"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

Lời Chúc Trong Giờ Phút Thiêng Liêng Của Dân Tộc

Thầy Duy Tuệ - DTT phác họa

"Thứ nhất, tôi cầu nguyện tất cả các năng lực, các tha lực (nếu có) ở xung quanh hộ trì cho cá nhân của mỗi quý vị HGMT, cho gia đình, dòng họ, bà con của quý vị; cho Tổ quốc Việt Nam cũng như những nơi quý vị đang nhận làm quê hương thứ hai trên hành tinh này...một Năm mới hạnh phúc, thịnh vượng, sự tích cực đến rất nhiều, sự tiêu cực đến không bao nhiêu, đầu óc luôn sống trong tích cực, tính tích cực phát triển ngày càng mạnh mẽ, thành tựu trong vật chất, biết cách làm ăn, biết cách thành công và gặp may mắn trong đời sống kinh tế, gặp may mắn trong quan hệ xã hội, biết cách phát triển đời sống tinh thần để sống hạnh phúc.


Năm mới là năm mà tôi rất kì vọng tất cả các Hiền giả Minh triết nhận thức được đời sống tâm linh sâu thẳm bao gồm hai ý nghĩa rất sâu thẳm : ý nghĩa thứ nhất là chúng ta chia sẻ tình thương, chia sẻ sự thông cảm của chúng ta với người khác; ý nghĩa thứ hai là chúng ta mong mỏi cho người thân, bạn bè của chúng ta làm sao chia sẻ được,  xâm nhập được hạnh phúc riêng tư từ học và trải nghiệm để từ đó chia sẻ được con đường hạnh phúc mà chúng ta đang đi.

Quý vị và đất nước Việt Nam sẽ có nhiều tin vui từ năm 2011 trở đi! Tôi cầu nguyện nhiều dân tộc trên thế giới biết đến dân tộc Việt Nam như là một dân tộc có đầy đủ tình thương, có đầy đủ sự giác ngộ, có đầy đủ sự tỉnh táo, sự bao dung, là một dân tộc bắt đầu phát triển nhận thức sâu thẳm, biến nó thành sức mạnh về đời sống tâm linh, đời sống tinh thần và biến nó thành sức mạnh về đời sống vật chất.

Dĩ nhiên là tôi không cầu mong tất cả các nước trên thế giới công nhận Việt Nam là nước mạnh trên thế giới về kinh tế, chính trị, quân sự….. Nhưng có một điều chúng ta hoàn toàn có thể làm cho các dân tộc khác thừa nhận dân tộc chúng ta là một dân tộc rất lịch sự, rất dễ thương, rất dễ tin yêu, là một dân tộc có thể giúp cho người ta tin tưởng vào sự trung thực, tin tưởng vào tinh thần học tập, tin tưởng vào tấm lòng tốt đẹp của mình. Điều này hoàn toàn có thể và sự tin yêu của thế giới đối với dân tộc chúng ta như vậy là đẹp nhất. Sự thật, tôi không mong thế giới ca ngợi chúng ta về sức mạnh này, kia mà ca ngợi và tin yêu về đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Điều này hoàn toàn chúng ta có thể làm được. Trong vòng 5 năm, 10 năm tới chúng ta hoàn toàn có thể đạt được.

Và tất cả Hiền giả Minh triết trong năm mới, bắt đầu từ 2011 đến 2020, toàn tâm toàn ý làm thế nào để góp phần làm bừng sáng đời sống tinh thần cao đẹp của dân tộc chúng ta.

Nói đến một dân tộc là nói đến toàn bộ tinh thần của dân tộc ấy, chúng ta không nói đến cá nhân, không nói đến khuynh hướng chính trị, tôn giáo hay các nhóm lợi ích mà báo chí hay đề cập. Các dân tộc khác trên thế giới hướng về sự tin yêu, sự tin tưởng, sự quý mến tinh thần dân tộc Việt Nam.

Đó là điều ước nguyện rất lớn lao, nhân đêm Giao thừa, tôi vừa chúc quý vị tốt đẹp vừa cầu nguyện cho Việt Nam được sự may mắn ấy. Tôi cũng rất tin tưởng là dân tộc chúng ta càng ngày càng được nhiều sự may mắn hơn nữa. Tôi dám tin tưởng một cách mạnh mẽ như vậy.

Hình ảnh sưu tầm Internet
Năm mới, tôi cầu nguyện tất cả các hiền giả Minh triết sống với độ mãn nguyện tinh thần cao nhất, gặp nhiều may mắn nhất, buồn phiền ít nhất, yêu đời nhiều nhất, hạnh phúc nhiều nhất do chia sẻ với người khác những giá trị riêng của mình. Từ người mù lòa, tật nguyền cho đến người thân thể bình thường đều nhận ra được giá trị của mình. Từ nông thôn, hải đảo, thành thị…đều nhận ra giá trị của mình để hưởng và chia sẻ những giá trị ấy đến với người khác.


Tôi cầu nguyện cho thế giới hòa bình. Tôi cầu nguyện cho tất cả các vùng đất trên thế giới mà hàng ngàn năm nay các dân tộc ở những vùng đất đó phải sống trong khổ đau được thay đổi đời sống tinh thần và vật chất tốt đẹp hơn."

Đó là lời chúc chân thành sâu thẳm nhất của tôi trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc Việt Nam"



THST trích từ Những Lời Tâm Huyết Cuối Năm - Master Duy Tuệ - Đêm 29 tháng Chạp, Canh Dần.

