"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

112 - Đầu mối để các Hiền giả chia sẻ, giúp đỡ người khác

 Quý vị cố gắng trình bày câu hỏi cho rất dễ hiểu. Khi đặt câu hỏi quý vị đừng có tham vọng hỏi rộng quá. Nếu quý vị có tham vọng hỏi rộng quá thì quý vị sẽ bị chới với và không biết là mình hỏi cái gì. Quý vị cần phải thu nhỏ câu hỏi của mình lại, câu hỏi càng cụ thể chừng nào, càng cô đọng chừng nào thì càng tốt chừng ấy, bởi vì ngôn ngữ không thể nào tải hết được những gì chúng ta mong muốn trình bày. 

Khi quý vị gặp một đồng đạo mới hay người mới gặp mà quý vị muốn giúp đỡ họ thì quý vị cũng đừng nói vấn đề quá lớn lao. Quý vị hỏi với những câu hỏi rất bình thường làm sao để cho người kia họ dễ trả lời nhất. Ví dụ như: Hàng ngày anh giải quyết công việc có thấy thoải mái không? Tức là mình chọn câu hỏi gì nó rất đơn giản tới mức không thể đơn giản hơn được nữa. Quý vị muốn giúp đỡ người khác thì cần phải dùng hàng loạt câu hỏi đơn giản như vậy. Câu hỏi đó khi nghe xong là người ta biết cách trả lời ngay. Đó chính là đầu mối để quý vị giúp đỡ người khác, chia sẻ với người khác. Quý vị cố gắng phải tập như vậy!

Trích Master Duy Tuệ - Tập Sống Như Người Đã Đến Bến Bờ [2] - 12.4.2011 

111 - Dừng ngay thói quen của mình để khai mở trí chủ


Khi quý vị làm người chồng thì từ xưa tới giờ quý vị hay sống theo kiểu gia trưởng quen rồi. Hễ vợ mình đưa ra ý kiến gì thì mới vừa nghe, quý vị đã bác bỏ rồi. “Im đi, đàn bà biết gì mà nói!” tức là theo thói quen của sự gia trưởng mà mình ứng xử tức thì. Mình đã quan niệm chỉ có đàn ông biết chứ phụ nữ thì không biết gì. Người phụ nữ lâu ngày chịu đựng rồi cũng quen. Nhưng cũng có trường hợp khi ấy người phụ nữ cũng cố gắng nói lại vì cho rằng mình thấy chuyện đó là đúng nên cứ nói, nói xong rồi cũng quên luôn nhưng cũng hy vọng là ông chồng sẽ làm theo ý mình. Khi người đàn ông không nghe theo lời của người người vợ mình trong trường hợp ấy rồi ông ấy đã làm sai, làm hỏng chuyện. Khi đó, ông ấy  mới lặng lẽ mà làm theo lời của vợ mình nhưng dứt khoát không nói ra để công nhận là vợ mình đúng, bởi vì bản tính gia trưởng của ông ấy. Đó là từ thói quen mà người đàn ông đã ứng xử như vậy!

Vậy thì từ đây tôi chia sẻ luôn với quý vị là hãy dùng ngay thói quen của mình để khai mở trí chủ, tức là dùng cách ứng xử kiểu khác. Ví dụ thế này: Hôm nay ông B ra dọn vườn vì thấy trời nắng đẹp và không có mưa. Bà vợ của  ông ấy  thì thấy sức khỏe của chồng mình không được tốt nên khi thấy chồng mình chuẩn bị ra vườn thì nói thế này: ”Ông à, hôm nay nghỉ đi, đừng có làm mà bệnh đấy! Để tôi kiếm người khác làm” Ngay lúc ấy, từ thói quen mà người chồng quát lại liền: “ Bà biết tôi làm gì? Im đi!” – đó là thói quen! 

Nhưng bây giờ mình biết rõ thói quen của mình như thế thì khi bà vợ nói như vậy, mình sẽ kìm ngay được thói quen là không quát lại vợ nữa mà làm thinh để xem bà vợ còn nói gì nữa. Khi mình nghe bà vợ đã nói xong thì mới nói là “ bà còn nói gì nữa không thì cứ nói ra để tôi nghe.” Bà vợ nói là “ Dạ không, em đã hết ý kiến. Để em kiếm người khác làm và trả công cho họ…” 

Tức là vẫn theo thói quen nhưng mình đã biết cách không phản ứng ngay mà tìm cách phản ứng kiểu khác. Bởi vì mình đã theo học Minh Triết nên mình biết cách kiểm soát lại rồi, mình biết lịch sự hơn rồi. Mình vẫn làm theo thói quen của mình, mình vẫn làm theo ý muốn của mình nhưng mình tìm cách ứng xử để nói làm sao cho bà ấy vui rồi mình vẫn cứ đi làm.  

Thì ngay trong lúc mà quý vị tìm cách nói cho ngọt, cho dịu, nói cho giống như thiên hoa khải mở lòng người vậy đó! Nhưng mình lấn cấn chưa tìm ra được, mình ú ớ trong tích tắc chưa biết cách ứng xử làm sao thì bỗng dưng mình nhìn bà vợ mình và mình cười. Mình bí nhưng mình không quát tháo mà mình không biết làm sao chỉ nhìn và cười với bà ấy. Quý vị sẽ phát hiện ra ngay trong cái cười đó có một cảm giác lạ xuất hiện. Người vợ khi ấy cũng cảm thấy có một cái gì đó là lạ xuất hiện. Và cả hai bên đều cảm thấy dễ chịu. 

Cách ứng xử mà xuất hiện cảm giác là lạ đó chính là sự xuất hiện của trí chủ. 

Chứ không phải trí chủ lúc nào cũng xuất hiện! 

Đó chính là cách dừng thói quen lại để tìm con đường khác cho đầu óc của mình nó đi. Thì ngay lúc chưa tìm ra đã xuất hiện một cách ứng xử kỳ lạ. Nó giống như là một cách ứng xử khi chưa kịp tìm ra con đường mới như mà không đi theo con đường cũ. Ngay điểm tức thời ấy, trí chủ hiện hữu hay là năng lực nhiệm màu hiện hữu. Nó làm cho mình cảm thấy ngồ ngộ và vợ mình cũng cảm thấy ngồ ngộ. Cái đó không biết nói là cái gì.

Tôi nói như vậy khá rõ rồi, không có cái gì để quý vị phải lầm lẫn nữa. 

Hãy tập! Quý vị hãy tập để chính mình trải nghiệm trạng thái đó trong đầu óc của mình. 

Trạng thái ấy nó có thật, nó hoàn toàn có thật. 

Và như vậy thì quý vị mới thấy rằng không có khuôn mẫu nào để mình xử lý đâu!    


Trích Master Duy Tuệ - Tập Sống Như Người Đã Đến Bến Bờ [2] - 12.4.2011 

Giới thiệu buổi học tập và chia sẻ ngày 12.4.2011 - Tập sống như người đã đến bến bờ [2]


Buổi sinh hoạt ngày thứ ba tuần này của Gia đình Minh Triết được bắt đầu vào lúc 21g30 – giờ Việt Nam. Thầy Duy Tuệ tiếp tục hướng dẫn các Hiền giả Minh Triết chia sẻ về chủ đề: “ Tập Sống Như Người Đã Đến Bến Bờ”. Buổi chia sẻ đã diễn ra hết sức đặc biệt trong không khí ân tình và sâu lắng suốt gần 3 tiếng đồng hồ với những chia sẻ về những nhận thức và tình cảm của mỗi hiền giả xoay quanh chủ đề này. Và liên tục ngay sau mỗi chia sẻ ấy là sự chỉ dẫn ân cần ấm áp, sự khai mở, khai thị của Thầy cho mỗi hiền giả. 

Như thường lệ, trước khi làm việc, các hiền giả cùng Thầy dành 2 phút thiền để mọi người cùng tập trung lắng đọng tâm tư và ổn định đầu óc.  Bắt đầu vào nội dung làm việc chính, Thầy Duy Tuệ có một số điều thông báo và chia sẻ với các Hiền giả như sau:

A. Một số thông báo và chia sẻ của Thầy.

1- Khi trang web tổ chức xong chuyên mục diễn đàn thì những bài viết mà các hiền giả gửi về sẽ được biên tập chọn lọc và đăng tại diễn đàn để cùng chia sẻ.

2- Chúc mừng HG Thiêng Hoa Sinh Tuệ về một tin vui của HG tại Pháp.

3- Một số câu hỏi của một số quý vị mang tính chất gia đình riêng tư thì BBT phân công liên lạc để giúp họ cách giải quyết vấn đề. Những trường hợp đặc biệt thì Thầy sẽ trực tiếp giúp. 

