"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

Giới thiệu buổi học tập và chia sẻ ngày 10.4.2011 - Tập sống như người đã đến bến bờ [1]


Sáng chủ nhật, lúc 10g (Giờ Việt Nam) các HG trong gia đình Minh Triết như thường lệ lại có buổi sinh hoạt chia sẻ và nghe thuyết giảng với người Thầy của mình, Master Duy Tuệ.

Chủ đề hôm nay là các hiền giả cùng Thầy tập trung chia sẻ và thảo luận về đề tài: “ Hãy Sống Như Người Đã Đến Bến Bờ”. Chủ đề này đã được BBT thông báo trước cho các hiền giả và đề nghị các hiền giả đặt câu hỏi, cũng như chuẩn bị những chia sẻ của mình để trả lời câu hỏi đầu tiên: “Sống Như Thế Nào Mới Được Gọi Là Sống Như Người Đã Đến Bến Bờ?”

Bắt đầu buổi sinh hoạt, Thầy Duy Tuệ chào tất cả mọi người. Tiếp đó là những phút tĩnh lặng trầm lắng khi mọi người cùng tập trung quan sát hởi thở, suy nghĩ, cảm xúc của mình để có một buổi làm việc hữu ích, thú vị.


A. Phần I: Phần phát biểu của các hiền giả cho chủ đề của bài giảng

1. Những câu hỏi của các HG.

Trước hết là đề cập tới những câu hỏi của các HG, Thầy đề nghị các HG nên gửi câu hỏi về một nơi là gửi cho BBT (Email: bbt@dzuytue.org; banbientap@duytuequote.com) để đưa lên website. Thầy sẽ làm việc trên website để trả lời từng câu hỏi theo nhiều cách khác nhau. Thay vì hiện nay là Thầy phải nhận từ rất nhiều nguồn khác nhau như qua email, qua chat trên skype và BBT đăng trên web…. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho Thầy trong việc tiếp nhận và tốn thêm nhiều thời gian và có thể bị thất lạc.

Các câu hỏi mà hiền giả gửi về đã được Thầy Duy Tuệ đọc lên để mọi người cùng nghe. Đó là những câu hỏi như sau:

a.Những câu hỏi trong email:

Câu 1: Điều mà tất cả mọi người cho rằng nó đúng (tốt) nhưng tất cả đều cho rằng không làm được. Cái đó gọi là gì?

Câu 2: Sống thích nghi môi trường có phải là hợp đạo?

Câu 3: Điều gì xảy ra khi trứng của con đại bàng được ấp bởi con gà mái?

Câu 4: Linh hồn cũng chỉ là ý tưởng về chính nó phải không?

Câu 5: Nhận thức của con người hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, kiến thức, định lý được chứng minh. Mà định lý lại được xây dựng từ tiên đề mặc định đúng và không chứng minh được. Vậy như thế đương nhiên là tương đối. Nó tương đối vì nó không là bản chất thực tại mà là phản ánh thực tại. Nhưng nếu thiếu nó, không có sự phản ánh này thì con người là cái gì? Các bậc vĩ nhân chọn lựa hay thậm chí không thấy sự chọn lựa mà đơn giản là thấy giá trị sống của chính họ trên sự nhận biết để hiện tướng phù hợp và sau này được gán ghép lên những ý nghĩa khác nhau từ sự khai thác, đánh giá ý tưởng đời sau. Có phải vậy không ạ?

b. Câu hỏi qua chát skype và trên web

Câu 1: Thưa Thầy, trong một số pháp âm Thầy có giảng : "Không có chứng đắc, chứng ngộ gì cả!", nhưng ba từ "đến bến bờ" nghe qua thì ý nói cũng gần gần như chứng đắc, chứng ngộ. Như vậy, xin Thầy giải thích sự khác nhau giữa 2 khái niệm này (nếu có). Và, "tập sống như người đã đến bến bờ" nó có giống không với "người đang mơ tưởng mình sẽ chứng ngộ"?
Con xin cảm ơn và kính chúc Thầy sức khỏe,
NTLT.