Mười Điều Thỉnh Cầu



10 Điều Thỉnh Cầu Các Năng Lực Nhiệm Mầu Tha Lực Trợ Duyên Cho Hiền giả Minh Triết


1. Điều thỉnh cầu thứ nhất

Tôi thỉnh cầu mọi năng lực nhiệm mầu chân chính hộ trì thế gian trợ duyên cho những con người có chí hướng khai mở hạnh phúc và chia sẻ với cộng đồng, đang tập làm Hiền giả Minh Triết, sống được trong sự hợp nhất mầu nhiệm diệu kỳ bên ngoài và bên trong.

2. Điều thỉnh cầu thứ hai

Cung thỉnh các năng lực nhiệm mầu bên ngoài trợ duyên cho hoàn cảnh cá nhân của họ được nhiều may mắn. Gia đình quyến thuộc của họ được bình an và tự phát triển mở mang tính thấy và tình thương. Dân tộc và tổ quốc của họ được hưởng thái bình, thịnh vượng và được các dân tộc khác trên thế giới tin yêu. Do vì họ chưa phát triển được sự nhiệm mầu đủ mạnh nên tôi thỉnh cầu các năng lực nhiệm mầu bên ngoài giúp đỡ để họ vững tin mà tiến bước trên con đường khai mở hạnh phúc và phụng sự nhân loại thông qua phụng sự dân tộc và tổ quốc của họ.

3. Điều thỉnh cầu thứ ba

Do đầu óc con người thường xuyên bất an nên những ác sinh linh rất dễ hóa sinh trong đầu óc con người và gây ra cho chính họ và nhiều người khác khổ đau. Vì vậy, tôi thỉnh cầu các năng lực nhiệm mầu bên ngoài trợ duyên cho họ luôn tỉnh thức về sự kiểm soát và giữ gìn bình yên trong đầu óc. Trong trường hợp đã có những ác sinh linh hóa sinh khiến họ nghĩ thiếu chân chính, nói thiếu chân chính và làm những điều thiếu chân chính gây khổ đau và mất niềm tin yêu nơi cộng đồng; cầu thỉnh tha lực chân chính dùng tất cả pháp phù hợp cho thế giới này để ngăn chặn cứu giúp họ kịp thời.

4. Điều thỉnh cầu thứ tư

Cung thỉnh các năng lực nhiệm mầu bên ngoài trợ duyên cho đầu óc họ thường bình an, tỉnh thức để tạo duyên lành cho các thiện sinh linh hóa sinh giúp họ làm lợi lạc chính mình và cộng đồng.

5. Điều thỉnh cầu thứ năm.

Cung thỉnh chư lực nhiệm mầu bên ngoài trợ duyên cho họ thường nghe và thực hành các pháp âm ngày càng sâu thẳm vào trong tính thấy, để tạo lực phá vỡ bức tường quá khứ trong đầu óc họ và mở ra nhận thức về một thế giới thực tại ngay bây giờ để chấp nhận và yêu quý những gì mình đang có và chia sẻ những giá trị đó cho người xung quanh mà không cần mơ ước hay tưởng tượng ra một thế giới sau cái chết đầy huyễn hoặc và lãng phí.

6. Điều thỉnh cầu thứ sáu

Tôi thỉnh cầu các năng lực nhiệm mầu bên ngoài trợ duyên cho các Hiền giả Minh Triết thành tựu đầu óc thực tế cho đời sống vật chất cá nhân và cùng lúc phát triển lòng trắc ẩn của mình đối với những người bất hạnh thông qua sự can đảm đem 95% thành tựu vật chất riêng mà giúp đỡ khai sáng tha nhân. Người chưa thành tựu vật chất thì đem tấm lòng của mình mà chia sẻ với những người xung quanh để chính mình được hạnh phúc.

7. Điều thỉnh cầu thứ bảy

Loài người và loài vật đều có tính sợ vốn tự nhiên, nhưng con người lại có thêm tính lo lắng dễ làm cho tính sợ phát triển thường xuyên hơn loài vật. Tôi thỉnh cầu các năng lực nhiệm mầu bên ngoài trợ duyên cho các Hiền giả Minh Triết thường nghe và thực hành các pháp âm để tự mình sáng tạo các pháp phù hợp với thực tế mà vượt qua lo lắng và sợ hãi.

8. Điều thỉnh cầu thứ tám

Từ khi có loài người tới nay, đã có không ít người thuộc tầng lớp lanh lợi đã biết dùng thế quyền và thần quyền tưởng tượng ra một đời sống hão huyền sau cái chết để lợi dụng kẻ ngu si nhẹ dạ. Tôi thỉnh cầu các năng lực nhiệm mầu bên ngoài giúp cho các Hiền giả Minh Triết sớm tự mình trải nghiệm về bí mật và không bí mật sau cái chết để họ thực sự tự tại yêu thương chính mình, yêu đời sống này, yêu những gì mình đang có, yêu người và giúp đỡ con người.

9. Điều thỉnh cầu thứ chín

Loài người nơi đây thường rất lo sợ về những sai lầm và khuyết điểm; sợ người xung quanh bình phẩm không tốt về mình; hoặc mong muốn người xung quanh nhắc tới mình, biết tới mình như là người thành đạt. Điều nầy thật là bất hạnh cho họ. Tôi thỉnh cầu các năng lực nhiệm mầu bên ngoài trợ duyên cho họ sáng tỏ các nhận thức không phù hợp này. Có như vậy họ mới thường phát triển trí thấy và tình yêu.