Thầy chia sẻ: Việc gia đình tuy rằng mình thấy có vẻ đơn giản nhưng thực sự là rất khó giải quyết. Do đó cho nên, sự đoàn kết giúp đỡ nhau giữa các HG trong gia đình Minh Triết rất là quan trọng. Quý vị hãy cùng chia sẻ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau! 

Tôi cũng đã nói với quý vị rất nhiều lần rồi, con người thì không phải thiếu tình thương nhưng do đầu óc tính toán của con người đã ngăn không cho tình thương tuôn chảy ra được. 

Không gian vô tận lớn tới đâu thì tình thương của mỗi người lớn tới đó. Do đầu óc tính toán của con người ở thế giới này cho nên năng lực của tính thương ấy không ra được. Tôn giáo ra đời để giải quyết vấn nạn đó nhưng sự thực thì đã không làm nổi. 

Nếu con người chịu khó tránh bớt những tính toán của mình đi thì khi đó tôn giáo không còn phải hiện diện nữa. Nhưng nếu con người không chịu giảm đi sự tính toán riêng của mình mà tôn giáo xuất hiện càng đông thì cũng càng rối thêm, cũng không thể giải quyết được chuyện gì. Bởi vì, quý vị thấy đấy, không biết bao nhiêu người là tín đồ Phật giáo vẫn thích đi xem tượng. Hàng ngàn người xếp hàng đi xem tượng như vậy thì quý vị cũng đủ thấy rằng trình độ dân trí còn kém tới mức như nào! Nếu vẫn cứ tiếp tục như vậy thì biết chừng nào dân tộc mình mới khá lên được? 

Khi nào mà dân tộc Việt Nam làm tượng cho các dân tộc khác xem thì lúc bấy giờ dân tộc Việt Nam mới khá lên được! Còn nếu vẫn bị dân tộc khác làm tượng cho mình xem thì đầu óc vẫn cứ kém cỏi cho dù có làm kinh tế được nhiều tiền hơn, giàu có hơn; cho dù học có bằng cấp cao  đi nữa

Thầy tiếp tục chia sẻ: 

Có nhiều khi mình học bằng cấp càng cao thì đầu óc mình càng kém vì trí chủ của mình không mở được, tình yêu của mình không ra được. Cho nên, có tiền nhiều, chức vụ cao, bằng cấp cao lại càng khiến cho mình sợ thêm. Sự hùng hổ bên ngoài chỉ là vỏ bọc để che đậy sự lo sợ bên trong. Anh càng có nhiều thì càng lo sợ nhiều. Ban ngày thì anh có thể đập bàn, quát tháo, uy phong nhưng ban đêm thì anh lại kiếm thầy bói để dạ thưa, xem quẻ...xem  xui rủi…”

Thầy nhấn mạnh: “ Ngày nào còn sự hiện diện nhiều của thầy bói, ngày nào còn chuyên mê đi xem tượng này nọ…thì dân tộc mình vẫn chưa thể khá lên được! Vì trí chủ của họ sẽ không ra được....  Tới thời buổi này rồi, thời kỳ mà khoa học phát triển tới mức kinh ngạc mà mình vẫn còn ngồi đó mà thắc mắc những chuyện rất mơ hồ như vậy! Quý vị thấy chính trẻ con là những nhà khoa học vĩ đại, các vị giác ngộ lớn chính là trẻ con ”

4- Thầy chia sẻ về phương pháp dùng cách ứng xử để các HG đi chia sẻ giúp đỡ người khác thay đổi quan niệm sống và thay đổi những cảm xúc, những nhận thức mang tính cực đoan của họ. 

Thầy nói: “ Chúng ta phải dùng cách ứng xử của chúng ta chứ dùng lời nói thì không tác động được gì đâu. Chúng ta dùng cách ứng xử là dùng như thế nào? Ví dụ như trước đây mình còn tin vào sao này, sao nọ, la hầu, kế đô…rồi tin vào thần thánh, đi cúng đi cầu thì bây giờ mình tỉnh bơ, không còn cúng quả gì hết. 

Không còn lý do gì để mình sợ thần này, thần kia nữa! Mình phải có cung cách ứng xử trong cuộc sống mặc cho người khác bình luận. Anh phải dùng trí chủ của anh, anh dùng sự tự tin của anh để anh sống với cung cách chẳng những chấp nhận sự bình luận của người khác mà còn sống để khuyến khích sự bình luận của người khác. Bởi vì chính họ bình luận thì họ sẽ khôn dần, khôn dần ra. Anh không sợ và không chiều theo dư luận mà anh cứ ứng xử để cho có sự bình luận trái chiều. Chính sự bình luận trái chiều đó làm cho người ta thức tỉnh lại, người ta thay đổi quan điểm sống của người ta...

Quý vị cố gắng dùng cách ứng xử của mình để thay đổi thói quen, tình cảm từ quan niệm cũ mang tâm lý cực đoan. Người ta đang sống và làm  theo đúng những hy vọng của người ta thì mình làm ngược lại. mình làm theo trí chủ của mình mà việc làm ấy phù hợp với thực tế của thế giới hay của tình hình xung quanh. Hoặc ít ra thì mình làm với chủ đích của mình mà chủ đích đó nói lên nhân  cách của mình. Nhân cách ấy thể hiện qua việc không chạy theo sự thõa mãn tâm lý bình thường và cực đoan của con người. Sự trưởng thành của mình, độ lớn của mình cũng thể hiện qua cái đó.  ” 

Thầy sẽ dành thời gian vào một buổi khác để  hướng dẫn các HG thực hành khai mở trí chủ từ ngay chính những thói quen cũ kỹ trong đầu óc, ngay chính trong sự thương tật của đầu óc, của vết hằn trên não…. 

B. Tiếp tục chia sẻ về chủ đề: “ Tập Sống Như Người Đã Đến Bến Bờ”

Thầy hoan nghênh không khí chia sẻ của buổi sinh hoạt ngày thứ bảy tuần trước, các HG có những phát biểu khá tốt. Thầy hướng dẫn:

“ Quý vị có thể đặt vấn đề: Khái niệm bến bờ là gì? Quý vị hiểu chữ bến bờ là như thế nào? Quý vị tiếp tục phát biểu và không để ý tới chuyện trúng hay trật. Quý vị cứ thoải mái phát biểu theo cái thấy riêng của mình. Nếu quý vị có trích từ kinh điển thì nói rõ là trích trong kinh điển. Quý vị đã phát biểu rồi vẫn có thể phát biểu tiếp và những vị chưa phát biểu thì đương nhiên cần phải phát biểu”

Chia sẻ đầu tiên là của HG Duy Chân Pháp bằng câu hỏi như sau: 

“Theo con thấy thì ước vọng của Thầy là khai mở trí thấy cho tất cả mọi người mà khi Thầy trăm tuổi thì thế gian còn rất nhiều người vì còn người cứ tiếp tục sinh ra. Và khi đó sẽ có rất nhiều người chưa  được Thầy khai mở. Vậy thì không biết khi ấy bến bờ của Thầy đã đạt tới hay chưa ạ?”

Thầy trả lời:

Người ta có sinh ra thêm thì cũng kệ người ta thôi. Người ta có mở chưa hay mở rồi thì cũng kệ người ta thôi, có liên quan gì tới mình đâu, mình cứ làm hết công việc của mình thôi!

Tiếp theo là chia sẻ của Hg Duy Nhật Nhãn:

“Qua bài giảng về 3 giai đoạn tỉnh thức của thầy tại Cẩm nang Thiền Minh Triết  và tinh thần các bài giảng về trí chủ gần đây, con mường tượng hiểu là sự phát triển trí chủ rất tiệm tiến và xảy ra sau khi bộ não ở ngưỡng cửa của tỉnh thức. Liên kết các sự kiện này và tinh thần thầy giảng về sự giác ngộ của đức Cồ Đàm rằng sau 49 ngày đêm ngồi thiền quán dưới gốc bồ đề Ngài đứng lên và tuyên bố rằng “ Ta đã chứng được tâm vô lậu”.

Vậy có phải “chứng được tâm vô lậu” là một sự chứng đắc không?

Con đề nghị thầy giảng thêm cho chúng con được rõ là có phải trí chủ phát triển dần dần rồi mới có thể đi vào giai đoạn tỉnh thức hay không ? Bởi lẽ muốn trí chủ phát triển phải gột rửa các vết hằn của thói quen “suy nghĩ và phản ứng” của bộ não? Đi vào giai đoạn có nghĩa là chỉ mới ở ngưỡng cửa tỉnh thức và còn phải tập luyện dài dài thì mới đạt được sự thông tuệ, cái kiến thức “tự có” của riêng mình?

