"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

Tham khảo: TTVMPT 06 - Tư Tưởng Hy Lạp (Greek Thought)

Không phải trong thời chiến hay trong thời đại suy tàn nhưng tư tưởng mà họ để lại cho chúng ta, những câu hỏi về mọi thứ, thậm chí cả các thánh thần khiến tên tuổi của họ không bao giờ bị lãng quên.




Chúng ta đã nhắc tới khái niệm Sophia, tức là sự thông thái – thứ vô cùng quan trọng với người Hy Lạp cổ đại. Họ đã đi đến kết luận rằng: Người đàn ông thông minh nhất là người mạnh nhất và kiến thức của anh ta có thể được truyền cho người nghèo nhất thậm chí cùng khó nhất trong số họ. Dĩ nhiên, vào thời điểm đó đôi khi thật khó hiểu là tại sao người HL lại tranh cãi nhiều như thế. Về vấn đề này, trên thực tế thì triết học hiện đại nói chung cho rằng tư tưởng HL có trừu tượng và tách biệt với thế giới thực. Nhưng những người HL đã phải tích lũy trí thông minh từng chút một và họ thấy việc chinh phục kiến thức cũng thú vị như làm chủ kiến thức vậy. Nhất là nó giúp cho họ nhận thức chính xác hơn về thế giới họ đang sống.   

Do vậy, họ để lại cho chúng ta thành quả lao động quý giá và những quan niệm của họ về tự nhiên, hiện thực hay Chúa Trời có ảnh hưởng sâu sắc tới chúng ta đến nỗi chúng ta coi những quan niệm ấy là đương nhiên đúng. Nhưng ở HL cổ đại, nó hoàn toàn mới mẻ. 
Khi TK V TCN kết thúc, một nhóm triết gia gọi là các nhà thông thái xuất hiện. Từ Sophist có nghĩa là những người tạo ra kiến thức hoặc có thể là người nào dùng kiến thức để kiếm sống. Và những nhà giảng dạy tự do này đi khắp đất nước kiếm sống nhờ trao đổi trí thông minh. Một số là giáo viên tốt, một số thì không. Phần lớn trí thông minh của họ là để dạy cách nhanh chóng thắng trong 1 cuộc tranh luận. 

Do vậy, học sinh của họ có thể thắng trong phiên tòa hoặc ghi điểm trong 1 cuộc tranh cử. Nhiều nhà thông thái bị ghét bỏ vì quá thông minh hay có ý bất mãn, nổi loạn vì họ luôn trong tư thế sẵn sàng cho cuộc tranh luận cho dù nó dẫn tới đâu chăng nữa. Khi bạn bất chấp tất cả để theo đuổi chân lý, bạn cũng không thể nói trước rằng sự thật là cả xã hội có mong muốn hay không. Ví dụ, nhà thông thái Trasymachus cho rằng những người làm luật và chính quyền tạo ra luật pháp có lợi cho chính họ và không có bình đẳng trừ khi điều ấy có lợi cho những kẻ mạnh. Một nhà thông thái khác, Callicles cho rằng: Những học viện và quy tắc đạo đức không phải được thần thánh tạo ra mà bởi những con người như thế để tiện vận hành xã hội. Ít nhất thì đó là tuyên bố của Plato, Callicles và những nhà thông thái khác nghĩ vậy. 

Plato là một người Athen. Ông sinh vào khoảng 427 TCN. Trong sự nghiệp của ông, ông đã thành lập một ngôi trường được gọi là Viện Hàn Lâm – nơi trở thành trường đại học thực sự đầu tiên của loài người. Đây là tranh khảm Roman về một trong số những buổi lên lớp của Plato. Nhưng Plato nổi tiếng nhất với một loạt tác phẩm đối thoại, trong đó những vấn đề triết học được thảo luận. Bởi Plato có tư duy bảo thủ nên đôi khi ông làm các hà thông thái bất mãn với chính phủ hơn cả trước khi họ đàm đạo với ông. Ông đặc biệt bối rối với ý kiến cho rằng con người là thước đo cho mọi thứ và con người không thể nào biết được thần thánh có thực sự tồn tại hay không. Nhưng những người bảo thủ như Plato và chính ông luôn muốn phá bỏ những tư tưởng cũ đơn giản bằng cách dạy họ rằng con người cần sử dụng trí tuệ của mình và đưa ra kết luận dựa trên quan sát và suy luận. Cuối cùng thì đây là điều mà thầy ông – Socrates đã dạy. 

