"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

Giới thiệu bài mới: Hiền giả Minh triết cảm xúc mạnh mẽ với tuổi thơ - 15.3.2011



Hôm nay, ngày 15/03/2011, Thầy có bài chia sẻ ngắn, gợi ý hướng suy tư cho gia đình Minh triết với chủ đề “Hiền giả Minh triết cảm xúc mạnh mẽ với tuổi thơ”

1.      Thầy đề nghị nên hình thành một nhóm hiền giả Minh triết tự nguyện, có năng khiếu, kỹ năng, kiến thức, hiện chưa tham gia chương trình phụng sự nào cho cộng đồng, thảo luận bàn bạc với nhau, sưu tầm tài liệu, suy tư về cách thức giúp cho các cháu trong chương trình ‘Vườn Hoa Mơ Ước’ và ‘Tuổi Thơ và Thiên Đàng’ phát triển công việc học tập ngày càng tốt hơn nữa. Mọi người cùng đưa ra nhiều sáng kiến, ý tưởng rồi phân tích bàn bạc với nhau, thí nghiệm và phát triển những ý tưởng đó. 


Ví dụ như phát triển trang web cho thiếu nhi hiện giờ, là một phiên bản thử nghiệm, chúng ta có thể có sáng kiến và ý tưởng thêm về trang web đó. Chúng ta có thể đưa các tranh ảnh, câu chuyện sao cho các cháu khi nhìn hay đọc vào thì được kích thích hướng suy tư. Tức là tập cho các cháu kỹ năng khai mở nhiều cách nhìn trên một bức tranh hay câu chuyện. Có thể sưu tầm thêm chuyện thần thoại, chuyện cổ tích để kích thích sáng tạo hoặc kết hợp những câu chuyện của thế giới và trong đất nước chúng ta. Tập trung vào một chủ đề chính là giúp các cháu có thói quen tập khai mở tầm nhìn thông qua những câu chuyện. Cũng có thể cho các cháu nghe một bản nhạc nhẹ ngay trên trang web và đặt câu hỏi cho các cháu. Giống như quý vị hỗ trợ cho tôi, tôi sẽ xem trước nội dung có phù hợp hay không, trước khi đưa lên web.

2.      Chúng ta đều biết, các nước tiên tiến có nền giáo dục rất tốt. Vậy thế nào là giáo dục tốt? Chúng ta có tất cả 54 dân tộc khác nhau trong cùng lãnh thổ, các nước tiến bộ ở châu Âu hay châu Mỹ, cũng có nhiều dân tộc khác nhau, nhưng khi tổ chức một chương trình văn hóa nghệ thuật giữa các dân tộc thì mới thấy sự khác biệt về cách diễn đạt, trình độ kỹ thuật của dân tộc mình. Cho nên, chúng ta hãy nhận thức về bản sắc văn hóa dân tộc, chú ý đến kỹ thuật trình diễn sao cho vừa điêu luyện vừa hồn nhiên dễ thương; vừa có tầm vóc vừa có phong cách sao cho khán giả hiểu về bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Tôi tin rằng chúng ta chưa đạt trình độ cao. Bởi điều đó phụ thuộc vào giáo dục. 


Nói đến khả năng hoạt động của bộ não thì ai cũng như nhau, nhưng nội dung giáo dục để tác động lên bộ não ấy, có lẽ chúng ta chưa đủ điều kiện, hay chưa quan tâm và làm được nhiều. Do đó, quý vị có thể sưu tầm, nghiên cứu các hình ảnh sinh hoạt của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Qua đó chúng ta có cơ hội đánh giá, nghiên cứu bộ não nơi nào đang có điều kiện hoạt động tốt ? Tốt là do quá trình giáo dục của họ đầy đủ, sâu sắc và được chú ý hơn. Hay nói cách khác, cũng là đầu tư công sức, tiền bạc vào công tác giáo dục nhưng một đàng là sự quyết tâm, có tâm hồn thì kết quả công tác giáo dục ấy sẽ khác xa lắm so với một đàng làm cho lấy lệ, hay mình có quan tâm gọi là.