Nói cách khác là việc đi vào tỉnh thức của thầy là một trường hợp đặc biệt, như là một sự chọn lựa của Thượng thiên để giao nhiệm vụ đặc biệt lãnh đạo tâm linh cho nhân loại ở thế kỷ này? Và chính cái trí chủ của thầy cũng đang được ung đúc tập luyện để hoàn chỉnh dần dần?”

Thầy trả lời: “ Từ sự trình bày và câu hỏi của HG Duy Nhật Nhãn làm cho tôi nhớ lại để nhắc quý vị là: Mình đừng nói cái gì cho nó nghiêm trang quá! Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ là người thầy của Đức Trần Nhân Tông có nói thế này: Thiền mà tốt nhất là thiền mà mình cứ đi leo núi, đi leo hoài cho tới khi mệt quá, buồn ngủ quá thì mình nằm và ngủ luôn chứ đừng có chống lại. Ngủ một giấc rồi thức dậy, đó là cách thiền tốt nhất.

Nếu mình xem trong lịch sử họ nói về Đức Cồ Đàm thành Phật như thế nào, thì câu này liên quan tới câu hỏi mà hôm trước có quý vị đã hỏi là: Có phải thánh nhân là do người đời tô vẽ lên chứ chẳng có ông nào nói mình là thánh cả…”

Thầy nói về câu chuyện Đức Cồ Đàm trong lịch sử:

 “Khi ngài đang bế tắc, trước khi tìm một con đường khác để xem thử có thứ ánh sáng nào xảy đến với mình hay không, thì đêm ấy Đức Cồ Đàm đã đi ngủ từ rất sớm. Ngài đi ngủ sớm mà không còn quan tâm tới sự chứng đạo hay ngộ đạo, mở trí hay chưa mở trí, chúng sanh đau khổ hay không đau khổ…cứ mặc kệ tất cả mà đi ngủ cho đã…không bàn tới chuyện đó nữa! 

Ngài đi ngủ sớm và ngủ rất sâu nên nửa đêm ngài thức dậy. Ngài ngủ dưới gốc cây lúc trời còn tối vì trăng chưa lên nên khi thức dậy thì ngài nhìn lên thấy cả bầu trời là trong xanh và có  ánh trăng. Ngài mới thấy sao người mình khỏe quá, dễ chịu quá, sao mà thấy mình vui chưa từng có, sao mà thấy khỏe chưa từng thấy, thấy hạnh phúc chưa từng trải nghiệm bao giờ…

Ngài rất ngạc nhiên sao cảm thấy quá tuyệt vời như thế này, trạng thái này ở đâu mà có thế này…Ngài thắc mắc và nhớ lại hồi nhỏ đi theo cha trong một buổi lễ xuống đồng, ngài ngồi trên bờ nhìn cảnh ấy và tự nhiên thấy dâng trào một cảm xúc hạnh phúc, vui sướng giống như lúc này….Ngài mới nhận ra là nó đã có trong người mình cả mà lâu nay mình không thấy được! Có gì đâu mà chứng, mà đắc? Có gì đâu mà ngộ? Thấy chuyện mình có mà xưa nay mình chưa có điều kiện thấy nó, xưa nay nó chưa có cơ hội ló ra….

Con người ta mong muốn tìm cái gì? Chính là con người đều mong muốn tìm thấy cảm xúc sung sướng tuyệt vời nhất, khám phá trạng thái sung sướng tuyệt vời nhất. Nếu không có sung sướng thì có ý nghĩa gì đâu! Sự sung sướng tận cùng, sự sung sướng không thể nghĩ bàn, sướng hơn cả  khoái lạc nhục dục của thanh niên mới lớn, sướng hơn cả việc mình có nhiều tiền bạc, sướng hơn cả việc mình được làm quan to, sướng hơn tất cả việc nghe những lời mà người ta ca tụng mình, lễ lạy mình….không có sự sung sướng nào có thể so sánh với sự sung sướng đó. Chữ sung sướng, hạnh phúc, hỷ lạc, đại lạc…ta có thể muốn dùng chữ nào thì dùng, nhưng lúc ấy không có chữ để nói lên cảm giác không thể nghĩ bàn được. Lúc ấy thỏa mãn tới mức mà thấy rằng có sống thêm chút nữa cũng chẳng có ý nghĩa gì, bấy nhiêu đủ rồi! Sướng quá rồi!”

Quý vị nào đã trải qua rồi mới thấy đã thế nào. Bởi vì cuộc đời lăn lộn, tiền bạc cũng có nhiều, vợ đẹp con khôn cũng có, rồi bồ bịch, người yêu thầm, yêu trộm… mà chưa bao giờ được sung sướng như vậy. Dính vào đâu là phiền não nấy, không có gì sung sướng, hạnh phúc cả…chỉ toàn là sự trả giá thôi.

Cho nên, sự hạnh phúc ấy có gì đâu mà nói là chứng ngộ, có gì đâu mà nói là đến bến bờ!? 

Tức là người ta thấy do người ta tình cờ, người ta ngạc nhiên khi khám phá ra giống như các nhà khoa học khi phát minh ra vậy. Phần lớn nhà khoa học họ đều khám phá từ sự tình cờ. Họ không cố ý khám phá mà tình cờ họ nhìn thấy. Rồi từ chính trong sự trải nghiệm hạnh phúc ấy thì cái đầu thay đổi hết. Những gì mà xưa nay mình tin thì không còn tin nữa. Đơn giản vậy thôi! Khi cái đầu thay đổi và mình không tin những gì mình đã tin từ xưa tới giờ thì sẽ thấy trong sự trải nghiệm mới này. 

Không có chuyện chứng đắc hay chứng ngộ gì ở đây cả! Mình phủ nhận tất cả những giá trị từ xưa tới giờ mình theo. Khi mình đã phủ nhận hết tức là mình đã thay đổi cách nhìn, mình thấy theo kiểu khác. Và như thế thì tự nhiên mà mình sẽ tự tin.

Còn trước đây, do mình chưa có trải nghiệm này nên mình còn dựa vào trí thấy của người khác, dựa vào quan niệm của người khác, dựa vào quan niệm của xã hội…thì mình làm sao tự tin và thỏa mãn được!? Mình làm sao mà sống yên tâm được!

Bây giờ mình đã trải nghiệm và sống với cái thấy của mình thì mình sẽ vững chãi tự tin, vững như thành đồng không ai có thể làm mình lay chuyển được. Cũng từ đây mà ra hết tất cả từ những lời mình nói ra, từ những gì mình thấy và mình ứng xử…Vậy thì có gì mà tiệm tiến hay không tiệm tiến? Có gì đâu mà đột biến hay không đột biến? 

Chúng ta không thể nói nó đột biến hay tiệm tiến được, mà là chúng ta thấy và ứng xử theo tính chất này thôi. Mà tính chất này mình có rồi, mình đâu phải phát triển nó nữa mà do xưa nay mình không thấy là vì đầu óc mình có xu hướng đi tìm kiếm cái gì đó mà tìm mãi không thấy…rồi khi mình tự khám phá ra thì ngạc nhiên vô cùng…”

Thầy nhắc lại :
 
“ Cũng như tôi đã nói với quý vị về lần thứ ba mà tôi trải nghiệm. Những dữ liệu trong đầu tôi tự nhiên nó rụng hết. Mà hồi ấy mình muốn nó rụng thì cũng không rụng được, tự nhiên nó rụng. Lúc ấy mới thấy là cuộc đời không như kinh sách nói hay mình nghe được là cuộc đời là bể khổ…rồi khổ là do tham, sân, si….Và tôi đã thấy rằng do mình không hiểu nên mình cứ nghĩ quẩn nghĩ quơ, chính suy nghĩ ấy làm cho mình khổ chứ có cái gì đâu. Và tôi đã nói như vậy, còn chuyện người ta học, người ta nói thì kệ người ta. Người ta nói đời là bể khổ thì kệ người ta. Tôi chẳng thấy đời là bể khổ một chút nào cả! Từ khi tôi nhận ra điều mới lạ trong đầu óc của mình thì cái nhìn của tôi nó khác đi. Tôi không nhìn cuộc đời là bể khổ hay cuộc đời là sung sướng. Từ trạng thái đó mà tôi nhìn tôi, tôi nhìn cuộc đời, nhìn những gì mà tôi đã sống trong quá khứ đều thấy khác hết, không còn giống như xưa nữa. Và đầu óc ở trong trạng thái tha hồ mà biện tài, muốn nói kiểu gì thì nói nhưng tôi biết rất rõ mình nói như thế để làm cài gì.