10. Điều thỉnh cầu thứ mười

Tôi thỉnh cầu các năng lực nhiệm mầu bên ngoài trợ duyên cho các Hiền giả Minh Triết thật sự phát triển các tính chất tốt đẹp thông qua học, hiểu và thực hành đầy đủ mười hai điều luật tự nguyện để hạnh phúc của họ chính là những bằng chứng rõ ràng cho một môn học quý giá mà tôi được trao sứ mệnh truyền đạt: Duy Tuệ và Sự Mầu Nhiệm Của Con Người.

Đọc tại TP. Alexandria, Ai Cập, buổi sáng ngày 01 tháng 01 năm 2011.
(Có bổ sung và đọc lại tại Hoa Kỳ vào dịp đón xuân Tân Mão).

Duy Tuệ


Mời quý Hiền giả xem Video tại đây
Quý vị có thể đọc 12 điều luật tự nguyện tại đây



Tin Vui Cuối Năm





Thân gửi các Hiền giả Minh Triết!

(Khi tôi gọi các bạn là Hiền giả Minh Triết - thông điệp thiêng liêng rằng các bạn là người có một sứ mệnh thiêng liêng : Chuyển toàn bộ năng lượng của mình phát triển tình yêu vô bờ bến; Với tính sáng chân chính và hết mực trung thực ngay trong bộ não của mình; Với tính sáng chân chính và hết mực trung thực của loài người; Yêu tính chất nhiệm mầu này hơn tất cả những gì đang có trên hành tinh này!)

081 - Chúng ta thường bị tâm trí đánh lừa, kiểm soát hơi thở chính là phường pháp rất hữu hiệu

Hình ảnh minh họa sưu tầm trên Internet
Chúng ta thường bị tâm trí đánh lừa, tâm trí thường dẫn dắt con người ra khỏi thực tại để dấn thân vào mơ mộng. Kỹ thuật kiểm soát hơi thở chính là phường pháp rất hữu hiệu giúp ta ở trong tình trạng của thực tại. Thực tại là vắng bóng của tâm trí, thực tại sẽ phát huy sự mầu nhiệm của tâm để đời sống tâm linh của chúng ta làm chủ tâm trí và lúc ấy chúng ta sẽ được hạnh phúc.

Nhờ vào phương pháp kiểm soát hơi thở mà thánh trí phát sinh mới nhận ra được “đời người một hơi thở”. Cuộc đời chúng ta thật quý giá nhưng luôn bị đe doạ giống như một người đang giữ một vật quí báu nhất trần gian thì mạng sống luôn bị đe doạ từ nhiều phía vậy. Con người thật sự quý giá vô cùng, không vật gì, thứ gì quý giá hơn nhưng lại bị đe doạ trầm trọng bằng một hơi thở! Đừng tin tưởng rằng thở ra, thở vào la quyền của chúng ta. Chúng ta thật sự không có quyền đó.Luật vô thường mới có quyền đó. Nhưng chúng ta lại không thể mua chuộc hay nịnh bợ hoặc thoả thuận gì được với luật vô thường. Do vậy con người phải thức tỉnh được điều này mà dừng bớt lại bao nhiêu tham vọng , bao nhiêu ý đồ, bao nhiêu mưu lược để hơn thua nhau, để chiếm đoạt nhau, để nhận chìm nhau, tiêu diệt nhau.

Do vậy đừng tin tưởng vào quyền năng của lý trí, của ý muốn mà hãy quay về thực tại và ý thức về luật vô thường, thiết kế lại đời sống của mình trong tình trạng chúng ta không thoả thuận gì được với luật vô thường.
Trích Master Duy Tuệ - 2004

079 - Làm sao chúng ta thoả mãn được những nhu cầu?

Chúng ta tốn nhiều thời gian để rèn luyện thể dục cho thân
Chúng ta tốn nhiều tiền của và công sức chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho thân
Chúng ta cũng tốn nhiều thời gian và tiền của để phát triển hiêủ biết về nhiều mặt
Chúng ta suy nghĩ hết việc nọ tới việc kia cũng gần như cả đời mình
Chúng ta cảm thấy chúng đều là đúng cả, ít nhất là khi những việc áy đang diễn ra


Chúng ta làm những điều ấy dường như cả đời mình.
Chúng ta làm những việc ấy là cần thiết, rất cần thiết
Nhưng có điều chắc chắn rằng chúng ta khó mà thoả mãn được
Câu hỏi chúng tôi đặt ra là làm sao chúng ta thoả mãn được những nhu cầu ấy?


Việc đầu tiên là phải dành thời gian cho tâm nghỉ ngơi trước đã
Mỗi ngày cho nó nghỉ ngơi một ít, nhưng ngày nào cũng có
Bước tiếp theo là hãy chú ý trạng thái yên nghỉ này
Cùng với nó hãy để ý trạng thái bận rộn của tâm


Như vậy cùng một lúc ta theo dõi hai trạng thái của tâm: nghỉ ngơi và bận rộn
Chúng ta chỉ theo dõi và cảm nhận cho rõ về các trạng thái ấy.
Tới đây người đã ưu tư và dày công tầm đạo ở độ chín mùi
Sẽ được cảm nhận về Đức Phật từ bi
Còn người thấp hơn sẽ dần dần có nhiều lợi ích.


Chúng ta hãy lấy một thí du nầy để nhận biết giá trị trạng thái tâm nghỉ ngơi vô điều kiện:


Tâm ta ví như mặt đất
Nếu mặt đất lúc nào cũng dao động
Liệu có sự sống nào được sinh ra và bình yên không?


