Buổi sinh hoạt ngày thứ ba tuần này của Gia đình Minh Triết được bắt đầu vào lúc 21g30 – giờ Việt Nam. Thầy Duy Tuệ tiếp tục hướng dẫn các Hiền giả Minh Triết chia sẻ về chủ đề: “ Tập Sống Như Người Đã Đến Bến Bờ”. Buổi chia sẻ đã diễn ra hết sức đặc biệt trong không khí ân tình và sâu lắng suốt gần 3 tiếng đồng hồ với những chia sẻ về những nhận thức và tình cảm của mỗi hiền giả xoay quanh chủ đề này. Và liên tục ngay sau mỗi chia sẻ ấy là sự chỉ dẫn ân cần ấm áp, sự khai mở, khai thị của Thầy cho mỗi hiền giả.
Như thường lệ, trước khi làm việc, các hiền giả cùng Thầy dành 2 phút thiền để mọi người cùng tập trung lắng đọng tâm tư và ổn định đầu óc. Bắt đầu vào nội dung làm việc chính, Thầy Duy Tuệ có một số điều thông báo và chia sẻ với các Hiền giả như sau:
A. Một số thông báo và chia sẻ của Thầy.
1- Khi trang web tổ chức xong chuyên mục diễn đàn thì những bài viết mà các hiền giả gửi về sẽ được biên tập chọn lọc và đăng tại diễn đàn để cùng chia sẻ.
2- Chúc mừng HG Thiêng Hoa Sinh Tuệ về một tin vui của HG tại Pháp.
3- Một số câu hỏi của một số quý vị mang tính chất gia đình riêng tư thì BBT phân công liên lạc để giúp họ cách giải quyết vấn đề. Những trường hợp đặc biệt thì Thầy sẽ trực tiếp giúp.
Thầy chia sẻ: “ Việc gia đình tuy rằng mình thấy có vẻ đơn giản nhưng thực sự là rất khó giải quyết. Do đó cho nên, sự đoàn kết giúp đỡ nhau giữa các HG trong gia đình Minh Triết rất là quan trọng. Quý vị hãy cùng chia sẻ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau!
Tôi cũng đã nói với quý vị rất nhiều lần rồi, con người thì không phải thiếu tình thương nhưng do đầu óc tính toán của con người đã ngăn không cho tình thương tuôn chảy ra được.
Không gian vô tận lớn tới đâu thì tình thương của mỗi người lớn tới đó. Do đầu óc tính toán của con người ở thế giới này cho nên năng lực của tính thương ấy không ra được. Tôn giáo ra đời để giải quyết vấn nạn đó nhưng sự thực thì đã không làm nổi.
Nếu con người chịu khó tránh bớt những tính toán của mình đi thì khi đó tôn giáo không còn phải hiện diện nữa. Nhưng nếu con người không chịu giảm đi sự tính toán riêng của mình mà tôn giáo xuất hiện càng đông thì cũng càng rối thêm, cũng không thể giải quyết được chuyện gì. Bởi vì, quý vị thấy đấy, không biết bao nhiêu người là tín đồ Phật giáo vẫn thích đi xem tượng. Hàng ngàn người xếp hàng đi xem tượng như vậy thì quý vị cũng đủ thấy rằng trình độ dân trí còn kém tới mức như nào! Nếu vẫn cứ tiếp tục như vậy thì biết chừng nào dân tộc mình mới khá lên được?
Khi nào mà dân tộc Việt Nam làm tượng cho các dân tộc khác xem thì lúc bấy giờ dân tộc Việt Nam mới khá lên được! Còn nếu vẫn bị dân tộc khác làm tượng cho mình xem thì đầu óc vẫn cứ kém cỏi cho dù có làm kinh tế được nhiều tiền hơn, giàu có hơn; cho dù học có bằng cấp cao đi nữa”
Tôi cũng đã nói với quý vị rất nhiều lần rồi, con người thì không phải thiếu tình thương nhưng do đầu óc tính toán của con người đã ngăn không cho tình thương tuôn chảy ra được.
