tới diệu lực.

Có một số người lúc nào cũng muốn chứng tỏ với mọi người: mình là người luôn luôn bận rộn. Điều đó chứng tỏ người ấy chưa có có tổ chức và thiếu tự tin. Phải làm sao cho mình làm được nhiều việc mà không cảm thấy bận rộn. Muốn làm được điều đó, quí vị phải tập phát triển diệu lực bên trong. Có hai phương pháp cơ bản:

- Một là, khi anh rơi vào tình trạng chới với, không điểm tựa, thì anh nhận thức được tình trạng đó và chọn ngay nó làm chỗ dựa. Không dựa vào kinh nghiệm, không dựa vào kiến thức, không dựa vào sắc đẹp,không dựa vào thói quen than thân trách phận,… Anh phải biết rất rỏ mình đang vứt bỏ dần các chỗ dựa ấy và anh đang trãi nghiệm tới một điểm mà mình cảm thấy bơ vơ không nơi nương tựa. Quí vị cố gắng tiếp cận được điểm này sẽ thấy một diệu lực kỳ lạ tuôn chảy ra.

- Hai là, tập ăn nói lịch sự, cư xử đúng mực, suy nghĩ tốt cho người khác, lúc nào cũng thấy mình thiếu sót, lúc nào cũng thông cảm cho người khác, khiêm tốn học tập, xã bớt quyền lợi bản thân mình, … Những điều đó đổi lại cho quí vị một diệu lực, mà tiền bạc không thể sánh được.

Quí vị phải kiểm soát tối đa những suy nghĩ tiêu cực trong đầu mình, vừa chớm ra là phải dập tắt ngay. Nếu anh không cắt thì suy nghĩ ấy sẽ biến ngay thành một năng lượng và tạo thành muôn ngàn âm mưu, quỹ kế và cảm xúc tiêu cực, khiến anh phải hành động cho được. Quí vị cố gắng suy nghĩ tích cực, hành động tích cực, đóng góp tích cực thì quí vị sẽ có diệu lực. Tạm lánh xa những người xấu, đó là người không làm chủ được cái đầu của mình, chứ không phải họ không có khả năng làm điều tốt.

Phương pháp thứ hai rất dễ nhưng cũng rất khó thực hiện, vì quí vị phải có đủ bãn lĩnh duy trì bền bĩ để trở thành thói quen. Quí vị cố gắng thực hành hai phương pháp song song, không bỏ qua phương pháp nào, quí vị sẽ có một nội lực diệu kỳ không có gì sánh nổi.

Đó là nội dung được trích dẫn từ ấn phẩm mới: Diệu Lực Sâu Thẳm của doanh nhân - Tác giả Duy Tuệ, Cty CP Đầu tư giáo dục Minh Triết phát hành theo giấy phép xuất bản số GP - VHTT- TP.HCM (số 332 - 2012/ CXB/29 - 236/VHTT) -  

Mời các bạn tìm đọc và tiếp tục khám phá tại đây: http://minhtriet.vn/ProductDetail.aspx?tid=1&cid=46&pid=296#

BÍ MẬT CỦA PHỤ NỮ


“Thông điệp gửi người đàn ông

Cuộc sống vợ chồng rất tế nhị, người đàn ông cần biết người vợ cần gì. Người phụ nữ thường rất kín đáo, họ cần sự giao cảm, truyền cảm xúc giữa người đàn ông và phụ nữ chứ không phải chỉ đơn thuần là tình dục hay tiền tài, danh vọng. Có người ở trong cung vàng điện ngọc nhưng cũng không hạnh phúc vì không thành công trong giao cảm vợ chồng. Thông thường, người đàn ông rất ít hiểu về phụ nữ. Ngược lại, người phụ nữ rất già dặn và sâu sắc vô cùng. Người phụ nữ thấy thế giới đàn ông dễ dàng nhưng thế giới phụ nữ thì sâu thẳm không giới hạn, người đàn ông khó thấy được.

Người đàn ông giống như hành tinh, người phụ nữ giống như bầu trời. Hành tinh không thấy bầu trời nhưng bầu trời thì thấy hành tinh. Hành tinh dù là mặt trời có sức mạnh nóng đến mấy cũng không thể chinh phục được bầu trời. Người đàn ông cần nhìn tỉnh táo như vậy! Tôi thay mặt phụ nữ để chuyển đến thông điệp này!”

Đó là nội dung được trích dẫn từ ấn phẩm mới: Bí Mật Của Phụ Nữ - Tác giả Duy Tuệ, Cty CP Đầu tư giáo dục Minh Triết phát hành theo giấy phép xuất bản  GP - VHTT- TP.HCM (số 256 - 2011/ CXB/37 - 26/VHTT)

Mời các bạn tìm đọc và tiếp tục khám phá tại đây: http://minhtriet.vn/ProductDetail.aspx?tid=1&cid=15&pid=294

NGƯỜI VIỆT NAM, HỒN VIỆT NAM


«Việt Nam sẽ là vùng đất thánh mở ra con đường mới cho nhân loại tiến sâu vào khám phá bí mật của đầu óc, chứ không phải là vùng đất thánh cho tôn giáo. Con đường này cũng chính là con đường hoài bão của tất cả các bậc đại trí trong lịch sử nhân loại, dù trong suốt quãng thời gian dài đằng đẵng, nó đã không được thể hiện rõ ràng. 

