[17a] Je ne sais, Athéniens, quelle impression mes accusateurs ont faite sur vous. Pour moi, en les entendant, peu s'en est fallu que je ne me méconnusse moi-même, tant ils ont parlé d'une manière persuasive; et cependant, à parler franchement, ils n'ont pas dit un mot qui soit véritable.
Mais, parmi tous les mensonges qu'ils ont débités, ce qui m'a le plus surpris, c'est lorsqu'ils vous ont recommandé de vous bien
[17b] tenir en garde contre mon éloquence ; car, de n'avoir pas craint la honte du démenti que je vais leur donner tout à l’heure, en faisant voir que je ne suis point du tout éloquent , voilà ce qui m'a paru le comble de l'impudence, à moins qu'ils n'appellent éloquent celui qui dit la vérité. Si c'est là ce qu'ils veulent dire, j'avoue alors que je suis un habile orateur, mais non pas à leur manière; car, encore une fois, ils n'ont pas dit un mot qui soit véritable; et de ma bouche vous entendrez la vérité toute entière, non pas, il est vrai, Athéniens, dans les discours étudiés, comme ceux le mes adversaires, et brillants de [17c] tous les artifices du langage, mais au contraire dans les termes qui se présenteront à moi les premiers; en effet, j'ai la confiance que je ne dirai rien qui ne soit juste. Ainsi que personne n'attende de moi autre chose. Vous sentez bien qu'il ne me siérait guère, à mon âge, de paraître devant vous comme un jeune homme qui s'exerce à bien parler. C'est pourquoi la seule grâce que je vous demande, c'est que, si vous m'entendez employer pour ma défense le même langage dont j'ai coutume de me servir dans la place publique, aux comptoirs des banquiers, où vous m'avez souvent entendu, ou partout ailleurs, vous n'en soyez pas surpris, et ne vous emportiez pas contre moi; car c'est aujourd'hui la première fois de ma vie que je parais devant un tribunal, [17d] à l'âge de plus de soixante-dix ans; véritablement donc je suis étranger au langage qu'on parle ici. Eh bien! de même que, si j'étais réellement un étranger, vous me laisseriez parler dans [18a] la langue et à la manière de mon pays, je vous conjure, et, je ne crois pas vous faire une demande injuste, de me laisser maître de la forme de mon discours, bonne ou mauvaise et de considérer seulement; mais avec attention, si ce que je dis est juste ou non : c'est en cela que consiste toute la vertu du juge ; celle de l'orateur est de dire la vérité.
D'abord, Athéniens, il faut que je réfute les premières accusations dont j'ai été l'objet, et mes premiers, accusateurs; ensuite les accusateurs, récentes et les accusateurs qui viennent de [18b] s'élever contre moi. Car, Athéniens, j'ai beaucoup d'accusateurs auprès de vous, et depuis bien des années, qui n'avancent rien qui ne soit faux, et que pourtant je crains plus qu'Anytus et ceux, qui se joignent à lui, bien que ceux-ci soient très redoutables; mais les autres le sont encore beaucoup plus. Ce sont eux, Athéniens, qui, s’emparant de la plupart d'entre vous dès votre enfance, vous ont répété, et vous ont fait accroire qu’il y a un certain Socrate, homme savant, qui s'occupe de ce qui se passe dans le ciel et sous la terre, et qui d’une mauvaise cause en sait faire une bonne.
[18c] Ceux qui répandent ces bruits, voilà mes vrais accusateurs; car, en les entendant, on se persuade que les hommes, livrés à de pareilles recherches, ne croient pas qu'il y ait des Dieux. D'ailleurs, ces accusateurs sont en fort grand nombre, et il y a déjà longtemps qu'ils travaillent à ce complot et puis, ils vous ont prévenus de cette opinion dans l'âge de la crédulité; car alors vous étiez enfants pour la plupart, ou dans la première jeunesse : ils m'accusaient donc auprès de vous tout à leur aise, plaidant contre un homme qui ne se défend pas; et ce qu'il y a de plus bizarre, c'est qu'il ne m'est pas permis de connaître, ni de nommer [18d] mes accusateurs, à l'exception d'un certain faiseur de comédies. Tous ceux qui, par envie et pour me décrier, vous ont persuadé ces faussetés, et ceux qui, persuadés eux-mêmes, ont persuadé les autres, échappent à toute poursuite, et je ne puis ni les appeler devant vous, ni les réfuter; de sorte que je me vois réduit à combattre des fantômes, et à me défendre sans que personne m'attaque. Ainsi mettez-vous dans l'esprit que j'ai affaire à deux sortes d'accusateurs, comme je viens de le dire; les uns qui m'ont accusé depuis longtemps, les autres qui m'ont cité en dernier lieu; et croyez, je vous prie, [18e] qu'il est nécessaire que je commence par répondre aux premiers; car ce sont eux que vous avez d'abord écoutés, et ils ont fait plus d'impression sur vous que les autres.
Eh bien donc, Athéniens, il faut se défendre, [19a] et tâcher d'arracher de vos esprits une calomnie qui y est déjà depuis longtemps, et cela en aussi peu d'instants. Je souhaite y réussir, s'il en peut résulter quelque bien pour vous et pour moi; je souhaite que cette défense me serve; mais je regarde la chose comme très difficile, et je ne m'abuse point à cet égard. Cependant qu'il arrive tout ce qu'il plaira aux dieux, il faut obéir à la loi, et se défendre.