Không gian vô tận lớn tới đâu thì tình thương của mỗi người lớn tới đó. Do đầu óc tính toán của con người ở thế giới này cho nên năng lực của tính thương ấy không ra được. Tôn giáo ra đời để giải quyết vấn nạn đó nhưng sự thực thì đã không làm nổi.
Nếu con người chịu khó tránh bớt những tính toán của mình đi thì khi đó tôn giáo không còn phải hiện diện nữa. Nhưng nếu con người không chịu giảm đi sự tính toán riêng của mình mà tôn giáo xuất hiện càng đông thì cũng càng rối thêm, cũng không thể giải quyết được chuyện gì. Bởi vì, quý vị thấy đấy, không biết bao nhiêu người là tín đồ Phật giáo vẫn thích đi xem tượng. Hàng ngàn người xếp hàng đi xem tượng như vậy thì quý vị cũng đủ thấy rằng trình độ dân trí còn kém tới mức như nào! Nếu vẫn cứ tiếp tục như vậy thì biết chừng nào dân tộc mình mới khá lên được?
Khi nào mà dân tộc Việt Nam làm tượng cho các dân tộc khác xem thì lúc bấy giờ dân tộc Việt Nam mới khá lên được! Còn nếu vẫn bị dân tộc khác làm tượng cho mình xem thì đầu óc vẫn cứ kém cỏi cho dù có làm kinh tế được nhiều tiền hơn, giàu có hơn; cho dù học có bằng cấp cao đi nữa”
Thầy tiếp tục chia sẻ:
“ Có nhiều khi mình học bằng cấp càng cao thì đầu óc mình càng kém vì trí chủ của mình không mở được, tình yêu của mình không ra được. Cho nên, có tiền nhiều, chức vụ cao, bằng cấp cao lại càng khiến cho mình sợ thêm. Sự hùng hổ bên ngoài chỉ là vỏ bọc để che đậy sự lo sợ bên trong. Anh càng có nhiều thì càng lo sợ nhiều. Ban ngày thì anh có thể đập bàn, quát tháo, uy phong nhưng ban đêm thì anh lại kiếm thầy bói để dạ thưa, xem quẻ...xem xui rủi…”
“ Có nhiều khi mình học bằng cấp càng cao thì đầu óc mình càng kém vì trí chủ của mình không mở được, tình yêu của mình không ra được. Cho nên, có tiền nhiều, chức vụ cao, bằng cấp cao lại càng khiến cho mình sợ thêm. Sự hùng hổ bên ngoài chỉ là vỏ bọc để che đậy sự lo sợ bên trong. Anh càng có nhiều thì càng lo sợ nhiều. Ban ngày thì anh có thể đập bàn, quát tháo, uy phong nhưng ban đêm thì anh lại kiếm thầy bói để dạ thưa, xem quẻ...xem xui rủi…”
Thầy nhấn mạnh: “ Ngày nào còn sự hiện diện nhiều của thầy bói, ngày nào còn chuyên mê đi xem tượng này nọ…thì dân tộc mình vẫn chưa thể khá lên được! Vì trí chủ của họ sẽ không ra được.... Tới thời buổi này rồi, thời kỳ mà khoa học phát triển tới mức kinh ngạc mà mình vẫn còn ngồi đó mà thắc mắc những chuyện rất mơ hồ như vậy! Quý vị thấy chính trẻ con là những nhà khoa học vĩ đại, các vị giác ngộ lớn chính là trẻ con ”
4- Thầy chia sẻ về phương pháp dùng cách ứng xử để các HG đi chia sẻ giúp đỡ người khác thay đổi quan niệm sống và thay đổi những cảm xúc, những nhận thức mang tính cực đoan của họ.
Thầy nói: “ Chúng ta phải dùng cách ứng xử của chúng ta chứ dùng lời nói thì không tác động được gì đâu. Chúng ta dùng cách ứng xử là dùng như thế nào? Ví dụ như trước đây mình còn tin vào sao này, sao nọ, la hầu, kế đô…rồi tin vào thần thánh, đi cúng đi cầu thì bây giờ mình tỉnh bơ, không còn cúng quả gì hết.