Con người sống trong thời đại ngày nay quả thật may mắn và càng ngày nó càng rõ ràng hơn. Hay nói cách khác, vì thừa hưởng được may mắn từ những thành tựu của nhân loại nên đến thời kỳ này, con đường ấy mang tính khoa học hơn, rõ ràng mà cũng hết sức thần bí. Rõ ràng ở chỗ nó có hiệu quả có thể thấy và cảm nhận được, còn thần bí ở chỗ ta không thể nhìn thấy nó. Đó là lí do tại sao hiền giả Duy Pháp Thông nói: “Nếu dùng chữ “thần học” thì con đường Phát triển Lực Nhiệm Màu và Sự Thông Minh Sâu Thẳm đích thực là thần học, thần học có thực chứ không phải là thần học tưởng tượng. Nghĩa là một lực vô hình có thật”. Dù có dùng chữ gì thì mỗi người trong chúng ta đều công nhận, thật sự có một lực vô hình trong đầu óc. Lực ấy đem lại sự bình an và niềm vui cho bản thân cũng như cộng đồng chung quanh. Nó làm cho chúng ta càng ngày càng trưởng thành về đầu óc, trí tuệ, trí thấy, con tim và cả tình yêu thương.”


Link: http://minhtriet.vn/ProductDetail.aspx?tid=1&cid=13&pid=222


GIÁO DỤC LÀ HẠT MẦM KỲ DIỆU CHO
MỖI NGƯỜI


Sự kết nối chặt chẽ giữa các cá nhân trong một cộng đồng là điều tất yếu cần được nhận thức một cách sâu sắc để giảm bớt cái nhìn nhầm lẫn về chính mình và người khác. Sự thành công của bất cứ cá nhân nào đều có sự cống hiến của những người xung quanh. Do vậy, từ giáo viên cho đến phụ huynh và học sinh đều phải ý thức rõ ràng về sự liên đới này mà thực hiện trách nhiệm và bổn phận của mình bằng tất cả tâm hồn và lòng nhiệt thành.

Giáo dục nên hướng sâu vào sự phát triển nhận thức sâu thẳm về trạng thái hoà bình trong đầu óc và phát triển tình yêu. Đó chính là thông điệp mà tác giả Duy Tuệ gửi đến cho độc giả trong tác phẩm Giáo dục là hạt mầm kỳ diệu cho mỗi người.
 Đọc tác phẩm này bạn sẽ biết:
- Bạo lực học đường bắt nguồn từ đâu?
- Thành công có phải chỉ từ sự giáo dục trong nhà trường?
- Chìa khóa phát triển nhận thức sâu thẳm về trạng thái hòa bình trong đầu óc.
- Cách nhìn của thầy cô về chính mình và học sinh.
- Trách nhiệm của phụ huynh.
- Và những chia sẻ chân tình khác.
Mời các bạn tìm đọc.
Link: http://minhtriet.vn/ProductDetail.aspx?tid=1&cid=13&pid=264


THÔNG MINH SÂU THẲM



Nếu như trong Ta là ai? - cuốn sách thu hút được sự quan tâm của đông đảo độc giả gần đây, tác giả Duy Tuệ đã trao tặng cho người đọc con đường tìm lại chính mình để sống một cuộc sống thật viên mãn và hạnh phúc thì giờ đây trong cuốn sách Thông minh sâu thẳm, ông hé lộ cho chúng ta phương tiện để trở về một cách bình yên trong cuộc đời đầy rẫy những sóng gió, bất an, cô đơn và dằn vặt trong tinh thần. 

Qua những trải nghiệm huyền bí và đầy màu nhiệm của mình, tác giả tin tưởng và quả quyết rằng bằng phương pháp hiện đại khai mở Lực Nhiệm Màu và Sự Thông Minh Sâu Thẳm bên trong, từ đây, chấm dứt thời kì dân tộc Việt Nam chỉ tiếp nhận những luồng tư tưởng tâm linh, tư tưởng khai sáng từ các nước như Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Quốc, Roma hay Jerusalem… để vượt qua những khó khăn về thành tựu trong cuộc sống tinh thần lẫn vật chất, giúp khai phóng bế tắc tâm linh mà các tôn giáo đã không thể giải tỏa được. Dân tộc Việt Nam phải có niềm tin dũng mãnh và đầy đủ bản lĩnh, sáng tạo ra những phương pháp đặc biệt dẫn dắt đời sống tâm linh, đời sống của Lực Nhiệm Màu và Sự Thông Minh Sâu Thẳm bên trong không thua kém các dân tộc khác trên thế giới.

Tập trung nghiên cứu về những bí mật của não bộ, tác giả đưa ra những hiểu biết mới và những sự thật đáng ngạc nhiên về bản chất và nguồn gốc của suy nghĩ, cách thức và nguyên nhân tại sao bộ máy suy nghĩ lại có những tác động nguy hiểm đối với đầu óc. Sử dụng những lý giải độc đáo dựa trên những trải nghiệm có thật của bản thân, ông đưa ra những kết luận rất hấp dẫn về Sức Mạnh Hoàn Hảo Của Tỉnh Thức, cách thức Khai Mở Và Ứng Dụng Sức Mạnh Vô Hình, cách thức Khai Mở Và Ứng Dụng Tầm Nhìn… từ đó Phát Triển Lực Nhiệm Màu và Sự Thông Minh Sâu Thẳm Bên Trong nhằm giải quyết tận gốc mọi bế tắc, nhầm lẫn trong cuộc sống và phát triển tình yêu chân thật.
Thông minh sâu thẳm sẽ thay đổi cách thức chúng ta nhận thức bản thân trong công việc và trong gia đình, phá vỡ mọi lối mòn và khuôn mẫu trong suy nghĩ của chúng ta và còn nhiều hơn thế nữa dưới một thứ sắc thái ánh sáng hoàn toàn mới mẻ.Sách có bán tại các nhà sách, các đại lý trên toàn quốc, và tại văn phòng cty Minh Triết ở Tp.HCM và HN.
Link: http://minhtriet.vn/ProductDetail.aspx?tid=1&cid=37&pid=217

NHỮNG ĐIỀU DẠY VỀ PHẬT
CỦA PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG





"Tôi sơ lược trình bày chủ đề Ánh sáng độc lập tự do trong đầu óc Trần Nhân Tông và ảnh hưởng tích cực của ánh sáng này đối với dân tộc Việt Nam, cách nay hơn 700 năm, căn cứ vào những lịch sử cụ thể còn ghi lai nhằm mục đích tôn vinh Người, tôn vinh tính tinh hoa của dân tộc Việt Nam. Đồng thời cũng để nhắc nhở cho chính tôi người may mắn được sinh ra trên đất nước Việt Nam nhớ phẩm chất quý báu này của người Việt Nam, mà nó cũng quý báu như tài sản thiêng liêng của mỗi con người trên hành tinh này và luôn ưu tư thực hiện nó cho chính mình trước đã, dù đang sống ở đâu, làm bất cứ việc gì để giúp người. Với lòng ngưỡng mộ đặc biệt, tôi tin chắc rằng những ai theo niềm tin Phật Giáo rồi sẽ tôn vinh Ngài là vị Phật lịch sử của Việt Nam mà tôi và nhiều bạn bè Việt Nam gọi là Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Những ai chọn tôn thờ Ngài, người ấy cũng là Phật dù muốn gán cái khái niệm này hay không. Nghĩa là người có phẩm chất tự do và lòng thương người tha thiết nhất."




KHAI MỞ ĐẠO TÂM



Đạo Tâm là bản chất và quy luật của năng lực màu nhiệm tạo ra trạng thái thấy biết và các cách nhìn tích cực hay có thể gọi là Diệu Lực Vô Hình – tương tự những từ thường thấy trong kinh điển Phật giáo như: Tâm Vô Niệm, Tâm Chân Như, Tâm Bát Nhã, Tâm Phật.

Việc nhận ra Diệu Lực Vô Hình mang ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp con người đạt được sự thông minh sâu thẳm với những trí tuệ sắc sảo trong việc nhận biết nguyên nhân của khổ đau, biết cách kiểm soát được trạng thái làm việc của đầu óc mình. Khi đó tầm nhìn và khả năng thấy sẽ mở rộng rất lớn, có thể dung chứa được tất cả mọi diễn biến phức tạp trong đầu óc con người thế gian, những trạng thái cảm xúc, ý nghĩ, hành động, cung cách cư xử của mọi người mà bản thân thích hay không thích, đồng tình hay không đồng tình… Chứa đựng một cách bình yên, thoải mái, tự tại vô ngại…

Ngoài ra, khi thực hành các phương pháp trong Khai mở Đạo Tâm của tác giả Duy Tuệ, bạn sẽ:

- Ổn định tâm để quan sát chính mình và thế giới chung quanh, nhằm phát minh trí tuệ ứng xử phù hợp với thực tại phong phú, sinh động của cuộc sống.

- Thường tự vui, tự hạnh phúc do sự hiểu biết tất cả các pháp từ nội tâm đến bên ngoài và do có vô lượng trí tuệ giải thoát thường phát sinh không ngừng, dần dần đạt khả năng thuyết phục kỳ diệu, lời nói như tiên tri, lời nói như thiên hoa khai mở lòng người.

- Dễ dàng hiểu sâu sắc các lời dạy trong các kinh điển của Phật giáo và các tôn giáo khác. Giải trừ hầu hết “nghiệp chướng” sâu dày do cách nhìn và niềm tin lệch lạc và tiêu cực tạo ra. Hành động tự do khỏi quy luật “nhân quả”, do vậy, sẽ đạt đại giải thoát.

- Biết cách sống yên ổn và biết cách chết nhẹ nhàng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời gian và nơi chốn. Biết cách quyết định tái sinh hay không tái sinh. Tự biết về các Đấng linh thiêng mà con người thường ngưỡng vọng để tự do với các Đấng ấy trong niềm hân hoan vô tận.

- Nhận biết rõ tính chất của tình thương chân thật cao quý của con người và trí thấy thường phát ra tình yêu giải thoát với cuộc sống ngắn ngủi của con người.

 - Sống đúng với logic, nguyên tắc, hay bản chất và quy luật của lực màu nhiệm tạo ra trạng thái thấy biết và các cách nhìn tích cực.

Mời các bạn tìm đọc và tiếp tục khám phá.
Link: http://minhtriet.vn/ProductDetail.aspx?tid=1&cid=58&pid=47




MỞ RỘNG TÂM


Tất cả con người từ kẻ giàu đến người nghèo, từ dân thường cho đến quan viên không ai là không khổ. Ai ai cũng có nỗi niềm riêng, người nghèo có cái họa của người nghèo, người giàu có mối bận tâm của người giàu, dân có chuyện lo của dân và quan cũng phải đối phó với nhiều phức tạp của chốn quan trường, không ai là không khổ. Thông thường, mỗi khi có điều gì lo buồn hay đau khổ, chúng ta thường hay đến cảnh chùa để tìm sự an ủi.
Do đâu mà nhà chùa lại làm được điều này? Chúng ta đều nhận rõ được một điều, niềm vui bên trong thường đi liền với sự thanh tịnh, vì vậy khi tới những chỗ ồn ào ta khó mà cảm thấy thích thú. Vì vậy, hễ tới chỗ nào yên tịnh tự nhiên chúng ta thấy khỏe khoắn trong người, hay lúc đang mỏi mệt mình tìm chỗ vắng vẻ nghỉ ngơi một chút là thấy dễ chịu ngay. Như vậy, sự thanh tịnh là cội nguồn của hạnh phúc, là điều quý nhất của con người và đã có sẵn trong tâm của mỗi chúng ta. Tất cả sự hiểu biết đều xuất phát từ sự thanh tịnh. Mọi trí tuệ cũng xuất phát từ sự thanh tịnh mà ra. Đó là lí do chúng ta cần phải mở tâm thật rộng, vì bản chất của tâm là rộng lớn vô tận. 

Duy Tuệ


Link: http://minhtriet.vn/ProductDetail.aspx?tid=1&cid=58&pid=44

ĐỪNG ĐỂ MẤT THIÊN ĐÀNG


Bạn hay nghe người ta nói “thiên đàng chẳng ở đâu xa”. Quả đúng như vậy. Không nên chậm trễ nữa. Hãy dũng cảm mà khám phá và sống trong cảnh thiên đàng bên trong mỗi chúng ta.