3. Tôi ví dụ trong việc nghe pháp âm, nếu người nào nghe với tâm hồn lắng đọng sâu sắc và thực tâm muốn thay đổi cuộc đời của mình thì sẽ tự hỏi chính mình: Liệu mình có khôn chưa, có thực sự giỏi không, có thực sự đẹp đẽ hay không? Hay mình còn dốt nát, bị ảnh hưởng bởi những phong tục hủ lậu, kém cỏi làm đầu óc chậm phát triển? Qua câu chuyện của một nhà đại trí thức tai ba lỗi lạc, tôi muốn cho quý vị thấy là việc chúng ta muốn thay đổi chính mình thì trước nhất mong muốn đó phải thật vĩ đại, phải nhiệt tình say sưa. Chưa cần biết sẽ thay đổi như thế nào, nhưng chỉ biết cần phải thay đổi vì nhiều khi mình chưa đủ sức để biết sẽ phải thay đổi cái gì! Khi muốn như vậy thì sẽ tự đặt ra hàng loạt câu hỏi cho chính mình ví dụ như tại sao mình muốn thay đổi? Và khi khám phá ra được rằng mình là người dốt nát, bấy lâu nay chỉ biết tin vào những gì mình đã nhồi nhét trong đầu, rồi cho rằng mình đầy đủ kinh nghiệm trên trường đời và không cần học thêm cái gì! Nếu có học thì học mấy cái chuyện mầu nhiệm gì đó được đồn thổi chứ chuyện dưới đất không ai qua mình nổi! Nếu tin theo kiểu đó thì chắc chắn sẽ không có gì xảy ra tốt đẹp cho cuộc đời mà chỉ tiếp tục chìm trong đau khổ.

4.      Dân tộc ta bị những người xấu hay dốt ở các nước nén giữ tinh hoa mà chỉ đem tặng những gây ra mầm mống buồn phiền, trong đó có nhiều thứ, một trong những thứ đó là tạo ra cách suy nghĩ tin vào mê tín dị đoan, hình thành những hủ tục hết sức lạc hậu, cản trở sự tiến bộ của loài người. Ngay cả một vị lãnh đạo cấp cao nhiều quyền lực nhiều tiền của hay một đại trí thức cũng bị ngã ngửa, run rẩy hoảng sợ trước những lời lẽ dốt nát của những kẻ dốt nát. Đầu óc con người như thế thì kiến thức khoa học để làm gì? Cấp cao mà còn mời mịt như vậy thì huống hồ chi là thường dân. Một dân tộc đầy mê tín đị doan thì dân tộc ấy làm sao khá được? Cho nên, hiền giả Minh triết phải biết đầu óc chúng ta có nhiều chuyện như vậy cần phải tẩy bỏ, đó là chưa nói đến sự nguy hiểm về cái sự tự cho là hiểu biết của mình lớn lao quá mà chưa bao giờ thấy mình dốt nát. Có ai đủ bản lĩnh cho rằng quá trình tìm kiếm kiến thức của mình là vứt đi, là không xứng đáng để bàn? Nếu không thì không có gì để nói là cuộc đời mình đổi mới hay thay đổi cả! Sự thay đổi là gì? Là đốt sạch những gì mình đang tự hào, và rút kinh nghiệm.

5.      Tôi suy nghĩ tiếp đến thế hệ của ‘Vườn Hoa Mơ Ước’ và ‘Tuổi Thơ và Thiên Đàng’. Đây là thế hệ quan trọng mà hiền giả Minh triết nên dồn sức giúp các cháu một cách nhiệt tình, trách nhiệm và đầy lòng thương nhất. Chứ không phải nghĩ chơi sơ sơ rồi tới đâu hay tới đó, cũng như các bậc cha mẹ đối với con nhỏ, chỉ có ước mơ đại khái mà không đem hết tâm hồn mình vào chủ đề mình quan tâm. Đối với chủ đề ‘Vườn Hoa Mơ Ước’ và ‘Tuổi Thơ và Thiên Đàng’ chúng ta suy nghĩ đến thế hệ đó bằng cả sự xúc động mãnh liệt nhất chứ không chỉ đơn thuần suy nghĩ là suy nghĩ. Tôi gợi ý hướng suy tư như vậy, quý vị hãy lắng nghe, suy tư, phủ nhận về chính mình cũng bằng xúc cảm mãnh liệt nhất!

6.      Không ít lần tôi tự hỏi liệu những việc mà mình đang làm có vô duyên, có cần thiết, có giá trị hay không? Tại sao mình lại làm những chuyện này? Rồi sau đó thỉnh thoảng tôi nhận được các email kể chuyện họ được thay đổi và vui mừng. Tôi cảm thấy ừ thì mình cũng chưa đến nỗi vô dụng lắm! Và tôi vẫn thấy là mình còn phải khám phá nhiều vấn đề khác, nhiều công thức khác làm sao giúp cho cộng đồng đạt hiệu quả nhanh hơn, chứ còn như thế này là chưa được, cũng còn thể hiện sự dốt nát của mình. Hay nói cách khác là thể hiện việc mình chưa nhìn thấy được. Và giải pháp là quá trình đi đây đi đó, di chuyển chỗ ở sang nhiều vùng khác nhau, nhìn ngó lắng nghe xem có gì mới không, để những kinh nghiệm cũ không còn trong đầu óc, để cái đầu luôn luôn mới. Đó là sơ bộ về cách làm việc của đầu óc!

