"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

Trực Tiếp Trao Truyền 03

Trả lời chung cho các nhóm đạo hữu Việt Nam, Na Uy, Hà Lan, Canada và Chichago, California, và Minesota ở Hoa Kỳ

Có nhiều đạo hữu
Thường lặp lại những câu hỏi sau đây.
Tại sao Phật Giáo lại chia ra nhiều Tông Phái khác nhau,
Lại có những quan niệm tu khác nhau?
Hiểu hai chữ “TU TÂM” như thế nào để dễ tu?
Tại sao thường làm từ thiện và thường đi chùa nhưng lại gặp nhiều bất hạnh?
Tại sao thường cúng dường và tụng kinh trì chú mà nghiệp vẫn nhiều?

Câu thứ nhất, Tông Phái trong Đạo Phật.

Thông thường quý vị hay nghe hoặc thấy trong nhiều sách như vầy:
Đạo Phật là Đạo Giải Thoát, Đạo Phật là Đạo Từ Bi, Đạo Phật là Đạo Cứu Khổ,
Đạo Phật là Đạo Diệt Dục, Đạo Phật là Đạo Diệt Ngã, Đạo Phật là Đạo Đưa Người Về Cực Lạc hay Niết Bàn và Đạo Phật Đưa Đến Chứng Ngộ Đạo Quả hoặc Thành Phật.
Thật ra những khái niệm ấy dùng để chỉ có một điều thực tế thôi,
Điều ấy mới nghe qua có vẻ đơn giản và quá bình thường,
Bình thường đến nỗi ít người quan tâm.
Đó là hiểu chính mình để nhận ra sự huyền bí chính mình và thế giới chung quanh .
Nhưng nhiều người chỉ thích theo Đạo Phật để được Phật che chở hoặc giúp đỡ!
Thật ra việc Phật che chở và giúp đỡ không phải là không có,
Nhưng trước hết mình phải hiểu mình đã.
Sau khi hiểu mình rồi thì sẽ hiểu Phật và có quan hệ tốt với Ngài.
Từ đó Đức Phật sẽ hiểu rõ mình và thương mình.
Đức Phật có nhiều sức mạnh kỳ diệu mà khó có ai hiểu được,
Ngài sẽ giúp mình.
Ví dụ có người giới thiệu với mình về một vị minh quân từ tâm, hay giúp đỡ mọi người, lại có nhiều tiền của riệng.
Nếu mình quan hệ tốt với vị ấy thì cũng được nhiều lợi ích.
Nhưng trước nhất mình phải hiểu mình đã.
Sau đó mình tìm hiểu vị minh quân,
Kế đến phải có nổ lực câu thông với vị ấy.
Kết quả tất nhiên phải tốt.
Nhiều người trong thương trường may mắn quen biết với các vị lãnh đạo quốc gia,
Nhưng vì thiếu hiểu mình, hiểu người nên đã có cách ứng xử lợi dụng,
Cuối cùng gây ra những hâu quả ghê gớm cho chính mình như bị tử hình chẳng hạn.
Việc Phật Giáo có nhiều Tông Phái không có gì sai trái cho một tôn giáo cả.
Trên con đường phát triển trí tuệ, phát triển lòng yêu thương,
Tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi người hay mỗi nhóm mà chọn cách đi cho mình.
Nhưng dù là con đường nào chăng nữa,
Cũng nằm trong đại gia đình Phật Giáo yêu thương và đáng quý.
Bất cứ người tu sĩ xuất gia hay tại gia đều hiểu rất rõ điểm đến cuối cùng của con đường mà mình lựa chọn.
Trên mỗi con đường ấy có những thuận lợi và rủi ro khác nhau,
Con đường nào cũng có rủi ro và cũng có thuận lợi cho người hành giã.
Nhưng không nên nói rằng con đường nào là hay nhất.
Ví dụ việc ăn chay hay ăn mặn,
Nếu cứ nói ăn mặn là Phật cho phép.
Vậy tại vì có người thích ăn nên mới xin Phật cho phép.
Nếu nói Phật dạy có gì ăn nấy thì tại sao chỉ cứ cố mà ăn mặn?
Và cũng sinh ra cải nhau với người ăn chay nữa;
Còn cứ nói rằng phải ăn chay vì không nở lòng giết súc vật,
Vậy tại sao không thấy rằng rau cỏ cũng có sự sống, cũng có linh hồn.
Chúng không thể nói, nhưng chúng có thể cảm nhận được tình cảm của con người.
Ngay cả hòn đá, quần áo và các thứ ta dùng hàng ngày cũng có linh hồn, nhưng con người không thấy đó thôi.
Người theo Phật phải hiểu mọi thứ đều có đời sống, có linh hồn.
Và cuối cùng là cũng sinh cải nhau với người ăn mặn.
Việc cải nhau sẽ không có điểm dừng và đều không hay.

Tuỳ duyên mà ứng xử mà thôi.
Nhưng theo tôi, người theo Phật nên cầu nguyện cho tất cả những gì ta dùng,
Và ta phải tôn trọng mọi thứ cùng tồn tại với ta trên hành tinh nầy.
Con người quá thông minh trong việc bảo vệ quan điểm của mình,
Nhưng cũng nên thông minh trong vấn đề làm thế nào để cùng tồn tại giữa con người với nhau và giữa con người với những thứ chung quanh ta như súc vật và cây cỏ, đặc biệt là đối với quả địa cầu và bầu khí quyển nầy.
Tất cả đều là những thành viên sống chung trong một đại gia đình.