Thời gian đi qua nhanh quá! Mỗi phút giây suy tư là ta đã để mất thiên đàng.


Link: http://minhtriet.vn/ProductDetail.aspx?tid=1&cid=1&pid=46


TÌNH THƯƠNG LÀ TÀI SẢN VÔ GIÁ


Khi quan sát một cây mai, chẳng những mình đem lòng thương nó mà từ đó ta còn thấy được tình thương của người trồng nó. Trong một cây hoa thôi mà chứa đựng biết bao nhiêu tình thương của mọi loài, từ năng lượng của Trời đất mà nó hấp thụ đến chất dinh dưỡng của phân bón, nước…

Thế là ta sẽ giao thoa tình thương của mình với tình thương của bao nhiêu loài khác đối với một vật thể. Thật là màu nhiệm vô cùng.


Link: http://minhtriet.vn/ProductDetail.aspx?tid=1&cid=1&pid=50




HÀNH TRANG VÀO ĐỜI


Dù chỉ mới rời ghế nhà trường hay lăn lộn với cuộc đời từ tấm bé, bạn trẻ nào cũng khao khát trang bị cho mình một bản lĩnh trước cuộc sống biến hóa khôn lường. Hãy đọc và cảm nhận từng trang sách “Hành Trang Vào Đời”, rồi bạn sẽ thấy mình mỗi lúc lại lớn thêm lên, cả về tinh thần lẫn thể chất.



Trích đoạn:

«Tại sao lâu nay con cứ sống trong âu lo?
Tại sao lây nay con cứ sống trong uất ức giận hờn?
Tại sao lâu nay con cứ sống trong buồn phiền không thỏa mãn?
Tại sao lâu nay con cứ sống trong thấp thỏm mưu toan?
Tại sao lâu nay con cứ sống trong ý niệm lý tưởng không rõ ràng?
Tại sao lâu nay con cứ sống với hoài bão mơ hồ?
Tại sao lâu nay con cứ sống trong sự dằn vặt khổ đau, buồn tủi?
Tại sao lâu nay con cứ sống trong sự lỡ làng không còn sửa đổi được?
Tại sao lâu nay con cứ ăn năn, khắc khoải như sự vỡ một cái ly không hàn liền lại được?
Tại sao lâu nay con cứ muốn ôm hết thế gian vào lòng để rồi thất vọng?
Tại sao lâu nay con cứ muốn điều chỉnh những gì chưa vừa ý?
Vân vân và vân vân...
Con có muốn thỏa đáng các tình huống trên không?
Con có biết các tình huống ấy là sản phẩm của tâm
con không?
Điều quan trọng là con có biết tâm con cũng không có không?
Con cứ tìm tâm đi rồi con sẽ hiểu
Ta đảm bảo rằng nước mắt con sẽ tuôn chảy tận đáy lòng!
Một ngày không xa
Con sẽ thực sự hạnh phúc…"




"TA LÀ AI?"


«Ta là ai?» câu hỏi mà rất nhiều người qua rất nhiều thế hệ khác nhau đã phải tự hỏi rồi tự tìm câu trả lời. Bởi câu hỏi đó là thể hiện rõ nhất mong muốn thể hiện mình, mong muốn tìm ra bản ngã đích thực. Để trả lời câu hỏi này một cách thấu đáo rõ ràng là hoàn toàn không dễ nhưng rõ ràng là nếu không trả lời được người ta rất dễ dàng rơi vào mập mờ mông lung thậm chí là mất xu hướng để rồi cuối cùng chẳng đạt được điều gì tích cực. Để trả lời cho câu hỏi ấy, tác giả khẳng định trước tiên phải xác định được ước mơ của mình là gì, bởi người sống có ước mơ, có lý tưởng thì sẽ lấy những thiếu thốn làm động lực thúc đẩy bản thân phấn đấu đạt được ước mơ, lý tưởng ấy. 

Tác giả lấy thí dụ thái tử Tất Đạt Đa khi còn ở hoàng cung, cuộc sống của ngài được bọc trong nhung lụa không thiếu thứ gì nhưng chính vì thế thái tử lại buồn chán, không tìm ra ý nghĩa của cuộc sống khi so sánh với những người dân nghèo – những người luôn sống trong thiếu thốn, thì Tất Đạt Đa lại không hạnh phúc bằng bởi những người dân ấy luôn có một mơ ước là cuộc sống đầy đủ khấm khá hơn và họ phấn đấu vì mơ ước ấy. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao Tất Đạt Đa rời bỏ hoàng cung, lấy việc tìm ra căn nguyên của khổ đau làm mơ ước của đời mình rồi sau đó đã trở thành Đức Phật.

Để xác định được mơ ước của cuộc đời mình và hiện thực hóa nó như thế nào thì theo tác giả trước nhất chúng ta cần có một đầu óc tự do hoàn toàn, giải thoát được tất cả những suy tính, những vướng mắc, lo toan mà hàng ngày hàng giờ đang cuốn mỗi người đi, để rồi mơ ước vẫn chỉ mãi là ước mơ không bao giờ với tới được.

Bằng cách diễn giải dễ hiểu, logic, sử dụng ví dụ câu chuyện của đạo Phật, tác giả đã từng bước dẫn dắt người đọc đi tới một thế giới khác hoàn toàn mới mẻ và sống động.