Reprenons donc dans son principe l'accusation [19b] sur laquelle s'appuient mes calomniateurs, et qui a donné à Mélitus la confiance de me traduire devant le tribunal. Voyons; que disent mes calomniateurs? Car il faut mettre leur accusation dans les formes, et la lire comme si, elle était écrite, et le serment prêté : Socrate est un homme dangereux, qui, par une curiosité criminelle, veut pénétrer ce qui se passe dans le ciel et sous la terre, fait une bonne cause d'une mauvaise, [19c] et enseigne aux autres ces secrets pernicieux. Voilà l'accusation; C'est ce que vous avez vu dans la comédie d'Aristophane, où l’on représente un certain Socrate, qui dit qu'il se promène dans les airs, et autres semblables extravagances sur des choses où je n'entends absolument rien; et je ne dis pas cela pour déprécier ce genre de connaissances, s'il y a quelqu'un qui y soit habile (et que Mélitus n'aille pas me faire ici de nouvelles affaires); mais c'est qu'en effet; je ne me suis jamais mêlé de ces matières, et je puis en prendre à témoin la plupart d'entre vous. Je vous conjure donc tous tans que vous êtes avec qui j'ai conversé, et il y en a ici un fort grand nombre, je vous conjure de déclarer si, vous m'avez jamais entendu parler de ces sortes de sciences, ni de près ni de loin; Par-là, vous jugerez des autres parties de l'accusation, où il n'y a pas un mot de vrai. Et si l'on vous dit que je me mêle d'enseigner, et que j'exige un salaire, c'est encore une fausseté. Ce n'est pas que je ne trouve fort beau de pouvoir instruire les hommes, comme font Gorgias de Léontium, Prodicus de Coos ; et Hippias d'Élis. Ces illustres personnages parcourent toute la Grèce, attirant les jeunes gens qui pourraient, sans aucune dépense, s'attacher [20a] à tel de leurs concitoyens qu'il leur plairait de choisir; ils savent leur persuader de laisser là leurs concitoyens, et de venir à eux : ceux-ci les paient bien, et leur ont encore beaucoup d'obligation. J'ai ouï dire aussi qu'il était arrivé ici un homme de Paros, qui est fort habile; car m'étant trouvé l'autre jour chez un homme qui dépense plus en sophistes que tous nos autres, citoyens ensemble, Callias, fils d'Hipponicus; je m'avisai de lui dire, en parlant de ses deux fils : Callias, si, pour enfants, tu avais deux jeunes chevaux ou [20b] deux jeunes taureaux, ne chercherions-nous pas à les mettre entre les mains d'un habile homme, que nous paierions bien, afin qu'il les rendît aussi beaux et aussi bons qu'ils peuvent être, et qu'il leur donnât toutes les perfections de leur nature ? Et cet homme, ce serait probablement un cavalier ou un laboureur. Mais, puisque pour enfants tu as des hommes, à qui as-tu résolu de les confier ? Quel maître avons-nous en ce genre, pour les vertus de l'homme et du citoyen ? Je m'imagine qu'ayant des enfants; tu as dû penser à cela ? As-tu quelqu'un ? lui dis-je. Sans doute, me répondit-il. Et qui donc? repris-je; D’où est-il? Combien prend-il? C'est Évène, Socrate, me répondit Callias; il est de Paros, et prend cinq mines. Alors je félicitai Évène, s'il était vrai qu'il eût ce talent, et qu'il l'enseignât à si bon marché. Pour moi, j'avoue [20c] que je serais bien fier et bien glorieux, si j'avais cette habileté; mais malheureusement je ne l'ai point, Athéniens. Et ici quelqu'un de vous me dira sans doute : Mais, Socrate, que fais-tu donc ? Et d'où viennent ces calomnies que l'on a répandues contre toi? Car si tu ne faisais rien de plus ou autrement que les autres, on n'aurait jamais tant parlé de toi. Dis-nous donc ce que c'est, afin que nous ne portions pas un jugement téméraire.
[20d] Rien de plus juste assurément qu'un pareil langage; et je vais tâcher de vous expliquer ce qui m'a fait tant de réputation et tant d'ennemis. Écoutez-moi ; quelques-uns de vous croiront peut-être que je ne parle pas sérieusement; mais soyez bien persuadés que je ne vous dirai que la vérité. En effet, Athéniens, la réputation que j'ai acquise vient d'une certaine sagesse qui est en moi. Quelle est cette sagesse ? C'est peut-être une sagesse purement humaine; et je cours grand risque de n'être sage que de celle-là, tandis que les hommes dont je viens de vous parler [20e] sont sages d'une sagesse bien plus qu'humaine. Je n'ai rien à vous dire de cette sagesse supérieure, car je ne l'ai point; et qui le prétend en impose et veut me calomnier. Mais je vous conjure, Athéniens, de ne pas vous émouvoir, si ce que je vais vous dire vous paraît d'une arrogance extrême; car je ne vous dirai rien qui vienne de moi, et je ferai parler devant vous une autorité digne de votre confiance; je vous donnerai de ma sagesse un témoin qui vous dira si elle est, et quelle elle est; et ce témoin c'est le dieu de Delphes. Vous connaissez tous [21a] Chérephon, c'était mon ami d'enfance; il l'était aussi de la plupart d'entre vous; il fut exilé avec vous, et revint avec vous. Vous savez donc quel homme c'était que Chérephon , et quelle ardeur il mettait dans tout ce qu'il entreprenait. Un jour, étant allé à Delphes, il eut la hardiesse de demander à l'oracle (et je vous prie encore une fois de ne pas vous émouvoir de ce que je vais dire ); il lui demanda s'il y avait au monde un homme plus sage que moi : la Pythie lui répondit qu'il n'y en avait aucun. A défaut de Chérephon, qui est mort, son frère, qui est ici, [21b] pourra vous le certifier. Considérez bien, Athéniens, pourquoi je vous dis toutes ces choses, c'est uniquement pour vous faire voir d'où viennent les bruits qu'on a fait courir contre moi. Quand je sus la réponse de l'oracle, je me dis en moi-même : que veut dire le dieu ? Quel sens cachent ses paroles ? Car je sais bien qu'il n'y a en moi aucune sagesse, ni petite ni grande; Que veut-il donc dire, en me déclarant le plus sage des hommes ? Car enfin il ne ment point; un dieu ne saurait mentir. Je fus longtemps dans une extrême perplexité sur le sens de l'oracle, jusqu'à ce qu'enfin, après bien des incertitudes, je pris le parti que vous allez entendre pour [21c] connaître l'intention du dieu. J'allai chez un de nos concitoyens, qui passe pour un des plus sages de la ville; et j'espérais que là, mieux qu'ailleurs, je pourrais confondre l'oracle, et lui dire : Tu as déclaré que je suis le plus sage des hommes, et celui-ci est plus sage que moi. Examinant donc cet homme, dont je n'ai que faire de vous dire le nom, il suffit que c'était un de nos plus grands politiques, et m'entretenant