Nói tóm lại là tinh thần chủ động trong lời ăn, tiếng nói, cách cư xử của mình gần như được chủ động hết hoàn toàn mà không ai hiểu mục tiêu mình sử dụng cái đó là để làm gì. Thế cho nên tôi mới nói chuyện tu hành là chuyện bày đặt. Anh có giỏi thì anh đi trồng khoai, trồng sắn mà ăn để tu đi! Anh đừng bày đặt để đánh lừa người khác để có tiền mà ngồi mát ăn bát vàng. Làm gì có chuyện anh tu tới đâu mà chứng đắc?! Làm gì anh tu mà có quả vị này, quả vị khác!? 

Tôi thấy mà phát lòng thương cho cả hai bên: Một bên là tín đồ không biết mình là  nạn nhân và cứ cho rằng mình là kẻ khổ đau và một bên cũng không biết mình là nạn nhân và cứ cho rằng mình là người đã nắm được chân lý. Anh nắm chân lý hay anh nắm thủ thuật để anh huyễn hoặc người ta, cho người ta tưởng mình là như vậy?!

Tôi nói được tới đâu thì hay tới đó và người ta nghe được tới đâu thì cũng hay tới đó thôi chứ biết làm sao bây giờ? Phải kệ người ta thôi. Chỉ có những quý vị đang học trên con đường này thì trước nhất là quý vị giúp cho chính quý vị và cho gia đình quý vị để không có bị ai đánh lừa mình nữa, không bị ai dụ dỗ mình nữa. Vậy thì có gì để tu, có gì để chứng, có gì để đắc? làm gì có chuyện tu tâm xảy ra? Không thể có được!”. ...

Tiếp đó là Thầy dành cho những câu hỏi mà các HG chia sẻ trên trang web, chia sẻ của HG Duy Nhã, chia sẻ của HG Duy Giác, HG Duy Pháp Định, chia sẻ của HG Duy Chính Lực, HG Duy Minh Trí, HG Thiêng Hoa Sinh Tuệ, HG Duy Tịnh Trí, HG Duy Bảo Hương.

C. Tạm kết luận và tiếp tục cho buổi sinh hoạt lần sau

Thầy chia sẻ và căn dặn: 

  “ Quý vị cần nhớ rằng, khi mà tôi dùng khái niệm về bến bờ thì công việc của chúng ta là phải hướng vào tình trạng cái đầu của mình. Tức là tôi muốn ám chỉ về tình trạng của cái đầu mỗi chúng ta. Mình tập luyện như thế nào đó, mình khai mở nhận thức như thế nào đó, mình sống như thế nào đó mà nó thể hiện tình trạng của cái đầu mình. Vì nó là trung tâm chính. 

Khi quý vị chú ý nhiều điểm mà tôi đã trình bày cũng như đề tài  mà tôi đã đưa ra thì càng ngày quý vị sẽ càng vững vàng thêm lên. Quý vị sẽ vững vàng trước hàng triệu, hàng tỷ cái đầu của người khác. Quý vị đang sống trong một thế giới mà hàng tỷ cái đầu khác nhau đang chi phối quý vị. Mà mỗi một cái đầu có hàng triệu thứ khác nhau trong cái đầu đó. Hàng tỷ cái đầu nhân lên hàng triệu vấn đề khác nhau như thế thì không biết nó sẽ ảnh hưởng lên cái đầu của quý vị như thế nào. Do đó, tình trạng làm việc trong cái đầu của quý vị phải vững. Khi trong cái đầu của chúng ta có được tình trạng đó, có được tính chất đó thì không ai có thể xô chúng ta ngã được. Cho dù có hàng 6 tỷ cái đầu của con người nhân lên hàng trăm triệu ý kiến khác nhau nó cũng không thể xô chúng ta ngã được. Cộng với hàng tỷ cái đầu đã chết, cộng với hàng trăm tỷ ý kiến của những cái đầu đã chết …nó cũng không xô chúng ta ngã được. Cộng hết tất cả những cái đầu vô hình mà nó không còn được lưu lại trong các thư viện trên toàn thế giới cũng như những cái đầu đang còn sống thì quý vị thử tưởng tượng nó kinh khủng tới cỡ nào! Nhưng nó cũng không có thể xô quý vị ngã được nếu quý vị đứng đúng chỗ .

Nếu quý vị đứng đúng chỗ thì quý vị sẽ xoay ngược hết tình thế lại. Quý vị có năng lực xoay chiều lại mà không ai có thể làm nhúc nhích cái đầu của mình được.

Đề tài này tới đây cũng chưa có thể chấm dứt và tôi cũng không có kết luận về đề tài này. Quý vị hãy cứ tiếp tục dùng đề tài này để quan sát tình trạng đầu óc mình. Hễ quý vị thấy nó còn nhúc nhích có nghĩa là nó chưa có mạnh, gió thổi nó sẽ ngã. 

Các HGMT chẳng những làm nhiều công việc khác, còn phải hiện tướng để đóng vai cùng nhau viết lại, hay là đóng vai cùng nhau xây dựng một đời sống tâm linh khác, một lịch sử tâm linh mới của loài người. Quý vị làm việc đó phải thể hiện trên cách sống và cách ứng xử của mình từ vị trí mà không có gì có thể lay chuyển được, không có một thế lực nào, không có một áp lực tri thức nào, không có một áp lực tình cảm nào, không có một áp lực từ một thứ tư tưởng  nào làm mình lay chuyển được. 

Quyết định đó là quyết định riêng của mình, có thể nhiều người chưa hiểu, chưa biết và họ có nhiều ý kiến thì mặc kệ họ nhưng không có một ý kiến nào có thể lay chuyển được mình bởi vì mình biết rất rõ mình đang đứng ở chỗ nào. 

Mình cũng không cần giải thích, không cần phải chứng minh trước sự chê bai hay phản ứng của người khác bởi vì mình biết rất rõ tình trạng cái đầu của mình nó đang diễn ra như thế nào, dù gió dông thế nào, động đất thế nào cũng không thể lung lay được.

Quý vị cần xác định tình trạng đầu óc của mình như vậy thì sẽ vững vàng. Khi đó quý vị yêu cũng vững vàng, lấy nhau cũng vững vàng, không lấy nhau cũng vững vàng, bỏ nhau cũng vững vàng….mình lay chuyển người khác chưa được mình cũng vững vàng. Nhưng dứt khoát không ai có thể lay chuyển được mình. Khi người ta lay chuyển được mình thì biết ngay là mình đang đứng trật chỗ..

Khi quý vị đứng đúng chỗ rồi thì quý vị cứ ung dung mà thấy tác dụng của nó làm thay đổi thế giới xung quanh. Nó thay đổi tới đâu cũng kệ nó, mình không cần phải để ý tới nhiều. Việc mà quý vị cần phải để ý tới nhiều là quý vị có thực sự sung sướng, thực sự hạnh phúc hay không? 


Quý vị cũng cần lưu ý thêm thế này: Nếu quý vị luôn luôn kiểm soát tình trạng đúng chỗ trong cái đầu của mình rồi thì đời sống vật chất trở nên thuận lợi, đó là kết quả tự nhiên của sự làm việc trong tình trạng tốt của đầu óc chúng ta mà chúng ta không phải tìm hiểu hay  lý sự gì hết. Tức là nếu chúng ta điều chỉnh được hay tìm ra được, chúng ta giữ vững được, chúng ta ở trong được chỗ đứng vững nhất của đầu óc thì đời sống vật chất dễ chịu là kết quả tự nhiên.

Quý vị cứ tiếp tục đưa câu hỏi lên trang web, quý vị cố gắng trình bày câu hỏi cho rất dễ hiểu. Khi đặt câu hỏi quý vị đừng có tham vọng hỏi rộng quá. Nếu quý vị có tham vọng hỏi rộng quá thì quý vị sẽ bị chới với và không biết là mình hỏi cái gì. Quý vị cần phải thu nhỏ câu hỏi của mình lại, câu hỏi càng cụ thể chừng nào, càng cô đọng chừng nào thì càng tốt chừng ấy, bởi vì ngôn ngữ không thể nào tải hết được những gì chúng ta mong muốn trình bày. Ví dụ như khi quý vị làm một bài văn, dù cho quyển sách tràng giang đại hải là 500-700 trang nhưng nó chỉ phô diễn được một nội dung rất đơn giản, rất cụ thể và có nhiều tình tiết sống động để hấp dẫn người đọc vậy thôi, nếu kết luận lại thì cũng chỉ có rất ít nội dung. Nó càng cụ thể chừng nào thì nó càng hay chừng ấy.