Câu 2 : Thưa Thầy, khi mình xem như mọi chuyện đã xong nghĩa là tâm mình đã ổn định và trí chủ đã phát huy tối đa để thực hiện những điều lợi ích cho đất nước và dân tộc. Vậy thì phải dựa trên tiêu chuẩn nào để mình hành động cho hợp thời và đúng lúc ?
Xin cảm ơn Thầy,
DNQ.

( Thầy lưu ý luôn đây là 1 câu hỏi khó hiểu,  Trí chủ thì không phát huy tối đa được!. Dựa vào tiêu chuẩn nào? Thì dựa ngay vào sống như người đã đến bến bờ)
Câu 3 : Thưa Thầy: Bi - Trí - Dũng là kim chỉ Nam của Phật Giáo để rèn luyện tín đồ. Cá nhân con nhận biết là nó chỉ ngược về hướng Bắc. Vậy thì sự Nhận - Thấy - Biết (Tam Thông) của con có bị lạc ko Thầy? Nếu còn cản trở nhờ Thầy cho con thỉnh thuốc giải cái Tam Thông này.
Kính,
Con DN.
(Thầy nói luôn là câu hỏi này còn thâm sâu và bí hiểm ...nữa)


Câu 4: Mật ý của câu “Tất cả là một, một là tất cả - Ngoài tôi không có ai, ngoài ai không có tôi” là gì? 
( Thầy lưu ý từ câu hỏi này: "Nhiều khi mình nghe tưởng là thâm hậu từ một câu vu vơ nào đó rồi lấy sổ ghi lại, đêm về trằn trọc không ngủ được!.".)

Ở đoạn sau, Thầy quay lại nhắc về những câu hỏi này: 

“Thực ra 3 nhóm câu hỏi mà quý vị đặt ra nó không thể hiện sự mong muốn thay đổi cuộc đời của quý vị. Hoặc có thể quý vị chưa hiểu cách nào để thay đổi cuộc đời của mình. Hay là mình phải tìm hiểu những chuyện gì mà mình chưa hiểu, mình thắc mắc đâu đó từ trong kinh sách mà người này người kia dạy hay người này người kia nói, mình cần hiểu nó và quý vị cho rằng đó là cách để quý vị thay đổi cuộc đời của mình chăng? Có thể quý vị hiểu như vậy. Nếu quý vị hiểu như vậy là quý vị đã hiểu lầm.

Hoặc có thể là quý vị có nhu cầu hiểu qua cách đặt câu hỏi như vậy để quý vị đi nói chuyện với ai đó. Thì nếu như vậy là điều không cần thiết. Hoàn toàn không cần thiết!

Cũng có thể quý vị cho rằng những câu hỏi đó là những điều hóc búa mà lâu nay chưa có giải mã được. Nếu giải mã được thì người nào nghe những giải mã này họ sẽ được thay đổi. Chắc chắn là nó cũng không ăn nhập gì với việc giúp cho người khác thay đổi.

Do vậy, hầu hết những câu hỏi mà quý vị đặt ra là không cần thiết cho sự đổi đời của quý vị. Quý vị đến trường ở ngoài xã hội để kiếm tấm bằng và ra ngoài đời kiếm tiền. Còn quý vị học trong trường học này là để thay đổi hết cuộc đời của mình, giống như quý vị được tái sinh lại một con người khác trên cơ thể của quý vị và không có bằng cấp.

Nhưng cũng nhờ quý vị đặt câu hỏi như vậy mà tôi mới biết được thêm để tôi sẽ có cách hữu hiệu hơn để giúp cho quý vị. Quý vị phải thực sự sống hạnh phúc hơn, mà không phải sống hạnh phúc từ việc được giải mã những câu hỏi đó hay được giải đáp về kiến thức những thắc mắc mà từ thế gian nói ra mà mình chưa hiểu, chưa biết. Nếu quý vị tìm cách lấy những kiến thức khoa học về sự hình thành của quả địa cầu, của các tinh cầu, của các thái dương hệ…để chứng minh rằng Chúa giáng thế là sai, Kinh Thiên Chúa là sai…thì cũng không để làm cái gì cả, cũng không làm thay đổi được ai cả! Hay là quý vị cố gắng tìm bằng chứng để chứng minh là có Phật hay không có Phật. Dù có đủ cơ sở chắc chắn và hợp lý đi chăng nữa thì những chứng minh như vậy cũng không có giá trị gì hết.