avec lui, je trouvai qu'il passait pour sage aux yeux de tout le monde, surtout aux siens, et qu'il ne l'était point. Après cette découverte, je m'efforçai de lui faire voir qu'il n'était nullement ce qu'il croyait être ; et voilà déjà ce qui me rendit odieux [21d] à cet homme et à tous ses amis, qui assistaient à notre conversation. Quand je l'eus quitté, je raisonnai ainsi en moi-même : Je suis plus sage que cet homme. Il peut bien se faire que ni lui ni moi ne sachions rien de fort merveilleux; mais il y a cette différence que lui , il croit savoir, quoiqu'il ne sache rien; et que moi, si je me sais rien, je ne crois pas non plus savoir. Il me semble donc qu'en cela du moins je suis un peu plus sage, que je ne crois pas savoir [21e] ce que je ne sais point. De là, j'allai chez un autre, qui passait encore pour plus sage que le premier; je trouvai la même chose, et je-me fis là de nouveaux ennemis. Cependant je ne me rebutai point; je sentais bien quelles haines j'assemblais sur moi; j'en étais affligé, effrayé même: Malgré cela, je crus que je devais préférer à toutes choses la voix du dieu, et, pour en trouver le véritable sens, aller de porte en porte chez tous ceux [22a] qui avaient le plus de réputation; et je vous jure, Athéniens, car il faut vous dire la vérité, que voici le résultat que me laissèrent mes recherches: Ceux qu'on vantait le plus me satisfirent le moins, et ceux dont on n'avait aucune opinion, je les trouvai beaucoup plus près de la sagesse. Mais il faut achever de vous raconter mes courses et les travaux que j'entrepris. Pour m'assurer de la vérité de l'oracle. Après les politiques, je m'adressai [22b] aux poètes tant à ceux qui font des tragédies, qu'aux poètes dithyrambiques et autres, ne doutant point que je ne prisse là sur le fait mon ignorance et leur supériorité. Prenant ceux de leurs ouvrages qui me paraissaient travaillés avec le plus de soin, je leur demandai ce qu'ils avaient voulu dire, désirant m'instruire dans leur entretien. J'ai honte, Athéniens, de vous dire la vérité; mais il faut pourtant vous la dire. De tous ceux qui étaient là présents, il n'y en avait presque pas un qui ne fut capable de rendre compte de ces poèmes mieux que ceux qui les avaient faits. Je reconnus donc bientôt que ce n'est pas la raison qui, dirige le poète, mais une sorte d'inspiration naturelle, [22c] un enthousiasme semblable à celui qui transporte le prophète et le devin, qui disent tous de fort belles choses, mais sans rien comprendre, à ce qu'ils disent. Les poètes me parurent dans Je même cas, et je m'aperçus en même temps qu'à cause de leur talent pour la poésie, ils se croyaient sur tout le reste les plus sages des hommes; ce qu'ils n'étaient en aucune manière. Je les quittai donc, persuadé que j'étais au-dessus d'eux, par le même endroit qui m'avait mis au-dessus des politiques.
[22d] Des poètes, je passai aux artistes. J'avais la conscience de n'entendre rien aux arts, et j'étais bien persuadé que les artistes possédaient mille secrets admirables, en quoi je ne me trompais point. Ils savaient bien des choses que j'ignorais ; et en cela ils étaient beaucoup plus habiles que moi.. Mais, Athéniens, les plus habiles me parurent tomber dans les mêmes défauts que les poètes; il n'y en avait pas un qui, parce qu'il excellait, dans son art, ne crut très-bien savoir les choses les plus importantes, et cette folle présomption [22e] gâtait leur habileté; de sorte que, me mettant à la place de l'oracle, et me demandant à moi-même lequel j'aimerais mieux ou d'être tel que je suis, sans leur habileté et aussi sans leur ignorance; ou d'avoir leurs avantages avec leurs défauts; je me répondis à moi-même et à l'oracle : J'aime mieux être comme je suis. Ce sont ces recherchés, Athéniens, qui ont excité contre [23a] moi tant d'inimitiés dangereuses; de là toutes les calomnies répandues sur mon compte, et ma réputation de sage; car tous ceux qui m'entendent croient que je sais toutes les choses sur lesquelles je démasque l'ignorance des autres. Mais, Athéniens, la vérité est qu'Apollon seul est sage, et qu'il a voulu dire seulement, par son oracle, crue toute la sagesse humaine n'est pas grand'chose, ou même qu'elle n'est rien; et il est évident que l'oracle ne parle pas ici de moi, mais qu'il s'est servi de mon nom comme d'un [23b] exemple, et comme s'il eût dit à tous les hommes : Le plus sage d'entre vous, c'est celui qui, comme Socrate, reconnaît que sa sagesse n'est rien. Convaincu de cette vérité, pour m'en assurer encore davantage, et pour obéir au dieu, je continue ces recherches, et vais examinant tous ceux de nos concitoyens et des étrangers, en qui j'espère trouver la vraie sagesse; et quand je ne l'y trouve point, je sers d'interprète à l'oracle, en leur faisant voir qu'ils ne sont point sages. Cela m'occupe si fort, que je n'ai pas eu le temps d'être un peu utile à la république, ni à ma [23c] famille; et mon dévouement au service du dieu m'a mis dans une gêne extrême. D'ailleurs; beaucoup de jeunes gens, qui ont du loisir, et qui appartiennent à de riches familles, s'attachent à moi, et prennent un grand plaisir à voir de quelle manière j'éprouve les hommes; eux-mêmes ensuite tâchent de m'imiter, et se mettent à éprouver ceux qu'ils rencontrent; et je ne doute pas qu'ils ne trouvent une abondante moisson; car il ne manque pas de gens qui croient tout savoir, quoiqu'ils ne sachent rien, ou très-peu de chose. Tous ceux qu'ils convainquent ainsi d'ignorance s'en prennent à moi, et non pas à eux, et vont disant qu'il y a un certain Socrate, [23d] qui est une vraie peste pour les jeunes gens; et quand on leur demande ce que fait ce Socrate, ou ce qu'il enseigne, ils n'en savent rien; mais, pour ne pas demeurer court, ils mettent en avant ces accusations banales qu'on fait ordinairement aux philosophes, qu'il recherche ce qui se passe dans le ciel et sous la terre; qu'il ne croit point aux dieux, et qu'il rend bonnes les plus mauvaises causes; car ils n'osent dire ce qui en est, que Socrate les prend sur le fait, et montre qu'ils [23e] font semblant de savoir, quoiqu'ils ne sachent rien. Intrigants, actifs et nombreux, parlant de moi d'après un plan concerté et avec une éloquence fort capable de séduire, ils vous ont depuis longtemps rempli les oreilles des bruits les plus perfides, et poursuivent sans relâche leur système de calomnie. Aujourd'hui ils me détachent Mélitus, Anytus et Lycon.
