"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

Tham khảo: TTVMPT 01- Bình minh Lịch sử (The Dawn of History)


Tổ tiên của chúng ta là những người săn bắn và du mục. Luôn cảm thấy sợ hãi và lo lắng về một thế giới mà họ không hiểu. Họ bỏ nhiều công sức vào việc tụng niệm, tế lễ, vào những đền thờ và hầm mộ. Và cùng với tôn giáo, thánh thần và thượng đế thì phù thủy và thầy tu xuất hiện. Theo đó một xã hội phức tạp hơn ra đời.  




Ông Eugen Weber, giảng viên môn lịch sử đại học California, bang Los Angeles sẽ bắt đầu cuộc hành trình của riêng mình xuyên suốt lịch sử của nền văn minh phương Tây. Ông nói rằng ông dùng từ “riêng mình” vì quan điểm của mỗi người về lịch sử chưa chắc đã giống nhau. Quý vị có thể thấy điều đó nhiều lần khi xem 52 tập phim sắp tới. 

Nếu như bạn đang thắc mắc rằng làm thế nào chúng ta có thể “nhồi nhét” hàng nghìn năm lịch sử trong vỏn vẹn có 52 tập phim mà mỗi tập chỉ kéo dài nửa giờ thì hãy nhớ một điều rằng: người Mỹ làm gì cũng nhanh. Chẳng hạn như phần lịch sử thế giới chỉ kéo dài 4 phút. Mục đích là để dẫn dắt bạn vào câu chuyện. Nó là đoạn trích từ bộ phim có tên: “tại sao con người kiến tạo” của nhà đạo diễn sáng tạo Saul Bass:

-         Tiếng nói chuyện
-         Cuộc chiến với thú..
-         Cái đòn bẩy
-         Harry, cậu có biết là cậu đã phát minh ra bánh xe không?
-         Tôi biết mà
-         Tiếng đồng ca
-         Đồ đồng
-         Đồ sắt
-         Mọi thứ trở nên rắc rối
-         Cho tới khi Ơ-clit xuất hiện và đặt ra trật tự
-         Một cuộc sống tốt đẹp nghĩa là gì?
-         Làm thế nào để có một cuộc sống tốt đẹp?
-         Ai sẽ là người thống trị?
-         Ông vua hiền triết.
-         Những nhà quý tộc.
-         Nhân dân
-         Ý anh là tất cả mọi người?
-         Bản chất của sự tốt đẹp là gì?
-         Bản chất của công lý là gì?
-         Hạnh phúc là gì?
-         Mọi người: Hoan hô, Caesar!
-         Bộ luật của người La Mã đang được thảo luận
-         Tiếng thì thầm
-         Ngợi ca thánh A-La
-         Tôi đã phát minh ra số 0.
-         Cái gì?
-         Không có gì? Không có gì?
-         Trái đất có hình gì?
-         Nó dẹt à?
-         Chuyện gì xảy ra nếu tôi đứng bên mép Trái Đất?
-         Tôi sẽ rơi ra ngoài à?
-         Trái Đất có chuyển động không ?
-         Không bao giờ ?
-         Trái đất có chuyển động
-         Trái đất hình tròn
-         Máu chảy thành chu kỳ
-         Có những thế giới nhỏ hơn và lớn hơn thế giới của chúng ta.
-         Này, anh đang làm gì thế ?
-         Tôi đang sơn trần nhà
-         Tôi đang sơn sàn nhà.
-         Xe lửa
-         Máy chạy..
-         Darwin nói rằng con người là một loài động vật
-         Thật vớ vẩn, con người không phải là động vật
-         Là động vật!
-         Không phải!
-         Âm hiệu Morse
-         Tiếng gào thét
-         Ừm ừm...
-         Chúng ta bắt đầu từ vạch xuất phát nhé ?
-         Tôi là một con rệp, một con vi trùng, một con sâu...
-         Louis Pasteur.
-         Tôi không phải là con rệp, con vi trùng.
-         Cái này có hoạt động không nhỉ ?
-         Thử xem
-         Nổ
-         Thử xem
-         Tốt chứ?
-         Nó chạy tốt!
-         Loài người được tạo ra...
-         Cuộc sống, tự do...
-         Những công nhân của thế giới...
-         Chính phủ của dân...
-         ...an toàn cho một nền dân chủ.
-         Một cuộc chiến để kết thúc tất cả chiến tranh…
-         Liên hiệp các quốc gia…
-         Tôi thấy 1/3 dân tộc không nhà cửa, không cơm ăn áo mặc…
-         Một thế giới…
-         Tiếng ho dữ dội
-         Cứu tôi với!!!

Bây giờ anh đã biết đích đến của chúng ta. Mặc dù tôi rất muốn nghĩ nơi đó không nghiệt ngã như thế này. Nhưng chúng ta bắt đầu từ đâu nhỉ? Có lẽ câu hỏi đầu tiên nên là phạm vi của loạt phim này kéo dài tới đâu? Và cách tốt nhất để trả lời là quay lại những xứ sở xưa, trở lại nơi tổ tiên ta đã từng sinh sống để thấy được nơi bắt đầu những câu chuyện, và những kỷ niệm, những thói quen, cách họ sống, điều đã hình thành nên chúng ta ngày nay. Đó là điều mà lịch sử muốn hướng tới: “Chúng ta đến từ đâu?”. Điều gì ẩn sau cách chúng ta sống, hành động và suy nghĩ? Thể chế, tôn giáo và cuộc sống của chúng ta hình thành như thế nào? Đó là những gì mà ông Eugen Weber muốn giải đáp trong loạt phim này.

“Tìm về nguồn cội”

Tôi biết rằng không phải tất cả chúng ta đều đến từ phần bán đảo nhỏ của châu Á mà chúng ta gọi là châu Âu. Nhưng ngôn ngữ, văn hóa và nến chính trị của xã hội mà chúng ta đang sống lại bắt nguồn từ đó. Vì vậy, đây là một hành trình quan trọng để chúng ta khởi đầu càng sớm càng tốt.

Để thực hiện mục đích này, hãy quay lại 60 triệu năm trước. Khi kỉ nguyên của những loài bò sát lớn sắp kết thúc. Vào thời điểm đó loài khủng long thống trị thế giới. Những loài động vật có vú luôn co mình sợ hãi. Chúng không bao giờ có thể thách thức vị thế chúa tể của loài khủng long. Rồi sau đó, Ầm…Một ngôi sao chổi đâm vào Trái Đất. Loài khủng long biến mất. Các loài động vật có vú có cơ hội phát triển. Trong số đó có những loài động vật linh trưởng. Chúng có xu hướng treo mình, đung đưa trên cây. Hơn 5 triệu năm trước, thế hệ con cháu của những loài động vật đó đã tạo ra những dấu chân. Khi đứng thẳng bằng chân sau của mình. Tuy nhiên điều này không có nghĩa chúng có thể đi bằng hai chân sau. Nhưng chúng càng ít ở trên cây bao nhiêu thì các chi trước càng được sử dụng nhiều hơn để cầm nắm. Và chúng càng ít treo mình trên cây bao nhiêu thì ngón tay cái của chúng càng phát triển dài ra. Cho đến khi nó ở vị trí đối diện với các ngón khác tạo thành một cơ cấu thuận tiện cho việc cầm nắm và các thao tác khác.

Vào khoảng 2 triệu năm trước, bàn tay đó lại hóa ra là một thứ kì diệu: Một tạo tác, một công cụ - thứ đã làm thay đổi chính họ. Và đó là khi chúng ta không còn nhắc tới từ “vượn” nữa mà là một cái gì đó có thể được thừa nhận là “con người” với một bộ óc lớn hơn và đi kèm theo đó là những công cụ được chế tác từ đá. Cũng giống như tất cả các loài động vật linh trưởng, những sinh vật này có hình dạng gần giống con người. Được chúng ta xếp vào “họ người”. Không có vuốt sắc như hổ, cũng không có nanh nhọn như sói, nhưng chúng thấy rằng để nắm cầm một thứ gì đó thì dùng tay sẽ tốt hơn hẳn dùng miệng. Chẳng hạn như với đôi bàn tay, chúng có thể lấy được nhân của trái cây. Chúng có thể đặt trái cây đó lên một viên đá, rồi dùng một viên đá khác để đập vỡ nó. Một viên đá cũng có thể dùng để đập vỡ hoặc làm nứt một viên đá khác. Và chỉ có Chúa mới biết đã có bao nhiêu viên đá được vô tình đập vào nhau và bị đẽo dẹt đi. Cho tới khi một trong những sinh vật họ người tình cờ nhìn thấy điều đấy và nhận ra rằng anh ta có thể làm được một cách có chủ ý. Kể từ đó trở đi, những viên đá nguyên sơ đã giải phóng hàm răng của họ khỏi nhiều việc.

Khoảng 2 triệu năm sau đó, con người vốn là loài ăn thực vật chuyển thành động vật ăn thịt. và hàm răng vốn chắc khỏe nhờ việc nhai vỏ cây, cỏ, gốc củ - nay trở nên sắc nhọn. Bộ hàm lực lưỡng chèn ép bộ não suy biến dần. Bộ não từng bị ép vào trong hộp sọ nhỏ hẹp thì nay bắt đầu phát triển. Và thật kỳ diệu khi loài động vật biết tư duy. Bắt đầu là quá trình phát triển não bộ và tiêu biến hàm răng.

Mãi cho tới khoảng năm 7000, trước CN thì con người thời đồ đá mới biết tạo ra lửa bằng cách cọ xát hai vật vào nhau hoặc đánh vào đá lửa. Lửa và tư duy cho phép con người mở rộng nơi cư trú đến những vùng đất mới xa xôi hơn. Vào thời ký mà thậm chí ở ngay những dòng sông băng chảy tới tận vùng nhiệt đới  thì tổ tiên chúng ta buộc phải động não hoặc là chịu chết – Họ đã chọn cách động não. Và nhanh chóng họ nhận ra rằng suy nghĩ không thể ngăn được cái chết. Và đây, lần đầu tiên trong lịch sử. Một sinh vật đã tạo ra một bước tiến lớn lao: Cho phép nó hình dung ra kết cục của chính nó khi chứng kiến kết cục của sinh vật giống mình để hình dung ra cái chết của bản thân từ cái chết của một ai đó tương tự như mình, để cảm thấy mình bé nhỏ, cảm thấy bối rối, hoang mang, sợ sệt trước cái chết. Và để xoay xở với những cái xác, để chịu đựng sự bí ẩn và nỗi sợ hãi mà chúng tạo ra thì con người đã tạo dựng những lễ nghi, truyện thần thoại, tôn giáo mà trong đó con người đã phải tốn rất nhiều sức lực để qua hàng thiên niên kỷ nay, hầu hết một số vật phẩm dư thừa ít ỏi mà con người trồng và tạo ra được thì đều phải đưa vào các đền thờ, lăng mộ như Stonehenge.

Khoảng 1000 năm trước đây, có một thứ mà chúng ta khả dĩ gọi là ngôn ngữ. Một thứ gì đó giống như thế đã phát triển. Một công cụ mới cho phép con người giao tiếp với nhau một cách có ý nghĩa hơn. Và khi bước sang thời kỳ đồ đá mới – giai đoạn mà Stonehenge được xây dựng thì họ đã phát minh ra những phương pháp nguyên thủy nhưng mang tính cách mạng để lưu trữ thông tin bên ngoài khối óc của mình. Bằng cách chạm, khắc, vẽ.  Điều đó có nghĩa giờ đây con người có thể truyền tải thông tin không chỉ bằng lời nói mà còn bằng kí hiệu, chẳng hạn như chữ viết.

Tóm lại, con người nguyên thủy là những người săn bắn, hái lượm và du cư. Họ tập trung thành những thị tộc và di chuyển qua các khu rừng, các thảo nguyên lần theo dấu vết của những loài động vật – thức ăn của học. Hầu hết các bức vẽ chúng ta phát hiện trong các hang động hiển nhiên là các tác phẩm của các nghệ sĩ – thành viên của một tập thể săn bắn.