Do đó, khi chúng ta làm việc gì chúng ta phải biết thật là rõ là việc này nó dẫn đến kết quả gì, mình biết rất rõ việc mình đang làm là việc gì? Mình làm nó như thế nào và biết kết quả của nó như thế nào? Từ đó mà mình biết cái gì cần trước thì mình làm, cái gì chưa cần thì chưa làm. Nếu việc cần làm thì cần làm nhiều thứ lắm nhưng việc nào cần ưu tiên 1, ưu tiên 2, ưu tiên 3…, cái nào là cái sống chết mà mình cần giải quyết trước. 

Thành ra, những câu hỏi mà quý vị nên tôi đều thấy rằng không cần thiết phải trả lời. Nhưng tôi rất hoan nghênh và đề cao cũng như mong quý vị tiếp tục đặt thật nhiều câu hỏi.”   

2. Đây là trường học và mỗi người tham gia học phải luôn đặt nhiều câu hỏi.

Thầy khuyến khích các HG đặt càng nhiều câu hỏi càng tốt. Bởi vì một trong những điều cực kỳ quan trọng khi HG đặt câu hỏi là sẽ giúp cho Thầy nhìn qua đó để biết được HG đó đang kẹt chỗ nào, bí cái gì và đang ở đâu, đầu óc của HG đó đang làm việc theo cách nào, theo hướng nào. Từ đó Thầy mới có thể giúp được mỗi người.

"Nếu chúng ta cứ học mãi, học mãi mà không đặt câu hỏi, chúng ta cứ tưởng rằng mấy năm qua mình đã giỏi, mình đã thấm rồi. Nhưng khi đặt vài câu hỏi thì hóa ra là chúng ta chưa thấm gì cả, chưa nhận thức được vấn đề gì sâu sắc cả."

Thầy lưu ý đây là trường học nên mọi người cứ thoải mái đặt câu hỏi, không ngại hay xấu hổ hay sợ bị đánh giá gì cả. Trong trường học thì chuyện nói trật là đương nhiên.

3. Đây là trường học và tất cả mọi người khi tham gia học đều phải phát biểu

Trong chương trình từ nay trở đi, trước khi vào giảng chính thức Thầy yêu cầu tất cả mọi người đều phải phát biểu, không ai là không thể không phát biểu được. "Nếu ngại xấu hổ, nếu sợ trật thì mỗi người chúng ta sẽ không đủ bản lĩnh để sống đâu! Cứ nói tới mà không sợ trật. Càng nói trật thì càng trúng. Còn nếu cố gắng nghĩ cách để nói sao cho trúng thì sẽ trật."

Thầy liên hệ với lớp học Vườn Hoa Mơ Ước và lớp học Tuổi Thơ Và Thiên Đàng. Chúng ta thấy các em nhỏ học rất thích thú và thay đổi rất nhanh, rất nhiều người phải ngạc nhiên. 
  
"Lý do tôi dạy các cháu nhỏ cũng đơn giản thôi. Tôi tiếp xúc với Duy Huệ, thấy cậu bé nói chuyện ứng xử quá lanh lợi, có thể phát triển theo hướng mà mình không mong muốn, khiến tôi nhớ tới mình còn nhỏ, nếu được ai dạy dỗ như bây giờ thì khi trưởng thành hai mươi tuổi các cháu sẽ phát triển rất tốt, nên tôi quyết định dạy thử xem sao. Tất cả đều xuất phát từ lòng trắc ẩn của tôi đối với các cháu. Sau đó, Duy Thiện tham gia nhưng tôi thấy khó quá vì Duy Thiện không biết nhiều tiếng Việt. Tôi nhờ ba của Duy Huệ là chú của Duy Thiện dạy cho cháu học tiếng Việt. Bằng tình thương đối với cháu, chú của Duy Thiện đã có nhiều sáng kiến dạy cho cháu mình học. Và Duy Thiện đã tiến bộ rất nhanh. Thật ra, học trò học được hay không cũng là do Thầy cả. Dĩ nhiên là việc học là của học trò nhưng nếu Thầy không biết cách thì cũng không thể dạy được. Sau này tôi mở rộng cho các cháu Việt Nam. Quý vị hãy nghe và xem lại các nội dung mà tôi đã dạy cho các cháu thì sẽ thấy các cháu tiến bộ rất nhanh. Từ Duy Thiện, Duy Huệ cho đến Tuệ Nguyệt Minh (bị khiếm thị) hay Thanh Tịnh Nhãn Tuệ (mới 5 tuổi)."
4. Môn học từ trái tim

