"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

123 - Tuổi Trẻ và Kinh Doanh [03] - Khởi nghiệp bằng chính Phần Sáng trong con người



Hôm trước tôi đã trao đổi với quý vị về hai nền tảng căn bản quyết định hết cho đời sống vật chất, mà là đời sống vật chất có hạnh phúc. Có vị nào nhớ, nhắc lại được hay không?

-  Con Duy Giác thưa thầy, thứ nhất là nếu con không lầm thì mình phải có một nghề nghiệp ổn định, vững chắc. Thứ hai là từ nghề nghiệp đó mình phát triển tình thương cho cộng đồng, trong đầu không nghĩ đến việc làm giàu...

-  Cái đó căn bản nhưng chưa phải là nền tảng. Tôi đang nói về cái nền tảng và bản chất. Trên nền tảng và bản chất ấy các kiến thức nghề nghiệp, khả năng chuyên môn hay là cơ hội làm ăn sẽ hình thành. 

- Dạ, đó là lòng trung thực và sự tự tin của mình trong khi giao tiếp.

- Tự tin cái gì?

- Tự tin là mình mang ánh sáng và niềm vui cho người khác.

- Có vị nào tóm tắt và nói rõ thêm trên cơ sở phát biểu của Duy Giác ko? 

-  Con Duy Nhã xin phát biểu.

-  Vâng, mời Duy Nhã.

-  Dạ, con xin tóm tắt đó là lòng tự tin cộng thêm tính trung thực và tình thương.
 
Có vị hỏi tôi, bây giờ mình khởi nghiệp bằng cái gì thì tôi trả lời bằng cái đó. Vị khác lại hỏi tôi là làm sao tự tin trong công việc khi mình giao tiếp với người khác. Nhờ hai câu hỏi đó mà tôi trả lời hai vấn đề: 


1- Khởi nghiệp bằng cách nào? 


2. Làm sao mình tự tin trong khi mình giao tiếp với người khác khi làm ăn buôn bán?

Quý vị đặt những câu hỏi đó rất hay, mặc dù quý vị hỏi chưa trực tiếp chưa gọn nhưng cuối cùng gút lại được vấn đề ngắn gọn như vậy. Quý vị nên đặt ra nhiều câu hỏi vì nếu không có câu hỏi thì pháp không ra, trí tuệ không ra. Không ai nghĩ mà nói ra bao giờ.

Bây giờ quý vị khởi nghiệp bằng cái gì? Cái này mang tính công thức, không phải hiểu sơ sơ và bỏ qua được đâu. Nó quyết định luôn đời sống vật chất cho quý vị. Nhất là những vị ở trong nước, nhất là những người nằm trong môi trường văn hóa châu Á. 

Đi kèm với lòng trung thực còn có một yếu tố nữa. Không chỉ ở châu Á đâu mà có thể thấy ở tất cả các trường đại học nổi tiếng ở Mỹ, khi họ tuyển sinh viên cũng căn cứ vào cái đó chứ không chỉ căn cứ vào điểm học. Điểm học đạt 98% hay thậm chí đạt 100% nhưng họ còn căn cứ thêm một bản chất nữa ngoài cái lòng trung thành, trung thực thì người ta mới đào tạo anh. Quý vị không thấy nữa thì không còn gì để nói, mà chỗ này cực kì quan trọng, là nền tảng của mọi thứ. 

-   Alô, con là Duy Minh.

-  Vâng, chào Duy Minh.

-  Thưa thầy, theo con thấy đó là lòng tự trọng và sự tự tin cá nhân.

-  Ừ, cảm ơn Duy Minh, nhưng còn thiếu.

-   A lô, con chào thầy ạ, con là Tuệ Kiến Phật ạ !

-  Vâng.

-  Theo con thấy đó là lòng đam mê và quyết tâm.

- Ừ, đam mê cũng là một thứ được nhưng chưa thật đúng chỗ đó.

-  A lô, con là Duy Năng Pháp con xin bổ sung ạ !

- Vâng.

- Thứ nhất là sự trung thực, thứ hai là làm việc với tinh thần vì người khác, không tính toán so đo, không ham muốn không nghĩ tới quyền lợi riêng thì sẽ chiêu cảm sự may mắn cho mình. 

-  Cái đó đúng hoàn toàn. Cái tính chất tự nguyện, cái tinh thần tự nguyện của mình.