Không còn lý do gì để mình sợ thần này, thần kia nữa! Mình phải có cung cách ứng xử trong cuộc sống mặc cho người khác bình luận. Anh phải dùng trí chủ của anh, anh dùng sự tự tin của anh để anh sống với cung cách chẳng những chấp nhận sự bình luận của người khác mà còn sống để khuyến khích sự bình luận của người khác. Bởi vì chính họ bình luận thì họ sẽ khôn dần, khôn dần ra. Anh không sợ và không chiều theo dư luận mà anh cứ ứng xử để cho có sự bình luận trái chiều. Chính sự bình luận trái chiều đó làm cho người ta thức tỉnh lại, người ta thay đổi quan điểm sống của người ta...
Quý vị cố gắng dùng cách ứng xử của mình để thay đổi thói quen, tình cảm từ quan niệm cũ mang tâm lý cực đoan. Người ta đang sống và làm theo đúng những hy vọng của người ta thì mình làm ngược lại. mình làm theo trí chủ của mình mà việc làm ấy phù hợp với thực tế của thế giới hay của tình hình xung quanh. Hoặc ít ra thì mình làm với chủ đích của mình mà chủ đích đó nói lên nhân cách của mình. Nhân cách ấy thể hiện qua việc không chạy theo sự thõa mãn tâm lý bình thường và cực đoan của con người. Sự trưởng thành của mình, độ lớn của mình cũng thể hiện qua cái đó. ”
Thầy sẽ dành thời gian vào một buổi khác để hướng dẫn các HG thực hành khai mở trí chủ từ ngay chính những thói quen cũ kỹ trong đầu óc, ngay chính trong sự thương tật của đầu óc, của vết hằn trên não….
B. Tiếp tục chia sẻ về chủ đề: “ Tập Sống Như Người Đã Đến Bến Bờ”
Thầy hoan nghênh không khí chia sẻ của buổi sinh hoạt ngày thứ bảy tuần trước, các HG có những phát biểu khá tốt. Thầy hướng dẫn:
“ Quý vị có thể đặt vấn đề: Khái niệm bến bờ là gì? Quý vị hiểu chữ bến bờ là như thế nào? Quý vị tiếp tục phát biểu và không để ý tới chuyện trúng hay trật. Quý vị cứ thoải mái phát biểu theo cái thấy riêng của mình. Nếu quý vị có trích từ kinh điển thì nói rõ là trích trong kinh điển. Quý vị đã phát biểu rồi vẫn có thể phát biểu tiếp và những vị chưa phát biểu thì đương nhiên cần phải phát biểu”
Chia sẻ đầu tiên là của HG Duy Chân Pháp bằng câu hỏi như sau:
“Theo con thấy thì ước vọng của Thầy là khai mở trí thấy cho tất cả mọi người mà khi Thầy trăm tuổi thì thế gian còn rất nhiều người vì còn người cứ tiếp tục sinh ra. Và khi đó sẽ có rất nhiều người chưa được Thầy khai mở. Vậy thì không biết khi ấy bến bờ của Thầy đã đạt tới hay chưa ạ?”
Thầy trả lời:
“ Người ta có sinh ra thêm thì cũng kệ người ta thôi. Người ta có mở chưa hay mở rồi thì cũng kệ người ta thôi, có liên quan gì tới mình đâu, mình cứ làm hết công việc của mình thôi!”
Tiếp theo là chia sẻ của Hg Duy Nhật Nhãn:
“Qua bài giảng về 3 giai đoạn tỉnh thức của thầy tại Cẩm nang Thiền Minh Triết và tinh thần các bài giảng về trí chủ gần đây, con mường tượng hiểu là sự phát triển trí chủ rất tiệm tiến và xảy ra sau khi bộ não ở ngưỡng cửa của tỉnh thức. Liên kết các sự kiện này và tinh thần thầy giảng về sự giác ngộ của đức Cồ Đàm rằng sau 49 ngày đêm ngồi thiền quán dưới gốc bồ đề Ngài đứng lên và tuyên bố rằng “ Ta đã chứng được tâm vô lậu”.