Câu hỏi thứ hai, “Tu Tâm”.
Thật ra nếu đạt đến chỗ rốt ráo thì cũng chẵng có tâm để tu,
Nhưng ở đây không nói đến đề tài ấy.
Ai cũng hiểu nôm na rằng tu tâm là bỏ ác theo thiện.
Nhưng vấn đề tế nhị ở đây là ta mượn hai chữ tu tâm để ám chỉ điều nầy:
Có động cơ tốt hay xấu, hay không có động cơ nào cả trong hành động của mình với những gì chung quanh ta.
Trong các hành động hay trong ứng xử bao gồm phần nội tâm như sau:
- Cố ý làm ác hay vô tình gây ác.
- Cố ý làm thiện hay vô tình làm thiện.
- Không cố ý cũng không vô tình trong thiện ác, giống như một đứa bé 2 tuổi đập bể đồ hay cho mèo ăn vậy.
Người có tâm ác đôi khi cũng làm những chuyện thiện to lớn cho mọi người cùng thấy!
Giống như ngày xưa Vua Gia Long thắng Vua Quang Trung,
Ông ta có hành động trả thù hèn mọn với người thân của Vua Nguyễn Huệ.
Gia Long đã đem voi và ngựa để sẵn trong sân chờ chà và xé xác vợ con của Nguyễn Huệ.
Gia Long đã cho họ gặp nhau lần cuối trong một bữa ăn rất sang trọng!
Gia Long gọi ấy là hành động ân huệ cuối cùng dành cho họ!
Một ví dụ khác,
Hãy xem người nuôi và thương yêu gà vịt.
Họ tỏ ra thương yêu và chăm sóc chúng đôi khi kỹ hơn cả con họ.
Nhưng động cơ và mục đích là gì?
Mục đích là để có tiền hoặc ăn thịt chúng;
Động cơ là vì muốn thoả mãn lòng ham muốn của mình.

Người có tâm thiện đôi khi ỷ lại vào lòng thiện của mình mà có những lời nói và việc làm tổn hại đến tinh thần người khác. Do đó việc ứng xử thiếu hiệu quả mà đôi khi phản tác dụng nữa.
Vậy chữ “Tu Tâm” bao gồm việc xem xét đông cơ, xem xét mục đích hành động của mình.
Từ đó điều chỉnh động cơ và mục đích trong các hành động thiện đối với người, với con vật và cảnh vật chung quanh ta. Nó cũng còn bao hàm ý nghĩa là con người cũng phải học các kiến thức và sự kiên nhẫn để thực hiện lòng thiện có hiểu quả.

Câu hỏi thứ ba, gặp nhiều bất hạnh.
Mục đích của một người thường làm việc thiện và đến chùa là gì?
- Để giúp người khốn khó, giúp chùa tốt lành để mọi người cùng đến chùa san sẽ cuộc sống với nhau hay vì mục đích khác? Nếu vì mục đích để không còn bất hạnh nữa thì việc làm ấy đã bị hiểu sai rồi.
- Để tích luỹ công đức và phước báu cho chính mình và con cháu? Điều nầy có thể đúng nhưng đừng đưa tâm đòi hỏi số lượng công đức cụ thể như một sự mua bán tiền trao cháo múc.
- Dùng chúng như một pháp tu để mở rộng tâm trí, tăng trưởng lòng từ bi và sự cương nghị dũng cảm trong đời mình? Điều nầy là tuyệt vời nhất vậy. Nếu thực hành theo ý hướng nầy thì những nỗi bất hạnh chắc chắn sẽ giảm.

Câu hỏi cuối cùng, nghiệp vẫn nhiều.
Nếu hiểu thật sâu xa và cặn kẽ về nghiệp thì nên hiểu như vầy:
Chú ý về phần của tâm: kho tiềm thức chứa đựng những ý nghĩ, tâm tư, sầu lo, hờn giận, các ý tưởng v.v… của các đời quá khứ và hiện nay cùng với sự xuất hiện các ý nghĩ và các tâm trạng hàng ngày. Gộp hết chúng lại rồi mượn một từ để chỉ chung cho chúng là chử NGHIỆP. 
Hiện nay khối tinh thần nầy đang vận hành như những đám mây trùng trùng điệp điệp trong đầu óc con người. Quý vị đang ở trong đám mây nầy dù cho có cúng dường hay trì chú tụng kinh hàng ngày cũng không giải quyết được gì. Tôi đảm bảo như vậy. Cúng dường, trì chú, tụng kinh quả thực có đem lại phước báu, nhưng không thể giải hết nghiệp được. Có khi còn gây thêm ra những nghiệp mới nữa nếu một ngày nào đó quý vị không tin và đem lòng phỉ báng.
Muốn giải hết nghiệp thì phải có phương pháp giải quyết những đám mây nầy.

Đến đây cũng tạm đủ để cho quý vị tham khảo và xem xét lại cách thức theo con đường của Phật.

Madison, Wisconsin, 19/7/04

Duy Tuệ