Khởi nghiệp bằng chính Phần Sáng trong con người hay Tấm lòng thành thật và sự Đam Mê trong việc tự nguyện đem công sức của mình Phụng Sự cho xã hội.


Quý vị thấy đó, ví dụ như đại học Havard thì họ cũng tuyển người trên tiêu chuẩn đó, chắc chắn không ai tuyển người chỉ có học giỏi không đâu quý vị. Anh học giỏi, anh đủ tiền vào trường nhưng anh phải đóng tiền học. Nhưng tôi cấp cho anh học bổng toàn phần để tôi đào tạo anh mà anh không cần lo tới tiền ăn, tiền học hàng tháng thì anh phải có tiêu chuẩn là tấm lòng thành thật của anh và sự đam mê trong việc tự nguyện đem công sức của mình phụng sự cho xã hội. Đó là yếu tố thứ nhất, gồm hai phần như vậy.

Không có trường đại học nổi tiếng nào mà cho học bổng toàn phần mà không chú ý vào yếu tố này, còn anh đủ điểm vào trường tôi thì tôi cho anh vào nhưng cấp học bổng cho anh thì tôi không cấp. Cấp học bổng tức là tôi nuôi anh, tôi đào tạo anh. Tôi nuôi anh nếu anh không còn cá nhân anh thì tôi nuôi. Nếu anh còn là cá nhân mà anh còn là người của nhân loại của xã hội, của cộng đồng thì tôi mới bỏ tiền ra nuôi anh hàng trăm ngàn đô la một năm. Chứ anh học giỏi thì cơn cớ gì tôi nuôi anh ? Anh học giỏi thì kệ anh, tôi mừng cho anh thôi. Anh cứ vào đây đóng tiền học trường của tôi còn bảo tôi nuôi anh thì dứt khoát tôi không nuôi bởi vì anh không phải là con người của xã hội, của nhân loại. Anh chỉ là con người của cá nhân anh, của vợ anh, của gia đình anh. Anh học ở đây xong anh về sẽ kiếm được việc làm tốt, sẽ vinh quanh, sẽ nuôi vợ nuôi con nuôi gia đình anh thì anh cứ bỏ tiền ra mà học. Anh không có tiền, nếu anh đủ điều kiện vay thì tôi cho anh vay, sau khi ra trường anh đi làm anh trả. Còn tôi cấp học bổng cho anh thì khác, tức là anh học học học và phụng sự, khỏi cần lo chuyện khác.

Đây là một bản chất người ta nghiên cứu và phát hiện qua hồ sơ. Anh không thể đóng kịch được! Anh không thể nói tôi thế này tôi thế kia, tôi có tinh thần là được! Người ta nghiên cứu anh hết và kết luận anh là con người của nhân loại chứ không phải là người tối ngày đi kiếm sổ đỏ, vận động xây chùa, nói chuyện thánh thần. 

Quý vị thấy đó, phần sáng trong con người quyết định tất cả mọi hạnh phúc của chúng ta. Quý vị vào công ty Minh Triết làm cũng vậy, yếu tố này là yếu tố quyết định để tuyển vào công ty Minh Triết, và yếu tố thứ hai là làm sao phát triển được sự tự tin nhất là trong các quan hệ làm ăn với đối tác của anh. 

Làm sao phát triển được sự tự tin nhất là trong các quan hệ làm ăn với đối tác?

Cảm ơn quý vị đã phát biểu phần một. Quý vị hãy nhớ yếu tố phần một là yếu tố tiêu chuẩn khi chúng ta đào tạo một hiền giả Minh Triết. Nếu trời chưa ban cho chúng ta yếu tố này thì với phương pháp học Minh Triết, chúng ta có đủ khả năng sáng tạo hai thiên chức này trong đầu óc. Chúng ta chính là đấng sáng tạo. Những cái thiên tánh, thánh tánh hay siêu phàm tánh mà trời đất chưa ban cho chúng ta thì với con đường mà tôi đang hướng dẫn chúng ta có đủ khả năng tự sáng tạo, tự trồng vào đầu óc, tự gầy vào mảnh đất và nuôi nó phát triển. 

Có vị nào phát biểu chia sẻ được yếu tố thứ hai này do Tuệ Tịnh Thanh đặt câu hỏi với Hg Duy Trung Ý không?  

-  Con Duy giác xin phát biểu.

-  Vâng.

