"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

Nương vào ánh sáng và sự kì diệu của sự thấy biết và tình yêu


« Nếu quý vị đang là Phật tử và có thói quen thực hành phương pháp Niệm Phật thì phải hiểu mỗi khi lần chuỗi, niệm Nam mô A Di Đà Phật là Nam mô ánh sáng của sự thấy biết và tình yêu trong chính mình. "Nam mô" là dựa vào, "A Di Đà" là ánh sáng của sự thấy biết và tình yêu. Nam mô A Di Đà Phật nghĩa là nương vào ánh sáng và sự kì diệu của sự thấy biết và tình yêu. Ánh sáng đó sẵn có bên trong mình rồi, vậy ai hay cái gì nương vào đó? Chính là đầu óc hay chấp nê, kinh nghiệm, sự hơn thua, suy nghĩ, sự quá tin tưởng vào bản thân... cần phải dừng lại và nương vào, không còn gì khác. Phật không nương vào Phật, ánh sáng không nương vào ánh sáng, tình yêu không nương vào tình yêu. Chỉ có tối tăm, sự rối loạn đầu óc nương vào ánh sáng hay sự hận thù nương vào tình yêu mà thôi.

Tránh thói quen sống theo lý sự, suy diễn và suy nghĩ của đầu óc mình


Gần như ai trong chúng ta cũng đều dính vào chuyện suy luận, lý giải, phân tích, bình luận, suy đoán, đánh giá, thể hiện mình là một người hiểu biết nhiều. Chúng ta nhiễm chuyện này từ lúc nhỏ nhưng không thấy được sự nguy hiểm, sự hạn chế của nó…

Hình ảnh của người sống suy diễn, suy luận, lý sự

Chúng ta có thể trở thành người nổi tiếng, lý sự nhiều, nói to, nói lớn, dùng miệng lưỡi của mình lấn át người khác, hơn thua với người khác, rồi cũng có thể có nhiều người để ý tới mình... Nhưng đi sâu vào bên trong, những người đó không có hạnh phúc, mà về lâu dài không có được cảm tình của những người khác, không thu phục được nhân tâm, cũng không đem lại hạnh phúc cho ai. Nếu như thường xuyên dính vào cách sống đó, chúng ta giống như người sống trên mây, chứ không phải đang đi trên mặt đất.

Hoặc khi nghe một người nào đó nói lại rằng có một người thứ ba nói xấu mình, hay nhận định mình thế này, thế kia v.v, nếu quí vị gợi lên suy nghĩ, rồi đánh giá, phân tích thì giống y như người đang bay vào trong mây, hay là đi bộ trên đỉnh đèo mây phủ, thế nào cũng té. Hoặc người ta nói chuyện gì, cử chỉ ra sao, quí vị lập tức suy luận, bình luận liền, đánh giá liền, thế nào cũng bị sa bẫy. Phải tỏ tường thì quí vị mới nói chuyện, không tỏ tường được thì thôi. Ai nói chuyện với về người thứ ba, quí vị không có tỏ tường gì hết, không có ý kiến gì hết, người ta khen, chê, nói xấu, nói tốt thì cũng kệ người ta.

Ví dụ có một người nào đó điện thoại tới hăm dọa quí vị, “Mày coi chừng nha, ngày nào đó tao sẽ treo cổ mày!”. Với một cú điện thoại như vậy thôi, quí vị sẽ sống hoàn toàn trong sự ảo giác, “Nó là ai? Tại sao nó điện thoại hăm dọa mình?”, rồi bắt đầu tưởng tượng, suy nghĩ mông lung hết. Mình suy nghĩ, suy đoán, rồi luận bàn, đánh giá nên đầu óc của mình luôn luôn bị khủng hoảng, mất ăn, mất ngủ, lo sợ, tiều tụy, hồn vía không còn nữa. Còn người sống trực giác không cần suy nghĩ lung tung, chỉ nói đơn giản thôi: “Ông là ai? Ông có thể gặp tôi bây giờ được không? Nếu không nói chuyện cụ thể với nhau mà lơ tơ mơ gì đó thì tôi cúp điện thoại, không nói chuyện với ông nữa.”. Người sống trực giác đơn giản vậy thôi.