Chúng ta cố gắng lắng đọng tâm tư để nhận ra tính chất thiêng liêng của cuộc sống.


Trích Hãy dành thời gian cho tâm - Master Duy Tuệ - 19.01.2001

078 - Tại sao lại có thói quen "Thích mặc áo và đội mũ"!?

Con người có một thói quen đáng sợ
Đó là thích mặc áo và đội mũ
Có lẽ cũng vì miếng cơm manh áo
Và học hành cho miếng cơm manh áo
Vì họ cho rằng chân lý là miếng cơm manh áo.


Thế tại sao họ đủ áo dư cơm
Nhiều lúc họ cũng thầm than trộm khóc
Vì có nhiều khổ đau mà họ không vượt nỗi?


Rồi từ đó và nhiều ham muốn khác
Họ đâm ra lo sợ
Họ phải tìm đến thần linh nhiều kiểu.


Họ cầu nguyện vu vơ
Có lúc dưới một gốc cây to
Có lúc trên một tảng đá
Có khi trong căn miếu nhỏ hoặc ngôi đền.
Hoặc khi quá buồn họ tìm vào tôn giáo

Bây giờ có nhiều đạo đông người
Như đaọ Phật, Thiên Chúa, Tin Lành hay Hồi giáo
Hoặc đi tìm một thiền đường với một ông thầy
Có tên tuổi trên thị trường tông phái


Giờ đây bắt đầu có mũ và áo!
Những nỗi khổ đau buồn bực
Được phủ lên bởi áo mão này!
Nhưng đau khổ vẫn còn nguyên như cũ


Tôi có thể nói chắc chắn một trăm phần trăm rằng
Đau khổ vẫn còn nguyên đó!


Tại sao lại như vậy?
Tôi thật sự xốn xang quá đỗi
Tôi đau lòng như mất đứa con!


Nó không biết ôm cái gì vào cũng khổ
Dùng cái gì để biết khổ?
Cái gì biết hạnh phúc?
Chính nhận thức giúp cho ta điều ấy


Vậy điều duy nhất phải làm để vượt khổ đau
Là dùng nhận thức của chính mình
Để khám phá tính chất của tâm mình.
Nơi đây chính mình sẽ bắt gặp
Một biển trời hạnh phúc mà chẳng tốn một xu
Chẳng đổ mồ hôi, chẳng đấu tranh cực khổ
Chẳng hề phụ thuộc vào tiền tài danh vọng hay sắc đẹp mỹ miều
Chẳng phụ thuộc vào già hay trẻ.
Chẳng phụ thuộc vào thời gian hay không gian.


Người ta đã là nô lệ cho không biết bao nhiêu thứ
Cho nên họ mới thấy cuộc đời này toàn đau khổ
Bây giờ họ lại hiểu lầm rằng
Phải lấy trói buộc nầy để diệt trói buộc kia
May ra có ngày hết khổ!


Có một thứ nô lệ đáng sợ
Là nô lệ những gì mình học được


Hãy trả lại tự do cho tâm hồn
Ấy là điều duy nhất cho hạnh phúc hiển bày
Hãy dùng nhận thức của chính mình
Để nhận ra những gì đang trói buộc mình:


Lòng ham muốn tình dục?
Ham muốn tiền?
Ham muốn danh?
Ham muốn sắc đẹp?
Ham muốn tri thức?
Ham nhà, ham của, ham con?
Ham tu ?
Ham chức quyền?
Ham được trọng vọng?
Ham dành dựt đấu tranh?
Ta ham cái gì ta cũng thành nô lệ.
Đã thành nô lệ tất nhiên phải sợ hải, tức giận, khổ đau.


Hãy dùng nhận thức của chính mình
Để khám phá các thứ ham muốn ấy
Trí tuệ giải thoát sẽ bừng sáng
Phật trí ở mỗi người sẽ thức dậy và làm chủ cho các tri thức.


Điều nầy không phải lý sự xa xôi
Cứ cố gắng làm đi
Rồi tự mỗi chúng ta là chân lý vĩnh cửu.


Trích : Làm Sao Để Được Giải Thoát - Master Duy Tuệ - 2002

077 - Thưa thầy , con có đứa cháu mới sinh.Con phải làm gì cho nó được mạnh khoẻ và thông minh?

1.“Thưa thầy , con có đứa cháu mới sinh.
Con phải làm gì cho nó được mạnh khoẻ và thông minh.
Về sau hữu ích cho đời”?


2.Con hãy thành kính thực hiện lời dạy sau đây,
Sẽ có kết quả nhiệm mầu:
Chính con phải chuẩn bị thân sạch sẽ, tâm thanh tịnh.
Và với đức tin thật kiên cố.
Con thực hành lễ như sau:
Chính con tay trái cầm một cành hoa.
Chính con đặt bàn tay mặt lên đầu bé và phát lời cầu nguyện:


“Con cầu nguyện Phật Tổ thông qua con
Trao truyền lòng Từ- Bi và Trí Tuệ Phật cho bé.
Ánh Từ Quang của Phật thường hằng nơi tâm hồn của bé.
Sau nầy bé lớn lên với lòng Từ- Bi và Trí Phật.
Bé là Quý Tử, là Ánh Sáng lợi ích cho đời.
Đức tin của con nhất quyết rằng: muôn đời không đổi.
Lời nguyện của con sẽ trở thành hiện thực vĩnh hằng.
Nam- mô-Phật-Tổ từ-bi chứng minh”.