7.      Kết lại vấn đề là chúng ta tập làm sao để có cảm xúc trước vấn đề mà chúng ta quan tâm một cách mãnh liệt nhất. Nếu tập được thì dứt khoát chất lượng và hiệu quả công việc sẽ khác hẳn so với việc thiếu cảm xúc mãnh liệt. 


Cụ thể bây giờ là chúng ta cố gắng quan tâm đến thế hệ ‘Vườn Hoa Mơ Ước’ và ‘Tuổi Thơ và Thiên Đàng’. 


Tại sao cần quan tâm? Cuộc sống ngắn ngủi, cái chết đến bình thường lắm, chúng ta quan tâm đến thế hệ này là quan tâm đến dòng chảy không bao giờ dứt của dân tộc. Đến một giai đoạn nào đó, lớp thế hệ tốt sẽ nâng chất lượng dòng chảy tương lai lên cao. Chúng ta có tiền, có sức mạnh nhưng cái đầu không khôn thì chỉ toàn đem «bã mía» của các dân tộc khác về thờ, rồi cho là giá trị. Chúng ta còn sợ những chuyện vu vơ nghĩa là cái đầu chưa thông minh. Kiến thức làm giàu thì có đó nhưng thực sự chưa có sức mạnh tuyệt vời của bộ óc, vì nếu có thì không bao giờ sợ chuyện xui rủi, mang tính chất mê tín dị đoan, hủ lậu! Trong khi chúng  ta là Đấng sáng tạo, cùng một lúc là Đấng hủy diệt nếu chúng ta muốn. Người ta cần tình yêu thì ban tình yêu, cần sáng tạo ban sáng tạo, cần hủy diệt ban hủy diệt. Tóm lại cái đầu cần phải bừng sáng sáng tạo như vậy!

8.      Nói đến dân tộc là nói đến dòng chảy tiếp nối các thế hệ với nhau, chúng ta quan tâm đến dòng chảy, nâng đỡ dòng chảy bắt đầu từ các cháu trở về sau thì dòng chảy đó sẽ hùng tráng hơn, độc lập hơn, khôn ngoan hơn ; không ngu đần, khổ đau mà tâm hồn thánh thiện hơn. Một dân tộc với tâm hồn sáng suốt như vậy sẽ tác động đến trời đất, đáng lẽ động đất thì nó không động đất bởi vì sức mạnh vô hình trong đầu óc tương đương với sức mạnh vô hình của tạo hóa. Chúng ta có thể ngăn chặn được bão táp phong ba đối với vùng đất nơi chúng ta sinh sống. Đó là chuyện có thật ! Năng lực trong đầu óc chúng ta mạnh mẽ «ghê gớm»! Do đó, nếu chúng ta có xúc cảm này, một thế hệ có xúc cảm này thì sức gia trì, sức cầu nguyện cho vùng đất chúng ta an toàn với thiên tai, có thể xảy ra chứ không phải không !

9.      Việc động đất hay sóng thần là từ năng lực mầu nhiêm của tạo hóa đẩy tới, không phải do trả báo! Đó là quá trình vận động duy trì sự cân bằng trong vòng quay của quả địa cầu, không phải sự phá hủy. Sự chết chóc xảy ra do anh nằm đúng vị trí đó nên anh phải chấp nhận, chứ không phải xui rủi! Anh có thể sử dụng lực nhiệm mầu để can thiệp một phần, cùng với năng lực nhiệm mầu của tạo hóa, theo cách thức nào đó bớt gây ra sự chết chóc cho con người. Một vùng đất khô cằn, với đầu óc đặc biệt thì khi anh đến đó, ở đó bắt đầu có nước uống, có cây cối. Đó là tôi chưa nói đến đầu óc siêu việt. Đó là chuyện có thật, tôi không nói đùa! Nhưng thay vì anh sử dụng sự nhiệm mầu để làm cho mảnh đất vứt đi trở nên màu mỡ thì anh lại cầu xin được chết để kiếp sau sống tốt hơn ?!

Xin mời quý vị nghe lại nội dung đầy đủ và chi tiết trong phần pháp âm.



BBT