Quí vị phải tập sống bằng đầu óc trực giác. Sống bằng cái đầu trực giác, thấy rõ, nghe rõ, hiểu thiệt rõ và quyết định chính xác, không suy diễn hay tưởng tượng. Người sống trực giác giống như người đi bộ trên mặt đất bằng phẳng, đi trong trời quang mây tạnh. Mình thấy rõ ở dưới chân có đất, đá, chông gai… và mình né được, tránh được. Mình thấy và biết chỗ nào dễ đi, chỗ nào khó đi và mình đi qua được đoạn đường đó. Còn nếu sống tưởng tượng, suy đoán, đoán mò rồi quyết định, cho rằng mình đúng thì cũng giống như mình ở trong mây hoặc ở trên một đoạn đường đèo mây phủ suốt ngày, đi trong hoàn cảnh như vậy, chúng ta không biết được đường ngoằn ngoèo thế nào, cứ tưởng tượng là đường thẳng nên cứ đi, rồi rớt xuống dưới núi.

Tôi mượn hình ảnh như vậy để quí vị thấy nên tránh cách sống suy luận, tưởng tượng, rồi đánh giá, phân tích, kết luận. Quí vị nhớ hình ảnh trên, rồi dần dần từ trong hoàn cảnh sống mà mình xác định và quen sống với đời sống trực giác.

Sử dụng phương pháp cầu nguyện

Phương pháp cầu nguyện mà tôi thường nói tới là cách để đưa đầu óc vào một đức tin. Khi cái đầu của ta ở trong tình trạng bất lực, không có khả năng giải quyết vấn đề gì đó, ta nhờ tha lực hỗ trợ mình dù cái đầu không biết về tha lực, tức là ta đưa cái đầu vào đức tin để cái đầu đừng bình luận nữa. “Đừng tin tưởng vào cái đầu của mình nữa! Hãy cầu tha lực đi!” là kỹ thuật để đánh thức một sức mạnh huyền bí ở bên trong chính chúng ta. Nếu không dùng kỹ thuật về đức tin đó, trung tâm màu nhiệm ở trong chúng ta không xuất hiện ra được. Bởi vì, khi cái đầu làm việc, nó làm việc ở tần số hướng ngoại chứ không hướng nội, nó không đi sâu vào trung tâm huyền bí được. Do đó, mình phải dùng kỹ thuật là sử dụng đức tin - không tin cái đầu mà tin có tha lực - để cái đầu đừng cựa quậy nữa, đừng tiếp tục suy đoán, suy luận thêm hay là ráng cố gắng suy nghĩ nữa. Trong đức tin như vậy, cõi nhiệm màu nơi mình sẽ được đánh thức, câu thông với sự nhiệm màu ở bên ngoài, đưa chúng ta đến một giải pháp để thoát khỏi cơn nguy hiểm, hay là ra khỏi sự bất lực.

Duy Tuệ

(Nội dung được biên tập từ Audio “Sức mạnh của sự im lặng” - 15/11/2009)

Điều Quý Giá của Tuổi Trẻ



Thân gửi các Hiền giả trẻ,

Bỗng dưng tôi thấy cần ca ngợi điều này nơi tuổi trẻ:

Thứ nhất là: Thực hiện cuộc cách mạng vĩ đại và thường xuyên trong đầu óc.

Phải cố gắng lật nhào tất cả những thứ gì mà người khác muốn mình phải lưu giữ trong đầu như là "Chân Lý Sống". Mỗi người cũng đừng tự nguyện nhồi nhét vào đầu óc mình những thứ gọi là giá trị chân lý. Hãy tôn trọng giá trị của tình trạng đầu óc tự do gần như tuyệt đối để sáng tạo cuộc sống.

Điều Cần Học



Này Quý Hiền giả,

Hàng ngàn năm nay các tôn giáo, các nhà khoa học, các bậc hiền triết đều có nhiều ý tưởng về sự tồn tại của con người và những mong hướng dẫn con người tồn tại theo các ý tưởng thế này hay thế kia. Tuy nhiên con người vẫn tồn tại theo tính tự nhiên của họ. Sau đây là những gì mà quý vị cần biết trong đời mình: