Atlantis, một lục địa huyền thoại liệu có thật và tại sao biến mất? Câu hỏi này vẫn gây tò mò cho bao thế hệ. Những giả thuyết về sự biến mất của Atlantis phần nào lý giải về việc này.
Mặc dù Atlantis được xem là đạt tới đỉnh cao vinh quang hơn 11 nghìn năm trước, nhưng nó chỉ xuất hiện trong thư tịch cách đây khoảng 2.350 năm, từ 359 đến 347 năm trước Công Nguyên. Atlantis xuất hiện trong tài liệu của nhà triết học Hy Lạp cổ đại lừng danh Plato.
Lục địa Atlantis từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới. Dựa trên những tài liệu đáng tin cậy, người ta đã xây dựng rất nhiều những giả thuyết khác nhau về lục địa này.
Cho đến nay, mới chỉ có một số hiếm hoi người ghi nhớ về tác phẩm của Plato một cách nghiêm túc, còn lại hầu như đều coi một nền văn minh tiên tiến có thể tan biến hoàn toàn như thể nó chưa bao giờ tồn tại là một ý tưởng kỳ quặc.
Như miêu tả, nơi đó có diện tích rộng lớn như Libya (Bắc Phi) và liền kề với châu Á, càng làm cho giả thuyết lục địa biến mất là điều khó có thể xảy ra. Chưa một ai chú ý đến một rạn san hô lại có thể là vết tích của bờ biển cổ xưa, hay một phần nhỏ bé của toàn bộ lục địa chìm ngập trong nước.
Các cuộc tìm kiếm vẫn được tiếp tục và nếu như những dấu tích cả về quy mô lẫn số lượng nhiều thêm thì thành đô Atlantis trên lục địa Atlantis xứng đáng trở thành một thánh tích xét cả về mặt kỹ thuật và lịch sử.
Các cuộc tìm kiếm vẫn được tiếp tục và nếu như những dấu tích cả về quy mô lẫn số lượng nhiều thêm thì thành đô Atlantis trên lục địa Atlantis xứng đáng trở thành một thánh tích xét cả về mặt kỹ thuật và lịch sử.
Lục địa Atlantis đã tồn tại hay chưa, và nếu có thì nó ở đâu? Trong khi chưa một ai có thể đưa ra câu trả lời chắc chắn thì chỉ có một vài giả thuyết đáng chú ý. Thậm chí còn đáng tin cậy và hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học, nhưng tất cả chỉ là phỏng đoán. Dưới đây là 10 giả thuyết đáng quan tâm nhất về lục địa Atlantis mất tích.
1. Chỉ là thành đô hư cấu
Hầu hết các nhà khoa học và sử học trong nhiều năm qua đều cho rằng Plato đã khắc hoạ một kinh đô thịnh vượng, như một câu chuyện hư cấu mang giá trị giải trí và khai sáng tư tưởng độc giả về sự nguy hiểm của tính kiêu ngạo và lòng dối trá.
Bằng chứng cho sự gợi ý này chính là tác giả đã kể cho chúng ta biết về một quốc đảo có vị thần biển Poseidon trị vì. Tình yêu của đấng tối cao dành cho nàng công chúa xinh đẹp con gái vị vua thứ nhất của Atlantis cũng bắt đầu từ đây. Sau khi sinh hạ được những người con với nàng, vị thần này nhanh chóng thực hiện chia tách vương quốc thành từng vùng riêng biệt.
Nhà triết học vĩ đại này cũng kể với chúng ta về những thần dân Atlantis đã bị bại trận bởi một liên quân Hy Lạp và Đông Địa Trung Hải khoảng 12.000 năm trước. Vào thời kỳ hàng nghìn năm trước khi nền văn minh đầu tiên xuất hiện tại khu vực này đã làm cho toàn bộ câu chuyện dường như trở thành hoang đường.
Những sự kiện hoặc địa điểm trong truyện không bao giờ được nhắc tới một cách cụ thể. Cho dù chúng ta miễn cưỡng công nhận mọi tình tiết trong truyện là có thật đi nữa, thậm chí bỏ qua tính logic về mặt lịch sử và xem như đó là sự sắp đặt của chúa thì điều này vẫn là một câu hỏi lớn.
2. Atlantis bị trận đại hồng thuỷ nhấn chìm
Plato tham khảo nhiều thông tin về một trận đại hồng thuỷ xảy ra hàng nghìn năm trước thời đại của ông đã nhấn chìm gần như cả thế giới và chỉ để lại một phần nhỏ nhân loại. Từ đó, nền văn minh trên khắp hành tinh được bắt đầu trở lại.
Câu chuyện về Atlantis được xây dựng dựa trên trí tưởng tượng phong phú của Plato và sự kiện lịch sử có thật. Trận lụt lớn trên toàn cầu có thể đã xảy ra 10 nghìn năm trước khi ông được sinh thành. Sự kiện này cũng có thể gợi nhớ về thời kỳ cuối của Kỷ nguyên băng hà, khi đó mực nước biển dâng cao hàng trăm feet trong vài thế kỷ, nhấn chìm dần đất liền.
Thông tin lưu truyền kể lại nguyên nhân có thể do thiên thạch rơi xuống biển đã gây ra trận thiên tai tàn phá trên khắp thế giới này.
3. Bị nhấn chìm ở Đại Tây Dương
Bằng những hiểu biết cơ bản nhất nhà văn Atlantisphile Ignatius Donnelly đã viết về Atlantis trong cuốn sách hoàn thành năm 1882: Thế giới trước đại hồng thuỷ. Tác giả đã hình dung thời kỳ đó mực nước Đại Tây Dương không sâu hơn vài trăm feet và có những bãi cát trải dài ven bờ.
Do quá ít hiểu biết về đại dương trong thời đại của nhà đại thi hào này nên giả thuyết của ông được coi là đáng tin cậy cho đến khi ngành hải dương học ra đời. Đại Tây Dương được xác định có độ sâu tới 5 dặm ở một số địa điểm và không tạo thành lục địa lớn.
Mặc dù giả thuyết nghèo nàn này đã được khoa học làm sáng tỏ là không có cơ sở nhưng vẫn có những người ghi nhớ bởi vì Plato cho rằng nơi đó đã từng tồn tại, và gợi mở một điều gì đó còn ẩn náu giữa Đại Tây Dương.
4. Tổ tiên người Hy Lạp cổ đại là dân của Atlantis
Đây là một giả thuyết ngày càng được phổ biến về sự thật của Atlantis, và cũng là một trong những giả thuyết được nhiều nhà khoa học ủng hộ. Plato đã đề cập đến người dân bản địa của đảo Crete thời Hy Lạp hiện đại được gọi là Minoans.
Những cư dân này phần lớn đã bị tiêu diệt vì núi lửa đảo Thera (ngày nay là Santorini) phun trào năm 1600 trước Công Nguyên, tạo ra những trận sóng thần đủ lớn để xoá sạch những thành phố biển Minoan và làm thiệt hại đáng kể toàn bộ lưu vực Địa Trung Hải.
Đại thảm hoạ này đã đi vào biên niên sử của người Hy Lập và cuối cùng được đi vào giai thoại của nhà triết học ở thời đại một nghìn năm sau đó. Giả thuyết những thảm hoạ về sau được Plato đề cập đến dưới hình thức lý tưởng hoá.
Những mô tả về tài nguyên to lớn và sức mạnh vô biên của Atlantis vì thế đã có sự cường điệu hoặc tô vẽ thêm qua những câu chuyện kể nhiều năm sau.
5. Phải chăng Atlantis ở bờ biển Đen?
Một giả thuyết khác cũng được những nhà nghiên cứu mới đây ủng hộ, đó là kinh thành Atlantis và trận đại hồng thuỷ do Plato kể lại như một thần thoại miêu tả về sự kiện lịch sử đã diễn ra hàng ngàn năm trước khi Plato ra đời.