[24a] Mélitus représente les poètes; Anytus, les politiques et les artistes; Lycon, les orateurs. C'est pourquoi, comme je le disais au commencement, je regarderais comme un miracle, si, en aussi peu de temps, je pouvais détruire une calomnie qui a déjà de vieilles racines dans vos esprits.
Vous avez entendu, Athéniens, la vérité toute pure; je ne vous cache et ne vous déguise rien, quoique je n'ignore pas que tout ce que je dis ne fait qu'envenimer la plaie ; et c'est cela même qui prouve que je dis la vérité, et que [24b] je ne me suis pas trompé sur la source de ces calomnies : et vous vous en convaincrez aisément, si vous voulez vous donner la peine d'approfondir cette affaire, ou maintenant ou plus tard.
Voilà contre mes premiers accusateurs une apologie suffisante; venons présentement aux derniers, et tâchons de répondre à Mélitus, cet homme de bien, si attaché à sa patrie, à ce qu'il assure. Reprenons cette dernière accusation comme nous avons fait la première; voici à peu près comme elle est concile : Socrate est coupable, en ce qu'il corrompt les jeunes gens, ne reconnait pas la religion de l'état, et met à [24c] la place des extravagances démoniaques ". Voilà l'accusation; examinons-en tous les chefs l'un après l'autre.
Il dit que je suis coupable, en ce que je corromps les jeunes gens. Et moi, Athénièns, je dis que c'est Mélitus qui est coupable, en ce qu'il se fait un jeu des choses sérieuses, et, de gai té de, cœur, appelle les gens en justice pour faire semblant de se soucier beaucoup de choses dont il ne s'est jamais mis en peine; et je m'en vais vous le prouver. | |
Thưa quý công dân Athènes [01], không biết những kẻ truy tố tôi đã gây ấn tượng gì trên quý vị; riêng đối với tôi, bài buộc tội của họ [02] quả đã có sức thuyết phục mạnh đến độ hầu như đôi lúc nó làm tôi quên bẵng mình là ai. Rằng hay thì thực là hay; tuy nhiên, họ chẳng phát biểu tới một lời trung thực. Song trong bao dối trá đã tuôn ra ở đây, điều làm tôi sửng sốt hơn cả là khi họ dặn quý đồng hương phải cảnh giác trước tài hùng biện của Socrate. Nói thế mà không sợ bị phủ nhận ngay tức khắc thì thật là liều lĩnh đến mức trơ tráo, bởi vì chỉ cần mở miệng ra tôi đã vô tình chứng minh trước cử tọa rằng Socrate này chẳng có chút nghề miệng luỡi mọn nào. Trừ phi đối với họ sự hùng biện có nghĩa là sức mạnh của sự thật. Nếu đúng như thế, tôi thú nhận có thể là nhà hùng biện, nhưng không phải theo kiểu của họ. Bởi vì, xin nhắc lại một lần nữa, họ chưa hề nói lên lời nào đúng với sự thực, trong khi từ miệng tôi, quý vị sẽ nghe tất cả sự thực, cho dù nó không được chải chuốt bằng loại ngôn từ bóng bẩy như trong diễn từ đầy tiểu xảo của bên nguyên, mà ngược lại, bằng bất cứ câu chữ nào thoạt hiện đến trong đầu; bởi vì thực tình, tôi tin chắc rằng mình sẽ không nói điều gì không chân thực. Vậy, đừng ai chờ đợi chi khác ở Socrate. Ở vào tuổi đời này, thật khó coi nếu tôi xuất hiện trước mắt quý vị như một thiếu niên đang tập diễn thuyết trước công chúng, phải không quý đồng hương Athènes? Cho nên ân huệ duy nhất mà tôi xin quý vị là, nếu phải nghe tôi tự bênh vực bằng cùng thứ ngôn ngữ mà tôi vẫn quen dùng ở quảng trường Agora [03], gần các bàn đổi tiền (nơi một số đông quý vị ở đây đã từng nghe tôi phát biểu) hay ở bất cứ chỗ nào khác, xin chớ ngạc nhiên và ồn ào ngắt lời tôi [04]; bởi vì hôm nay là lần đầu tiên trong đời, tuổi đã ngoài bảy mươi, Socrate này mới phải ra hầu tòa, nên thật tình hoàn toàn xa lạ với thứ ngôn ngữ được sử dụng nơi pháp đình. Thế thì, y hệt như nếu tôi là người sống ngoài thành quốc, quý vị sẽ dung thứ cho phép tôi phát biểu bằng lời nói và cung cách của nơi tôi ở, tôi cũng xin quý vị, và tôi tin rằng đấy là yêu cầu chính đáng, hãy để cho tôi làm chủ phần hình thức của phần tự biện này, cho dù nó sẽ có kết quả tốt xấu ra sao, mà chỉ tập trung tất cả chú ý suy xét xem những điều tôi nói ra là đúng hoặc sai. Đấy chính là nhiệm vụ của người xét xử; nhiệm vụ của diễn giả là khai báo sự thật. Thưa quý công dân Athènes, trước hết cho tôi phản bác những kẻ buộc tội và các tội trạng mà họ đã cáo buộc tôi trước kia; sau đó, tôi sẽ trả lời những kẻ buộc tội và các tội trạng mới mà họ gán cho tôi gần đây. Bởi vì, thưa quý vị, không thiếu gì người đã truy tố tôi trước quý vị từ bao năm nay, và tuy rằng họ chẳng đưa ra được điều gì trung thực, tôi vẫn sợ họ nhiều hơn là Anytos với đồng đảng [05], mặc dù những nhân vật sau cũng rất đáng ngại. Vâng, thưa quý đồng hương, những kẻ buộc tội tôi đầu tiên mới đáng sợ hơn nhiều, bởi vì, chiếm lĩnh tinh thần của phần đông quý vị từ tuổi thơ, họ đã không ngừng lặp đi lặp lại những điều dối trá khiến quý vị tin rằng có một nhà thông thái nào đó mang tên Socrate thường vẫn suy tưởng về các hiện tượng trên trời, bươi kiếm trong lòng đất, và biến chuyện xấu xa thành điều đáng làm [06]. Những ai phổ biến loại tai tiếng ấy mới thật sự là kẻ kết án tôi; bởi vì, tin theo lời họ, người nghe tự thuyết phục mình rằng bất cứ cá nhân nào, một khi đã đeo đuổi loại tìm tòi đó, đều không tin là có thần thánh. Những kẻ buộc tội này thật đông đảo, và họ đã hành động từ lâu; hơn nữa, họ đã áp đặt ý kiến này trên quý vị ở vào cái tuổi dễ tin của thời thơ ấu hoặc niên thiếu, càng dễ tin hơn nữa khi họ xử vắng mặt một kẻ không ai bênh vực. Và điều kỳ quái hơn hết là ngay bản thân tôi cũng không thể biết mặt, không nêu được tên những ai đã kết tội mình, ngoại trừ một tay viết hài kịch [07]. Nhưng tất cả những kẻ đã mang các điều dối trá trên ra thuyết phục quý vị vì ganh ghét hay để phỉ báng tôi, rồi những kẻ cả tin sau đó lại đi thuyết phục người khác, chính hạng người này mới làm tôi bối rối hơn cả. Đã không thể nào đưa một ai ra toà, tôi còn không thể nào phản bác họ; để tự vệ, tôi bị đặt vào thế phải đương đầu với những bóng ma, và tranh luận mà không nghe tiếng trả lời. Như thế, xin quý vị ghi nhận trong tâm trí cho, rằng Socrate này có đến hai loại người buộc tội như vừa trình bày: kẻ đã ám tố tôi từ thời xa xưa, và kẻ chỉ mới ra mặt tố tụng gần đây; mặt khác, cũng xin quý vị hiểu giùm cho là tôi phải bắt đầu bằng sự phản bác hạng người thứ nhất, bởi vì chính họ là kẻ mà quý vị đã nghe trước tiên trong một thời gian dài, và chính họ mới để lại nhiều ấn tượng trên quý vị hơn hạng người sau. Đã đến lúc, thưa quý đồng hương Athènes, tôi phải tự bênh vực và cố gắng rứt ra khỏi tâm trí quý vị những điều vu khống đã ăn sâu từ lâu, với thời gian được phát biểu thật là ít ỏi [08] Tất nhiên, tôi hy vọng đạt được mục đích, nếu nó có ích cho cả quý vị lẫn bản thân Socrate này. Tôi hy vọng thành công, tuy biết rằng tự bênh vực trong những điều kiện như thế là cực kỳ khó khăn, và hoàn toàn không tự dối mình về mức khó khăn đó. Thôi, hãy để mọi việc diễn tiến theo ý muốn của thần thánh. Bổn phận công dân của tôi là tuân thủ luật pháp và tự bênh vực mình. Hãy trở lại từ gốc và xem tội trạng nào đã làm điểm tựa cho những kẻ phỉ báng tôi và đã khiến Mélitos có đủ tự tin để truy tố tôi trước toà. Xem nào, những kẻ phỉ báng Socrate đã nói gì? Thử làm như thể lời buộc tội của họ đã được viết ra trong bản cáo trạng, và nay sau thủ tục tuyên thệ, đang được tuyên đọc trước tòa: «Socrate là người nguy hiểm, vì tật tò mò sai trái, y muốn thấu triệt cả chuyện trên trời và trong lòng đất, biến chuyện xấu xa thành điều đáng làm, còn dạy dỗ kẻ khác loại tà thuật ấy». Đấy là cáo trạng. Đấy chính là những gì quý vị đã thấy tận mắt trong hài kịch của Aristophane. Một ông Socrate nào đó được kéo vất va vất vưởng ngang sân khấu, tuyên bố rằng mình có tài đi lại trên không và hàng trăm điều ngông cuồng khác về nhiều chuyện mà bản thân tôi tuyệt đối không hiểu nổi. Tôi nói thế không phải để dè bỉu loại kiến thức trên - xin đính chính nếu có ai trong cử tọa thành thạo về các bộ môn ấy; hy vọng rằng Mélitos sẽ không lại kiếm chuyện với tôi thêm lần nữa vì lời đính chính này. Sự thật là tôi không hề đeo đuổi loại học thuật đó; phần lớn quý vị ở đây có thể làm chứng cho tôi. Vì vậy, tôi yêu cầu vị nào đã từng đàm luận với tôi, và đấy là trường hợp của một số rất đông quý vị, hãy hỏi han nhau xem, và công bố xem có bao giờ quý vị từng nghe Socrate này phát biểu chi, ngắn ngủi hay dông dài, về các vấn đề ghi trong cáo trạng trên. Quý vị sẽ thấy ngay rằng tất cả những chuyện mà người ta gán cho tôi đều thuộc về cùng một duộc: chẳng có gì là thực trong các lời phao đồn ấy. Và nếu có ai bảo quý vị rằng tôi còn dạy dỗ kẻ khác lấy thù lao, thì đấy cũng là tin thất thiệt. Không phải tôi không biết rằng có khả năng dạy dỗ người đời là điều cao đẹp, như Gorgias của Leontium, như Prodicos ở Céos, như Hippias xứ Elis [09]. Các nhân vật lừng danh này đã đi khắp mọi thành quốc Hy Lạp, và ở đâu họ cũng thuyết phục nổi thanh niên bản xứ rời bỏ các vị thầy đồng hương đang dạy dỗ mình miễn phí để theo