"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

Hãy gìn giữ mối quan hệ tự nguyện trong sáng!



Vào một buổi chiều tà khi đang đi dạo và ngắm hoàng hôn trên bãi biển của một thành phố thuộc Bắc Âu cùng thầy, trong lúc các hiền giả khác đang câu cá, thầy bất chợt quay sang nói với tôi bằng một chất giọng chậm rãi, trầm ấm:

“Này hiền giả Thiêng Hoa, từ ngày đầu óc của ta thay đổi một cách mà ta không hề biết trước được và những cái thấy mới bắt đầu mở ra, ta vì lòng thương người mà cứ nói ra những điều ta thấy một cách tự nhiên cho những người mà ta gặp. Trong số những người mà ta gặp, có rất nhiều người tự nguyện đến tiếp nhận, được khai mở và thực hành những điều mà ta nói ra. Sau đó hình thành một mối quan hệ tự nguyện giữa ta và người nghe và giữa những người nghe với nhau. Và dần dần, ta thấy những mối quan hệ tự nguyện này ngày càng phát triển và gắn bó tuyệt vời.

Lực Nhiệm Màu từ Trung Tâm Linh Hồn của não và Tầng Sóng Cảm Xúc từ linh hồn con tim



(Tựa bài do BBT tạm đặt, nội dung được biên tập từ sự chia sẻ và truyền trao của Thầy Duy Tuệ với Hg Duy Trung Ý ngày 05.01.2012)

Hiền giả (Hg) Duy Trung Ý: Con chào Thầy, con đang ở Singapore, chờ bay tiếp. Thầy OK chứ?

Thầy Duy Tuệ: Thầy ok, thầy tưởng Duy Trung Ý về đến nhà rồi. Có gì trục trặc không?

Hg Duy Trung Ý: Con đang ngồi chờ ở đây. Con rơi vào trạng thái sâu thẳm rất lâu, chừng 40 phút.

Thầy Duy Tuệ: Quá hay! Con giữ như vậy được 40 phút?

Hg Duy Trung Ý: Không biết có phải trên đường đi con nghe bài: “Hai Sự Thấy” hay không? Thậm chí bây giờ vẫn còn.

105 - Tại sao chúng ta sống thiếu bản lĩnh? Làm sao biết là mình mở trí chủ?


Làm sao biết là mình mở trí chủ? Khi một người mở được trí chủ thì tự động người đó sẽ biết mình sẽ làm cái gì và ngày qua ngày họ sẽ biết họ sống như thế nào. Có một điều mà quý vị cần thấy là: Để trí chủ phát ra được thì người ấy phải biết nhiều vấn đề lắm! Thứ nhất là biết những vết thương trong não của mình, những vết thương trong những dây thần kinh của mình hay là những thói quen làm việc của não, hay là thói quen tiếp nhận và xử lý thông tin của hàng triệu nơ ron thần kinh phối hợp với bộ não ở trong đầu óc. Nếu mình không biết được thì cũng nhận thức được điều ấy mà đề phòng những thói quen của nó. Ở mức độ này cũng chưa có thể gọi là đã mở được trí chủ, trí chủ chưa thể mở được mà mới chỉ ở giai đoạn thường nhận biết được tình trạng của đầu óc. Người học phải qua quá trình nhận biết, nhận thức được các vấn đề của đầu óc thì mới tới điều kiện cho việc  phát trí chủ. Khi mình nhận thức được các vấn đề của đầu óc rồi xử lý các vấn đề của đầu óc thì trí chủ mới có điều kiện để xuất hiện được.

Nếu chỉ có nhận thức mà không xử lý các vấn đề của đầu óc thì trí chủ không thể ra được. Tức là cái thấy nó giúp cho anh nhận thức được một số vấn đề nhưng bản thân cái thấy ấy vẫn bị hệ thống thần kinh và bộ não làm việc theo kiểu cũ làm cho quý vị khó có thể tự do được với những vết thương trong bộ não, trong hệ thống thần kinh hay là thói quen làm việc của đường mòn cũ trong đầu óc chúng ta.

Cho đến khi nào anh thấy rằng: anh có sự ứng xử, sự đối ứng một cách nhanh lẹ với người này, với người kia mà sự ứng xử, đối ứng đó anh không hề kịp suy nghĩ, không kịp suy nghĩ bất cứ chuyện gì. Người ta nói ra thì anh nói lại, người ta nói ra thì anh nói lại, người ta nói ra thì anh nói lại….mà trong lúc ấy thì anh không hề có bất kỳ suy nghĩ gì ở trong đầu óc. Thì lúc ấy là hiện tượng của trí chủ phát ra.

Rồi sau một thời gian trí chủ đã phát ra, anh mới có thể tổng kết những lần ứng xử đó. Sau khi anh đã ứng xử, anh đã nói xong thì có thể cuối ngày anh mới ngồi lại và tổng kết, Ví dụ như: “ Sao lạ quá! Bữa nay mình nói chuyện sao hay quá! Mình nói chuyện sao thấy lý thú quá! Mình xử lý công việc sao thấy thú vị quá!...Thì bắt đầu những sự tổng kết ấy sẽ hình thành kiến thức riêng của anh. Và kiến thức riêng đó là kết quả của trí chủ cũng là kiến thức riêng của quý vị.

Cho nên, trong công việc mà chúng ta học tập, làm việc hàng ngày mà chúng ta lại ít có kiến thức riêng cho nên chúng ta thường bị lệ thuộc vào kiến thức của người khác, bị lệ thuộc vào suy nghĩ của người khác, bị lệ thuộc vào đánh giá của người khác. Và vì thế mà chúng ta ít có khi nào có bản lĩnh!

Nếu quý vị còn sợ người ta đánh giá mình, còn sợ người ta chê bai mình, còn sợ người ta phản đối mình, còn sợ mất uy tín…thì quý vị cũng tự biết là mình chẳng có gì mới cả!  Mình chẳng có gì là giá trị riêng của mình cả! Quý vị vẫn là sản phẩm của những quan niệm cũ mà thôi!

Quý vị cần nhớ như vậy và đây là điều rất khó! Hiếm khi chúng ta có được bản lĩnh! Vì có ai mà không sợ mất uy tín? Có ai mà không sợ bị đánh giá? Có ai sống mà không để ý tới sự bình luận của người khác? Do vậy, phải ở một trạng thái của cái thấy như thế nào để sống mà không để ý tới sự bình luận của người khác.

Vậy cái gì giúp chúng ta can đảm mà không sợ gì hết? Cái gì làm cho những người bình thường, không phải là liều mạng, du côn du đãng….có được bản lĩnh? Đó là cả một thế giới mà không thể nói bằng một vài chữ là xong được. 

Trích Master Duy Tuệ -  Tin vào điều có thật luôn luôn tồn tại, khó thấy. Tin vào điều tốt đẹp có thật sẽ thấy ngày mai - 03.4.2011