Eo biển Bosporus bị chia tách do trận lụt tại biển Địa Trung Hải và Biển Đen khoảng xảy ra 5.600 năm trước Công Nguyên. Điều đó giải thích cho một số nền văn minh có thể đã phát triển rực rỡ bên bờ biển Đen vào thời điểm đó. Những chứng tích được tìm thấy ở độ sâu chỉ vài trăm feet dưới mặt nước biển.
Sự kiện này dường như đã làm ảnh hưởng nặng nề đến khu vực và cư dân rơi vào cảnh ly tán. Nước dâng cao khiến họ phải rời bỏ đi nơi khác sinh sống và đem theo những câu chuyện kể thâu đêm được thần thoại hoá, tạo ra nguồn cảm hứng cho câu chuyện của Plato sau này.
6. Atlantis vốn ở Nam Cực thời kỳ ôn đới
Dựa trên kết cấu vỏ trái đất là những mảng địa tầng trôi trên lõi nham thạch, cố giáo sư sử học Charles Hapgood (Mỹ) đưa ra giả thuyết gây nhiều tranh cãi về vỏ trái đất có thể đã đột nhiên bị trượt nghiêng khoảng 12.000 năm trước, tuy nhiên nó khá trùng hợp với những gì tưởng tượng về Atlantis.
Theo nhà sử học lập luận, do có sự trượt nghiên vỏ trái đất đã làm cho lục địa Nam Cực ngày xưa nằm gần phía Bắc hơn bây giờ và khí hậu ấm áp thuận lợi cho cư dân sinh sống hình thành nền văn minh phát triển, trở thành một miền băng giá. Đó cũng là những gì mà Plato đề cập đến như Atlantis vốn có.
Biến cố bất thình lình làm vỏ trái đất bị trượt nghiêng rất thảm khốc đưa lục địa về vị trí băng giá hiện nay.
Kinh đô của người Atlantis từ đó bị san phẳng và tạo thành khôi băng Nam Cực không bóng người sinh sống như ngày nay.
Mặc dù ý tưởng này được những người ủng hộ tiền đề vỏ trái đất có thể trượt nghiêng rất đột nhiên cổ vũ nhưng lại không nhận được bất cứ sự đồng tình nào trong giới nghiên cứu khoa học.
Hơn nữa, Hapgood đã trình bày lý thuyết của mình trước khi khoa học hiểu rõ về các kiến tạo địa tầng, vì thế giả thuyết "lớp vỏ trượt" của ông đã chiếm được lòng tin giống như lục địa mà Plato miêu tả.
7. Giả thuyết Atlatis ở Ấn Độ Dương
Không chỉ riêng người Hy Lạp duy trì niềm tin về sự tồn tại của một nền văn minh trên quốc đảo này. Ấn Độ và lục địa châu Á có truyền thống riêng được gọi là Lemuria, đó là nền văn minh trên một hòn đảo được cho rằng đã tồn tại ở Ấn Độ Dương.
Ý tưởng về sự hiện hữu của nơi đó đã được nêu ra lần đầu tiên vào thế kỷ 19 do nhà động thực vật học Philip Sclater khởi xướng. Những tính toán được dựa trên những phát hiện liên tục của ông về địa lý sinh vật trong khu vực Ấn Độ Dương hồi đó.
Tiền đề của ông cho rằng Madagascar và Ấn Độ trước đây có thể là một phần của lục địa lớn được chính ông đặt tên là Lemuria. Những hiểu biết hiện đại về kiến tạo địa tầng cũng có dẫn chứng phù hợp với những lục địa chìm tồn tại ở vùng biển này.