học họ, chẳng những chịu trả phí tổn cao, mà còn xem đấy như một đặc ân. Ngay tại thành quốc ta, tôi nghe nói cũng có một người mới đến từ Paros, một biện sĩ rất giỏi. Hôm nọ, tôi tình cờ ghé thăm Callias con của Hipponicus, người đã trả học phí cho giới biện sĩ còn nhiều hơn tất cả những kẻ hiếu học ở đây cộng lại. Tôi hỏi Callias khi nói về các con của ông ta: «Này Callias, nếu bạn có ngựa giống hoặc bò mộng thay vì hai con trai, chúng ta đều biết rằng phải giao chúng và phải trả thù lao tương xứng cho ai có khả năng phát huy bản chất của chúng thành những sinh vật khỏe và đẹp đến tối đa, và kẻ ấy hẳn phải chuyên nghề chăn ngựa hay nuôi bò. Nhưng vì các con bạn là người, bạn đã quyết giao chúng cho ai chưa? Ai có thể dạy dỗ chúng nên người và thành công dân tốt? Tôi tin rằng, từ khi làm bố, nhất định bạn đã suy nghĩ nhiều về chuyện này. Bạn đã có ai chưa?». Ông ta đáp: «Tìm được người rồi». Tôi lại hỏi: «Ai thế, dân ở đâu, đòi thù lao bao nhiêu?». Callias cho tôi biết: « Evenos đấy Socrate, ông ta đến từ Paros và lấy 5 min» [10]. Tất nhiên, tôi mừng cho Evenos, nếu quả thật ông ta có biệt tài ấy và chịu truyền dạy với một giá phải chăng như vậy. Bản thân tôi, nếu có chuyên môn của ông ta, chẳng những tôi sẽ rất hãnh diện mà còn tự đắc. Khổ nỗi, thưa quý đồng hương Athènes, tôi không có khả năng này. Đến đây, trong số quý vị hẳn có người sẽ hỏi: «Nhưng mà này Socrate, công ăn việc làm của ông chi gì vậy? Tại sao người ta lại phỉ báng ông? Ông cho rằng mình chẳng làm gì khác thường cả; nhưng chắc chắn ông không thể là nạn nhân của bao nhiêu tai tiếng, bao nhiêu chuyện nhảm nhí nếu thực sự ông không làm chi hơn hoặc khác thiên hạ. Hãy nói chúng tôi nghe, để tránh cho cử toạ sự phán xử nhẹ dạ, võ đoán». Nghi vấn chí lý, tôi hoàn toàn đồng ý; vì vậy, tôi xin cố gắng giải thích vì đâu mà Socrate này lại thừa hưởng vừa cái danh người hiểu biết [11], vừa bao lời phỉ báng như vậy. Xin quý vị lắng nghe. Có thể một vài vị trong cử tọa tưởng rằng tôi nói đùa; nhưng xin hãy yên trí rằng tôi chỉ nói lên sự thực. Danh tiếng của tôi không đến từ chi khác hơn là một kiến thức vốn có. Kiến thức về cái gì vậy? Có lẽ nó chỉ là một sự hiểu biết liên hệ đến con người. Thứ kiến thức ấy, có thể là tôi có thật, bởi vì ai cũng có khả năng đạt đến, và chỉ trong chừng mức đó thôi mà tôi dám tin mình là người hiểu biết. Ngược lại, các biện sĩ mà tôi vừa kể tên ban nãy lại có một loại tri thức khác, ở một cấp bực cao hơn là kiến thức chung này. Tôi không thể nói chi hơn về loại tri thức đó, bởi vì thật tình tôi không biết; ai nói khác là nói láo và vu khống. Đến đây, quý công dân Athènes, xin đừng lao nhao ngắt lời tôi, nếu quý vị thấy rằng Socrate này nói về mình quá đỗi tự phụ; bởi vì những lời tôi sắp nói ra đây không xuất phát từ tôi mà từ một quyền uy đáng cho quý vị tin cậy hơn nhiều. Để xác nhận sự hiểu biết của Socrate, tôi xin dẫn chứng lời phán của thần Apollon ở đền Delphes [12], Ngài sẽ nói cho quý vị biết tôi có phải là người hiểu biết chăng, và kiến thức ấy là gì. Trong cử toạ chắc ai cũng biết Chéréphon, bạn từ thời thơ ấu của tôi, đồng thời là một công dân tốt, kẻ đã cùng đi đày và cùng hồi hương với quý vị [13]. Biết rõ Chéréphon, quý vị còn lạ gì nhiệt tình mà y đặt vào mọi công việc. Ngày kia, khi ghé viếng đền Delphes, Chéréphon bỗng đánh bạo thỉnh ý Thần xem trên đời này còn có người hiểu biết hơn Socrate chăng (đến đây, một lần nữa tôi lại phải xin quý vị chớ xì xào khó chịu khi nghe tôi nói); và vị đồng cô [14] ở đền trả lời rằng không có ai cả. Về lời đáp này, dù Chéréphon nay không còn nữa, Chérécrate ở đây có thể xác nhận với quý vị. Thưa quý công dân Athènes, bây giờ hãy xét xem vì sao Socrate này lại kể chuyện ấy ra ở đây. Vì nay tôi phải giải thích với quý vị căn nguyên của những lời vu khống mà tôi là nạn nhân. Khi biết câu trả lời của Thần, tôi chợt thắc mắc: lời phán này muốn nói chi, mang ẩn nghĩa gì? Bởi vì tôi thừa biết rằng mình chẳng mảy may có chút kiến thức nào. Vậy thì Thần muốn nói chi, khi phán rằng tôi là kẻ hiểu biết nhất? Chắc chắn là Ngài không thể nói dối; dối trá là điều hoàn toàn trái ngược với bản chất của thần thánh. Hoang mang tột độ như thế khá lâu, sau bao lần do dự, cuối cùng tôi đành phải lấy quyết định tự tìm hiểu ý Thần. Trộm nghĩ nếu tìm được một người giàu kiến thức hơn mình, lúc ấy tôi có thể thưa lại với Thần: đây là người thông thái hơn tôi, thế