Khi trình bày cũng vậy, khi quý vị gặp một đồng đạo mới hay người mới gặp mà quý vị muốn giúp đỡ họ thì quý vị cũng đừng nói vấn đề quá lớn lao. Quý vị hỏi với những câu hỏi rất bình thường làm sao để cho người kia họ dễ trả lời nhất. Ví dụ như: Hàng ngày anh giải quyết công việc có thấy thoải mái không? Tức là mình chọn câu hỏi gì nó rất đơn giản tới mức không thể đơn giản hơn được nữa. Quý vị muốn giúp đỡ người khác thì cần phải dùng hàng loạt câu hỏi đơn giản như vậy. Câu hỏi đó khi nghe xong là người ta biết cách trả lời ngay. Đó chính là đầu mối để quý vị giúp đỡ người khác, chia sẻ với người khác. Quý vị cố gắng phải tập như vậy!

Kết thúc buổi chia sẻ, Thầy chào tất cả và chúc các HG Việt Nam ngủ ngon, chúc các HG tại Nhật Bản, tại Hoa Kỳ, tại châu Âu và Úc châu làm việc tốt.
 
(Quý vị vui lòng nghe chi tiết mục này tại pháp âm để trực tiếp cảm nhận được phần nào không khí của buổi chia sẻ. Chúng tôi đang tiếp tục cập nhật nội dung này.)

Giới thiệu buổi học tập và chia sẻ ngày 10.4.2011 - Tập sống như người đã đến bến bờ [1]


Sáng chủ nhật, lúc 10g (Giờ Việt Nam) các HG trong gia đình Minh Triết như thường lệ lại có buổi sinh hoạt chia sẻ và nghe thuyết giảng với người Thầy của mình, Master Duy Tuệ.

Chủ đề hôm nay là các hiền giả cùng Thầy tập trung chia sẻ và thảo luận về đề tài: “ Hãy Sống Như Người Đã Đến Bến Bờ”. Chủ đề này đã được BBT thông báo trước cho các hiền giả và đề nghị các hiền giả đặt câu hỏi, cũng như chuẩn bị những chia sẻ của mình để trả lời câu hỏi đầu tiên: “Sống Như Thế Nào Mới Được Gọi Là Sống Như Người Đã Đến Bến Bờ?”

Bắt đầu buổi sinh hoạt, Thầy Duy Tuệ chào tất cả mọi người. Tiếp đó là những phút tĩnh lặng trầm lắng khi mọi người cùng tập trung quan sát hởi thở, suy nghĩ, cảm xúc của mình để có một buổi làm việc hữu ích, thú vị.


A. Phần I: Phần phát biểu của các hiền giả cho chủ đề của bài giảng

1. Những câu hỏi của các HG.

Trước hết là đề cập tới những câu hỏi của các HG, Thầy đề nghị các HG nên gửi câu hỏi về một nơi là gửi cho BBT (Email: bbt@dzuytue.org; banbientap@duytuequote.com) để đưa lên website. Thầy sẽ làm việc trên website để trả lời từng câu hỏi theo nhiều cách khác nhau. Thay vì hiện nay là Thầy phải nhận từ rất nhiều nguồn khác nhau như qua email, qua chat trên skype và BBT đăng trên web…. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho Thầy trong việc tiếp nhận và tốn thêm nhiều thời gian và có thể bị thất lạc.

Các câu hỏi mà hiền giả gửi về đã được Thầy Duy Tuệ đọc lên để mọi người cùng nghe. Đó là những câu hỏi như sau:

a.Những câu hỏi trong email:

Câu 1: Điều mà tất cả mọi người cho rằng nó đúng (tốt) nhưng tất cả đều cho rằng không làm được. Cái đó gọi là gì?

Câu 2: Sống thích nghi môi trường có phải là hợp đạo?

Câu 3: Điều gì xảy ra khi trứng của con đại bàng được ấp bởi con gà mái?

Câu 4: Linh hồn cũng chỉ là ý tưởng về chính nó phải không?

Câu 5: Nhận thức của con người hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, kiến thức, định lý được chứng minh. Mà định lý lại được xây dựng từ tiên đề mặc định đúng và không chứng minh được. Vậy như thế đương nhiên là tương đối. Nó tương đối vì nó không là bản chất thực tại mà là phản ánh thực tại. Nhưng nếu thiếu nó, không có sự phản ánh này thì con người là cái gì? Các bậc vĩ nhân chọn lựa hay thậm chí không thấy sự chọn lựa mà đơn giản là thấy giá trị sống của chính họ trên sự nhận biết để hiện tướng phù hợp và sau này được gán ghép lên những ý nghĩa khác nhau từ sự khai thác, đánh giá ý tưởng đời sau. Có phải vậy không ạ?

b. Câu hỏi qua chát skype và trên web

Câu 1: Thưa Thầy, trong một số pháp âm Thầy có giảng : "Không có chứng đắc, chứng ngộ gì cả!", nhưng ba từ "đến bến bờ" nghe qua thì ý nói cũng gần gần như chứng đắc, chứng ngộ. Như vậy, xin Thầy giải thích sự khác nhau giữa 2 khái niệm này (nếu có). Và, "tập sống như người đã đến bến bờ" nó có giống không với "người đang mơ tưởng mình sẽ chứng ngộ"?
Con xin cảm ơn và kính chúc Thầy sức khỏe,
NTLT.

Câu 2 : Thưa Thầy, khi mình xem như mọi chuyện đã xong nghĩa là tâm mình đã ổn định và trí chủ đã phát huy tối đa để thực hiện những điều lợi ích cho đất nước và dân tộc. Vậy thì phải dựa trên tiêu chuẩn nào để mình hành động cho hợp thời và đúng lúc ?
Xin cảm ơn Thầy,
DNQ.

( Thầy lưu ý luôn đây là 1 câu hỏi khó hiểu,  Trí chủ thì không phát huy tối đa được!. Dựa vào tiêu chuẩn nào? Thì dựa ngay vào sống như người đã đến bến bờ)
Câu 3 : Thưa Thầy: Bi - Trí - Dũng là kim chỉ Nam của Phật Giáo để rèn luyện tín đồ. Cá nhân con nhận biết là nó chỉ ngược về hướng Bắc. Vậy thì sự Nhận - Thấy - Biết (Tam Thông) của con có bị lạc ko Thầy? Nếu còn cản trở nhờ Thầy cho con thỉnh thuốc giải cái Tam Thông này.
Kính,
Con DN.
(Thầy nói luôn là câu hỏi này còn thâm sâu và bí hiểm ...nữa)


Câu 4: Mật ý của câu “Tất cả là một, một là tất cả - Ngoài tôi không có ai, ngoài ai không có tôi” là gì? 
( Thầy lưu ý từ câu hỏi này: "Nhiều khi mình nghe tưởng là thâm hậu từ một câu vu vơ nào đó rồi lấy sổ ghi lại, đêm về trằn trọc không ngủ được!.".)

Ở đoạn sau, Thầy quay lại nhắc về những câu hỏi này: 

“Thực ra 3 nhóm câu hỏi mà quý vị đặt ra nó không thể hiện sự mong muốn thay đổi cuộc đời của quý vị. Hoặc có thể quý vị chưa hiểu cách nào để thay đổi cuộc đời của mình. Hay là mình phải tìm hiểu những chuyện gì mà mình chưa hiểu, mình thắc mắc đâu đó từ trong kinh sách mà người này người kia dạy hay người này người kia nói, mình cần hiểu nó và quý vị cho rằng đó là cách để quý vị thay đổi cuộc đời của mình chăng? Có thể quý vị hiểu như vậy. Nếu quý vị hiểu như vậy là quý vị đã hiểu lầm.

Hoặc có thể là quý vị có nhu cầu hiểu qua cách đặt câu hỏi như vậy để quý vị đi nói chuyện với ai đó. Thì nếu như vậy là điều không cần thiết. Hoàn toàn không cần thiết!

Cũng có thể quý vị cho rằng những câu hỏi đó là những điều hóc búa mà lâu nay chưa có giải mã được. Nếu giải mã được thì người nào nghe những giải mã này họ sẽ được thay đổi. Chắc chắn là nó cũng không ăn nhập gì với việc giúp cho người khác thay đổi.

Do vậy, hầu hết những câu hỏi mà quý vị đặt ra là không cần thiết cho sự đổi đời của quý vị. Quý vị đến trường ở ngoài xã hội để kiếm tấm bằng và ra ngoài đời kiếm tiền. Còn quý vị học trong trường học này là để thay đổi hết cuộc đời của mình, giống như quý vị được tái sinh lại một con người khác trên cơ thể của quý vị và không có bằng cấp.