Khoảng 10 – 12.000 năm trước đây, một số người đã định cư và tiến hành cuộc cách mạng nông nghiệp. Cũng giống như việc phát minh ra lửa, nguồn gốc của cuộc Cách mạng này cũng không rõ ràng. Chỉ biết rằng khi con người biết cách làm cho đất đai sinh ra trái ngọt, biết thuần hóa thú rừng, biết tích lũy những thành quả của sản vật thì khi đó nhận thức của họ về sở hữu cũng phát triển. Và như thế, một xã hội có giai cấp được hình thành với sự xuất hiện của những ngôi làng, của giếng nước, thành quách, nô lệ. Và những gia đình đông con là sự đảm bảo cho nguồn lao động và sự trường tồn của xã hội. Chúng ta nói thì có vẻ dễ dàng nhưng cũng phải hiểu là con người đã phải mất bao lâu để đạt được điều này. Stonehenge được xây dựng khoảng 3.800 năm trước. Công cụ bằng đá xuất hiện trước đây khoảng 2,5 triệu năm. Những sinh vật đứng thẳng đầu tiên có kích thước giống con người xuất hiện cách đây 1.6 triệu năm. Và sau đó 100.000 năm, những viên đá được đẽo gọt đầu tiên mới xuất hiện. Lễ mai táng đầu tiên được tổ chức 70.000 năm trước. Và khoảng 10 ngàn năm trước Công nguyên, bắt đầu thời kỳ đồ đá mới, thời Neolithic- điểm xuất phát của chuyến hành trình của chúng ta. Gia đình và xã hội dưới thời kỳ đồ đá mới phụ thuộc vào khả năng sinh sản và an ninh. Nhưng cả hai khả năng này đều rất mong manh. Ở thời ký này, nền nông nghiệp luôn phải chịu đựng những cuộc chiến tranh, những cuộc tấn công và phản công không có hồi kết để cướp bóc lương thực, gia súc của các bộ tộc láng giềng. Vì vậy, con người luôn sống trong nỗi sợ hãi, sợ nạn cướp bóc, chiến tranh, sợ những quyền năng ma quỷ và sợ thiên nhiên ….Và những lễ nghi nhằm bảo vệ họ khỏi những nguy hiểm, bảo đảm cho công việc săn bắn, trồng trọt và thắng lợi trong các cuộc chiến. Những lễ nghi này là rất cần thiết. Và vì vậy người ta đã phát triển những kĩ thuật thần bí ngày càng phức tạp – hầu hết liên quan đến sự hiến tế của con người. Họ gây dựng vật chất và hạnh phúc trên đống xương người. Rất ít tín ngưỡng không có hiến tế. Chính những tác động đáng sợ về mặt tinh thần của việc hiến tế con người đã củng cố quyền năng của tín ngưỡng tôn giáo trong việc định hình trí tưởng tượng của con người. Khi tôn giáo phát triển tới tiến bộ nhất định thì con người đã được thay thế bằng động vật. Nhưng dạng cừu tế giảm nhẹ này dường như vô dụng vào thời kỳ đồ đá mới. Có một nghịch lý rằng mục đích của mọi việc cúng tế là để giúp củng cố sức mạnh của sự sống mà biểu tượng là những nữ thần đất (vệ nữ). Những nông dân thời ký đồ đá tôn thờ sức mạnh của thiên nhiên – thế lực luôn sinh sôi, chết đi rồi lại tái sinh.

Và trong cuộc đấu tranh để sống sót, chúng ta thấy nguồn gốc của tín ngưỡng, tôn giáo, vương quyền, các thể chế chính trị và những khuôn mẫu xã hội cơ bản khác. Chúng ta không biết điều này xảy ra như thế nào, nhưng có lẽ đã có lần con người nhận ra mối quan hệ giữa tình dục và việc sinh đẻ. Họ đã đặt ra những lễ nghi dựa trên cơ sở của hành vi tình dục, những lễ nghi mà họ hy vọng rằng sẽ mang lại cho họ sức mạnh sinh sôi của thiên nhiên. Trong rất nhiều nghi lễ thời tiền sử, đàn ông tượng trưng cho những hạt giống, vì vậy họ giữ vai trò lãnh đạo. Người Anh cổ gọi họ là Vua Hạt Giống. Ông ta sẽ bị giết và mai táng (thực chất là được gieo hạt) và ông ta sẽ bị thay thế bởi một người kế tục trẻ trung, cường tráng. Và những người chịu nạn dưới nghi thức này được coi như hiện thân của sức mạnh thiên nhiên, được xem như là thánh nam và thánh nữ hoặc cái gì đó tương tự như vậy. Nhưng cuối cùng thì người ta nhận ra rằng họ có thể có được hiệu quả thần bí tương tự qua một vài thủ tục, qua chủ nghĩa tượng trưng. Và khi người ta làm như thế thì Vua Hạt Giống trở thành nhựng vị vua thực sự. Sự chuyển tiếp này càng diễn ra nhanh chóng nếu ông ta là người chỉ huy thị tộc trong các cuộc chiến tranh. Chúng ta không chắc mọi việc có diễn ra đúng như thế không nhưng chúng ta biết rằng những vị vua thực sự của Ai Cập và Mesopotamia đã đảm nhận rất nhiều trách nhiệm mà theo tác giả là Vua Hạt Giống trong tín ngưỡng phồn thực.

Chúng ta có thể cho rằng trong xã hội nguyên thủy, phụ nữ được tôn thờ như những người tạo ra sự sống. Nhưng trong khi khả năng sinh sản của phụ nữ được thừa nhận trong các truyền thuyết và tín ngưỡng thì vị trí của họ trong xã hội nông nghiệp lại ít được tự do và ít được coi trọng hơn so với trong xã hội săn bắn. Và có lẽ do việc phát minh ra một công cụ mới – cái cày trâu đã càng làm sự chênh lệch đó gia tăng. Việc cày đòi hỏi nhiều sức lực nên chủ yếu nó được giao cho nam giới. Phụ nữ phải làm hầu như mọi việc còn lại – các công việc vất vả và không tên. Đàn ông thì mải miết tấn công hoặc phòng ngự trước kẻ thù. Nghề nông và thuật tề gia, tôn giáo và chiến tranh từ đó trở thành những chủ điểm chính trong lịch sử phát triển của con người. Nông nghiệp với thuật tề gia nhằm tạo đủ vật chất để tồn tại và dôi ra một chút. Còn tôn giáo và chiến tranh để gom và tiêu dùng số vật chất đó. Và một lần nữa diễn biến thật sự rất mơ hồ nhưng qua những tàn tích để lại, chúng ta biết rằng xã hội và tôn giáo nguyên thủy rất trọng người già và chúng ta cũng biết những tôn giáo này đều có thầy tu. Nếu như ma thuật cần thiết cho một mùa màng tươi tốt và gia súc khỏe mạnh, nếu như sinh sản, trị bệnh, sự an toàn trước những biến cố được cho là có ích với cả cộng đồng thì cả cộng đồng sau đó sẽ tự nguyện đóng góp, dâng tế cho những người chịu trách nhiệm làm việc đó. Thế là phù thủy và thầy tu trở thành giai cấp đầu tiên xuất hiện, không trực tiếp sản xuất ra lương thực. Cùng lúc đó, một số giai cấp khác cũng xuất hiện, bao gồm: Thợ gốm, thợ mỏ và thợ thủ công – những người làm việc với đồng và kim loại khác. 
Tất cả những điều trên cho thấy hai điều: Thứ nhất: đó là nền kinh tế có dư thừa vật chất, sản phẩm. Thứ hai: Xã hội đang dần trở nên phức tạp.

Người ta không tự cung, tự cấp nữa mà chuyển sang buôn bán. Chuyên môn hóa ngày càng cao, giá trị dôi dư ngày một nhiều. Xuất hiện thị trường, nơi các sản phẩm dôi dư được trao đổi. Và cuối cùng có hẳn những khu dân cư lớn không trực tiếp làm nông nghiệp mà chúng ta gọi là thành phố, thị trấn. Sự phân hóa về kinh tế kéo theo sự phân hóa về mặt xã hội. Xã hội sau đó được phân chia thành các tầng lớp: quí tộc giàu có, người tự do, người lệ thuộc và nô lệ. Người giàu sở hữu phần lớn ruộng đất trở thành địa chủ, thống trị các tầng lớp khác. Trong cộng đồng địa chủ cũng có sự đấu tranh. Bởi vì đã là con người, họ luôn muốn thống trị, bóc lột lẫn nhau. Sau đó, cũng như bây giờ, sự tham lam, thù hằn dường như lũng đoạn – cái mà chúng ta khả dĩ có thể gọi là đời sống chính trị. Vì vậy con người tự nguyện hoặc buộc phải gia nhập thế lực mạnh nhất. Và một chế độ sở hữu đất đai đã phát triển, tồn tại hàng ngàn năm. Nó có vẻ giống như chế độ phong kiến thời trung cổ. Khi mà một người sử dụng ruộng đất của người khác, đổi lại anh ta phải trả tiền hoặc công lao động…Tiến trình này nhìn chung khá phổ biến. Chúng ta có thể thấy nó ở Ấn Độ, Trung Quốc và Cận Đông. Và mãi sau đó mới xuất hiện ở châu Âu dười hình thức tương tự. Nhưng hiện tượng này biểu hiện rõ nhất và sớm nhất ở những nơi mật độ dân cư đông nhất, nơi các cuộc đấu tranh vì ruộng đất diễn ra gay gắt nhất, nơi các tổ chức sản xuất và phòng vệ là quan trọng nhất. Những điều kiện như trên có thể tìm thấy ở nơi mà ngày nay chúng ta gọi là vùng Trăng Lưỡi Liềm Màu Mỡ - thuộc một phần nhỏ của châu Á và châu Phi, trải dài từ Lưỡng Hà và Syria ở phía Đông đến Ai Cập ở phía Tây.   

DDT phiên tả và chuyển thể  - 12.2010