mà Ngài lại dạy rằng tôi là người hiểu biết nhất! Tôi bèn đến viếng một công dân vẫn được xem là thuộc thành phần có nhiều kiến thức sâu rộng nhất thành quốc, hy vọng rằng ở đây hơn bất cứ nơi nào khác, tôi sẽ có cơ may kiểm chứng lời phán trên. Tôi đã khảo sát cặn kẽ nhân vật này – xin miễn nêu tên, chỉ cần nói rõ rằng đấy là một trong các nhà lãnh đạo chính trị lớn nhất của chúng ta -, và từ cuộc đàm luận với ông ta, tôi rút ra kết luận rằng vị này đã gây được ấn tượng thông thái trước mắt nhiều người, nhất là trước mắt của chính mình, song sự thực là y chẳng có chút kiến thức nào. Khám phá trên khiến tôi cố gắng chứng minh cho ông ta thấy rằng y không hề có những hiểu biết mà y tưởng có. Hậu quả là tôi chỉ chuốc lấy sự thù ghét của ông ta và bạn bè tham dự cuộc đàm thoại. Khi ra về, tôi không khỏi tự nghĩ mình hiểu biết hơn vị này. Có thể đúng là cả ông ta lẫn tôi đều không biết chi đáng kể, song trong khi ông ta tưởng mình biết mặc dù chẳng biết chi, thì tôi tuy không biết chi cũng không hề tưởng là mình biết. Như thế, ít nhất về điểm này, dường như tôi biết điều hơn: tôi không tưởng là biết điều tôi không biết. Sau đó, tôi lại viếng một nhân vật khác, còn được xem là thông thái hơn cả vị trước; tôi đi đến cùng một kết luận, và ở đấy tôi cũng lại tự chuốc lấy oán hận của ông ta và rất nhiều bạn hữu chung quanh. Tuy vậy, tôi vẫn không nản chí chút nào. Tôi hoàn toàn cảm nhận được sự thù ghét mà mình đã tích lũy, song dù buồn rầu, ngay cả đôi khi kinh hoảng nữa, tôi tin rằng mình phải đặt sự tìm hiểu ý nghĩa của lời Thần phán lên trên tất cả. Tôi lại ghé hết nhà này đến nhà khác, cố tìm gặp bằng được những người được tiếng thông thái hay tỏ vẻ có vốn liếng kiến thức. Và Chó [15] ơi, tôi xin thề, bởi vì tôi phải khai thực với quý vị, đây là kết luận tôi đã rút ra từ cuộc thăm dò: trừ vài ngoại lệ hiếm hoi, kẻ được tiếng là thông thái nhất rốt cuộc lại thiếu hiểu biết hơn ai hết, trong khi kẻ bị xem là thấp kém hơn dường như lại gần gũi với lương thức hơn. Dầu sao, cũng xin thuật lại với quý vị trong chi tiết cuộc truy tìm đáng gọi là công trình Hercule của Socrate này để tự thuyết phục rằng lời phán của Thần là không thể sai. Sau giới chính khách, tôi tìm đến giới cầm bút, từ kẻ viết kịch, làm thơ đến các loại tác gia khác, hoàn toàn không nghi ngờ rằng ở đây sự dốt nát của tôi sẽ hiển hiện lộ liễu trước kiến thức ưu đẳng của họ. Cầm trong tay tác phẩm nào có vẻ đã được tạo tác công phu nhất của họ, tôi hỏi họ thực sự muốn nói gì, hy vọng qua đó được chỉ giáo thêm. Thưa quý đồng hương, thật là xấu hổ phải nói lên sự thực, tuy rằng dù sao cũng phải khai thật với quý vị mà thôi. Tất cả hoặc hầu hết những người có mặt trong các cuộc trò chuyện đều có thể bàn về văn thơ của các vị ấy hay hơn cả chính tác giả. Tôi mau chóng nhận ra rằng giới văn thi sĩ đã sáng tạo được không phải nhờ kiến thức, mà nhờ một thứ năng khiếu tự nhiên hay cảm hứng thiên phú giống như ở các nhà tiên tri hay thầy bói; các vị này có thể tiết lộ bao điều thật đáng phục tuy chẳng có hiểu biết chi về chúng. Nhà văn, nhà thơ dường như cũng ở trong một trạng thái tương tự; đồng thời tôi cũng nhận thấy rằng họ còn tưởng mình thông thái hơn thiên hạ trên mọi vấn đề khác nhờ thứ năng khiếu đặc biệt ấy, thật ra thì họ chẳng hiểu biết gì hơn ai. Tôi bèn giã từ giới này, tin chắc rằng dù sao mình cũng còn hơn họ, vì cùng một lý lẽ như đối với các chính khách. Sau cùng, tôi tìm đến giới công nghệ [16]. Tự thấy mình chẳng biết chi hết về loại nghệ thuật này, tôi tin chắc sẽ gặp ở đây rất nhiều nghệ nhân biết làm đủ thứ sản phẩm đẹp đẽ. Và về điểm này thì tôi không nhầm chút nào: họ biết rất nhiều chuyện mà tôi không biết, và dưới khía cạnh này thì đúng là họ thông thái hơn Socrate tôi rất nhiều. Tuy nhiên, thưa quý vị, ngay cả kẻ có hoa tay nhất ở đây cũng mắc phải cùng một sai lầm như giới văn thi sĩ; vì xuất sắc hơn kẻ khác về kỹ thuật nghề nghiệp, anh nào cũng yên trí rằng mình phải có nhiều kiến thức hơn thiên hạ về bao chuyện quan trọng khác, đến nỗi sự tự phụ điên khùng đó che lấp cả tài năng kỹ xảo của họ. Rốt cuộc, liên tưởng đến lời phán của Thần, rồi tự vấn nên giữ mình như bây giờ, nghĩa là không có cả những điều họ biết lẫn những điều họ không biết, hay nên vừa có phần hiểu biết vừa có phần u muội của họ, tôi đã tự trả lời cho mình và với Thần rằng Socrate này muốn giữ mình như hiện thời hơn. Thưa quý công dân