3.Khi đã làm LỄ TỪ BI nầy bé sẽ đủ phước duyên.
Nhờ ông bà và cha mẹ bé có lòng tin vào Pháp lực nhiệm mầu của Phật.


4.Bé lớn lên ngày càng thông minh
Và phước báu cho đời
Vì quyền năng nhiệm mầu của Phật lực.


Lễ Từ Bi - Master Duy Tuệ - Kỷ-niệm ngày hoa Vô-Ưu nở tại Điện thờ Đức Điều-Ngự Giác Hoàng Trần- Nhân-Tông- Vua Phật Việt-Nam, Rằm tháng 5 Quý mùi (14/ 06/ 2003), tại TP.Hồ Chí Minh.

076 - Mỗi người từ vị trí của mình, Nhìn ngó vào tâm mình

Loài người ai cũng có tinh thần sống đạo
Nhưng đa số không biết bắt đầu từ đâu


Đừng ngóng trong theo ai cả
Mỗi người từ vị trí của mình
Nhìn ngó vào tâm mình
Tìm Phật nơi chính mình


Ngay từ vị trí của mình
Nếu chưa ngộ được bản tâm thanh tịnh
Tâm bên trong và cảnh bên ngoài cùng trói buộc mình
Tức còn sống trong vô minh


Lúc tại vị trí của mình
Nhận ra bản tâm thanh tịnh
Tức giác ngộ Phật tính của mình
Tâm bên trong và cảnh bên ngoài không còn trói buộc


Ta sống cuộc đời giải thoát
Trước mê giờ ngộ cũng tại chỗ nầy
Chẳng tránh đi đâu, chẳng chạy theo ai
Đạo tại tâm mình
Ngoài tâm không đạo


Master Duy Tuệ - 2003

075 - Nay con muốn giàu thì phải làm sao?

1.“ Thưa Thầy,
Năm nay con cũng gần bốn mươi rồi.
Con lấy vợ là người ngoại quốc.
Làm ăn bươn chải cũng nhiều.
Nhưng chưa bao giờ giàu có.
Nay con muốn giàu thì phải làm sao?


2.“Đó cũng là nguyện vọng chánh đáng.
Nhưng trường hợp của con nên thử theo hướng mới xem sao.
Đã bao năm con theo đường lối
Tạo dựng tài sản hữu hình trực diện như mọi người.
Nay con thay đổi như vầy:
Con bỏ nhiều công sức tạo dựng tài sản vô hình trước đã.
Tài sản vô hình là gì?
Là tri thức chuyên môn nghề nghiệp;
Là niềm tin của nhiều người đối với mình;
Là lòng thương mến của cộng đồng.


3.Làm thế nào để được tài sản vô hình đó?
Trước hết phải rèn cho mình có một tri thức chuyên môn như là nghề.
Dùng tri thức chuyên môn nầy để phát triển hai thứ tài sản còn lại.
Đồng thời phải bỏ thời gian học về chữ tâm.
Sau đó tập quán tâm và phát triển lòng yêu thương, sống không thù hận.
Hãy ứng dụng những điều ấy trong nghề nghiệp,
Từ việc nhỏ nhất.


4.Và con cũng nên nhớ thêm:
Dù trời có ban cho con một món tiền lớn bất ngờ
Con cũng phải nhín thời gian và tiền bạc
Để rèn luyện một nghề.
Dù cho ngay lúc ấy,
Nghề ấy chẳng đem lợi lạc cho con.
Nhưng con phải biết rằng
Nghề nghiệp chính là nền tảng vững bền cho niềm vui trổ hoa.


5.Còn điều quan trọng nữa cần phải nhớ.
Một khi tài sản hữu hình đã thành tựu,
Người đời thường quên mất tài sản vô hình.
Vì sao vậy?
Vì bây giờ mắt họ cứ mở ra nhìn những thứ hữu hình.
Họ đã bị những thứ hữu hình trói buộc.
Họ không thể khép mắt lại,
Để nhìn vào bên trong thấy tài sản vô
Do vậy tài sản vô hình dễ biến mất.
Lúc ấy tài sản hữu hình như căn nhà không có móng.
Chỉ một cơn gió nhẹ là sụp đổ hoàn toàn!
Con nên nhớ điều quan trọng ấy.


6.Cầu nguyện Phật –Tổ thương tưởng đến con.
Dù trong hoàn cảnh nào
Con cũng đừng rời xa Phật Tổ mà thờ cúng lung tung.
Như vậy Phật Tổ luôn ở bên con trên khắp mọi nẽo đường
Cho đến khi con về hẵn Phật Quốc.
Chúc con hạnh phúc.”


Master Duy Tuệ - TP.HCM, 23/06/03

073 - Một cách duy nhất để giải hạn, trừ nghiệp chướng





1.“Thưa Thầy giải thích dùm con hai từ “nghiệp chướng”.
Có người giải thích rồi nhưng con chưa hiểu.”


2.Tôi không giải thích theo tự điển, bạn có thể tự xem lấy.
Tôi dựa theo kinh nghiệm cuộc sống mà nhiều người đã dùng từ nầy.
Tôi nghe nhiều người dùng “nghiệp chướng” để chỉ những việc như:
Chỉ một người đang khổ vì tiền: “Đó là nghiệp chướng”
Chỉ người đang khổ vì tình: “ Đó là nghiệp chướng”
Chỉ một người đang bị tù: “ Đó là nghiệp chướng”
Chỉ một người thi hoài không đổ: “Đó là nghiệpchướng”
Chỉ một người đang bị cách chức: “Đó là nghiệp chướng”
Chỉ một người đang bị tai nạn: “Đó là nghiệp chướng”.
Chỉ một người đang nghèo tiền bạc: “Đó là nghiệp chướng”.
Như vậy “nghiệp chướng” ở đây muốn nói điều gì?