-  Dạ thưa thầy đó là đời sống tâm linh vững chắc. 

-  Cảm ơn Duy Giác. Mời quý vị khác bổ sung.

-   Dạ, con là Duy Năng Pháp.

-   Vâng, mời Duy Năng Pháp.

-   Con xin bổ sung thêm là đời sống tâm linh trong sáng ạ.

-   Vâng, cảm ơn Duy Năng Pháp. Nó đúng nhưng chỉ là khái niệm chung. Còn bữa đó tôi trả lời rất chi tiết, nói rất là cụ thể! Mà các trường đại học khi cho học bổng toàn phần cũng tính tới điểm này.

-  Alô, con là Duy Đức Tịnh. 

- Vâng.

-  Con xin nhắc lại bài Thầy giảng hôm sáng thứ bảy vừa rồi cho các bạn sinh viên nên lưu ý đời sống tâm linh của mình, trong đó Thầy nói rất rõ đời sống tâm linh không phải chuyện về tôn giáo mà nói tới những cảm xúc mạnh mẽ, lành mạnh từ chuyện mình có tinh thần rất trong sáng. Đi tới đâu, gặp hoàn cảnh nào mình cũng chấp nhận được, nhờ hoàn cảnh mà tự mình rèn luyện và qua đó phát triển đời sống tâm linh và cảm xúc tại hoàn cảnh đấy. Như vậy dù ở đâu mình cũng có thể sáng tạo giá trị của mình ngay tại hoàn cảnh đó ạ. 


Hôm nay con có đọc một bài viết trên báo Vietnamnet, có một cô gái được học bổng tại đại học Havard, khi được hỏi tại sao cô ấy chọn học trường này và những đam mê của cô ấy là gì thì cô khẳng định luôn là cô sẽ về quê hương của cô ấy là Việt Nam để làm việc bởi vì bố cô ấy luôn nói với cô ấy rằng: điều quan trọng nhất khi đi học nước ngoài là phục vụ cho đất nước vì ở Mỹ có nhiều người giỏi rồi. Cô ấy sẽ về để đóng góp cho quê hương của mình. Con xin hết thầy ạ.

- Cảm ơn Duy Đức Tịnh. Cô bé đó trả lời hay đó. Chứ nói tôi học xong tôi kiếm chồng ở nước Mỹ, tôi phục vụ cho nước Mỹ thì chắc người ta không cho học bổng rồi. Quý vị thấy đó, những cơ quan trí tuệ lớn trên thế giới, họ không suy nghĩ theo kiểu lơm cơm, đừng nghĩ nói nịnh người ta là người ta cho đâu! Tôi học xong tôi ở lại trường Havard, tôi học xong tôi có tài tôi phục vụ cho nước Mỹ - nói vậy không phải là người ta chịu đâu! 

Quý vị vẫn chưa nói được một chi tiết mà tôi đã chia sẻ hai ba lần rồi. Qua đó, quý vị thấy đó, tất cả những gì tôi chia sẻ, những ngôn ngữ tôi dùng,  quý vị không thể nghe và hiểu một cách hời hợt. Đúng ra phải có một ban chuyên gia, nghiên cứu và giải mã hết tất cả những lời tôi giảng vì tôi nói rất tóm tắt, tôi nói những điểm tổng thể chung chung. Nhưng tôi cũng đi vào rất chi tiết, thì những chi tiết đó cũng phải được giải mã ra chứ không thể nào không giải mã được. 

Do vậy, tôi nói quý vị phải ra một bộ sách và chỉ cần cầm bộ sách đó đọc tới đọc lui, tập đi giảng chỗ này chỗ kia mà không cần sách của một thế giới nào hết. Một quyển sách thuần túy của VN. Từ đó quý vị mới hiểu dần, hiểu dần các bí mật trong ngôn ngữ hay trong các câu chữ tôi dùng, trong nộ dung tôi giảng. Mới nhìn sơ qua tưởng là dễ hiểu chứ sự thiệt là rất sâu sắc.

Từ lâu rồi tôi đã có ý thức có một số anh em khá, nếu không thì thế hệ sau sẽ nghiên cứu và giải mã ra vì đa số tôi sử dụng phương pháp ám chỉ. Kể cả những người sống bên cạnh tôi, tôi cũng cư xử bằng các ám chỉ chứ không cư xử bằng cách trực tiếp. Ám chỉ qua lời nói, qua cử chỉ, qua cách sinh hoạt. Gần như tôi sử dụng hầu hết là ngôn ngữ ám chỉ.