Socrates – người mà Plato yêu quý chắc hẳn là nhà thông thái nổi tiếng nhất, dù bản thân ông không muốn nhận danh tiếng đó và ông cũng không nhận tiền công cho việc dạy học như các nhà thông thái khác. Socrates thích tranh luận với những đồng môn Athen và làm cho họ nhận ra những quan niệm cũ của họ là sai lầm. Socrates thích thắc mắc về những thứ mà người bình thường luôn cho là lẽ tất nhiên hoặc là cứ để đó mà không cần trả lời. Trên hết ông thắc mắc về một số vị thần mà đồng bào của ông đều tin tưởng. 

Nghệ thuật Hy Lạp được phủ đầy hình ảnh của những vị thần – những người cũng bắt cóc, dối trá, trộm cắp, lừa đảo và đánh giết bất chấp công lý và cả những kẻ gian dâm. Nếu những điều này là tính xấu của con người, làm sao nó lại tốt với một vị thần? Do vậy, Socrates nói rằng tốt hơn hết là hãy lắng nghe lương tâm của mình, lắng nghe tiếng nói bên trong mách bảo bạn đâu là lẽ phải. Và nếu bạn không biết, hãy tự hỏi bản thân và những người khác nữa cho tới khi tìm ra. Giờ đây, lối suy nghĩ tự do này thực sự làm các nhà thông thái Athen bối rối, bởi thành phố của họ đang có biến động: Athens đang có chiến tranh và họ đang thua. 

Vào giữa tk V TCN, Athens đã trở thành một đế chế. Các thành bang của nó rải rác xunh quang biển Aegean và sự mở rộng này đã dẫn nó tới một loạt cuộc chiến. Đỉnh điểm là cuộc chiến Peloponnesian giữa Athens và vùng Peloponnesus ở phía Nam. Năm 431 TCN, Athens bị tấn công bởi thành bang láng giềng Sparta và đi đến kết thúc hòa. Thay vì dừng ở đó, họ theo đuổi 1 cuộc chiến táo bạo ở Sicily để mở rộng lãnh thổ và bị đánh bại thảm khốc năm 431 TCN và mất khoảng 200 tàu chiến, 4500 lính. Thương vong của dân thường và các thành bang đồng minh thì gấp 10 lần như thế. Và cuộc chiến vẫn kéo dài cho tới thập kỷ kế tiếp. 

Đây là cách mà nhà sử học Thucydides – người đã tham gia cuộc chiến mô tả lại: “Cuộc chiến Peloponnesian là một cuộc chiến dài lê thê và thêm vào đó là những thảm họa mà người Hy Lạp chưa từng biết đến. Trong các giai đoạn tương tự trong lịch sử, chưa bao giờ nhiều thành phố bị chiếm giữ và tàn phá như thế. Một số bởi những kẻ man di, số khác do chính những người HL chiến đấu chống lại những người HL khác. Và nhiều thành trong số đó bị lấp đầy bởi những kẻ ngoại bang sau khi bị chúng chiếm giữ. Không khi nào mà chết chóc, đầy ải lại trở nên phổ biến như thế  kể cả khi có giao tranh hay nội chiến”. 

Cuộc chiến vô tận và đẫm máu gây ra những cuộc nổi loạn trên khắp đế chế Athen cho tới khi Athens bị đánh bại năm 404 TCN. Vào năm đó, Athens bị ép đầu hàng không điều kiện trước Sparta và những bức tường thành Athens sụp đổ như biểu tượng của sự thất bại hoàn toàn. Và chính lúc đó, dưới vực thẳm tuyệt vọng thì “ông già quỷ quyệt” Socrates vẫn bảo người Athens đặt câu hỏi với mọi thứ. Vào lúc mà tất cả những gì họ muốn làm là làm lành các vết thương chứ không phải xát muối lên nó. Và sau hàng thập lỉ không được tha thứ và bị coi như kẻ phiền toái lập dị, năm 399 TCN, Socrates bị đưa ra xét xử về tội phản nghịch và làm hỏng giới trẻ. Nhưng thực ra, là vì tội hỏi quá nhiều câu hỏi khó chịu trong lúc xã hội biến động. Đó là cách con người thế kỷ 18 giải thích cái chết của Socrates. Bị kết án bởi một cuộc bỏ phiếu kín, thể theo đúng mong muốn của ông, Socrates bị xử đi đày nhưng lại thích cái chết bằng thuốc độc hơn như một người tự nguyện chết để được tự do đặt câu hỏi. 