“Đây là môn học mà không thể đặt tên được nó là môn học gì cả, có lẽ là từ trái tim, từ những quãng đời khi tôi còn nhỏ, rồi qua sự quan sát, từ tình thương và sự thông cảm của tôi và tôi đem chia sẻ, không có trong trường học, không có trong tôn giáo và cũng không có nhiều trong gia đình. Và chắc chắn là người nào theo học cũng được thay đổi tốt hơn lên” Thầy chia sẻ với đại ý như vậy.

5. Nhóm những đối tượng học trong thời gian tới

Sắp tới, Thầy sẽ chia ra 3 nhóm đối tượng chính để học là:

- Nhóm đối tượng thứ nhất: Là những người học và trở thành 1 người chuyên nghiệp mà chưa có chữ để dùng, giống như là tu sĩ của các tôn giáo. Tất nhiên là Thầy chỉ mượn tạm hình ảnh để dễ nói và giúp người nghe dễ hiểu đại loại như vậy. Gần như là cuộc đời của quý vị đó tới đây là xong, không còn phải quan tâm tới bất cứ vấn đề gì khác ngoài việc là phụng sự. Là nhóm công khai chuyên nghiệp.

- Nhóm đối tượng thứ hai: Là những người học để giải quyết khó khăn cho chính mình bớt đau khổ…nhưng có quan hệ với đối tượng thứ nhất để cùng tiếp sức trong việc giúp đỡ bá tánh.

- Nhóm đối tượng thứ ba: Là nhóm đại chúng. Người học tự học, tự nghe, tự hiểu, tự phát trí, thăng quan, tiến chức, biết cách làm ăn không khổ đau, biết cách sống và tự âm thầm truyền trao, chia sẻ hạnh phúc của mình cho người khác. Giống như người độc hành, cô đơn, tự mình chia sẻ con đường của mình cho bá tánh.    

6. Mở ra một con đường giáo dục hoàn toàn mới.

"Chúng ta mở ra một con đường giáo dục không hoàn toàn giống tôn giáo, không hoàn toàn giống trường học hay gia đình, nó cũng không giống mô hình nào trong xã hội, không có từ để gọi nhưng chúng ta mở ra một con đường giáo dục mà những người học và ứng dụng chương trình giáo dục này sẽ được trở nên xuất sắc, ưu tú, tự tin trên tất cả các vai trò, vị trí mà người ấy tham gia" Thầy chia sẻ.

7. Các hiền giả chia sẻ với đề tài: “ Hãy Sống Như Là Người Đã Đến Bến Bờ”

Bao gồm các chia sẻ của các HG:  Duy Như Quang, Tuệ Như Nguyệt, Duy Bảo Thí, Duy Pháp Định, Duy Tịnh An, Duy Giác, Duy Tịnh Thánh, Duy Duyên Nhẫn, Bồ Đề Tuệ, Tuệ Huệ An, Duy Bồ Đề. Phần này sẽ được tiếp tục vào buổi sinh hoạt tối thứ 3 tuần tới.

Duy Như Quang: Sống như một người đã đến bến bờ là mình đã thỏa mãn, xác định được điểm đứng của mình, không đòi hỏi gì nữa. Từ đó, mình đi san sẻ tình thương của mình cho bạn bè, người thân và nhiều người khác. Quan trọng nhất là mình biết cách vươn lên, sáng tạo từ vị trí của mình.


Tuệ Như Nguyệt: Duy Như Quang từ ngày học Minh Triết đã thay đổi tính tình nhiều. Trước đây hay tỏ ra mình có quyền, hay la, ít khi chịu nhận cái sai của mình. Bây giờ thì Duy Như Quang không còn la nữa, chỉ nói nhẹ nhàng rồi thôi. Khi con góp ý cái gì thì biết nghe, không còn cự nự, hay cãi lại. Bây giờ hai vợ chồng con rất thoải mái, không có lo lắng gì nhiều. Con cũng thấy khỏe hơn, tâm hồn thanh thản hơn. Những người ở chỗ mới rất là thân thiện, thương chúng con lắm.

