"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

096 - Vì sao không nên đánh giá?

Hình minh họa sưu tầm trên Internet
 "Khi quý vị dựa vào đánh giá để đánh giá mình, người khác thì rõ ràng đã bị tiêm nhiễm bởi kiến thức, lịch sử, văn hóa, những điều hữu tướng. Một khi đã đánh giá thì dù đánh giá kiểu gì và ở bất cứ cương vị, bằng cấp nào trong xã hội cũng chỉ là một loại của bản ngã.



Nhưng nếu tùy theo công việc, vị trí cụ thể trong xã hội mà sử dụng đánh giá có mục đích và coi như một phương tiện kiến thức để làm việc. Tức là dùng kiến thức làm một phương tiện để đánh giá vấn đề. Tỉnh thức ở mức như vậy thì đánh giá đó không phải của bản ngã thông thường mà là sự đánh giá của bản ngã linh ảnh, tỉnh thức. Tỉnh thức biết rất rõ mọi chuyện, mọi việc đang diễn ra, biết rõ đang đánh giá để làm gì nên không phải vô minh. Trong trường hợp biết rất rõ mình đang dụng cái này, cái kia hay kiến thức, tư tưởng, chủ nghĩa, tiền, sức mạnh, đánh giá các vấn đề… để nhằm giải quyết chuyện mà ta biết rất rõ thì hoàn toàn ở trong tỉnh thức, không phải vô minh. Lúc ấy, sự đánh giá không phải của bản ngã vô minh, mà là đánh giá của bản ngã là linh ảnh của một vị Phật. Phật mang hình thù chúng sinh con người nên không phải là chung chung, phải có hình tướng, sắc, thanh, hương, vị, xúc, giác của chúng sinh người để làm việc nhưng sử dụng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp chỉ như những linh ảnh.

Qua đó, đừng để người khác lừa bằng hình thức vào am, thất khóa cửa lại, làm lễ nhập thất tới 10 năm. Ai cũng chứng kiến họ khóa kín cửa lại, chỉ chừa một lỗ để đưa đồ ăn vào. Và người ở trong ngồi thiền định, sau 10 năm mới làm lễ mở cửa để ra. Người bên trong chỉ việc ngồi thiền trong 10 năm (mà không chắc đã thiền như vậy) nhưng khi trở ra là được coi như đã thành Phật. Không có vị Phật nào nhảm nhí vậy, đó là trò hề mà người ta đóng kịch. Không cọ sát, đấu tranh, đau khổ, cùng cực, chịu đựng… thì làm gì có trí tuệ mà là Phật. Phật là trí tuệ, tỉnh thức. Phải cọ sát, đấu tranh, gian khổ, chịu đựng, đổ mồ hôi sôi nước mắt mới tỉnh thức. Cho nên, những người kém trí tin bậy bạ rất tội nghiệp!

Không đánh giá mình, người, không tự cho mình có giá trị hơn người. Nếu cho bản thân có giá trị hơn người tức hoàn toàn sai lầm, hoàn toàn là bản ngã. Bởi vì, nếu là người tỉnh thức thì người thật chính là tỉnh thức, mà tỉnh thức thì không có gì để hơn thua cả. Tỉnh thức không có tên, tuổi, chiều cao, bề rộng, khái niệm, tri kiến... làm sao hơn ai, hơn cái gì? Còn nói bản thân giá trị hơn người, có nghĩa đã đề cập đến giá trị về kiến thức, con đường, quá trình, phương pháp tu hành, màu da sắc thịt, chủng tộc… Khi tự cho hay nghe người ta nói rằng bản thân giá trị hơn người thì biết đó là đại bản ngã, bản ngã vô minh, ngu dốt thực sự." 
Trích Master Duy Tuệ với Tuổi Trẻ Thăng Long trong bài : Thể hiện các tướng như linh ảnh màu nhiệm của vị Phật chính mình.