300 năm sau cái chết của Socrates, Cicero – triết gia kiêm chính khách Roman nói rằng Socrates đã mang triết học từ thiên đường xuống. Nhưng bởi vì giật nó ra từ tay các thánh thần và mang nó xuống hạ giới nên Socrates đã góp phần mang khủng hoảng tới với tôn giáo HL nhanh hơn. Chúng ta có thể định nghĩa đại khái khủng hoảng là sự ngờ vực nền tôn giáo toàn dân. Mỗi thành bang có vị thần riêng và có luật riêng, tôn kính vị thần và tuân thủ luật của thành bang mình là một phần nghĩa vụ của mỗi thành viên trong nền chính trị. Nhưng cả thần thánh hay luật pháp thì đều không nói nhiều về đạo đức hay công lý thực sự, bỏ ngỏ câu hỏi về tâm hồn hay điều xảy ra với tâm hồn sau khi chết. Đó là vấn đề mà Socrates và các nhà thông thái khác đã quan tâm nhiều nhất. Trách nhiệm đầu tiên của anh là phải tuân theo luật pháp hay theo lương tâm của chính mình? Nếu bổn phận chung và riêng xung đột, anh nên làm gì? Cá nhân và tập thể, cái nào quan trọng hơn? Không một câu hỏi nào trong số này là dễ trả lời. Điều lạ là những câu hỏi này đã không có thì thôi, một khi bạn bắt đầu đặt câu hỏi sẽ rất khó để dừng lại. 

Có thể bạn sẽ kết thúc bằng việc nghi ngờ chính thần thánh. Ví dụ, các nhà thông thái lý luận rằng những vị thần truyền thống như Athena có mối liên hệ không thể tách rời khỏi thành phố và việc sự tôn thờ của họ có liên hệ với luật của thành bang. Vì thế, các vị thần ở các thành phố khác nhau phải khác nhau. Bởi mỗi thành phố đều có bộ luật riêng; điều mà có nghĩa là những vị thần như Poseidon chỉ có tầm quan trọng tương đối chứ không tuyệt đối. Vậy thế nào là vị thần có quyền lực tương đối? Như triết gia Xenophanes nói: “Con người tin rằng thần thánh cũng được sinh ra. Họ cũng có giọng nói, thân thể và áo quần như con người. Nhưng nếu bò hay ngựa hay sư tử mà có tay và có thể vẽ tranh bằng tay như con người thì chúng sẽ vẽ vị chúa của chúng với hình hài như chúng. Ngựa sẽ mô tả họ giống ngựa, bò sẽ giống bò. Vị thần của người Ethiopians có mũi hếch và tóc đen; thần của người Thracians lại có mắt xám và tóc đỏ.” Hơn nữa, chỉ cần bạn nhìn ra ngoài phố sẽ thấy rằng người xấu thì giàu có và người tốt đôi khi phải chịu bất công. 

Do vậy, mọi thứ chỉ là sự ngẫu nhiên và chẳng có thánh thần nào cả. Hoặc là các vị thần đó đều bẩn thỉu, ngu ngốc và bất chính với chút ít khả năng hài hước. Mọi người HL đều biết rằng các vị thần đặc biệt thích thử nghiệm trên những nạn nân vô tội như Oedipus – bị bỏ rơi ngay sau lúc sinh, bị các thần sắp đặt giết chính cha mình và sau đó kết hôn với mẹ mình. Làm sao bạn có thể kính trọng những vị thần bất minh như thế? Tất cả những gì bạn có thể là hối lộ họ hoặc ru ngủ cho họ bằng việc hy sinh hay cầu nguyện. Nhưng kể cả thế thì cũng không hiệu quả lắm. Như lời kết luận của một thanh niên trong một tác phẩm đối thoại của Plato “ Dù Chúa có hiện hữu hay không, họ cũng không quan tâm tới con người.” 

Một tập những câu hỏi hóc búa khác về trật tự thế giới cũng cần được giải đáp. Những triết gia về tự nhiên của HL được gọi là những nhà vật lý đã cố gắng lý giải câu đố của tạo hóa từ tk thứ VI TCN. Triết gia Anaximander nói: cá là tổ tiên của loài người, chúng ta có nguồn cội từ nước và đã tiến hóa qua nhiều giai đoạn. Xenophanes, người qua đời năm 475 TCN chú ý tới các hóa thạch và khá thông hiểu nó là cái gì và có cả những nỗ lực khác nhằm phát triển tư duy khoa học để lĩnh hội kiến thức. Hippocrates, người đã lập ra 1 trường y học áp dụng phương pháp mới này để chữa cái gọi là “căn bệnh thần thánh” – thuật ngữ thông thường của chứng động kinh. “Tôi không tin căn bệnh thần thánh này thiêng liêng hay linh diệu hơn những căn bệnh khác. Nhưng ngược lại, nó có những đặc trưng riêng và một nguyên nhân rõ ràng. Ý kiến của tôi là những người đầu tiên gọi nó là căn bệnh thần thánh là những người mà ta gọi là thầy thuốc lang băm – người chữa bệnh bằng cách phù phép, dốt nát hay bịp bợm. Nếu bệnh nhân được chữa khỏi thì danh tiếng và sự uyên bác của họ được tăng lên. Nếu anh ta chết, họ có thể bào chữa bằng việc giải thích là do thần thánh trừng phạt.”

Vào cùng thời điểm đó, những nhà toán học như Thales học tập được môn hình học, số học và thiên văn học từ người Babylonians, Egyptians  và hoàn thiện nó. Họ phát hiện ra rằng ứng dụng của những quy luật hình học có thể giúp xác định vị trí tàu trên biển và các ngôi sao trên trời và giúp chia vạch đồng hồ mặt trời chính xác hơn. Chính Thales đã dự báo nhật thực năm 585 TCN, ông hộ tống nhà vua Croesus xứ Lydia trong vai trò kỹ sư kiêm cố vấn quân đội và ông đã chuyển hướng cả 1 dòng sông. Các kỹ sư ở tk thứ VI tại Samos đã sử dụng hình học để xây dựng đường hầm dài khoảng 1/3 dặm để dẫn nước qua một ngọn núi.

Nhưng cả khi ứng dụng của khoa học mới là rất thiết thực thì vẫn luôn có những cuộc khám phá mới nhằm đạt tới mục đích lớn hơn nữa. Những triết gia HL nghĩ rằng chân lý chung của toán học có thể hé lộ những sự thật bất biến vĩnh cửu ẩn sau những vở kịch thoáng qua của cuộc sống hàng ngày. Họ tin rằng hình học có thể đưa ra một mô hình thiên nhiên không tuổi cũng như một kim tự tháp vậy. Plato cho rằng sự đúng đắn của hình học không phải là những kết luận của lý trí dựa trên thực nghiệm hoặc trên những con số mà con người vẽ hoặc xây dựng mà là những ký ức lý tưởng – những ký ức về đặc trưng của những hình mẫu lý tưởng tồn tại độc lập với thời gian mà lý trí không tài nào hiểu được. 

Và Plato lý giải thêm về thực sự có một thế giới vĩnh hằng của ý tưởng – vật mẫu đầu tiên sinh ra mọi thứ méo mó mà hiện nay chúng ta thấy thoáng qua trên trái đất. Theo lý thuyết này thì chúng ta không hề trải nghiệm thực tiễn mà chỉ nhìn thấy cái bóng rất mờ nhạt của nó, trong cái mà chúng ta gọi là “thế giới thực”. Từ đó lý thuyết này mãi mãi ám ảnh các nhà triết học. 

Cùng thời gian đó, các nhà duy vật cũng đặt câu hỏi về cái gì đằng sau sự sống. Có phải mọi thứ bắt nguồn từ lửa hay nước hay với một nhân tố vật chất nào khác? Thales cho rằng nó khởi nguồn từ nước. Nước qua quá trình tiến hóa thành công đã trở thành những nhân tố khác. Anaximander thì ngược lại, ông cho rằng nó xuất phát từ năng lực tinh thần – trí tuệ hay lý trí đã hành động qua từng vụ việc tạo ra cả sự vận động và trật tự. 

Từ ý tưởng này đã hình thành 1 truyền thống cho rằng đó là “nguyên tác đầu tiên” hay chúng ta có thể gọi là “động lực căn bản” của cuộc sống; truyền thống này coi đó như thần thánh – thực ra là như Chúa Trời – một vị chúa vũ trụ, người không chỉ chịu trách nhiệm tạo ra mọi thứ và trật tự của chúng ở dưới đất hay trên trời mà còn là người bảo vệ tận cùng của sự thật, công lý và vẻ đẹp, lòng nhân ái, sự khoan dung…những thứ mà bạn không thể thấy trên trái đất, kể cả những vị thần trên đỉnh Olympus. 