Duy Bảo Thí: Theo con, các hiền giả phải nghe pháp âm và thực hành một cách chăm chỉ, kỹ lưỡng. Mình nhận ra được vấn đề, sống với tính thấy nhiệm màu… Con bắt đầu để ý đến tâm linh từ khoảng từ 15 tuổi, tìm hiểu về kinh kệ này nọ với rất nhiều loại kinh, trường phái tu tập... Qua nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi mà chưa thấy thỏa mãn, con đã gặp và nghe được pháp âm của Thầy, đó là niềm hạnh phúc nhất của con. Từ những trải nghiệm của mình, con đã tổng kết các pháp âm để trao truyền cho những người khác.


Thầy Duy Tuệ: Duy Bảo Thí phải hiểu việc mình tìm cách tổng kết, sắp xếp lại các pháp âm theo trình độ từ thấp đến cao để đem đi chia sẻ cho người khác, cái đó gọi là tổng kết theo cái nhìn bên ngoài, theo con mắt thịt. Nhưng qua sự tổng kết đó, mình cũng có sự chủ động và tổng kết riêng trong đầu, hình thành một bức tranh trong đầu, nhìn bằng con mắt khác bên trong. Qua đó mình có thể sử dụng cả hai loại tổng kết để đi trao truyền và tùy nghi sử dụng khi cần thiết. Chính cái tổng kết thứ hai nó sẽ giúp cho mình mở trí.


Đừng bao giờ cầu toàn. Có thể việc tổng kết bên ngoài hay bên trong có thể thiếu cái này cái nọ. Nhưng nhớ cái gì, đầu óc hiện ra cái gì thì mình nói cái đó. Nếu nó chưa đầy đủ thì tự động nó sẽ đầy đủ.


Vậy bây giờ, sau 30 năm tầm sư học đạo, Bảo Thí có còn muốn đi tìm gì nữa không?
Duy Bảo Thí:  Dạ, con không tìm kiếm một chân trời nào nữa cả. Nếu có, đó là nghe pháp âm của Thầy và đi chia sẻ mà thôi.


Duy Pháp Định: Trong công việc trao truyền, ban đầu có những khó khăn nhưng con cảm ơn những khó khăn đó vì đó là những ông thầy của con. Con đi đến đâu người ta cũng quý mến, ngay cả những nơi người ta có xung đột.


Thầy Duy Tuệ: Có phải là hai bên, ba bên, bốn bên người ta xung đột, nhưng khi ánh sáng không xung đột, vượt lên trên xung đột chiếu tới thì các lực xung đột nó giảm đi phải không?


Duy Pháp Định: Dạ. Còn nói “Sống như người đã đến bến bờ” thì con tưởng tượng câu chuyện giống như những người vượt biên mong muốn ra nước ngoài để làm việc. Khi họ đã đến được rồi, họ không còn mong mỏi gì hơn ngoài làm việc, phụng sự, kiếm tiền, hành động và hành động. Lúc đó cực lạc và địa ngục không còn giá trị gì nữa.


Thầy Duy Tuệ: Tức là không có so sánh chế độ nước này tốt hay nước kia tốt mà chỉ lo kiếm ăn thôi đúng không?


Duy Pháp Định: Dạ đúng, họ làm việc.. làm việc.. trong hành động và thấy mãn nguyện. Không còn khái niệm cực lạc hay thiên đường mà chỉ sống trong thực tại, sung mãn trong cuộc sống, rất là nhiều niềm vui.


Duy Tịnh An: Theo con, khi họ đi tới một bến bờ nào đó rồi thì họ chỉ lo làm việc, sống với thực tại mà thôi. Bến bờ ở đây là chân lý, là cái gì đó mới. Mình đã tìm ra trí chủ và tính thấy biết của mình. Mình làm việc và chia sẻ với mọi người, lấy đó làm niềm vui.