Trong khi chưa có thông tin nào cho biết về địa chất hình thành dưới lòng Ấn Độ Dương phù hợp với giả thuyết của nhà nghiên cứu sinh vật. Tên của lục địa được lấy từ chữ cái đầu của loài vượn Lemur sinh trưởng tại Madagascar.
8. Xứ sở MU huyền thoại là Atlantis?
MU là tên của một lục địa giả thuyết được cho rằng đã tồn tại ở Đại Tây Dương hay Thái Bình Dương, tùy theo chuyện kể. Dù trong trường hợp nào thì nó cũng được xem như đã biến mất vào buổi bình minh của lịch sử nhân loại.
Những người sống sót từ đó đã di cư tới những lục địa khác nhau mang theo sứ mệnh là nền tảng cho một số nền văn minh sau này trên toàn thế giới.
Ngày nay các nhà khoa học thường bỏ qua khái niệm về MU và những lục địa biến mất khác vì cho rằng đó là điều không thể xảy ra.
Lục địa không thể chìm và cũng không bị tàn phá bằng bất kỳ thảm hoạ nào, đặc biệt là trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, tính thuyết phục của bằng chứng khảo cổ học về ngôn ngữ và di truyền đều có phần đối lập với tuyên bố rằng các nền văn minh cổ đại của thế giới mới và cũ xuất phát từ một nền văn minh tổ tiên chung.
9. Atlantis chính là… Đông Nam Á
Tìm hiểu địa lý vào cuối Kỷ Băng Hà của hành tinh cho chúng ta thấy mực nước biển thấp hơn 200 feet, sau đó hình thành các dải băng khổng lồ bao phủ Bắc Mỹ và châu Âu. Qua đó, bạn có thể nhận ra các quần đảo được biết đến hiện nay như Indonesia là một lục địa có diện tích rộng bằng Tây Âu trải dài từ Australia đến tiểu lục địa Ấn Độ.
Khí hậu ôn đới cận nhiệt đới là điều kiện lý tưởng cho nền văn minh xuất hiện và dường như còn được coi là nguồn gốc của những tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại ngày nay. Có thể nền văn minh trên thế giới đã khởi nguồn từ đây sau đó đã bị huỷ diệt do đại dương mở rộng bằng các tảng băng tan chảy?
Điều này gần như chắc chắn vì những tính toán về đại hồng thuỷ, nền văn minh huyền thoại và nền văn hoá đa dạng khắp thế giới đã giải thích một phần về những điểm tương đồng giữa các cấu trúc song song hiện diện ở kim tự tháp, bia tưởng niệm, khối đá chạm khắc được thấy khắp mọi nơi.
10. Có thể là Bahamas, Bermuda, Azores, quần đảo Canary
Ý tưởng cho rằng Plato đã đề cập đến một một nơi ở Đại Tây Dương luôn có sức sống mãnh liệt. Nơi đó khá gần những hòn đảo hoặc bình nguyên nằm bất cứ nơi nào giữa bờ biển phía Đông của châu Mỹ và châu Âu, châu Phi đều gợi mở về lục địa diệu kỳ của Plato xác định.
Tiếc rằng không một nơi nào trong số các đảo này có ấn tượng đặc biệt về quy mô, hình thức và cũng không có bất cứ điều gì chứng tỏ trước đây chúng duy trì một nền văn minh tiên tiến trong quá khứ xa xôi. Bởi vì Bahamas được phát hiện ngoài khơi bờ biển của đảo Bimini vào năm 1968 với những vách đá thẳng đứng dường như là một bến cảng nhân tạo.
Cũng giống như những bí ẩn chưa được chứng minh về truyền thuyết nổi tiếng "Tam giác Bermuda". Câu chuyện về kinh thành Atlantis huy hoàng vì thế vẫn chưa có đủ dấu tích thuyết phục, tất cả vẫn chỉ là những giả thuyết.
Nguồn : http://vtc.vn/527-255368/kham-pha/bi-an-cuoc-song/nhung-bi-an-ve-luc-dia-atlantis.htm