Nhưng cũng nhờ quý vị đặt câu hỏi như vậy mà tôi mới biết được thêm để tôi sẽ có cách hữu hiệu hơn để giúp cho quý vị. Quý vị phải thực sự sống hạnh phúc hơn, mà không phải sống hạnh phúc từ việc được giải mã những câu hỏi đó hay được giải đáp về kiến thức những thắc mắc mà từ thế gian nói ra mà mình chưa hiểu, chưa biết. Nếu quý vị tìm cách lấy những kiến thức khoa học về sự hình thành của quả địa cầu, của các tinh cầu, của các thái dương hệ…để chứng minh rằng Chúa giáng thế là sai, Kinh Thiên Chúa là sai…thì cũng không để làm cái gì cả, cũng không làm thay đổi được ai cả! Hay là quý vị cố gắng tìm bằng chứng để chứng minh là có Phật hay không có Phật. Dù có đủ cơ sở chắc chắn và hợp lý đi chăng nữa thì những chứng minh như vậy cũng không có giá trị gì hết.

Do đó, khi chúng ta làm việc gì chúng ta phải biết thật là rõ là việc này nó dẫn đến kết quả gì, mình biết rất rõ việc mình đang làm là việc gì? Mình làm nó như thế nào và biết kết quả của nó như thế nào? Từ đó mà mình biết cái gì cần trước thì mình làm, cái gì chưa cần thì chưa làm. Nếu việc cần làm thì cần làm nhiều thứ lắm nhưng việc nào cần ưu tiên 1, ưu tiên 2, ưu tiên 3…, cái nào là cái sống chết mà mình cần giải quyết trước. 

Thành ra, những câu hỏi mà quý vị nên tôi đều thấy rằng không cần thiết phải trả lời. Nhưng tôi rất hoan nghênh và đề cao cũng như mong quý vị tiếp tục đặt thật nhiều câu hỏi.”   

2. Đây là trường học và mỗi người tham gia học phải luôn đặt nhiều câu hỏi.

Thầy khuyến khích các HG đặt càng nhiều câu hỏi càng tốt. Bởi vì một trong những điều cực kỳ quan trọng khi HG đặt câu hỏi là sẽ giúp cho Thầy nhìn qua đó để biết được HG đó đang kẹt chỗ nào, bí cái gì và đang ở đâu, đầu óc của HG đó đang làm việc theo cách nào, theo hướng nào. Từ đó Thầy mới có thể giúp được mỗi người.

"Nếu chúng ta cứ học mãi, học mãi mà không đặt câu hỏi, chúng ta cứ tưởng rằng mấy năm qua mình đã giỏi, mình đã thấm rồi. Nhưng khi đặt vài câu hỏi thì hóa ra là chúng ta chưa thấm gì cả, chưa nhận thức được vấn đề gì sâu sắc cả."

Thầy lưu ý đây là trường học nên mọi người cứ thoải mái đặt câu hỏi, không ngại hay xấu hổ hay sợ bị đánh giá gì cả. Trong trường học thì chuyện nói trật là đương nhiên.

3. Đây là trường học và tất cả mọi người khi tham gia học đều phải phát biểu

Trong chương trình từ nay trở đi, trước khi vào giảng chính thức Thầy yêu cầu tất cả mọi người đều phải phát biểu, không ai là không thể không phát biểu được. "Nếu ngại xấu hổ, nếu sợ trật thì mỗi người chúng ta sẽ không đủ bản lĩnh để sống đâu! Cứ nói tới mà không sợ trật. Càng nói trật thì càng trúng. Còn nếu cố gắng nghĩ cách để nói sao cho trúng thì sẽ trật."

Thầy liên hệ với lớp học Vườn Hoa Mơ Ước và lớp học Tuổi Thơ Và Thiên Đàng. Chúng ta thấy các em nhỏ học rất thích thú và thay đổi rất nhanh, rất nhiều người phải ngạc nhiên. 
  
"Lý do tôi dạy các cháu nhỏ cũng đơn giản thôi. Tôi tiếp xúc với Duy Huệ, thấy cậu bé nói chuyện ứng xử quá lanh lợi, có thể phát triển theo hướng mà mình không mong muốn, khiến tôi nhớ tới mình còn nhỏ, nếu được ai dạy dỗ như bây giờ thì khi trưởng thành hai mươi tuổi các cháu sẽ phát triển rất tốt, nên tôi quyết định dạy thử xem sao. Tất cả đều xuất phát từ lòng trắc ẩn của tôi đối với các cháu. Sau đó, Duy Thiện tham gia nhưng tôi thấy khó quá vì Duy Thiện không biết nhiều tiếng Việt. Tôi nhờ ba của Duy Huệ là chú của Duy Thiện dạy cho cháu học tiếng Việt. Bằng tình thương đối với cháu, chú của Duy Thiện đã có nhiều sáng kiến dạy cho cháu mình học. Và Duy Thiện đã tiến bộ rất nhanh. Thật ra, học trò học được hay không cũng là do Thầy cả. Dĩ nhiên là việc học là của học trò nhưng nếu Thầy không biết cách thì cũng không thể dạy được. Sau này tôi mở rộng cho các cháu Việt Nam. Quý vị hãy nghe và xem lại các nội dung mà tôi đã dạy cho các cháu thì sẽ thấy các cháu tiến bộ rất nhanh. Từ Duy Thiện, Duy Huệ cho đến Tuệ Nguyệt Minh (bị khiếm thị) hay Thanh Tịnh Nhãn Tuệ (mới 5 tuổi)."
4. Môn học từ trái tim

“Đây là môn học mà không thể đặt tên được nó là môn học gì cả, có lẽ là từ trái tim, từ những quãng đời khi tôi còn nhỏ, rồi qua sự quan sát, từ tình thương và sự thông cảm của tôi và tôi đem chia sẻ, không có trong trường học, không có trong tôn giáo và cũng không có nhiều trong gia đình. Và chắc chắn là người nào theo học cũng được thay đổi tốt hơn lên” Thầy chia sẻ với đại ý như vậy.

5. Nhóm những đối tượng học trong thời gian tới

Sắp tới, Thầy sẽ chia ra 3 nhóm đối tượng chính để học là:

- Nhóm đối tượng thứ nhất: Là những người học và trở thành 1 người chuyên nghiệp mà chưa có chữ để dùng, giống như là tu sĩ của các tôn giáo. Tất nhiên là Thầy chỉ mượn tạm hình ảnh để dễ nói và giúp người nghe dễ hiểu đại loại như vậy. Gần như là cuộc đời của quý vị đó tới đây là xong, không còn phải quan tâm tới bất cứ vấn đề gì khác ngoài việc là phụng sự. Là nhóm công khai chuyên nghiệp.

- Nhóm đối tượng thứ hai: Là những người học để giải quyết khó khăn cho chính mình bớt đau khổ…nhưng có quan hệ với đối tượng thứ nhất để cùng tiếp sức trong việc giúp đỡ bá tánh.

- Nhóm đối tượng thứ ba: Là nhóm đại chúng. Người học tự học, tự nghe, tự hiểu, tự phát trí, thăng quan, tiến chức, biết cách làm ăn không khổ đau, biết cách sống và tự âm thầm truyền trao, chia sẻ hạnh phúc của mình cho người khác. Giống như người độc hành, cô đơn, tự mình chia sẻ con đường của mình cho bá tánh.    

6. Mở ra một con đường giáo dục hoàn toàn mới.

"Chúng ta mở ra một con đường giáo dục không hoàn toàn giống tôn giáo, không hoàn toàn giống trường học hay gia đình, nó cũng không giống mô hình nào trong xã hội, không có từ để gọi nhưng chúng ta mở ra một con đường giáo dục mà những người học và ứng dụng chương trình giáo dục này sẽ được trở nên xuất sắc, ưu tú, tự tin trên tất cả các vai trò, vị trí mà người ấy tham gia" Thầy chia sẻ.

7. Các hiền giả chia sẻ với đề tài: “ Hãy Sống Như Là Người Đã Đến Bến Bờ”

Bao gồm các chia sẻ của các HG:  Duy Như Quang, Tuệ Như Nguyệt, Duy Bảo Thí, Duy Pháp Định, Duy Tịnh An, Duy Giác, Duy Tịnh Thánh, Duy Duyên Nhẫn, Bồ Đề Tuệ, Tuệ Huệ An, Duy Bồ Đề. Phần này sẽ được tiếp tục vào buổi sinh hoạt tối thứ 3 tuần tới.