Vậy có phải “chứng được tâm vô lậu” là một sự chứng đắc không?
Con đề nghị thầy giảng thêm cho chúng con được rõ là có phải trí chủ phát triển dần dần rồi mới có thể đi vào giai đoạn tỉnh thức hay không ? Bởi lẽ muốn trí chủ phát triển phải gột rửa các vết hằn của thói quen “suy nghĩ và phản ứng” của bộ não? Đi vào giai đoạn có nghĩa là chỉ mới ở ngưỡng cửa tỉnh thức và còn phải tập luyện dài dài thì mới đạt được sự thông tuệ, cái kiến thức “tự có” của riêng mình?
Nói cách khác là việc đi vào tỉnh thức của thầy là một trường hợp đặc biệt, như là một sự chọn lựa của Thượng thiên để giao nhiệm vụ đặc biệt lãnh đạo tâm linh cho nhân loại ở thế kỷ này? Và chính cái trí chủ của thầy cũng đang được ung đúc tập luyện để hoàn chỉnh dần dần?”
Thầy trả lời: “ Từ sự trình bày và câu hỏi của HG Duy Nhật Nhãn làm cho tôi nhớ lại để nhắc quý vị là: Mình đừng nói cái gì cho nó nghiêm trang quá! Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ là người thầy của Đức Trần Nhân Tông có nói thế này: Thiền mà tốt nhất là thiền mà mình cứ đi leo núi, đi leo hoài cho tới khi mệt quá, buồn ngủ quá thì mình nằm và ngủ luôn chứ đừng có chống lại. Ngủ một giấc rồi thức dậy, đó là cách thiền tốt nhất.
Nếu mình xem trong lịch sử họ nói về Đức Cồ Đàm thành Phật như thế nào, thì câu này liên quan tới câu hỏi mà hôm trước có quý vị đã hỏi là: Có phải thánh nhân là do người đời tô vẽ lên chứ chẳng có ông nào nói mình là thánh cả…”
Thầy nói về câu chuyện Đức Cồ Đàm trong lịch sử:
“Khi ngài đang bế tắc, trước khi tìm một con đường khác để xem thử có thứ ánh sáng nào xảy đến với mình hay không, thì đêm ấy Đức Cồ Đàm đã đi ngủ từ rất sớm. Ngài đi ngủ sớm mà không còn quan tâm tới sự chứng đạo hay ngộ đạo, mở trí hay chưa mở trí, chúng sanh đau khổ hay không đau khổ…cứ mặc kệ tất cả mà đi ngủ cho đã…không bàn tới chuyện đó nữa!
“Khi ngài đang bế tắc, trước khi tìm một con đường khác để xem thử có thứ ánh sáng nào xảy đến với mình hay không, thì đêm ấy Đức Cồ Đàm đã đi ngủ từ rất sớm. Ngài đi ngủ sớm mà không còn quan tâm tới sự chứng đạo hay ngộ đạo, mở trí hay chưa mở trí, chúng sanh đau khổ hay không đau khổ…cứ mặc kệ tất cả mà đi ngủ cho đã…không bàn tới chuyện đó nữa!
Ngài đi ngủ sớm và ngủ rất sâu nên nửa đêm ngài thức dậy. Ngài ngủ dưới gốc cây lúc trời còn tối vì trăng chưa lên nên khi thức dậy thì ngài nhìn lên thấy cả bầu trời là trong xanh và có ánh trăng. Ngài mới thấy sao người mình khỏe quá, dễ chịu quá, sao mà thấy mình vui chưa từng có, sao mà thấy khỏe chưa từng thấy, thấy hạnh phúc chưa từng trải nghiệm bao giờ…
Ngài rất ngạc nhiên sao cảm thấy quá tuyệt vời như thế này, trạng thái này ở đâu mà có thế này…Ngài thắc mắc và nhớ lại hồi nhỏ đi theo cha trong một buổi lễ xuống đồng, ngài ngồi trên bờ nhìn cảnh ấy và tự nhiên thấy dâng trào một cảm xúc hạnh phúc, vui sướng giống như lúc này….Ngài mới nhận ra là nó đã có trong người mình cả mà lâu nay mình không thấy được! Có gì đâu mà chứng, mà đắc? Có gì đâu mà ngộ? Thấy chuyện mình có mà xưa nay mình chưa có điều kiện thấy nó, xưa nay nó chưa có cơ hội ló ra….
Con người ta mong muốn tìm cái gì? Chính là con người đều mong muốn tìm thấy cảm xúc sung sướng tuyệt vời nhất, khám phá trạng thái sung sướng tuyệt vời nhất. Nếu không có sung sướng thì có ý nghĩa gì đâu! Sự sung sướng tận cùng, sự sung sướng không thể nghĩ bàn, sướng hơn cả khoái lạc nhục dục của thanh niên mới lớn, sướng hơn cả việc mình có nhiều tiền bạc, sướng hơn cả việc mình được làm quan to, sướng hơn tất cả việc nghe những lời mà người ta ca tụng mình, lễ lạy mình….không có sự sung sướng nào có thể so sánh với sự sung sướng đó. Chữ sung sướng, hạnh phúc, hỷ lạc, đại lạc…ta có thể muốn dùng chữ nào thì dùng, nhưng lúc ấy không có chữ để nói lên cảm giác không thể nghĩ bàn được. Lúc ấy thỏa mãn tới mức mà thấy rằng có sống thêm chút nữa cũng chẳng có ý nghĩa gì, bấy nhiêu đủ rồi! Sướng quá rồi!”
“ Quý vị nào đã trải qua rồi mới thấy đã thế nào. Bởi vì cuộc đời lăn lộn, tiền bạc cũng có nhiều, vợ đẹp con khôn cũng có, rồi bồ bịch, người yêu thầm, yêu trộm… mà chưa bao giờ được sung sướng như vậy. Dính vào đâu là phiền não nấy, không có gì sung sướng, hạnh phúc cả…chỉ toàn là sự trả giá thôi.
Cho nên, sự hạnh phúc ấy có gì đâu mà nói là chứng ngộ, có gì đâu mà nói là đến bến bờ!?
Tức là người ta thấy do người ta tình cờ, người ta ngạc nhiên khi khám phá ra giống như các nhà khoa học khi phát minh ra vậy. Phần lớn nhà khoa học họ đều khám phá từ sự tình cờ. Họ không cố ý khám phá mà tình cờ họ nhìn thấy. Rồi từ chính trong sự trải nghiệm hạnh phúc ấy thì cái đầu thay đổi hết. Những gì mà xưa nay mình tin thì không còn tin nữa. Đơn giản vậy thôi! Khi cái đầu thay đổi và mình không tin những gì mình đã tin từ xưa tới giờ thì sẽ thấy trong sự trải nghiệm mới này.
Không có chuyện chứng đắc hay chứng ngộ gì ở đây cả! Mình phủ nhận tất cả những giá trị từ xưa tới giờ mình theo. Khi mình đã phủ nhận hết tức là mình đã thay đổi cách nhìn, mình thấy theo kiểu khác. Và như thế thì tự nhiên mà mình sẽ tự tin.
Còn trước đây, do mình chưa có trải nghiệm này nên mình còn dựa vào trí thấy của người khác, dựa vào quan niệm của người khác, dựa vào quan niệm của xã hội…thì mình làm sao tự tin và thỏa mãn được!? Mình làm sao mà sống yên tâm được!
Bây giờ mình đã trải nghiệm và sống với cái thấy của mình thì mình sẽ vững chãi tự tin, vững như thành đồng không ai có thể làm mình lay chuyển được. Cũng từ đây mà ra hết tất cả từ những lời mình nói ra, từ những gì mình thấy và mình ứng xử…Vậy thì có gì mà tiệm tiến hay không tiệm tiến? Có gì đâu mà đột biến hay không đột biến?