Athènes, chính những tìm tòi này đã khơi dậy bao oán ghét cay độc và đáng sợ đối với tôi, và cũng chính từ căm thù mà những điều vu khống tôi đã xuất phát. Đồng thời, cũng chính nhờ những tìm tòi này mà tôi lại được tiếng là hiểu biết, bởi vì tất cả những ai đã từng nghe tôi đều tưởng rằng Socrate này biết hết mọi chuyện về những gì tôi đã chứng minh là người khác không biết. Nhưng thưa quý vị, sự thật là chỉ có Thần Apollon mới thông thái, và Ngài chỉ muốn dạy qua lời phán rằng kiến thức của con người chưa đi đến đâu cả, thậm chí không là gì cả; và hiển nhiên là ở đây đâu phải Ngài nói chi về cá nhân tôi, mà chỉ dùng tên tôi như một thí dụ, như thể đang nói với tất cả mọi người: hỡi con người, kẻ thông thái nhất trong số các anh sẽ là ai tự biết rằng kiến thức của mình không là gì cả, như Socrate. Tuy vững tin như thế, song để chắc chắn hơn nữa, đồng thời vâng lời Thần, tôi luôn tiếp tục cuộc tìm kiếm, hết khảo sát công dân thành quốc này đến kẻ ngoại thành kia, bất kỳ ai được tiếng hay có vẻ thông thái, hy vọng một ngày kia sẽ tìm thấy ở họ sự hiểu biết đích thực. Và khi không tìm ra, tôi làm kẻ phát ngôn của Thần, chứng minh cho từng người thấy rằng họ không thông thái như họ tưởng. Việc ấy đã chiếm hết thời giờ, khiến tôi không còn rảnh rỗi để lo việc thành quốc hay gia đình; thế nên tôi cam sống trong cảnh cực kỳ túng quẫn, với mục đích duy nhất là tận tụy phục vụ lời Thần. Mặt khác, nhiều thanh niên nhàn rỗi vì là con nhà giàu có đã tự nguyện theo tôi, vì thích nghe Socrate này thử thách kẻ tưởng mình thông thái. Sau đó chính họ lại tự ý bắt chước tôi, đi tìm những người khác nữa để khảo hạch; và tôi không nghi ngờ chút nào là họ thường được mùa lớn, bởi vì không thiếu gì người trên đời này tưởng rằng mình hiểu biết tất cả, mặc dù thật ra chẳng hiểu gì bao nhiêu, thậm chí không biết chi hết. Rồi tất cả những kẻ bị lật mặt nạ là dốt nát đó, thay vì công kích lớp trẻ, quay lại đổ trách nhiệm lên đầu tôi. Họ rêu rao tướng lên rằng có tên Socrate khốn kiếp nào đó đang làm thanh niên hư hỏng. Song nếu ai hỏi tên Socrate ấy đã làm gì, dạy gì cho lớp trẻ đến nỗi chúng bị hư hỏng thì họ không biết. Để che giấu sự bối rối, họ đưa ra loại phàn nàn nghe đã nhàm tai về bất cứ ai xem là triết gia, nào là «suy tưởng về các hiện tượng trên trời, bươi kiếm trong lòng đất», nào là «không tin vào thần thánh», nào là «biến chuyện xấu xa thành điều đáng làm», bởi vì họ không dám thú nhận sự thật là đã bị bắt quả tang chỉ giả bộ thông thái chứ thực sự không có hiểu biết chi hết. Song nhờ vừa đông đảo lại mưu mẹo và hung hãn, họ đã liên tục phỉ báng tôi; như thế, từ lâu họ đã nhét đầy tai quý vị bao lời thị phi nham hiểm theo một chương trình có phối hợp và đầy tính thuyết phục. Để rồi ngày hôm nay, Mélètos, Anytos và Lycon đứng ra tố tụng: đằng sau Mélètos là đám văn thi sĩ, sau Anytos là các nhóm chính khách và công nghệ, sau Lycon là giới biện sĩ. Bởi vậy, như tôi đã nói với quý vị ngay từ đầu, đúng là phép lạ nếu tôi có thể đánh đổ, trong một thời gian ngắn như ở đây, sự vu khống đã bám rễ lâu đời vào tâm trí của quý vị. Thưa quý công dân Athènes, đấy là sự thật, tất cả sự thật. Tôi đã không giấu giếm, ngụy trang gì cả, mặc dù biết thừa rằng những điều tôi nói ra chỉ tổ làm họ oán ghét tôi thêm; song chính sự thù ghét này là chứng cớ rằng tôi đã nói thật, và không nhầm lẫn chút nào về nguồn gốc của những lời phỉ báng. Quý vị có thể tự thuyết phục dễ dàng như thế, nếu chịu khó điều tra sâu hơn, bây giờ hoặc sau này. Về những kẻ buộc tội Socrate tôi đầu tiên, thiết tưởng tự biện hộ như thế đã khá đầy đủ; giờ đến lúc tôi phải cố trả lời nhóm người buộc tội tôi gần đây cùng với Mélétos, người hiền lành và công dân tốt của thành quốc như ông ta tự nhận. Hãy đọc lời khai của họ y như ta đã làm với nhóm trước; đại khái nó nói như sau: «Socrate có tội đã làm hư hỏng thanh niên, có tội chẳng những không tôn thờ mà còn thay thế các vị thần của thành quốc bằng ngoại thần». Đấy là bản cáo trạng; chúng ta thử lần lượt xem xét từng điểm một. Theo Mélètos, tôi có tội đã làm hư hỏng thanh niên. Riêng tôi, thưa quý đồng hương Athènes, tôi nói chính Mélètos mới là kẻ có tội, tội lấy chuyện nghiêm trọng làm trò đùa, và hàm hồ lôi người khác ra trước công lý để giả bộ như hết sức quan tâm đến những chuyện mà thật ra y chẳng bao giờ lưu ý. Và tôi sẽ cố gắng chứng minh tức thì với quý vị rằng sự thật là như thế. |