Thầy Duy Tuệ: Ví dụ như mình sống sống với vợ, con, với đồng đạo, làm công việc truyền bá Minh Triết. Nhưng mình làm việc với nhân cách và tinh thần của một người đã đến bến bờ thì chắc sẽ khác với cách sống của một người vừa làm vừa đi tìm cái gì đó phải không?


Duy Tịnh An: Dạ.


Duy Giác: Con hiểu thế này, Thầy dùng cụm từ “bến bờ” chứ thật ra chẳng có bến bờ nào hết. Bến bờ ở đây là do mình tự đặt ra. Bây giờ mình thấy rồi thì mình tiếp tục làm việc hàng ngày với sở thích riêng để phụng sự cho tình yêu tuôn chảy từ con tim của mình ra mà không còn lo âu, khắc khoải cho ngày mai sắp tới. Mình vừa làm vừa thưởng thức cuộc sống. Xưa nay, con hay tập các bài trong ‘Liên Hoa Pháp Âm” Thầy từng dạy rằng đừng bao giờ than thiếu tiền, cho nên trong đầu mình không thấy mình thiếu hay dư thì lúc đó mình đã sống như người đã đến bến bờ.


Thầy Duy Tuệ: Đó cũng là một thái độ cư xử, một thái độ sống như một người đã có bến bờ.


Duy Tịnh Thánh: Theo con, đời sống của bến bờ là đời sống thực tại. Sống trong “thực tại” mà không nghĩ đến quá khứ hay tương lai thì coi như mình đã sống như là người đã đến bến bờ.  


Duy Duyên Nhẫn: Con rất muốn trả lời câu hỏi Thầy đặt ra nhưng không biết “người đã đến bến bờ” là người như như thế nào. Con cũng đi hỏi một vài vị nhưng chưa thỏa mãn với câu trả lời. Còn nếu hiểu theo nghĩa đen thì con tự hỏi tại sao mình phải đến bến bờ để làm gì? Mình sống và làm việc mà thấy có lợi cho bản thân và cho người khác thì mình làm thôi…


Thầy Duy Tuệ: Đây cũng là một cách trả lời. Mình cứ đi hỏi thầy này, thầy kia, đừng thành kiến với ai. Mình không cho rằng họ làm đúng hay là làm sai. Mình chỉ lấy quyền lợi dân tộc ra mình đo, mình nói là người ta làm như vậy là ảnh hưởng đến uy tín, quyền lợi của dân tộc. Nếu thành kiến thì bất lợi cho chính mình trước.


Bồ Đề Tuệ: Nếu có bến bờ thật thì đây là ước mơ của hàng tỷ người trên trái đất. Nếu đã đến bến bờ thì mình phải luôn yêu thương được tất cả, yêu bằng cả trái tim, bỏ hết kiến thức đi, không được coi là mình có kiến thức, phải tin vào đấng tạo hóa vô hình, nhiệm màu…


Tuệ Huệ An: Theo con, bến bờ nằm ngay tại tâm của mình thôi. Nếu mình không chấp, không phán xét, không ăn thua với người khác, luôn tự tại thì mình đã đến được bến bờ.


Duy Bồ Đề: Theo con, bến bờ là con không trải qua trạng thái lo lắng, lo âu, mà rất êm đềm, không suy nghĩ. Như hôm qua, con cảm thấy mình rất nhẹ nhàng, mọi sự vật như đang dừng chuyển động. Con chưa chăm học bài Thầy, nhưng con thấy bến bờ của con là trạng thái rất bình yên ạ.
Mời quý vị nghe chi tiết trong mục pháp âm những nội dung chia sẻ của các HG này cùng với phần hướng dẫn, khai thị của Thầy cho từng HG.

B. Phần II: Thầy nói cho những người đang và sẽ làm việc tại công ty Minh Triết

Thầy có nhắc tới bài nói chuyện lần trước Thầy đã nói về công ty Minh Triết qua sự trả lời câu hỏi của HG Duy Duyên Nhẫn. Do vậy quý vị quan tâm cần nghe lại.