Chúng ta không thể nói nó đột biến hay tiệm tiến được, mà là chúng ta thấy và ứng xử theo tính chất này thôi. Mà tính chất này mình có rồi, mình đâu phải phát triển nó nữa mà do xưa nay mình không thấy là vì đầu óc mình có xu hướng đi tìm kiếm cái gì đó mà tìm mãi không thấy…rồi khi mình tự khám phá ra thì ngạc nhiên vô cùng…”
Thầy nhắc lại :
“ Cũng như tôi đã nói với quý vị về lần thứ ba mà tôi trải nghiệm. Những dữ liệu trong đầu tôi tự nhiên nó rụng hết. Mà hồi ấy mình muốn nó rụng thì cũng không rụng được, tự nhiên nó rụng. Lúc ấy mới thấy là cuộc đời không như kinh sách nói hay mình nghe được là cuộc đời là bể khổ…rồi khổ là do tham, sân, si….Và tôi đã thấy rằng do mình không hiểu nên mình cứ nghĩ quẩn nghĩ quơ, chính suy nghĩ ấy làm cho mình khổ chứ có cái gì đâu. Và tôi đã nói như vậy, còn chuyện người ta học, người ta nói thì kệ người ta. Người ta nói đời là bể khổ thì kệ người ta. Tôi chẳng thấy đời là bể khổ một chút nào cả! Từ khi tôi nhận ra điều mới lạ trong đầu óc của mình thì cái nhìn của tôi nó khác đi. Tôi không nhìn cuộc đời là bể khổ hay cuộc đời là sung sướng. Từ trạng thái đó mà tôi nhìn tôi, tôi nhìn cuộc đời, nhìn những gì mà tôi đã sống trong quá khứ đều thấy khác hết, không còn giống như xưa nữa. Và đầu óc ở trong trạng thái tha hồ mà biện tài, muốn nói kiểu gì thì nói nhưng tôi biết rất rõ mình nói như thế để làm cài gì.
Nói tóm lại là tinh thần chủ động trong lời ăn, tiếng nói, cách cư xử của mình gần như được chủ động hết hoàn toàn mà không ai hiểu mục tiêu mình sử dụng cái đó là để làm gì. Thế cho nên tôi mới nói chuyện tu hành là chuyện bày đặt. Anh có giỏi thì anh đi trồng khoai, trồng sắn mà ăn để tu đi! Anh đừng bày đặt để đánh lừa người khác để có tiền mà ngồi mát ăn bát vàng. Làm gì có chuyện anh tu tới đâu mà chứng đắc?! Làm gì anh tu mà có quả vị này, quả vị khác!?
Tôi thấy mà phát lòng thương cho cả hai bên: Một bên là tín đồ không biết mình là nạn nhân và cứ cho rằng mình là kẻ khổ đau và một bên cũng không biết mình là nạn nhân và cứ cho rằng mình là người đã nắm được chân lý. Anh nắm chân lý hay anh nắm thủ thuật để anh huyễn hoặc người ta, cho người ta tưởng mình là như vậy?!
Tôi nói được tới đâu thì hay tới đó và người ta nghe được tới đâu thì cũng hay tới đó thôi chứ biết làm sao bây giờ? Phải kệ người ta thôi. Chỉ có những quý vị đang học trên con đường này thì trước nhất là quý vị giúp cho chính quý vị và cho gia đình quý vị để không có bị ai đánh lừa mình nữa, không bị ai dụ dỗ mình nữa. Vậy thì có gì để tu, có gì để chứng, có gì để đắc? làm gì có chuyện tu tâm xảy ra? Không thể có được!”. ...
Tiếp đó là Thầy dành cho những câu hỏi mà các HG chia sẻ trên trang web, chia sẻ của HG Duy Nhã, chia sẻ của HG Duy Giác, HG Duy Pháp Định, chia sẻ của HG Duy Chính Lực, HG Duy Minh Trí, HG Thiêng Hoa Sinh Tuệ, HG Duy Tịnh Trí, HG Duy Bảo Hương.