Link: http://minhtriet.vn/ProductDetail.aspx?tid=1&cid=39&pid=53




CẨM NANG THIỀN MINH TRIẾT - PHƯƠNG PHÁP KHÁM PHÁ, PHÁT TRIỂN
NHẬN THỨC SÂU THẲM & TẦM NHÌN RỘNG LỚN



Lợi ích của thiền nói chung đều để phục vụ thực tiễn cuộc sống hàng ngày của con người, nó chỉ gắn liền và có giá trị với diễn biến cuộc sống đang hiện diện, chứ không mông lung, mơ hồ và huyền bí kiểu huyễn hoặc hay tưởng tượng. Lợi ích chân thực của thiền vô cùng quý báu đối với đời sống mỗi người, nhưng sử dụng phương pháp nào và lấy gì để đo lường hay chứng thực kết quả? Việc thực hành và ứng dụng thiền trong cuộc sống hàng ngày có cầu kỳ, kiểu cách, kiêng cữ, khó khăn, tốn kém thời gian và tiền của không? Nó có phải là tài sản của riêng những người am hiểu kinh điển, tu học hay nghiên cứu kinh điển lâu năm không?
Cuốn sách này là cẩm nang ứng dụng thực hành vào cuộc sống hàng ngày để giúp mỗi người khám phá, phát triển nhận thức sâu thẳm, mở ra một cái nhìn thật sâu rộng về sự bí ẩn bên trong linh hồn của mình và phát triển nhận thức về đời sống bí ẩn của não để não phát huy tất cả các chức năng có lợi nhất cho đời sống vật chất cũng như tinh thần. Kết quả của việc học và thực hành thiền phải được thể hiện như là một giá trị đặc biệt dành cho người học thiền và nó được thể hiện qua đời sống hàng ngày. Nếu hiểu và thực hành đúng thì hoàn cảnh của mình phải thay đổi ngày càng tốt hơn trước khi chưa thực hành thiền. Bên cạnh đó, thiền giúp quý vị huân tập thói quen thánh thiện là luôn quan sát tỉ mỉ chi tiết diễn biến của đầu óc, luôn tỉnh thức với từng suy nghĩ, cảm xúc đang diễn ra trong mình, để tạo dựng cuộc sống vui nhiều khổ ít, sống bình an và giàu lòng thương yêu với chính mình và thế giới quanh ta.
Bằng trải nghiệm của chính mình thông qua thực hành các phương pháp mà tôi đã đúc kết và sáng tạo từ trải nghiệm sâu thẳm, có tên tạm gọi là Thiền Minh Triết – Phương pháp khám phá, phát triển nhận thức sâu thẳm và tầm nhìn rộng lớn, quý vị sẽ tự tỏ tường mọi vấn đề, sống và hưởng thụ trọn vẹn lợi ích của thiền!
Các phương pháp này giúp quý vị nhận thức tỏ tường về thiền là đời sống chất lượng cao, bao gồm sự hài lòng mỗi ngày, vui với cảm xúc của lòng nhiệt tình đối với sự hiện hữu của mình và thế giới quanh ta. Trong khi thực hành, quý vị sẽ tự mình nhận thức rõ về thực chất của thiền. Lúc ấy khái niệm thiền, kiến thức và hình thái về thiền gần như không còn tồn tại. Bởi vì, quý vị đã đi vào trạng thái sống thiền - một cuộc sống đặc biệt đang diễn ra (sống bằng trực giác). Nói cách khác, ở trạng thái sống thiền, thì không còn khái niệm, quan niệm, kiến thức, tư thế hay hình thức về thiền nữa, quý vị đã hợp nhất thiền với cuộc sống chính mình. Nghĩa là, quý vị sẽ đi vào trạng thái sống trực giác từng phút giây, để chất lượng cuộc sống hoàn hảo mà chữ thiền hay mọi khái niệm về thiền và hình thức thiền không còn tồn tại nữa.
Thiền Minh Triết diệt tận gốc các vấn đề trong đầu óc, giúp cho người thực hành đạt tới sự hài lòng ổn định nhất cho suốt cuộc đời của mình. Nghĩa là, dùng khả năng nhận thức, ý chí để khám phá, hiểu biết và giải quyết tận gốc những vấn đề gây ra bất an cho đầu óc. Từ đó, giảm stress và các cảm xúc khổ đau, mở ra sự thấy rõ về con đường sống sung sướng, hạnh phúc và bình an, làm lợi lạc cho cộng đồng.
Duy Tuệ
Link: http://minhtriet.vn/ProductDetail.aspx?tid=1&cid=1&pid=42



BÁU VẬT NHIỆM MÀU



Tôi có duyên may được gặp Đạo sư Duy Tuệ trong dịp chúng tôi làm lễ động thổ để tôn tạo lại chùa Vân Tiêu cùng với đông đảo bà con trong Nam ngoài Bắc có lòng hảo tâm muốn hành hương về Yên Tử, nơi Vua Trần Nhân Tông, Đức Phật tổ của Việt Nam, đã từng sống và dạy Đạo cách nay gần bảy trăm năm.

Trời đã về chiều, gió se lạnh, giữa cảnh âm u tĩnh mịch chốn Vân Tiêu, những giọt nắng chiều như còn lưu luyến vướng trên ngọn cây, và sương mờ lắng xuống bao phủ kín dưới lưng đồi... Tôi cũng không nhớ bắt đầu từ đâu và từ lúc nào, Đạo sư Duy Tuệ đã truyền lại cho tôi cái cảm nhận thánh thiện, niềm hạnh phúc khai mở được tái hiện mà xưa kia (cách đây 700 năm) Đức Vua Trần Nhân Tông đã ghi lại trong bài thơ chữ Hán:

"Đình đình bảo cái cao phàn vân
 Kinh tiêu cung khuyết vô phàn trần...
 Thử long, thử nguyệt, dĩ thử nhân
 Hợp thành thiên hạ tam kỳ tuyệt!"
(Quả núi vời vợi như chiếc lọng hoa cao
                                                                  với tới mây
Cung điện thần tiên không gợi chút trần tục...
Gió đây, trăng đấy, với người đây
Hợp với nhau thành ba thứ tuyệt diệu
                                                            trong trời đất.)