1. Tính chất của công ty Minh Triết
 
Thầy nói tiếp về Công ty Minh Triết: “ Công ty Minh Triết thì trước hết là một tổ chức kinh tế. Về hình thức và tổ chức thì giống như các doanh nghiệp, công ty khác nhưng về tính chất thì hoàn toàn khác. Bởi vì, sản phẩm công ty là những sản phẩm chuyên về giáo dục. Mà sự giáo dục này giúp cho con người có một đời sống rất tự tin, minh mẫn về tinh thần, sự lo lắng và sợ hãi ngày càng giảm đi….” 


2. Sản phẩm của công ty Minh Triết
Sản phẩm giáo dục của công ty Minh Triết đưa ra nhằm giúp con người giải quyết nhiều vấn đề trong đó có giải quyết những vấn đề : Lo lắng, sợ hãi, sự không rõ ràng, cảm xúc khổ đau, giận dữ, hờn ghen. Đây là những vấn đề căn bản và rất phổ biến mà từ khi có con người đến bây giờ, những vấn đề này và chưa ai tránh khỏi.

3. Những người làm việc trong công ty Minh Triết

Những người làm việc trong công ty Minh Triết là những người không thuộc tổ chức tôn giáo nào nhưng có đức tin rất cao – đức tin ấy là đức tin tin vào sự thật. Sự thật ấy có thể khó thấy, khó cầm, khó ngửi, khó nắm, khó bắt, khó quản lý, khó nhìn, khó sờ, khó chứng minh nhưng có thật.  Từ đó mà tiến tới sống hẳn với đức tin ấy, hòa nhập với đức tin ấy là một và ngự trị ở trong năng lực có thật ấy.

Những người làm việc trong công ty Minh Triết là những HG có lý tưởng, không còn phải mò mẫm để tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời, không còn phải mò mẫm để tìm kiếm mục đích của cuộc đời, không còn mong muốn sự hưởng thụ theo kiểu người bình thường, chỉ còn một ham muốn là ham muốn cống hiến. Là những con người sống để phụng sự người khác và đã ở trong đức tin rồi, không còn nhu cầu để tìm kiếm một đức tin nào khác, chấm dứt mọi sự tìm kiếm ngoài việc tìm kiếm những cách nào đẹp nhất, êm dịu nhất để phụng sự gần như vô điều kiện trên con đường giáo dục căn bản nhất, là nền tảng cho tất cả các sự giáo dục khác."

Thầy nhấn mạnh: "Khi chúng ta phát triển được sự giáo dục mang tính chất nền tảng này thì những sự giáo dục khác mang tính chất là những phương tiện khác nhau để chúng ta làm đẹp thêm cho sự sống của con người."

Thầy tiếp tục: "Những HG làm trong công ty Minh Triết cũng là những người làm việc từ tinh thương của mình, vì thương thân phận của mình, mình đã xót xa về thân phận đã từng ngu dốt của mình, chính từ chỗ thương được mình, yêu thực sự được bản thân mình mà mới phát ra được lòng từ bi với người khác. Nếu mình chưa trải qua được như vậy thì khó mà có lòng từ bi với người khác. Đó là động cơ chính mà các HG làm việc trong công ty.

Cho nên mà quý vị phải làm việc say sưa, vui vẻ, làm việc chất lượng và không có sự ganh tị, đố kị với nhau, trong đầu óc không có kẻ trên người dưới, hình thức chỉ là sự phân công. Người nào giỏi chuyện lanh lợi thì làm về những công việc lanh lợi, người nào giỏi chuyện làm việc trong phòng thì làm về những công việcở trong phòng, người nào giỏi chuyện làm việc ở ngoài đường thì làm về những công việc ở ngoài đường...Mỗi người có một sự xuất sắc và sự giúp đỡ lẫn nhau mà hoàn toàn không có sự đố kị nào. 

Bên cạnh sự công bằng thì trong công ty luôn có sự thông cảm. Sự công bằng rõ ràng nhất là căn cứ vào kết quả mà người ấy mang lại cho công ty. Mặc dù tất cả là cống hiến, là phụng sự nhưng vì đây là công ty nên công ty có tính kết quả, vì nếu làm việc mà không có sự đo lường về kết quả thì không được. 

