"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

168 - Chân thật báo hiếu - phát triển tình yêu với tha nhân


Nếu quý vị trở lại nội dung câu chuyện Mục Kiền Liên báo hiếu mà người ta kể thì người mẹ của Mục Kiền Liên phạm tội xuống Địa ngục. Mà tội đó là tội bòn xẻn và tội khinh tăng.

Tại sao bòn xẻn và khinh tăng lại là có tội?

Nếu ở một truyền thống tôn giáo khác hay không phải đạo Phật thì không có chuyện này. Còn khi mình theo đạo Phật rồi thì mình lại tưởng chuyện này có thật, khi Mục Kiền Liên học báo hiếu về rồi nói với mẹ: “Mẹ ơi các thầy dạy là mẹ không được bòn xẻn, không được khinh tăng. Vì mẹ mà bòn xẻn và khinh tăng khi chết sẽ bị xuống Địa ngục và con không cứu được.”. Đây chỉ là câu chuyện của tôn giáo được xây dựng lên để nhắc vấn đề báo hiếu.

Thư gửi quý Hiền giả



Tôi rất hoan nghênh quý HG diễn đạt lại các trải nghiệm quý báu mà mỗi HG tự thay đổi mình.Trong việc học tập và ứng dụng thay đổi chính mình, quý HG cần nhớ lại những nội dung chính như dưới đây.

Bảo vệ an toàn tối đa cho cơ thể và cho đầu óc



Mình biết quí trọng sự an toàn của mình, biết thương mình thì mới thương và quí trọng sự an toàn của người khác.

Về an toàn tính mạng

Phải coi chừng vấn đề giao thông và thiên tai. Cẩn thận khi lái xe máy, xe ôtô, đi bộ, tắm sông, tắm biển, leo núi… Tránh đến những nơi mà mình chưa hiểu được nhiều, mình không yên tâm và không đủ người đi với mình. Đồng thời, quí vị cũng tránh đến những nơi đèn mờ xập xình, đầy rẫy những sự rình mò và nguy hiểm. Rồi nước uống, đồ ăn… tất cả quí vị phải thật sự cẩn thận. Sự rủi ro đến với mình bằng nhiều nguồn khác nhau, mình không thể biết được. Cho nên tốt nhất là phải đề phòng.

Về mặt giao tiếp

Phải kiểm tra thật nghiêm ngặt mình quan hệ với ai ở mức độ nào và không quan hệ với ai. Đừng suy tư, đừng sợ mất lòng. Mình phải bảo vệ mình. Đặc biệt nhất với những người mà trong lòng mình cảm thấy không yên tâm, tức là Tính-nhận-thức-sâu-thẳm-và-thuần-khiết báo cho mình, thì không được gần gũi, không được nói chuyện. Còn những trường hợp nào mà mình gần gũi, nói chuyện, cố gắng tránh không được nói chuyện riêng tư của mình, của người đối diện, cũng như chuyện riêng tư của người thứ ba.

Đặc biệt nhất trong quan hệ giao tiếp, quí vị tránh những người có đầu óc khôn vặt. Bởi vì những người đó ít khi có lòng tự trọng.

Người xúc cảm vặt, yêu vặt cũng phải tránh tối đa. Đụng đâu xúc cảm đó, đụng đâu thương đó, đụng đâu dính đó, sa đà. Quí vị phải làm một hàng rào nghiêm khắc trong đầu mình.

Phải cẩn trọng tất cả hành vi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, nói. Phải đề phòng lời nói của mình. Lời nói của mình phải đem lại niềm vui cho mình, cho người và đem lại sự an toàn. Trong ăn nói, không được ăn nói để hơn thua, để sướng miệng, để thỏa mãn tâm lý bình thường.

Tránh bớt những chuyện tào lao, đụng đâu thể hiện cảm xúc đó. Mình cứ tưởng vậy là công đức, là hay ho, nhưng thực tế rất nguy hiểm. Những người ở trước mặt mình nhưng không có duyên, không có phước thì mình bắt tay cười là đủ rồi. Lúc nào có điều kiện thì mình giúp người ta tỉnh thức, mở tâm, mở trí.

Mình chơi với ai, nói chuyện với ai mà họ toàn lôi những chuyện cũ rích ra để nói, toàn lôi chuyện đời ra nói thì cố gắng tránh không chơi. Bởi vì quí vị cứ bàn chuyện đời sẽ không có lợi gì hết.

Chơi với những người bạn cũ, lời qua tiếng lại… quí vị không thể thấy được hiểm họa của nó. Quí vị khép cánh cửa đó lại, nó không có lợicũng ho mình cũng không có lợi cho người kia. Giống như hai người thèm rượu, rót ly rượu ra cho vui vậy.

Canh chừng cái đầu

Luôn luôn canh chừng cái đầu suy nghĩ theo hướng ngựa không cương - thấy gì cũng nghĩ, thấy ai cũng nghĩ, nghe cái gì cũng nghĩ, đụng vào gì cũng nghĩ. Quí vị thường xuyên canh chừng như vậy. Không phải mình canh chừng là mất thời gian. Quá trình canh chừng là quí vị hoàn thiện các công việc mình đang làm. Việc mình đang làm lúc đó, cuộc sống của mình lúc đó tốt hơn, quan hệ của mình lúc đó tốt hơn, lời nói lúc đó tốt hơn. Do đó không có sự mâu thuẫn giữa việc mình canh chừng suy nghĩ với công việc mình làm hằng ngày.