Quý vị vẫn chưa nói được nội dung thứ hai.

Cô bé Tuệ Tịnh Thanh hỏi thế này : Làm sao khi tiếp xúc với đối tác, mình tự tin mà thuyết phục người ta để có được hợp đồng tốt hay là thành công trong vấn đề giao tiếp ?

Thông thường, khi quý vị chạy đi kiếm sách vở để học về tự tin khi giao tiếp với người khác, quý vị sẽ thấy trong đó có đủ thứ kinh nghiệm : nào là phải giỏi ngoại ngữ, phải giỏi văn, phải giỏi toán, nào là thể hiện mình mình có kiến thức về việc đó… thậm chí còn nói : Tôi quen với thủ tướng chính phủ, tôi quen bộ trưởng bộ ngoại thương, tôi quen bộ trưởng bộ thương mại, tôi quen thống đốc ngân hàng rồi giở bóp lấy hình chìa ra bảo : Đây, hình tôi chụp với thủ tướng, với thống đốc ngân hàng đây. 

Quý vị làm như vậy người ta tin quý vị không ? Có phải làm như vậy là tự tin khi giao tiếp hay không ? Đó là kiểu tính toán của người đời, quý vị đã thấy rồi, bao nhiêu người tính toán lúc được lúc mất, trồi lên sụp xuống – phiền não vô cùng ! Cách thức thể hiện sự tự tin ấy không có căn bản. Tôi gợi ý tới đó cũng khá là chi tiết rồi, quý vị có thể nói thẳng vô vấn đề dùm cho tôi được không ?

-   Alô, con là Tuệ Lực Nhãn, con xin trả lời, có phải thầy đang nói đến việc phát triển trí chủ không ạ ?

-  Cũng không hẳn vậy.

Ví dụ, quý vị có một căn bệnh trong người, bệnh đó cũng đơn giản thôi, quý vị đương nhiên phải đi bác sĩ vì có khi ổng biết chuyện của mình mà trị hết. Thông thường khi mình đến bác sĩ nào thì mình phải tin ông bác sĩ đó. Bây giờ có 4 ông, quý vị mới đến giao tiếp với 4 ông này, trong đó :

- Ông thứ nhất có bằng bác sĩ đàng hoàng.

- Ông thứ hai thì giỏi khí công, biết châm cứu, bấm huyệt và một vài thứ lá cây trên rừng cộng thêm môn nhịn đói. Bệnh gì chữa cũng hết.

-  Ông thứ ba quảng cáo bệnh gì ổng chữa cũng hết.

-  Ông thứ tư thì được Cậu bảy hay mẹ Ngũ hành gì đó trên trời nhập vô và cũng tuyên bố bệnh gì chữa cũng hết.

Vậy thì, trong 4 ông này, quý vị tin ai ? Ai là người làm cho quý vị tin ? Ai là người tự tin nhất khi giao tiếp với quý vị ? Có lẽ người nào tiếp xúc với quý vị cũng đều tự tin là giúp được cho quý vị. Nhưng là một đối tác của 4 ông đó thì quý vị cảm thấy tự tin với ông nào nhất? – Khó ha, không phải dễ!

Một ông là bác sĩ, ổng rất tự tin vì ổng là nhà khoa học mà. Một ông cũng tự tin nhưng tự tin ít hơn vì mình là ông thầy lang, bấm huyệt, hốt thuốc. 

Một ông thì đại diện cho cậu Bảy hay mẹ Ngũ hành gì đó trên trời, cũng tự tin vì mình đang là người cõi trên, mình là cái xác cho người cõi trên dùng. Ông cuối cùng có kinh nghiệm về khí công và nhịn đói cũng thể hiện là mình tự tin. 

Vậy trong số những người thể hiện sự tự tin thì quý vị coi thử người nào có lòng tự tin vững chắc nhất? – Rất khó! 

Tôi đặt quý vị vào tình huống : quý vị là sinh viên mới tốt nghiệp, thậm chí không phải là sinh viên nhưng là thanh niên trong độ tuổi lao động và đang đi làm. Quý vị phải đi tiếp xúc với một số đối tác thì quý vị dựa vào cái gì để tự tin mà làm việc với người ta ?

