"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

Tạm xa Thầy!


 Có một người muốn học đạo
 Ông ấy rất giàu và rất mạnh nhiều mặt
 Ông ấy thường nói đến “đạo làm người” cho thiên hạ nghe
 Và ông ấy cũng muốn nhiều người được ảnh hưởng bởi “đạo lý” của ông ấy.

 Gia đình ông ấy là một gia đình lớn, đông người
 Nên ông ấy thường quát tháo và dùng nhiều biện pháp mạnh với các con
 Đứa nào không nghe, ông ấy có thể đả thương trầm trọng.

Lễ Giỗ Phật hoàng Trần Nhân Tông lần thứ 703 tại Hà Nội, Tp.HCM, Đồng Tháp và An Giang



Tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội


Sáng ngày 25 tháng 11 năm 2011, Lễ Giỗ Phật hoàng Trần Nhân Tông đã diễn ra trang trọng tại Khu vực Điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Đây là lần thứ 9 liên tiếp, Trung tâm UNESCO Nghiên Cứu và Ứng Dụng Phật Học Việt Nam tổ chức thành công tốt đẹp và là lần đầu tiên tại thủ đô Hà Nội, nơi Di tích Quốc gia đặc biệt – Hoàng thành Thăng Long, được UNESCO Thế giới công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Thế giới. Tám năm trước, Lễ Giỗ được tổ chức tại CLB Trần Nhân Tông, Linh Xuân, Thủ Đức, Tp.HCM và CLB Trần Nhân Tông An Hảo, An Giang với hơn 1000 đại biểu về dự mỗi năm.

Hiền giả Phật Tuệ chia sẻ tại Hội thảo

Hiền giả Phật Tuệ - Hội trưởng Hội Thiền học Trần Nhân Tông Na Uy - tại Hội thảo " Trần Nhân Tông và Con đường chính pháp" - Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội ngày 24.11.2011

Phật Tuệ xin gửi đến tất cả quý vị hiện có mặt trong buổi hội thảo ngày hôm nay, lời chào thân ái!

Thưa ban tổ chức hội thảo Trần Nhân Tông, thưa quý Hiền Giả trong gia đình Minh Triết  toàn cầu, thưa tất cả quý vị hiện có mặt trong ngày hội thảo năm nay. Tôi là Phật Tuệ, tên Phật Tâm Danh do Thầy Duy Tuệ ấn chứng và cũng là Hiền Giả trong gia đình Minh Triết. Tôi xin thay mặt Hội Thiền Học Trần Nhân Tông và các Hiền Giả của gia đình Minh Triết Nauy gửi lời tri ân đến ban tổ chức đã hình thành ngày hội thảo Trần Nhân Tông hôm nay và đã ưu ái dành cho Phật Tuệ cái vinh dự được tham gia và chia sẻ đến quý vị trong tinh thần tô điểm lại ngôi vị: một Phật Hoàng chính sử của của dân tộc Việt Nam.

Hoạt động của các CLB, Hội thiền Trần Nhân Tông- triển vọng và hữu ích

Ông Ngô Văn Quán (Hiền giả Giác Tuệ) đọc tham luận tại Hội thảo " Trần Nhân Tông và Con đường chính pháp" diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội ngày 24.11.2011

Thực hiện tiêu chí của tổ chức Liên Hợp Quốc về Văn hóa, Khoa học, Giáo dục và Điều lệ của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam ra đời tháng 6 năm 1999, do Đạo sư Duy Tuệ là Chủ tịch Hội đồng sáng lập với chức năng tập hợp trí tuệ của cộng đồng, nghiên cứu các nguyên lí Phật học một cách khoa học, có hệ thống nhằm ứng dụng vào đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân, trong đó đặc biệt ưu tiên các biện pháp giải quyết những vấn đề giáo dục nhân cách cộng đồng, giáo dục trách nhiệm công dân đối với đất nước.

Hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và Con đường chính pháp”

Sáng ngày 24 tháng 11 năm 2011, Hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và Con đường chính pháp” do Trung tâm UNESCO Nghiên Cứu và Ứng Dụng Phật Học Việt Nam tổ chức đã diễn ra long trọng tại Hoàng thành Thăng Long, Thủ đô Hà Nội.