C. Tạm kết luận và tiếp tục cho buổi sinh hoạt lần sau
Thầy chia sẻ và căn dặn:
“ Quý vị cần nhớ rằng, khi mà tôi dùng khái niệm về bến bờ thì công việc của chúng ta là phải hướng vào tình trạng cái đầu của mình. Tức là tôi muốn ám chỉ về tình trạng của cái đầu mỗi chúng ta. Mình tập luyện như thế nào đó, mình khai mở nhận thức như thế nào đó, mình sống như thế nào đó mà nó thể hiện tình trạng của cái đầu mình. Vì nó là trung tâm chính.
Khi quý vị chú ý nhiều điểm mà tôi đã trình bày cũng như đề tài mà tôi đã đưa ra thì càng ngày quý vị sẽ càng vững vàng thêm lên. Quý vị sẽ vững vàng trước hàng triệu, hàng tỷ cái đầu của người khác. Quý vị đang sống trong một thế giới mà hàng tỷ cái đầu khác nhau đang chi phối quý vị. Mà mỗi một cái đầu có hàng triệu thứ khác nhau trong cái đầu đó. Hàng tỷ cái đầu nhân lên hàng triệu vấn đề khác nhau như thế thì không biết nó sẽ ảnh hưởng lên cái đầu của quý vị như thế nào. Do đó, tình trạng làm việc trong cái đầu của quý vị phải vững. Khi trong cái đầu của chúng ta có được tình trạng đó, có được tính chất đó thì không ai có thể xô chúng ta ngã được. Cho dù có hàng 6 tỷ cái đầu của con người nhân lên hàng trăm triệu ý kiến khác nhau nó cũng không thể xô chúng ta ngã được. Cộng với hàng tỷ cái đầu đã chết, cộng với hàng trăm tỷ ý kiến của những cái đầu đã chết …nó cũng không xô chúng ta ngã được. Cộng hết tất cả những cái đầu vô hình mà nó không còn được lưu lại trong các thư viện trên toàn thế giới cũng như những cái đầu đang còn sống thì quý vị thử tưởng tượng nó kinh khủng tới cỡ nào! Nhưng nó cũng không có thể xô quý vị ngã được nếu quý vị đứng đúng chỗ .
Nếu quý vị đứng đúng chỗ thì quý vị sẽ xoay ngược hết tình thế lại. Quý vị có năng lực xoay chiều lại mà không ai có thể làm nhúc nhích cái đầu của mình được.
Đề tài này tới đây cũng chưa có thể chấm dứt và tôi cũng không có kết luận về đề tài này. Quý vị hãy cứ tiếp tục dùng đề tài này để quan sát tình trạng đầu óc mình. Hễ quý vị thấy nó còn nhúc nhích có nghĩa là nó chưa có mạnh, gió thổi nó sẽ ngã.
Các HGMT chẳng những làm nhiều công việc khác, còn phải hiện tướng để đóng vai cùng nhau viết lại, hay là đóng vai cùng nhau xây dựng một đời sống tâm linh khác, một lịch sử tâm linh mới của loài người. Quý vị làm việc đó phải thể hiện trên cách sống và cách ứng xử của mình từ vị trí mà không có gì có thể lay chuyển được, không có một thế lực nào, không có một áp lực tri thức nào, không có một áp lực tình cảm nào, không có một áp lực từ một thứ tư tưởng nào làm mình lay chuyển được.
Quyết định đó là quyết định riêng của mình, có thể nhiều người chưa hiểu, chưa biết và họ có nhiều ý kiến thì mặc kệ họ nhưng không có một ý kiến nào có thể lay chuyển được mình bởi vì mình biết rất rõ mình đang đứng ở chỗ nào.
Mình cũng không cần giải thích, không cần phải chứng minh trước sự chê bai hay phản ứng của người khác bởi vì mình biết rất rõ tình trạng cái đầu của mình nó đang diễn ra như thế nào, dù gió dông thế nào, động đất thế nào cũng không thể lung lay được.