Cũng không hề có kiểu thần thánh siêu việt đó – vừa trừu tượng, vừa khó hình dung. Và do vậy, Plato cố gắng tạo ra một mẫu khác dễ hiểu hơn. Ông bắt đầu từ quan điểm cho rằng sự thật lý tưởng là hoàn hảo vì nó vừa bất biến vừa thay đổi. Những vật mà ta thấy xung quanh ta về mặt khác đều thấp kém vì chúng luôn thay đổi. Một vật hoàn hảo thì không cần thay đổi chính vì nó đã hoàn hảo. Có một loại vật thể hữu hình mà vẫn không tầm thường đó là những thiên thể. 

Chúng thay đổi nhưng luôn theo cùng một cách. Sự vận động luôn là một hằng số. Với Plato, sự đều đặn và ổn định như thế thực sự rất đặc biệt. Và chắc chắn chúng không diễn ra một cách tình cờ. Cần phải có một linh hồn có tâm trí luôn vận động. Do vậy, Plato kết luận: Phải có một tâm trí thần thánh vận động thiên đường. Và đó là Chúa Trời. 

Vào cùng thời điểm đó, những vị thần của các thành phố như Athena và tôn giáo toàn dân đang suy tàn. Đó là vì chính những thành bang đang suy tàn, trong và sau cuộc chiến Peloponnesian. Họ mất đi quyền tự trị và trở thành một phần của quốc gia lớn hơn sai khiến họ mọi việc. Và khi tôn giáo toàn dân của mỗi thành bang mất quyền nắm giữ, tối thiểu là đối với thành phần thông thái nhất thì tôn giáo của Plato về một vị chúa toàn năng ngày càng có ảnh hưởng. Plato trong tác phẩm Dialoguetimaeus cho rằng tâm hồn của con người cũng gần giống với linh hồn của những ngôi sao. Ông cho rằng chúng ta tới từ những vì sao và khi chết đi chúng ta lại trở lại đó – tới thành phố thiên đường của những vì sao. Đó là 1 ý tưởng vừa tuyệt với vừa liên quan tới nhu cầu trần tục. 

Bởi nếu có một nơi thiên đường như thế, chắc hẳn nó phải là một thành phố - bởi nếu là nông thôn thì những người văn minh sống ở đâu? – Vậy tại sao chúng ta không tạo ra một thành phố y hệt như thế trên trái đất? Tất nhiên sẽ không hoàn hảo bằng nhưng vẫn có cái gì đó cho những người thông thái có giáo dục và cố gắng vươn tới. Và điều này trở thành mẫu cho cái gọi là “tháp ngà” (IVORY TOWER). Mặc dù một cuộc sống phấn đấu, bon chen từng được coi là lý tưởng nhưng bây giờ lý tưởng là trốn tránh vào một cuộc sống suy tư. 

Kết thúc TK thứ IV TCN, Aristotle tiếp bước Plato hướng đến giá trị của lý thuyết và vinh danh một cuộc sống hàn lâm mà các triết gia và các học giả yêu thích – sự trầm tư về những thứ vĩnh hằng. Aristotle mất năm 322 TCN. Lúc sinh thời, vua Philip xứ Macedon và Alexander – con trai đã chấm dứt hoàn toàn quyền tự quyết của các thành bang HL. Thiên đường hạ giới, nơi những nhà thông thái mơ tưởng không còn là mục đích của nhà vua. 

Do vậy, những bậc quân tử Aristotle trốn tránh trong thành phố thiên đường, nơi mà ông tìm thấy sự an ủi và sức mạnh để đưa vận động của tâm hồn tới trạng thái đồng điệu với sự vận động của thiên đường. Và do vậy, những công dân Athens bị vỡ mộng cố gắng trốn tránh tới thành phố của bầu trời. Tôn giáo về thế lực siêu nhiên và vị chúa toàn năng này trở thành 1 phần trong giáo dục HL (Greek Paideia) – công cụ trí tuệ mà mỗi người yêu học hành bắt buộc phải có trong thế giới HL thế kỷ thứ II TCN và sau đó. Thậm chí nó còn tồn tại trong chúng ta tới tận hôm nay, sau hơn 2000 năm lịch sử. 

Trong phần sau chúng ta sẽ có cái nhìn sâu hơn về điều đã xảy ra khi HL bị chinh phục bởi Alexander Đại Đế - một trong những vị tướng kiệt xuất nhất mọi thời đại và một thiên tài hoang tưởng cho tới sau đó.  

DDT phiên tả và chuyển thể - 5.2011