072 - Thưa Thầy, Con rất sợ khái niệm vô ngã!

1.Thưa Thầy,
Con rất sợ khái niệm vô ngã mà con thường nghe giảng
Con có cảm tưởng giống như mình không còn chỗ dựa cho hoạt động của mình
Con phải hành xử thế nào để được gọi là vô ngã mà không đánh mất mình?


2.Tôi không nhắc lại cơ cấu vô ngã của thân và tâm
Tôi muốn nhắc điều nầy cho bạn suy gẫm:
Bạn hãy nhìn hai con chim hoạ mi
Một con đang sống trong lồng bằng vàng cẩn kim cương
Con kia sống trong bầu trời tự do.


3.Tôi mong bạn thiền về ngã của hai con hoạ mi nầy
Con trong lồng vàng nạm kim cương ngã của nó có vẽ lộng lẫy
Nhưng lộng lẫy đến đâu người ta cũng thấy được
Mà thấy được thì bị luật nhân quả chi phối hay phán xử.


4.Con hoạ mi kia không ai thấy ngã của nó
Chắc tại vì cái ngã của nó như bằng hư không vô tận.


5.Một con người sống với tâm chằng chịt sự ràng buộc
Họ sống trong cái ngã của thế giới tâm ràng buộc ấy
Dù cho sự ràng buộc ấy lộng lẫy đến đâu cũng là ràng buộc.
Tựa như giọt nước lóng lánh trên một lá cây


6.Những ai sống với tâm không có gì ràng buộc
Họ sống trong cái ngã thênh thang ấy
Rộng lớn đến mức họ không còn nhận ra ngã nữa
Họ là bầu trời, là đại dương.


7. Nên thiền về ngã như thế
Có thể đời sống tâm linh sẽ phát triển không ngừng
Giàu tâm linh thì lo gì vật chất.


Trích Nói Về Ngã - Master Duy Tuệ - Tp HCM.20.7.2003

071 - Sự Màu Nhiệm Của Khoảng Không

Nếu không có khoảng không thì hành tinh này không xuất hiện
Nếu không có khoảng không thì máu trong người không lưu thông
Nếu không có khoảng không thì hơi thở không có
Nếu không có khoảng không ta không thể di chuyển được
Nếu không có khoảng không ta không thể phát ra âm thanh
Nếu không có khoảng không sáu căn không hoạt động được
Tất cả những gì mắt thấy tai nghe được đều nhờ có khoảng không
Nước và các khoáng chất trong long đất có được cũng nhờ có khoảng không


Ta suy nghĩ được cũng nhờ có khoảng không
Ta có đủ thứ trạng thái của tâm cũng nhờ tâm ta có khoảng không
Tâm ta hỷ nộ ái ố cũng nhờ tâm ta có khoảng không


Khoảng không là mẹ sinh ra tất cả
Khoảng không nuôi dưỡng tất cả
Khoảng không bao trùm tất cả
Khoảng không chứa tất cả khi chúng băng hoại
Khoảng không nâng đỡ và cân bằng tất cả


Trong khoảng không có tất cả
Tất cả các khám phá của con người chỉ là khám phá trong khoảng không
Ta phải biết dựa vào khoảng không mà sống
Trước nhất dựa vào tâm không
Luôn luôn giữ cái tâm ở trạng thái không
Tự nhiên tâm phát sinh diệu dụng khi cần thiết
Tập thâý có như không và không như có


Trích Sự Màu Nhiệm Của Khoảng Không - Master Duy Tuệ - TP HCM, ngay 9/1/2002

070 - Người đệ tử là gì?

1.Người đệ tử là gì?
Là người học và áp dụng những điều mình học nơi Thầy.


2.Trong tôn giáo (theo nghĩa chân chính) quan hệ giữa Thầy và đệ tử
Có tính đặc biệt hơn tất cả các lãnh vực khác.
Đệ tử là hiện thân của Thầy trong vai học trò,
Thầy là hình bóng của tâm Phật nơi Đệ tử.


3.Thầy là mẹ, Đệ tử là con
Con đau buồn tự nhiên Mẹ biết
Khi con tưởng đến, tình Mẹ bao trùm
Con cảm thấy ấm lòng và dịu đi niềm tưởng nhớ.


4.Thầy giúp cho Đệ tử hiểu mình
Đệ tử giúp Thầy thể hiện từ bi
Thầy chuyền ngọn đèn qua Đệ tử
Đệ tử tự thắp sáng mình qua ngon lửa từ Thầy.


5. Hãy thầm lặng và nhận biết trong tâm và bên ngoài
Nhận biết cho tỏ tường, rồi tuỳ cơ mà biến hoá
Tuỳ cơ biến hoá trong nhận biết tỏ tường,
Bình tâm và thanh thản.


6.Hãy dụng tâm như vậy
Trong cuộc đời hai mặt
Sống chết không hai
May rủi không tách rời.


7.Thấy cả hai và chấp nhận cả hai
Vận may đến không chối bỏ
Cái rủi đến cũng không thể đuổi đi
Hoặc vui một chút hoặc đau một chút, đừng nhiều hơn.


8.Cứ yên tâm tin cậy vào sự mầu nhiệm của Phật tâm và Tạo hoá
May cũng là ân huệ, rủi cũng là ân huệ
Hãy thấy cả hai đều là ân huệ
Tâm hồn sẽ thanh thản.