Duy Như Quang: Sống như một người đã đến bến bờ là mình đã thỏa mãn, xác định được điểm đứng của mình, không đòi hỏi gì nữa. Từ đó, mình đi san sẻ tình thương của mình cho bạn bè, người thân và nhiều người khác. Quan trọng nhất là mình biết cách vươn lên, sáng tạo từ vị trí của mình.


Tuệ Như Nguyệt: Duy Như Quang từ ngày học Minh Triết đã thay đổi tính tình nhiều. Trước đây hay tỏ ra mình có quyền, hay la, ít khi chịu nhận cái sai của mình. Bây giờ thì Duy Như Quang không còn la nữa, chỉ nói nhẹ nhàng rồi thôi. Khi con góp ý cái gì thì biết nghe, không còn cự nự, hay cãi lại. Bây giờ hai vợ chồng con rất thoải mái, không có lo lắng gì nhiều. Con cũng thấy khỏe hơn, tâm hồn thanh thản hơn. Những người ở chỗ mới rất là thân thiện, thương chúng con lắm.

Duy Bảo Thí: Theo con, các hiền giả phải nghe pháp âm và thực hành một cách chăm chỉ, kỹ lưỡng. Mình nhận ra được vấn đề, sống với tính thấy nhiệm màu… Con bắt đầu để ý đến tâm linh từ khoảng từ 15 tuổi, tìm hiểu về kinh kệ này nọ với rất nhiều loại kinh, trường phái tu tập... Qua nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi mà chưa thấy thỏa mãn, con đã gặp và nghe được pháp âm của Thầy, đó là niềm hạnh phúc nhất của con. Từ những trải nghiệm của mình, con đã tổng kết các pháp âm để trao truyền cho những người khác.


Thầy Duy Tuệ: Duy Bảo Thí phải hiểu việc mình tìm cách tổng kết, sắp xếp lại các pháp âm theo trình độ từ thấp đến cao để đem đi chia sẻ cho người khác, cái đó gọi là tổng kết theo cái nhìn bên ngoài, theo con mắt thịt. Nhưng qua sự tổng kết đó, mình cũng có sự chủ động và tổng kết riêng trong đầu, hình thành một bức tranh trong đầu, nhìn bằng con mắt khác bên trong. Qua đó mình có thể sử dụng cả hai loại tổng kết để đi trao truyền và tùy nghi sử dụng khi cần thiết. Chính cái tổng kết thứ hai nó sẽ giúp cho mình mở trí.


Đừng bao giờ cầu toàn. Có thể việc tổng kết bên ngoài hay bên trong có thể thiếu cái này cái nọ. Nhưng nhớ cái gì, đầu óc hiện ra cái gì thì mình nói cái đó. Nếu nó chưa đầy đủ thì tự động nó sẽ đầy đủ.


Vậy bây giờ, sau 30 năm tầm sư học đạo, Bảo Thí có còn muốn đi tìm gì nữa không?
Duy Bảo Thí:  Dạ, con không tìm kiếm một chân trời nào nữa cả. Nếu có, đó là nghe pháp âm của Thầy và đi chia sẻ mà thôi.


Duy Pháp Định: Trong công việc trao truyền, ban đầu có những khó khăn nhưng con cảm ơn những khó khăn đó vì đó là những ông thầy của con. Con đi đến đâu người ta cũng quý mến, ngay cả những nơi người ta có xung đột.


Thầy Duy Tuệ: Có phải là hai bên, ba bên, bốn bên người ta xung đột, nhưng khi ánh sáng không xung đột, vượt lên trên xung đột chiếu tới thì các lực xung đột nó giảm đi phải không?


Duy Pháp Định: Dạ. Còn nói “Sống như người đã đến bến bờ” thì con tưởng tượng câu chuyện giống như những người vượt biên mong muốn ra nước ngoài để làm việc. Khi họ đã đến được rồi, họ không còn mong mỏi gì hơn ngoài làm việc, phụng sự, kiếm tiền, hành động và hành động. Lúc đó cực lạc và địa ngục không còn giá trị gì nữa.


Thầy Duy Tuệ: Tức là không có so sánh chế độ nước này tốt hay nước kia tốt mà chỉ lo kiếm ăn thôi đúng không?


Duy Pháp Định: Dạ đúng, họ làm việc.. làm việc.. trong hành động và thấy mãn nguyện. Không còn khái niệm cực lạc hay thiên đường mà chỉ sống trong thực tại, sung mãn trong cuộc sống, rất là nhiều niềm vui.


Duy Tịnh An: Theo con, khi họ đi tới một bến bờ nào đó rồi thì họ chỉ lo làm việc, sống với thực tại mà thôi. Bến bờ ở đây là chân lý, là cái gì đó mới. Mình đã tìm ra trí chủ và tính thấy biết của mình. Mình làm việc và chia sẻ với mọi người, lấy đó làm niềm vui.


Thầy Duy Tuệ: Ví dụ như mình sống sống với vợ, con, với đồng đạo, làm công việc truyền bá Minh Triết. Nhưng mình làm việc với nhân cách và tinh thần của một người đã đến bến bờ thì chắc sẽ khác với cách sống của một người vừa làm vừa đi tìm cái gì đó phải không?


Duy Tịnh An: Dạ.


Duy Giác: Con hiểu thế này, Thầy dùng cụm từ “bến bờ” chứ thật ra chẳng có bến bờ nào hết. Bến bờ ở đây là do mình tự đặt ra. Bây giờ mình thấy rồi thì mình tiếp tục làm việc hàng ngày với sở thích riêng để phụng sự cho tình yêu tuôn chảy từ con tim của mình ra mà không còn lo âu, khắc khoải cho ngày mai sắp tới. Mình vừa làm vừa thưởng thức cuộc sống. Xưa nay, con hay tập các bài trong ‘Liên Hoa Pháp Âm” Thầy từng dạy rằng đừng bao giờ than thiếu tiền, cho nên trong đầu mình không thấy mình thiếu hay dư thì lúc đó mình đã sống như người đã đến bến bờ.


Thầy Duy Tuệ: Đó cũng là một thái độ cư xử, một thái độ sống như một người đã có bến bờ.


Duy Tịnh Thánh: Theo con, đời sống của bến bờ là đời sống thực tại. Sống trong “thực tại” mà không nghĩ đến quá khứ hay tương lai thì coi như mình đã sống như là người đã đến bến bờ.  


Duy Duyên Nhẫn: Con rất muốn trả lời câu hỏi Thầy đặt ra nhưng không biết “người đã đến bến bờ” là người như như thế nào. Con cũng đi hỏi một vài vị nhưng chưa thỏa mãn với câu trả lời. Còn nếu hiểu theo nghĩa đen thì con tự hỏi tại sao mình phải đến bến bờ để làm gì? Mình sống và làm việc mà thấy có lợi cho bản thân và cho người khác thì mình làm thôi…


Thầy Duy Tuệ: Đây cũng là một cách trả lời. Mình cứ đi hỏi thầy này, thầy kia, đừng thành kiến với ai. Mình không cho rằng họ làm đúng hay là làm sai. Mình chỉ lấy quyền lợi dân tộc ra mình đo, mình nói là người ta làm như vậy là ảnh hưởng đến uy tín, quyền lợi của dân tộc. Nếu thành kiến thì bất lợi cho chính mình trước.


Bồ Đề Tuệ: Nếu có bến bờ thật thì đây là ước mơ của hàng tỷ người trên trái đất. Nếu đã đến bến bờ thì mình phải luôn yêu thương được tất cả, yêu bằng cả trái tim, bỏ hết kiến thức đi, không được coi là mình có kiến thức, phải tin vào đấng tạo hóa vô hình, nhiệm màu…


Tuệ Huệ An: Theo con, bến bờ nằm ngay tại tâm của mình thôi. Nếu mình không chấp, không phán xét, không ăn thua với người khác, luôn tự tại thì mình đã đến được bến bờ.


Duy Bồ Đề: Theo con, bến bờ là con không trải qua trạng thái lo lắng, lo âu, mà rất êm đềm, không suy nghĩ. Như hôm qua, con cảm thấy mình rất nhẹ nhàng, mọi sự vật như đang dừng chuyển động. Con chưa chăm học bài Thầy, nhưng con thấy bến bờ của con là trạng thái rất bình yên ạ.
Mời quý vị nghe chi tiết trong mục pháp âm những nội dung chia sẻ của các HG này cùng với phần hướng dẫn, khai thị của Thầy cho từng HG.