Nó giúp cho sự vận động và làm việc của chúng ta hằng ngày an toàn, hiệu quả, chính xác hơn, có sức hấp dẫn hơn, chiêu cảm được nhiều người hơn và tạo ra hiệu quả vừa hữu hình, vừa vô hình tốt hơn. Cho nên, nếu chúng ta nói bận quá tức là mình áp dụng chưa đúng, chưa nắm vững phương pháp áp dụng. Khi nắm vững phương pháp áp dụng rồi thì lượng công việc của mình tăng lên, thời gian mình làm việc tăng lên, hiểu quả lớn hơn nhiều.

Người nào nói: “Thầy ơi, con sụp đổ.” là người ấy thực tập sai, tách rời thực tập với cuộc sống. Quí vị cho rằng quí vị sống khác và tập thiền Minh Triết khác? Không phải như vậy. Trật phương pháp! Quí vị phải thấy chỗ này, quí vị có thể nói mình chưa tập hoặc tập sai chứ không thể nói là sụp đổ.

Nói chung, tất cả những vấn đề đi, đứng, nói năng, tiếp xúc, quan hệ, không gian, thời gian, con người… quí vị phải luôn luôn đề cao cảnh giác. Lấy sự không yên tâm do Tính-nhận-thức-sâu-thẳm-và-thuần-khiết báo làm dấu hiệu để tăng độ cảnh giác, tỉnh thức.

Duy Tuệ

(Nội dung được biên tập từ Audio “Lời thầy dặn dò” – 29/10/2009 – do công ty CPĐT Giáo Dục Minh Triết độc quyền phát hành)

Hai cách thử nghiệm chính mình


Con chào Thầy, Con là A.N., sinh năm 1992. Thông qua người quen, con được giới thiệu về Thầy và trang web của Thầy. Con đã có đọc và tìm hiểu các bài viết của Thầy về các vấn đề trong cuộc sống, nhưng con thật sự vẫn thấy mông lung...

Nhận thức của con người và sự tự do tuyệt đối


“Khi trật tự về cuộc đời trong đầu óc con người bị đảo lộn thì bắt đầu trật tự hay logic của tạo hoá sẽ hiện hữu và con người sẽ hoạt động trong logic của tạo hoá. Con người hay hơn động vật là con nguời hoạt động trong logic của tạo hoá nhưng do con người có nhận thức, có sự hiểu cho nên con nguời hành động chính xác và sáng tạo mà ở động vật bình thường không có. Cho nên con người kỳ diệu ở chỗ : vừa có khả năng sống hoàn toàn trong lực nhiệm màu của tạo hoá nhưng lại vừa có khả năng nhận thức để sáng tạo, mà sáng tạo dựa trên bản chất của tạo hoá, đó chính là điều tối ưu của con người.

169 - Những thông tỏ về Vu Lan Báo Hiếu sau hàng ngàn năm mờ mịt


1. Chúng ta mượn ngày báo hiếu như một cơ hội để phát huy những phẩm chất tốt đẹp giữa chúng ta với người xung quanh ở tất cả các mối quan hệ, chứ không riêng gì giữa cha mẹ và con cái. Nhân ngày này, chúng ta kiểm tra lại, đánh giá lại, và cố gắng thể hiện mối quan hệ bình đẳng, trách nhiệm, thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm đến nỗi cô đơn, nỗi khó khăn riêng của nhau. Đó là cách báo hiếu đúng theo nền văn minh Việt Nam. 

119 - Dùng cách ứng xử của mình để thay đổi tâm lý cực đoan


Chúng ta phải dùng cách ứng xử của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ dùng lời nói thì không tác động được gì đâu. Ví dụ như trước đây mình còn tin vào sao này, sao nọ, la hầu, kế đô…rồi tin vào thần thánh, đi cúng đi cầu thì bây giờ mình tỉnh bơ, không còn cúng quả gì hết. Mình không còn lý do gì để mình sợ thần này, thần kia nữa! Mình cần có cung cách ứng xử trong cuộc sống mặc cho người khác bình luận. Anh phải dùng trí chủ của anh, anh dùng sự tự tin của anh để anh sống với cung cách chẳng những chấp nhận sự bình luận của người khác mà còn sống để khuyến khích sự bình luận của người khác. Bởi vì chính họ bình luận thì họ sẽ khôn dần, khôn dần ra. 

Anh không sợ và không chiều theo dư luận mà anh cứ ứng xử để cho có sự bình luận trái chiều. Chính sự bình luận trái chiều đó làm cho người ta thức tỉnh lại, người ta thay đổi quan điểm sống của người ta...

Quý vị cố gắng dùng cách ứng xử của mình để thay đổi thói quen, tình cảm từ quan niệm cũ mang tâm lý cực đoan. Người ta đang sống và làm  theo đúng những hy vọng của người ta thì mình làm ngược lại. mình làm theo trí chủ của mình mà việc làm ấy phù hợp với thực tế của thế giới hay của tình hình xung quanh. Hoặc ít ra thì mình làm với chủ đích của mình mà chủ đích đó nói lên nhân  cách của mình. Nhân cách ấy thể hiện qua việc không chạy theo sự thõa mãn tâm lý bình thường và cực đoan của con người. Sự trưởng thành của mình, độ lớn của mình cũng thể hiện qua cái đó.  

Trích Tg Duy Tuệ - Hãy Sống Như Người Đã Đến Bến Bờ [2] - 12.4.2011 (* Tựa đề do người ghi tạm đặt)