Quý vị cần xác định tình trạng đầu óc của mình như vậy thì sẽ vững vàng. Khi đó quý vị yêu cũng vững vàng, lấy nhau cũng vững vàng, không lấy nhau cũng vững vàng, bỏ nhau cũng vững vàng….mình lay chuyển người khác chưa được mình cũng vững vàng. Nhưng dứt khoát không ai có thể lay chuyển được mình. Khi người ta lay chuyển được mình thì biết ngay là mình đang đứng trật chỗ..
Khi quý vị đứng đúng chỗ rồi thì quý vị cứ ung dung mà thấy tác dụng của nó làm thay đổi thế giới xung quanh. Nó thay đổi tới đâu cũng kệ nó, mình không cần phải để ý tới nhiều. Việc mà quý vị cần phải để ý tới nhiều là quý vị có thực sự sung sướng, thực sự hạnh phúc hay không?
Quý vị cũng cần lưu ý thêm thế này: Nếu quý vị luôn luôn kiểm soát tình trạng đúng chỗ trong cái đầu của mình rồi thì đời sống vật chất trở nên thuận lợi, đó là kết quả tự nhiên của sự làm việc trong tình trạng tốt của đầu óc chúng ta mà chúng ta không phải tìm hiểu hay lý sự gì hết. Tức là nếu chúng ta điều chỉnh được hay tìm ra được, chúng ta giữ vững được, chúng ta ở trong được chỗ đứng vững nhất của đầu óc thì đời sống vật chất dễ chịu là kết quả tự nhiên.
Quý vị cứ tiếp tục đưa câu hỏi lên trang web, quý vị cố gắng trình bày câu hỏi cho rất dễ hiểu. Khi đặt câu hỏi quý vị đừng có tham vọng hỏi rộng quá. Nếu quý vị có tham vọng hỏi rộng quá thì quý vị sẽ bị chới với và không biết là mình hỏi cái gì. Quý vị cần phải thu nhỏ câu hỏi của mình lại, câu hỏi càng cụ thể chừng nào, càng cô đọng chừng nào thì càng tốt chừng ấy, bởi vì ngôn ngữ không thể nào tải hết được những gì chúng ta mong muốn trình bày. Ví dụ như khi quý vị làm một bài văn, dù cho quyển sách tràng giang đại hải là 500-700 trang nhưng nó chỉ phô diễn được một nội dung rất đơn giản, rất cụ thể và có nhiều tình tiết sống động để hấp dẫn người đọc vậy thôi, nếu kết luận lại thì cũng chỉ có rất ít nội dung. Nó càng cụ thể chừng nào thì nó càng hay chừng ấy.
Khi trình bày cũng vậy, khi quý vị gặp một đồng đạo mới hay người mới gặp mà quý vị muốn giúp đỡ họ thì quý vị cũng đừng nói vấn đề quá lớn lao. Quý vị hỏi với những câu hỏi rất bình thường làm sao để cho người kia họ dễ trả lời nhất. Ví dụ như: Hàng ngày anh giải quyết công việc có thấy thoải mái không? Tức là mình chọn câu hỏi gì nó rất đơn giản tới mức không thể đơn giản hơn được nữa. Quý vị muốn giúp đỡ người khác thì cần phải dùng hàng loạt câu hỏi đơn giản như vậy. Câu hỏi đó khi nghe xong là người ta biết cách trả lời ngay. Đó chính là đầu mối để quý vị giúp đỡ người khác, chia sẻ với người khác. Quý vị cố gắng phải tập như vậy!"
Kết thúc buổi chia sẻ, Thầy chào tất cả và chúc các HG Việt Nam ngủ ngon, chúc các HG tại Nhật Bản, tại Hoa Kỳ, tại châu Âu và Úc châu làm việc tốt.
Kết thúc buổi chia sẻ, Thầy chào tất cả và chúc các HG Việt Nam ngủ ngon, chúc các HG tại Nhật Bản, tại Hoa Kỳ, tại châu Âu và Úc châu làm việc tốt.
(Quý vị vui lòng nghe chi tiết mục này tại pháp âm để trực tiếp cảm nhận được phần nào không khí của buổi chia sẻ. Chúng tôi đang tiếp tục cập nhật nội dung này.)