Và cứ thế, tôi được Đạo sư dẫn vào nội tâm sâu kín của chính mình... ông chậm rãi từng bước, nhưng tay lần tràng hạt hành thiền với một giọng nói trầm lắng: "Ai cũng có Phật tánh trong con người, song dục vọng của cuộc đời đã cuốn hút chúng ta và làm lu mờ cái bản chất thánh thiện của con người, nói theo kiểu Khổng Tử là "nhân chi sơ tính bản thiện"! Nếu vén được cái màn sương dục vọng ấy thì tâm Phật sẽ được khai mở, toả sáng và con người sẽ sống và làm việc tốt đẹp hơn, từ ông Thủ tướng cho đến người dân thường. Thậm chí một kẻ ăn mày có chút ánh sáng tâm Phật thì anh ta cho dù không thay đổi thân phận nhưng đi ăn xin một cách sạch sẽ hơn!
 Vì vậy đạo Phật lấy hoa sen làm biểu tượng cho sự giải thoát. Hoa sen sống trong bùn. Bùn là biểu tượng cho cuộc sống, cho các loại dục vọng, nhưng sen vẫn ngạt ngào hương sắc "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn...".

Tôi là một người giảng dạy văn hoá ở các trường đại học và các viện nghiên cứu, nên tôi hiểu được rằng: Tạo hoá đã đặt con người trước một nghịch lý vĩ đại mà trong suốt chiều dài vô tận của mình, con người phải vật lộn để cuộc sống được an bình, cân bằng. Đó là mối quan hệ giữa CON và NGƯỜI trong con người. Là CON - con người cũng như các thú vật đều tham - sân - si, đều là hữu hạn trong cái vòng sinh - lão - bệnh - tử..., nhưng là NGƯỜI nó lại luôn luôn hướng thiện và muốn trường sinh bất tử! Để con người được giải thoát và đạt tới cõi Niết Bàn (vốn là từ ẤN Độ Nir-Vana: Nir phủ định từ, Vana: dục vọng, sự sống), đạo Phật chủ trương lấy giới, định, tuệ (Sila, Samadhi, Prajna) làm cốt lõi cho đời sống người phật tử. Thông qua sự tu tập, trong đó thiền được xem là giải pháp quan trọng để thay thế dục lạc (lạc thú nhục dục) bằng thiền lạc (thú vui của thiền định).

Đạo sư Duy Tuệ - như ông tự bạch và như nhiều người đã biết, vốn không phải là một người xuất gia có nhiều thời gian tu tập, mà là một con người bình thường sống lăn lộn trong cuộc đời và cũng có nhiều thành đạt: một nhà kinh doanh giàu có đã bôn ba nhiều nước, một gia đình ấm cúng vợ con đàng hoàng, một môi trường bầu bạn giao du rộng rãi... nhưng ông chưa một lần cảm thấy hạnh phúc và yên ổn. Ông từ bỏ mọi thứ và đi ăn mày cửa Phật! Ông đã viết một bài "ăn xin" cực kỳ xúc động khi ông ngồi bán già dưới gốc Bồ đề - Bodhgaya India, cầm những đồng tiền bố thí mà nước mắt ông ràn rụa, phải tập kiếm sống ăn xin, và ông đã đốn ngộ: "Tự tâm ta biết rằng, hành động sống đời ăn xin của ta là để cho người đời tăng thêm phước!" Ông không phải là người tu làu thuộc kinh Phật, thông thạo giáo lý như các Hoà thượng trong Giáo hội... nhưng khi đốn ngộ ông như được đức Phật khai mở tâm Phật và thắp sáng tuệ nhãn và tu tập hành đạo một cách tự nhiên, tự nguyện. Con đường của ông đến với Phật là con đường trải nghiệm tâm linh hơn là giác ngộ về giáo lý. Và ông như được sinh ra để làm một sứ giả của đức Phật là truyền đạt những tư tưởng của đức Phật vào đời sống thường ngày của chúng sinh.

Nếu như trong cuốn Hành trang vào đời (Nxb Văn hoá - Thông tin, 2001) ông đã diễn giải một cách dung dị - tiếng nói thật mộc mạc của con tim - tâm Phật, để giúp con cháu, cũng bằng trực cảm nhận thức thực chất giáo lý sâu sắc của đạo Phật để rồi hành xử trên cơ sở đạo đức và hướng thiện, thì cuốn Báu vật nhiệm màu là một sự tiếp tục khám phá cái tâm của mình, của bạn bè và chúng sinh trên con đường đến với đức Phật, đây là những suy tư cảm xúc, những cuộc trao đổi, tiếp xúc với nhiều người trong nước và nước ngoài.

Có thể nói Đạo sư Duy Tuệ với tình cảm riêng của mình đã cảm nhận được cái Phật tánh nguyên uỷ và muốn trả lại cho đời một cái đạo Phật vô thần.

Ông viết:

 "Hàng nghìn năm người ta đã nhầm
 Ngồi thiền để thành Phật!... không phải tu để thành Phật!
 Mà phải nhận ra bản chất Phật của mình... khi nhận ra bản chất này
 Giúp con người sẽ hạnh phúc trong địa vị mình
 Từ kẻ ăn xin cho đến bậc vua chúa
 Đều an vui trong vị trí của mình".

Ông coi đức Phật "là vị Thầy vĩ đại nhất" và vị Thầy ấy đang nằm trong ta (bảo tháp). "Hãy nhận ra vị Thầy vĩ đại nơi mình và lễ lạy". Đó chính là tâm Phật. Ông còn khuyên các tu sĩ: "Đời sống của tu sĩ là cách lựa chọn riêng của mỗi người, là hạnh phúc riêng của mỗi người, nhưng nhất thiết nó không phải là lý tưởng của mọi người". Trong một bức thư dài ông gửi cho tôi từ Singapore, ông nói với tôi:

"Từ bao thế kỷ ấy
 Người ta đặt niềm tin và trao thân phận cho tôn giáo
 Ôi! Những kẻ nô lệ!
 Sự huyền hoặc của tôn giáo
 Lại trở thành khuôn mẫu cho con người!
 Ôi tối tăm lại chồng chất tối tăm!
 Ôi đau khổ lại chồng chất đau khổ!"

Đi máy bay trên bầu trời ông khát khao "vượt ra, vượt ra, vượt ra khỏi, vượt ra tất cả sự chấp ngã... để sống với tâm vô lậu, với tuệ giải thoát". Nhiều hình tượng chứa đựng những triết lý sâu sắc: trong bài "Hãy nhìn từ sự trong suốt", ông viết:

Đừng nhìn tôi qua kinh nghiệm của đời... qua suy luận...
Đừng nhìn tôi bằng tình thương hay lòng căm ghét...
... bằng ý tưởng thông minh hay lòng khờ dại...
... bằng niềm vinh hay nỗi nhục...
... bằng quá khứ hay tương lai...
 Hãy nhìn tôi từ sự trong suốt ở tâm bạn
 Hãy nhìn tôi như thế mới thấy được tôi...

Và từ đó, Đạo sư Duy Tuệ đã tìm thấy cái tâm Phật ở người Việt Nam đã toả sáng qua cuộc đời, sự nghiệp, và nhân cách của Vua Trần Nhân Tông - một Thánh Vương đã lập nên chiến công rực rỡ và từng sống một cuộc đời sung sướng... Ấy thế mà ngài đã từ bỏ tất cả để xuất gia hành đạo và trở thành Phật Tổ Việt Nam, đề xướng tư tưởng "Cư trần lạc đạo":

"Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên
 Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền
 Báu sẵn trong nhà, thôi khỏi kiếm
 Vô tâm đói cảnh hỏi chi thiền!

Từ đó đến nay - 700 năm qua, Yên Tử vẫn là thánh địa của đạo Phật Việt Nam!

Trần Nhân Tông là Thánh Vương - Trần Nhân Tông là Phật Tổ, hoàn toàn xa lạ với khái niệm - thần trong tôn giáo Ấn Độ: cấp cho vương quyền một cái nhãn thần quyền.

Còn về phần mình, có một người đệ tử hỏi ông: Sao Thầy tu mà không ở chùa? Đạo sư Duy Tuệ trả lời: Đức Phật có chùa đâu, Đức chúa Jêsu có nhà thờ đâu, Đức Lão Tử, Đức Bồ Đề Đạt Ma có nhà đâu! Tôi không phải là các Ngài ấy nhưng tôi nguyện theo gương các Ngài ấy! Phải chăng ông đã tự nguyện nhận lấy vai trò Bồ Tát? Bởi theo Đạo sư, Bồ Tát là người "trợ duyên" cho chúng sanh thành tựu cõi Phật nơi họ, khai thị ngộ nhập Phật - Tri - Kiến. Muốn vậy phải sống với chúng sinh. Cửa Phật không phải là sân khấu mà cứ lập ra cho nhiều để diễn mãi những vở kịch vô nghĩa bắt chúng sinh đi xem ; Đạo Phật cũng không phải là các am cho các nhà tu hành đóng cửa để tu luyện ; cũng không phải ngồi thiền mà trở thành Phật... Không có con đường vào Đạo, chỉ có con đường vào thất vào am. Đạo chính là tâm Phật nơi ta và ta sống sao cho hợp Đạo ; không có chuyện đắc Đạo, nếu có Đạo để đắc, Đạo ấy không phải là Đạo!

Đi theo tâm nguyện của một Bồ Tát, ông trợ duyên để giúp mọi người khai mở tâm Phật ở ngay trong họ, làm cho họ thấy được "Tài sản vô hình" đó để họ phát huy nội lực và sống sao cho đẹp đạo đẹp đời, hướng tới mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh".
 Đúng là chúng sanh trong đời thường có biết bao nhiêu điều bận tâm, lo âu. Thương tình người ta đến cầu xin Đức Phật khi gặp phải những nỗi khổ trên đời. Còn khi sung sướng mấy ai đã đến với cửa Phật! Nhưng cuộc đời là "bể khổ" đầy "nghiệp chướng" vì lòng tham của con người là vô đáy! Do đó "những niềm vui không phải là bài học. Khi khổ đau đến ấy là lúc Phật nhắc bài. Cái gì con đang sống với là lúc đang vào lớp, khi mất đi ấy là lúc Phật giảng bài!"

Đạo sư Duy Tuệ rất quan tâm tiếp xúc với các tầng lớp xã hội có nhiều sức mạnh để trợ duyên cho họ phát triển nhanh đời sống tâm linh và khuyến khích họ nên giúp đỡ người nghèo tâm hồn và nghèo vật chất cũng phát triển tâm linh theo kinh nghiệm của mình. Lâu nay những người có sức mạnh ít quan tâm đến vấn đề này nên những người vô minh và tham lam tự cho mình là đúng rồi lợi dụng lòng mê tính của tín đồ làm chuyện xằng bậy.

Và vấn đề ông đặt ra là làm thế nào để hiểu mình, hiểu người để có sự sáng suốt để ứng xử tốt hơn, đỡ khổ đau? Hiểu mình là để tự cứu mình, không thể trông chờ vào bất cứ ai kể cả Phật, kể cả Trời. Trong mỗi chúng ta đã sẵn có một kho báu vô giá. Đó là tình thương. Đạo sư Duy Tuệ đã giải thích cho ta hình tượng Đức Di Lặc trong kinh Diệu pháp Liên hoa có cái bụng to chứa được tất cả những điều mà người đời không chứa nổi với một sự hoan hỉ, một nụ cười cởi mở độ lượng, mặc dù Ngài cũng nghĩ đến danh lợi, lười biếng, học đâu quên đó! Ham muốn là dục nên phải bắt đầu từ dục để thăng hoa, không thể bỏ qua được đoạn trường tục luỵ này. Nêu như tâm Phật là tài sản vô hình, thì tình thương là tài sản vô giá. Tình thương lớn tới đâu sự nghiệp lớn tới đó. Hãy tập sống thương người không cần biết họ có thương mình không, giống như Mặt trời toả sáng cho muôn loài, không đòi hỏi phải đền đáp điều gì!