Câu chuyện người bạn bên Nhật

Hồi hôm tôi có nói chuyện với ông bạn học cũ hồi nhỏ. Ông này qua Nhật mấy chục năm rồi, có cha là người Nhật. Ông kể tuy ông sống ở Nhật mấy chục năm, nuôi nấng các con, nhưng ông chưa hề bước chân vào trường nào của Nhật để học tiếng Nhật. Hai năm đầu mới sang, ông sống nhờ trợ cấp. Sau đó, chính thức vào làm cho hãng Sony, tại một xưởng có 28 người với hệ thống máy móc. Người ta biết ông không hề biết tiếng Nhật cũng không có nghề ngỗng gì nên sắp cho ông vào khâu chỉ cần nhìn thấy cái gì ra là lấy vậy thôi.

Ông ngồi ông nghĩ nghề mình không biết, tiếng mình cũng không biết – mình chẳng biết gì hết thì mình sẽ tin vào cái gì ? Nếu mình không đi làm thì họ sẽ không cho trợ cấp, nếu vậy thì làm sao mà sống ?Ổng không biết dựa vào cái gì để tự tin làm việc. Ổng mới tự nghĩ mình không phải là cái thằng thường, coi vậy chứ mình lanh lợi.

Ông này là bạn học của tôi khi còn thanh niên và quả thật ổng rất là lanh lợi, tốt bụng. Tư cách, nhân cách thì quá chuẩn rồi – rất đàng hoàng ! Chỉ có điều ổng không biết nghề, biết tiếng nên ổng tin là mình thông minh, lanh lợi. Mình ngồi mình dòm miết thế nào cũng biết cái đám này đang làm cái gì ? 

Thế là, anh vừa làm vừa dòm cái miệng người ta nói chuyện, vừa dòm máy chạy, thao tác làm việc. Khi máy bị hư có chuyên viên tới sửa thì anh dòm người ta sửa. Từ đó anh thuộc luôn mấy chữ mang tính chất chuyên môn kỹ thuật và biết sửa luôn khi máy hư. Anh kể có lần dây chuyền hệ thống bị hư, nhóm người đó chưa kêu chuyên gia đến làm thì ảnh tới ảnh sửa, sửa xong thì chạy được. Thế là người ta vỗ tay khen ngợi. Các lần sau cũng vậy, hễ dây chuyền hư là ảnh tới ảnh sửa. 

Ông sếp thấy vậy mới hỏi tại làm sao ông biết sửa, ổng bảo là cái chuyện này dễ lắm hồi ở trong nước VN tôi làm hoài ấy mà ! Chỗ này thì ảnh bảo với tôi là ảnh nói dóc chứ thật sự là anh dựa vào sự chú ý, sự lanh lợi của ảnh, ảnh có khả năng đó cao.

Khi ông sếp của xưởng đó xin nghỉ thì ban lãnh đạo mới quyết định đưa anh này lên làm sếp của xưởng đó. Buồn cười nhất là anh này không biết chữ gì ! Nó cấp cho cái bàn, con dấu, hễ ai xin phép đi đâu, làm gì – tất cả đều phải có chữ ký và con dấu của ảnh thì mới được đi vì ảnh làm sếp mà. Ảnh kể có người xin nghỉ phép vì con bệnh anh biểu người ta làm đơn, khi đưa đóng dấu thì anh bảo người ta đọc xem họ viết cái gì trong đó. Người ta hỏi bộ ông không biết đọc à ? Ổng bảo không tao ở VN qua, tao không biết tiếng, tao không có học chữ nào hết ! Thôi mày đọc tao nghe đi tao hiểu à. Người Nhật kia sau khi đọc xong, ổng bảo ok đưa đây tao kí. 

Ảnh làm việc rất giỏi, rất nhiệt tình, rất tốt được nhiều người tin tưởng mặc dù không biết chữ. Cái đám Sony đó, đi đâu họp cũng bắt ảnh đi họp. Anh bảo tôi có hiểu gì đâu mà bắt tôi đi họp, nhưng ảnh kể ảnh dòm miệng dòm mắt là ảnh đoán được hết. Cái cơ bản là mình ráng để ý, ráng học và làm tốt thì người ta tưởng mình. 