9.Đời là hai mặt
Đạo là tất cả
Phật nói Đời Đạo không hai
Vậy cái gì đến cũng đừng chối bỏ.


10.Hãy trung thành với Đạo
Vì Đạo chính là Mình
Vì Mình chứa đựng cả vũ trụ
Cả vũ trụ là Đạo.


11.Nương vào Đạo là nương chính Mình
Nên không lìa xa Đạo
Không lìa xa nguồn tâm vô nhiễm
Nguồn năng lượng vô biên của nhận biết.


12.Đệ tử hãy chìm vào trong nguồn năng lượng ấy
Nương tựa vào nguồn năng lượng ấy của chính mình
Cần biết cái gì tự nhiên sẽ biết
Đừng sợ gì vì cái chết là nền tảng của sự sống.


13.Nhận biết cái chết trong từng giây phút
Biết cái sống đang sinh ra trên cái chết
Tình yêu sẽ tuông chảy
Cuộc sống nở hoa tận đáy lòng.


Trích : Viết Cho Người Đệ Tử - Master Duy Tuệ - 2002

069 - Điều không tránh khỏi là gì ?

Ta ăn, mặc, thể dục, nghĩ dưỡng, làm việc và cống hiến
Cũng để vì sự không tồn tại xác thân nầy
Vì vậy ta cần biết ăn, biết mặc, biết thể dục,
biết nghĩ dưỡng, biết làm việc và biết cống hiến
Sao cho lòng thanh thản nhất
Sao cho tứ đại điều hoà đến lúc rã tan
Ấy là những điều không tránh khỏi và phải nên.




Điều ấy là gì ?
Là tạo cho mình lộ rõ thân kim cang bất hoại.


Làm sao để được ?
Đức Phật dạy điều nầy mà tôi cũng thấy đúng:


- Hãy dùng trực tâm hay tâm ngay lành.
- Hãy dùng thâm tâm hay suy tư và thực hiện
những điều làm chúng sanh an lành
- Hãy sống bằng tâm giác ngộ tánh Phật
nơi mình và tánh không của vạn pháp.


Ứng dụng thường ngày thân kim cang bất toại sẽ hiển lộ.


Trích nói với Gs Dương - Master Duy Tuệ - Bệnh viện Triều An - TPHCM, ngày15/06/2003

068 - Địa Ngục Có Hay Không?

Xã hội có nhà tù cũng gọi là địa ngục
Gia đình đôi khi cũng nhà tù cũng địa ngục
Mỗi người đôi khi cũng nhà tù cũng địa ngục.


Xã hội có kẻ gian tham nên có nhà tù
Xã hội có luật pháp nên có nhà tù để làm nghiêm luật pháp
Ấy là điều tất nhiên cần thiết
Điều đáng nói đây ở mỗi cá nhân, mỗi gia đình.


Nhà tù xã hội có các phòng giam minh bạch
Tại sao giam và hạn định cũng rõ ràng
Dĩ nhiên nhà tù là đáng sợ phải tránh xa.
Cái điều hay ở đây là còn biết đường để tránh.


Còn nhà tù gia đình như thế nào?
Quan trọng nhất là gia đình không hoà thuận
Hoà thuận bên ngoài và hoà thuận bên trong.
Hoà thuận bên ngoài dễ dàng nhận thấy
Hoà thuận bên trong mới khó làm sao.


Một ngôi nhà thì nhỏ bé
Mỗi thành viên một thế giới bao la ai biết được
Thế mà ngôi nhà vẫn chứa hết!


Sở dĩ gia đình biến thành nhà tù hay địa ngục
Nguồn gốc từ tinh thầnï sở hữu và ích kỷ mà ra.
Chúng thể hiện cả bên ngoài và bên trong tâm hồn.
Sở hữu cho toàn gia đình và cho mỗi thành viên
Cứ như vậy mỗi thành viên sống trọn kiếp tù nhân


Nếu mỗi thành viên nhận ra tình trạng sở hữu và ích kỷ
Dần dần trí tuệ giải thoát và lòng từ bi sẽ phát huy
Gia đình dần dần là cảnh niết bàn tại thế.


Nhưng điều quan trọng nhất là ở mỗi người.
Nhà tù nơi chính mình mà mình không biết!
Hãy nhận cho ra, nhìn cho rõ địa ngục trong tâm hồn
Đây là vấn đề quyết định cho mỗi người, cho toàn nhân loại.
Địa ngục trong tâm của mỗi người được hình thành như thế nào?


Ý niệm “tôi đây” (thân và tâm) là nền và cột của nhà tù
Ý niệm “của tôi đây” (tri thức, kinh nghiệm,ý tưởng..) là vách, kèo, mái, cửa
Ý niệm “của tôi đây” (tình cảm) là những đồ trang trí trong nhà


Tất cả những ý nghĩ và hành động đều bị khống chế bởi những ý niệm nầy.
Làm sao ta có tự do?
Đã như thế làm sao có tình yêu, có trí tuệ, có hạnh phúc đích thực.


Trích Master Duy Tuệ - 23/11/2001

067 - Thế nào là đạo cao đức trọng ?

1. “Thưa Thầy,
Xin thầy giải thích cho con
Thế nào là đạo cao đức trọng.?
Thế nào là đắc đạo?

2. “Chỉ có người sống trái đạo
Chỉ có người sống vi pham đạo đức.
Nhưng không có người đạo cao đức trọng.
Vì sao vậy?
Vì đạo không cao không thấp;
Đức không có giới hạn để so lường.
Nếu đức mà so lường được,
Đức đó không phải đức.