Theo Đạo sư Duy Tuệ, chúng ta có 2 loại trí tuệ: trí tuệ xuất phát từ tình thương và trí tuệ xuất phát từ suy nghĩ học hành. Người vĩ đại nhất trên thế gian này là người có tình thương lớn nhất (không phải là người có kiến thức, có học vấn cao nhất). Nhưng muốn chia sẻ tình thương cho mọi người thì phải học rộng hiểu nhiều. Do đó chúng ta phải luyện tập, phải tập thương để nhận biết tình thương và bố thí (một phép tu quan trọng), chỉ biết cho mà không biết nhận. Tập thương trước hết là thương những người ghét mình - những người mà mình thương họ chưa nhiều: lòng mình mở rộng và bao chứa tất cả. Suy cho cùng mình vì mọi người, nhưng mình là người hưởng trước. Đời vốn đầy nghịch lý: người lo tính toán thì tâm không yên, lo âu, đau khổ, như người bơi ngược dòng ; ai nương theo thì nhẹ nhàng, hồn nhiên vui vẻ để đến với bờ bến bình yên.

Còn theo đạo Phật mà Đạo sư Duy Tuệ giảng cho tăng ni thì phải có tình thương trong 2 cảnh giới: có sinh có diệt và không sinh không diệt. Không sinh không diệt là tình thương của Phật lớn lao vô tận. Người thầy tu chỉ làm nhiệm vụ gợi ý, còn người thầy chính là người thấy bên trong ta tức là tâm Phật. Sự mầu nhiệm của tính Phật ấy ở mỗi người đều có - thế giới vắng lặng mà kinh Pháp hoa gọi là Diệu pháp hay Vô lượng định xứ. Điều cơ bản của kinh Diệu pháp liên hoa chính là hình ảnh Đức Phật nhập vào "vô lượng định xứ". Phải tu tập, phải thiền để về với trạng thái hồn nhiên ban đầu. Do đó tất cả các pháp tu chỉ nhằm đưa tâm ta trở về cõi bình an. Chỉ cần giữ được cõi bình an thì sự nhiệm mầu sẽ phát sinh (lòng từ bi khai mở, tâm hỉ xả, thánh thiện...) và giúp cho các thầy tu có "hạnh". Có lẽ các ni hay suy nghĩ hơn tăng nên Đạo sư Duy Tuệ nói rằng hễ suy nghĩ nổi lên thì Phật vắng, không suy nghĩ thì Phật lộ. Phật tánh nếu đủ nhân duyên sẽ bừng nở thành hoa sen vô lượng cánh - được gọi là Diệu pháp liên hoa. Trong cuộc sống phải sử dụng cảnh giới sinh diệt để hoàn thành mọi công việc của nhà Chùa, nhưng phải luôn nhớ cõi tâm vô nhiễm để đạt tới chính quả.

Đọc sách Báu vật nhiệm màu của Đạo sư Duy Tuệ, tôi cảm nhận được con người đang sống đồng thời với 2 cảnh giới: Đạo và đời, và Đức Phật giúp ta khai mở tâm Phật để chúng ta sống với đời tốt đẹp hơn, ngay trong cuộc đời này, ngay ngày hôm nay chứ không phải tìm đâu xa.

Đạo sư Duy Tuệ và các bạn bè trong Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và ứng dụng Phật học Việt Nam cùng với Hội Khoa học Đông Nam Á đang mong muốn tôn vinh và khai thác những giá trị của các di sản vật thể và phi vật thể để nêu cao ngọn cờ văn hoá Việt Nam. Các vị đã làm được nhiều việc như tham gia trùng tu các di tích lịch sử, chăm lo đời sống tâm linh cho những người đã khuất, mở các lớp huấn luyện, thậm chí dạy thiền để cai nghiện, xuất bản sách báo, giúp đỡ những người hoạn nạn, mở phòng khám bệnh từ thiện, giúp học sinh nghèo... Đặc biệt Đạo sư Duy Tuệ cùng các đệ tử và các thầy Pháp sư mong muốn giúp dân "làm chủ trên tín ngưỡng, trên tôn giáo, trên niềm tin tâm linh, phải giúp họ thoát khỏi nô lệ tôn giáo, nô lệ tín ngưỡng...".

Mời các bạn hãy đón đọc Báu vật nhiệm màu để tự chiêm nghiệm, tự khai mở tâm Phật và làm sáng lên trong lòng bạn những tình cảm thánh thiện để chí ít cũng giảm bớt dục vọng, hơn nữa những dục vọng bất chính, vật chất và dương cao ngọn cờ khoan dung mà tiền nhân đã để lại cho con cháu chúng ta.

Riêng về phần mình, tôi rất cảm ơn Đạo sư Duy Tuệ và các vị đã đem đến cho tôi niềm vui, sự thanh thản và thôi thúc tôi, cổ vũ tôi, căn dặn tôi: "Tâm trí là bầu trời tâm nơi ấy. Những dòng suy nghĩ tuôn chảy không ngừng. Vô tâm trí là bầu trời tâm chỉ có sự nhận biết của tâm. Sự biết không khách thể. Vừa là chủ thể vừa là khách thể. Khi đã có kinh nghiệm ấy, Giáo sư sẽ ngộ được tâm linh. Chỉ khi ấy trở đi. Tri thức của ông sẽ có tác dụng...". Năm nay tôi bước vào tuổi 73 và được Đạo sư Duy Tuệ cho nhận pháp danh (Thánh danh) là Minh Tuệ, tôi muốn dùng 4 câu kệ trong tộc phả họ Nghiêm Bá làng Tây Mỗ, huyện Từ Liêm để nói lên tâm nguyện của mình:
 Tuỳ duyên làm mọi việc
 Xong việc lại như không
 Có và không, không chấp
 Trăng thu vằng vặc trong.

                                 Hà Nội, Xuân Hè Bính Tuất 2006


GS PHẠM ĐỨC DƯƠNG
 Chủ tịch Trung ương Hội Nghiên cứu khoa học 

Đông Nam Á Việt Nam

Link: http://minhtriet.vn/ProductDetail.aspx?tid=1&cid=1&pid=41