Một thời gian sau họ giao cho ảnh cũng nhiều việc, thu nhập cũng khá, một tháng được 100 nghìn yen. Mấy đứa con đi học đủ thứ cuối cùng không đủ sống, ảnh nuôi hết, mua nhà mua cửa trên cái đồi nên vừa rồi ở trên cái đồi nên được an toàn. 

Bây giờ ảnh lắm ăn chỉ nhờ cái miệng, không có cơ sở, nhân viên gì hết, tất cả dùng điện thoại không. Cơ quan thuế thấy anh thu nhập cap, đến hỏi thăm văn phòng, bến bãi, nhân viên đâu. Anh thưa không có. Người ta lại hỏi vậy chứ anh làm bằng cái gì. Anh bảo tôi làm bằng cái miệng của tôi thôi. Tôi có bao nhiêu tôi khai với mấy ông như vậy. Người ta ngạc nhiên thấy doanh số cao mà chẳng có văn phòng, cơ quan gì cả. Câu chuyện đại khái như vậy. 

Một người đứng đầu một xưởng máy của Sony, một chữ tiếng Nhật cũng không biết mà người ta vẫn tự tin, từ một nhân viên quèn được nâng lên làm quản trị trong một thời gian ngắn, vậy thì anh đó rõ ràng thể hiện sự tự tin của mình. Anh không dựa vào nghề nghiệp, không dựa vào việc biết tiếng Nhật.

Đó là phần tôi bổ sung thêm cho câu hỏi của Tuệ Tịnh Thanh về vấn đề làm sao thể hiện được mình có một niềm tin, có sự tự tin khi giao tiếp với cộng đồng, đối tác làm ăn? Quý vị hãy nhớ như vậy chứ đừng có dựa vào quan hệ quen biết thủ tướng với cả thống đốc. Đó chỉ là vấn đề phụ thôi.

Ngay trong thâm tâm, mình tự tin rằng, dù  ít hay nhiều thì mình cũng có chút giá trị đóng góp cho người khác


Những gì Hg Duy Trung Y1 đã chia sẻ với quý vị thuộc về kinh nghiệm, về kỹ thuật chuyên môn. Còn tôi chia sẻ cho quý vị là phải dựa vào bản chất. Bản chất đó là bản chất gì? Ngay trong thâm tâm, mình tự tin rằng, dù  ít hay nhiều thì mình cũng có chút giá trị đóng góp cho người khác. Hãy tin vào một chút khả năng chia sẻ cho người khác, khả năng làm cho người ta cười, khả năng làm cho người ta vui, khả năng làm cho người ta hết buồn, khả năng làm cho người ta kể chuyện riêng tư của người ta ra để người ta đỡ bị stress hay khả năng khai mở cho người ta về tâm hồn. Mà quý vị đang học khả năng khai mở tâm hồn nên đối với quý vị rất dễ. 

Tôi nói tối thiểu là từ trong đáy lòng mình tin rằng mình có thể đem lại lợi ích nhỏ nhất cho người khác – niềm vui nhỏ nhất hay niềm tin nhỏ nhất cho người khác. Anh hãy tin tôi, mặc dù bây giờ anh chưa hiểu tôi, anh chưa biết tôi, anh thấy tôi có vẻ như kẻ vô dụng. - Nhưng trong bụng mình, trong thâm tâm mình nghĩ rằng một ngày đó mình sẽ thể hiện được mình là người có lợi chẳng những cho mình mà còn cho người khác. Không phải tôi là người làm phiền người khác, không phải tôi đến nước Nhật là anh phải nuôi tôi. Một ngày nào đó anh sẽ hiểu, sẽ thấy, sẽ biết tôi là người có lợi cho anh mặc dù bây giờ nhìn qua thì tôi hai bàn trắng, không biết chữ, không biết nghề.

Đó chính là nền tảng giúp cho chúng ta tự tin khi chúng ta tiếp xúc với người khác.

Câu chuyện một vị sư học tiến sĩ Phật học

Chuyện anh mua bằng giả, rồi anh in card visit tôi là tiến sĩ này, tiến sĩ nọ, tốt nghiệp đại học này, đại học nọ. Tất cả đều chẳng có giá trị gì.

Hồi tôi ở bên Ấn độ, tôi có gặp 108 vị sư đang theo học tiến sĩ phật học tại đó. Trong số đó có rất ít vị học căn bản và nghiêm túc còn đa số là học hổng chân hết! Thì có một vị trong số các vị học căn bản và nghiêm túc đó tìm đến và trò chuyện với tôi :

-  Thầy Duy Tuệ coi dùm tôi, tôi tốt nghiệp xong, tôi có cách thức gì đóng góp cho Phật giáo VN không? 