3. Có việc nhận ra bản chất của đạo
Và sống hợp đạo.
Không có chuyện đắc đạo.
Nếu có đạo để đắc,
Đạo ấy không phải đạo.”

Trích - Master Duy Tuệ - TP.HCM, 24/06/03 

066 - Chữ Tài và Chữ Tai???

1.“Thưa Thầy,
Con của con là bác sĩ có tài
Cháu muốn thi thêm bằng tiến sĩ
Nhưng trong cơ quan có người không ủng hộ
Vì họ nói rằng cháu có tài mà không khiêm tốn
Nên “chữ tài liền với chữ tai một vần”.


2.“Tri-thức không có giới hạn,
Sự khám phá và các sáng kiến chuyên môn không giới hạn,
Lấy chỗ nào để nói có tài?
Các chức trách được phân bổ công bằng
Chỉ có lao động sáng tạo trong chức trách ấy
Vinh quang đều như nhau.


3.Người ta nhầm rằng mình có tài.
Chính sự nhầm lẫn ấy làm lớn lên bản ngã.
Nên tai nạn phải đến với kẻ ấy.


4.Còn một thứ nhầm lẫn nữa
Là khi dùng từ “khiêm nhường”.
Nhiều người thường nói: nên “khiêm nhường” hay “khiêm tốn”,
Nếu không khéo, ấy cũng là một kiểu ngã mạn.


5.Chỉ có cách cư xử tự-nhiên là phù hợp nhất.
Khó định nghĩa thế nào là cư xử tự-nhiên,
Nhưng anh không tự-nhiên, người ta sẽ biết”.


Master Duy Tuệ - TP.HCM, 23/06/03

065 - Ánh sáng tâm ngày càng toả sáng

Nói về tính chất của thân,
Không một yếu tố nào bền vững.
Nói về tính chất của tâm,
Ấy là trạng thái vô nhiễm.
Nói về hành động,
Phải hướng về lợi ích số đông.
Hiểu và sống như vậy
Ánh sáng tâm ngày càng toả sáng.


Master Duy Tuệ - Núi Tam Đảo, 19/05/03

064 - Sự khổ đau của tinh thần cũng có khi cần thiết, nhưng đừng để nỗi khổ kéo dài quá lâu

Đệ tử cần hiểu vài điều thật sự cần thiết. Mọi hiểu biết để thực hành tâm linh là nhằm mục đích giúp cho tâm trở về tình trạng bình yên thì mới thật sự hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc. Nhưng để được như vậy, trước nhất, thầy khuyên đệ tử chấp nhận những cảm giác khổ tâm hay khổ đau tinh thần. Hãy quan sát những cảm giác này và cần tìm hiểu về chúng.


Chúng ta suy nghĩ gì về khổ đau. Khổ đau được hiểu ở đây là sự khổ đau của tâm hồn, sự khổ tâm. Sự khổ tâm được hiểu như là mình đang có chuyện gì đó mà mình không thể chấp nhận được. Vấn đề gì đó đang tồn tại, đang xảy ra mà mình không thể chấp nhận, nó làm cho mình suy nghĩ nhiều vần đề và những suy nghĩ này không thể dừng được dễ dàng, nó cứ tiếp diễn và gây ra nhiều khó chịu. Thật ra sự khổ đau của tinh thần cũng có khi cần thiết, bởi nó có thể cho chúng ta nhiều bài học, nó có thể giúp cho người mang nỗi khổ ấy có một cuộc sống thật sự thông cảm và thương yêu con người.


Người mà không trải qua hay không có những nỗi khổ nội tâm cùng cực thì người ấy rất dễ sống lạnh lùng, ít thông cảm và thương yêu người khác bằng tình cảm sâu đậm bên trong của mình. Một trong những biểu hiện mình là con người thật sự khi nào mình thật sự xúc động tận cùng trước nỗi bất hạnh của người khác. Nhưng cũng đừng để nỗi khổ kéo dài quá lâu sẽ trở lại nguy hiểm cho tinh thần của mình. Có thể gây ra bệnh cho cơ thể, có thể gây ra bệnh thần kinh khó trị.


Trích bài Master Duy Tuệ nói với đệ tử - 2004

063 - Khổ đau tinh thần hay tinh thần căng thẳng là do từ suy nghĩ mà ra

Sự việc xảy ra tự nó không gây ra khổ đau tinh thần cho ai cả. Phải hiểu là chỉ khi ai đó nhìn thấy một vấn đề nào đó, rồi áp đặt suy nghĩ của mình vào đó để đánh giá, nhận định và đưa ra những kết luận theo ý của mình thì lúc ấy cảm giác khổ đau và cảm xúc khổ xuất hiện. Nó làm cho tinh thần luôn căng thẳng và thân thể trở nên không còn tươi tắn, hồn nhiên. Như vậy muốn chấm dứt cảm giác khổ đau tinh thần thì nhất thiết phải chấm dứt suy nghĩ và đánh giá về chuyện đang xảy ra đó. Sau một thời gian trải nghiệm khổ đau rồi, bây giờ là lúc cần tỉnh táo để quan sát vấn đề cho tỏ tường và dùng sự hiểu biết, sự bình tĩnh, sự bản lĩnh để giải quyết vần đề đang tồn tại. Cũng đừng để cho các hình ảnh quá khứ và những suy đoán, suy luận, tưởng tượng quấy rầy đầu óc của ta.


Trích bài Master Duy Tuệ nói với đệ tử - 2004