B. Phần II: Thầy nói cho những người đang và sẽ làm việc tại công ty Minh Triết

Thầy có nhắc tới bài nói chuyện lần trước Thầy đã nói về công ty Minh Triết qua sự trả lời câu hỏi của HG Duy Duyên Nhẫn. Do vậy quý vị quan tâm cần nghe lại.


1. Tính chất của công ty Minh Triết
 
Thầy nói tiếp về Công ty Minh Triết: “ Công ty Minh Triết thì trước hết là một tổ chức kinh tế. Về hình thức và tổ chức thì giống như các doanh nghiệp, công ty khác nhưng về tính chất thì hoàn toàn khác. Bởi vì, sản phẩm công ty là những sản phẩm chuyên về giáo dục. Mà sự giáo dục này giúp cho con người có một đời sống rất tự tin, minh mẫn về tinh thần, sự lo lắng và sợ hãi ngày càng giảm đi….” 


2. Sản phẩm của công ty Minh Triết
Sản phẩm giáo dục của công ty Minh Triết đưa ra nhằm giúp con người giải quyết nhiều vấn đề trong đó có giải quyết những vấn đề : Lo lắng, sợ hãi, sự không rõ ràng, cảm xúc khổ đau, giận dữ, hờn ghen. Đây là những vấn đề căn bản và rất phổ biến mà từ khi có con người đến bây giờ, những vấn đề này và chưa ai tránh khỏi.

3. Những người làm việc trong công ty Minh Triết

Những người làm việc trong công ty Minh Triết là những người không thuộc tổ chức tôn giáo nào nhưng có đức tin rất cao – đức tin ấy là đức tin tin vào sự thật. Sự thật ấy có thể khó thấy, khó cầm, khó ngửi, khó nắm, khó bắt, khó quản lý, khó nhìn, khó sờ, khó chứng minh nhưng có thật.  Từ đó mà tiến tới sống hẳn với đức tin ấy, hòa nhập với đức tin ấy là một và ngự trị ở trong năng lực có thật ấy.

Những người làm việc trong công ty Minh Triết là những HG có lý tưởng, không còn phải mò mẫm để tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời, không còn phải mò mẫm để tìm kiếm mục đích của cuộc đời, không còn mong muốn sự hưởng thụ theo kiểu người bình thường, chỉ còn một ham muốn là ham muốn cống hiến. Là những con người sống để phụng sự người khác và đã ở trong đức tin rồi, không còn nhu cầu để tìm kiếm một đức tin nào khác, chấm dứt mọi sự tìm kiếm ngoài việc tìm kiếm những cách nào đẹp nhất, êm dịu nhất để phụng sự gần như vô điều kiện trên con đường giáo dục căn bản nhất, là nền tảng cho tất cả các sự giáo dục khác."

Thầy nhấn mạnh: "Khi chúng ta phát triển được sự giáo dục mang tính chất nền tảng này thì những sự giáo dục khác mang tính chất là những phương tiện khác nhau để chúng ta làm đẹp thêm cho sự sống của con người."

Thầy tiếp tục: "Những HG làm trong công ty Minh Triết cũng là những người làm việc từ tinh thương của mình, vì thương thân phận của mình, mình đã xót xa về thân phận đã từng ngu dốt của mình, chính từ chỗ thương được mình, yêu thực sự được bản thân mình mà mới phát ra được lòng từ bi với người khác. Nếu mình chưa trải qua được như vậy thì khó mà có lòng từ bi với người khác. Đó là động cơ chính mà các HG làm việc trong công ty.

Cho nên mà quý vị phải làm việc say sưa, vui vẻ, làm việc chất lượng và không có sự ganh tị, đố kị với nhau, trong đầu óc không có kẻ trên người dưới, hình thức chỉ là sự phân công. Người nào giỏi chuyện lanh lợi thì làm về những công việc lanh lợi, người nào giỏi chuyện làm việc trong phòng thì làm về những công việcở trong phòng, người nào giỏi chuyện làm việc ở ngoài đường thì làm về những công việc ở ngoài đường...Mỗi người có một sự xuất sắc và sự giúp đỡ lẫn nhau mà hoàn toàn không có sự đố kị nào. 

Bên cạnh sự công bằng thì trong công ty luôn có sự thông cảm. Sự công bằng rõ ràng nhất là căn cứ vào kết quả mà người ấy mang lại cho công ty. Mặc dù tất cả là cống hiến, là phụng sự nhưng vì đây là công ty nên công ty có tính kết quả, vì nếu làm việc mà không có sự đo lường về kết quả thì không được. 

Vậy người HG làm việc trong công ty Minh Triết hưởng được những gì? Hưởng được hai thứ đó là chia sẻ được tình yêu của mình đến với công chúng và những nhu cầu tối thiểu về ăn mặc người ấy không phải lo lắng nữa." 

4. Nhiệm vụ của công ty


Thầy có đặt ra vấn đề cho công ty: " Đây là mô hình kiểu mẫu mà nếu chúng ta làm được sẽ là sự hiếm thấy, là sự kiện có một không hai trên thế giới.

Và câu nói mà người ta hay đề cập: Người Việt Nam thì mỗi cá nhân đều có thể xuất sắc nhưng lại rất khó đoàn kết - Vậy công ty Minh Triết có làm được việc này không? Nếu công ty Minh Triết làm được việc này trong một thời gian tương đối thì cũng có thể chứng tỏ cho người ta biết rằng người Việt Nam có khả năng đoàn kết rất cao.

5. Phong cách làm việc



Tôi mong muốn tất cả phải có niềm vui đóng góp và hưởng thù lao khoảng 50% so với thị trường. Công ty hiện tại phải chịu đựng và lấy sự nhiệm màu vô hình nuôi nó thôi.Trong tương lai nếu có điều kiện thì sẽ khác. Ở đây, Công ty mang một sứ mệnh giáo dục đặc biệt, không phải mang tính chất để trở thành triệu phú, tỷ phú. Đây là tổ chức đặc biệt và duy nhất trên hành tinh này. Nếu không làm được thì loài người khốn khổ là phải.


Trong công việc, nếu có lấn cấn gì là phải hỏi ngay, hỏi người này, hỏi người kia. Nếu ý không thông sẽ dẫn đến nhãn không thông, dẫn đến khẩu không thông, nhĩ không thông, hành động không thông, xúc cảm không thông và chúng sẽ làm cho bối rối, buồn phiền, không khí trong công ty không còn sức mạnh. Nếu tất cả các hiền giả trong công ty mà ý thông hết thì công ty sẽ tồn tại nhờ lực nhiệm màu. Hãy lấy lực nhiệm màu này làm nền tảng cho Công ty tồn tại phát triển. Biết đâu có người sẽ giúp chúng ta. Nhưng với điều kiện là tất cả ý phải thông. Mở miệng ra là phải như hoa trời rơi xuống để người nghe được mở lòng, mở dạ. Cho nên tôi nói rằng “Lời nói như thiên hoa khai mở lòng người”! Đó là lực hấp dẫn, lực nhiệm màu sẽ khiến người ta ủng hộ công ty, không tiếc. Ngay cả người ích kỷ nhất cũng sẽ rộng mở hầu bao nếu đến thời điểm.



Ở đời đa số người ta ghét kẻ giàu lắm, nhưng ai cũng mong cho hiền giả Minh Triết được giàu. Vì hiền giả Minh Triết mà giàu là có lợi cho rất rất nhiều người. Nếu hiền giả Minh Triết mà giàu về tiền bạc thì nhiều người nghèo tiền bạc được nhờ. Còn nếu hiền giả Minh Triết giàu về trí tuệ thì sẽ giúp được người nghèo về trí tuệ. Đây cũng là lời nguyện của tôi trước khi tôi quyết định chia sẻ niềm hạnh phúc của mình cho mọi người.



Do đó, chúng ta phải tin tưởng vào luật nhiệm màu. Nếu có gia đình thì chi xài tiết kiệm. Phần lương chưa phải là cơ bản, cơ bản là biết cách chi và cách tiết kiệm...”

Buổi sinh hoạt đã diễn ra gần 3 tiếng đồng hồ với không khí rất sôi nổi, sâu sắc, đầm ấm và trí tuệ. Thầy đề nghị các HG tiếp tục xây dựng những câu hỏi cho tốt và gửi câu hỏi để đăng lên web và Thầy sẽ trả lời ngay trên đó bằng nhiều cách miễn sao người nào hỏi cũng cảm thấy có lợi ích, cảm thấy hài lòng.

Để rõ hơn và chi tiết hơn, mời quý vị nghe tại mục Pháp âm Tập Sống Như Người Đã Đến Bến Bờ.

( Bài viết đang cập nhật và chưa hoàn chỉnh về biên tập, kính mong quý vị thông cảm)