Vậy người HG làm việc trong công ty Minh Triết hưởng được những gì? Hưởng được hai thứ đó là chia sẻ được tình yêu của mình đến với công chúng và những nhu cầu tối thiểu về ăn mặc người ấy không phải lo lắng nữa." 

4. Nhiệm vụ của công ty


Thầy có đặt ra vấn đề cho công ty: " Đây là mô hình kiểu mẫu mà nếu chúng ta làm được sẽ là sự hiếm thấy, là sự kiện có một không hai trên thế giới.

Và câu nói mà người ta hay đề cập: Người Việt Nam thì mỗi cá nhân đều có thể xuất sắc nhưng lại rất khó đoàn kết - Vậy công ty Minh Triết có làm được việc này không? Nếu công ty Minh Triết làm được việc này trong một thời gian tương đối thì cũng có thể chứng tỏ cho người ta biết rằng người Việt Nam có khả năng đoàn kết rất cao.

5. Phong cách làm việc



Tôi mong muốn tất cả phải có niềm vui đóng góp và hưởng thù lao khoảng 50% so với thị trường. Công ty hiện tại phải chịu đựng và lấy sự nhiệm màu vô hình nuôi nó thôi.Trong tương lai nếu có điều kiện thì sẽ khác. Ở đây, Công ty mang một sứ mệnh giáo dục đặc biệt, không phải mang tính chất để trở thành triệu phú, tỷ phú. Đây là tổ chức đặc biệt và duy nhất trên hành tinh này. Nếu không làm được thì loài người khốn khổ là phải.


Trong công việc, nếu có lấn cấn gì là phải hỏi ngay, hỏi người này, hỏi người kia. Nếu ý không thông sẽ dẫn đến nhãn không thông, dẫn đến khẩu không thông, nhĩ không thông, hành động không thông, xúc cảm không thông và chúng sẽ làm cho bối rối, buồn phiền, không khí trong công ty không còn sức mạnh. Nếu tất cả các hiền giả trong công ty mà ý thông hết thì công ty sẽ tồn tại nhờ lực nhiệm màu. Hãy lấy lực nhiệm màu này làm nền tảng cho Công ty tồn tại phát triển. Biết đâu có người sẽ giúp chúng ta. Nhưng với điều kiện là tất cả ý phải thông. Mở miệng ra là phải như hoa trời rơi xuống để người nghe được mở lòng, mở dạ. Cho nên tôi nói rằng “Lời nói như thiên hoa khai mở lòng người”! Đó là lực hấp dẫn, lực nhiệm màu sẽ khiến người ta ủng hộ công ty, không tiếc. Ngay cả người ích kỷ nhất cũng sẽ rộng mở hầu bao nếu đến thời điểm.



Ở đời đa số người ta ghét kẻ giàu lắm, nhưng ai cũng mong cho hiền giả Minh Triết được giàu. Vì hiền giả Minh Triết mà giàu là có lợi cho rất rất nhiều người. Nếu hiền giả Minh Triết mà giàu về tiền bạc thì nhiều người nghèo tiền bạc được nhờ. Còn nếu hiền giả Minh Triết giàu về trí tuệ thì sẽ giúp được người nghèo về trí tuệ. Đây cũng là lời nguyện của tôi trước khi tôi quyết định chia sẻ niềm hạnh phúc của mình cho mọi người.



Do đó, chúng ta phải tin tưởng vào luật nhiệm màu. Nếu có gia đình thì chi xài tiết kiệm. Phần lương chưa phải là cơ bản, cơ bản là biết cách chi và cách tiết kiệm...”

Buổi sinh hoạt đã diễn ra gần 3 tiếng đồng hồ với không khí rất sôi nổi, sâu sắc, đầm ấm và trí tuệ. Thầy đề nghị các HG tiếp tục xây dựng những câu hỏi cho tốt và gửi câu hỏi để đăng lên web và Thầy sẽ trả lời ngay trên đó bằng nhiều cách miễn sao người nào hỏi cũng cảm thấy có lợi ích, cảm thấy hài lòng.

Để rõ hơn và chi tiết hơn, mời quý vị nghe tại mục Pháp âm Tập Sống Như Người Đã Đến Bến Bờ.

( Bài viết đang cập nhật và chưa hoàn chỉnh về biên tập, kính mong quý vị thông cảm)