Tôi mới bảo:

-  Thầy có một cái sở học rất tốt, nhưng mà thầy thật sự có đóng góp gì cho đạo pháp trong nước thì tôi có ý kiến như thế này.

Tôi nói rất nghiêm túc:

-  Sau khi thầy tốt nghiệp tiến sĩ xong thì việc đầu tiên là thầy phải đi chơi vòng vòng mấy cái núi ở Ấn độ chừng một hai năm. Rồi sau đó, đem cái bằng về đốt, không đốt cái bản copy mà đốt cái bằng thiệt đó, đốt đi mà không để lại dấu vết. Sau hai năm dạo núi rừng và đốt luôn cái bằng thiệt, thầy trở về nước và không được nói với ai là mình có bằng tiến sĩ phật học, cũng không cho ai biết mình là tiến sĩ phật học, thì lúc ấy thầy có khả năng đóng góp cho đất nước và đạo pháp.

Tôi nói xong, ổng ngồi làm thinh, ổng gật đầu. Tôi nói tiếp :

-  Tại sao tôi phải góp ý cho thầy như vậy? Bởi vì người không có bản lĩnh, người giả mới muốn giơ cái bằng thật ra. Còn người thật thì phải đốt luôn cái bằng thật. Không cho ai biết là mình có bằng cấp gì thì mới gọi là người thật. 

Lúc đó mình đóng góp là đóng góp từ tâm hồn của mình chứ không dựa vào bằng cấp. Anh còn lòe cái bằng, nhất là trong ngành phật học, thì cái đó vô cùng xoàng xĩnh. Một người trụ trì dốt nát, không bằng cấp nuôi anh ăn học, anh có bằng cấp không có nghĩa là anh hơn người đó. Cho nên cái chỗ làm cho mình tự tin không phải cái bên ngoài mà là cái tâm hồn bên trong, cái ý nguyện của anh.

Tôi nhắc lại hai yếu tố : Một yếu tố mà quý vị đã phát biểu cộng thêm yếu tố làm cho mình tự tin – mình tin vào khả năng tối thiểu của mình là mình làm cho người khác vui trong mối quan hện giữa mình và người ta. Đó là điều kiện mang tính chất bản chất để giúp cho chúng ta tự tin trong tất cả mọi quan hệ chứ không chỉ quan hệ mua bán kinh doanh. 


Dĩ nhiên trong quá trình mua bán kinh doanh anh cũng phải thể hiện một vài hình thức bên ngoài, cái đó cần phải có, nhưng bản chất bên trong mới là cái quyết định và cái đó có thể người ta không thấy được. Anh chỉ âm thầm thực hiện, anh theo đuổi nó, anh tin vào tính trung thực của anh, anh tin vào quyết tâm của anh, anh tin vào lòng thiện của anh, anh tin vào cái gì đó mà anh có thể làm cho người ta vui. Và, anh tin rằng anh sẽ là người bạn tốt của người kia và anh tin rằng người kia không bị lầm khi chơi với anh. Anh tự mình cam đoan rằng người kia không bị lầm khi quan hệ với anh, mặc dù người ta chưa hiểu mình nhưng rồi người ta sẽ hiểu mình. Đó là những bản chất rất căn bản, rất quan trọng để cho anh tự tin. Giống như hiền giả Minh Triết, có thể anh ăn nói dở, anh trình bày dở, anh còn thiếu thốn nhiều thứ nhưng anh có một sự tự tin là anh sẽ có những đóng góp tốt cho những người quan hệ với anh. Chính cái đó làm cho anh tự tin trong giao tiếp. 

Cũng như bây giờ, tôi không cần chứng minh bất cứ cái gì để thuyết phục ai tin tôi, tôi không cần chuyện đó và từ xưa tới giờ tôi cũng không bao giờ làm chuyện đó! Tôi cứ nói ngang ngang vậy đó, anh nghe được thì nghe, không được thì thôi! Nhưng trong lòng, trong sâu thẳm tôi biết rất rõ là bất kể ai quan hệ với tôi thì dứt khoát trước sau gì cuộc đời của họ sẽ rất tốt đẹp, trước sau gì cuộc đời của họ cũng sẽ thay đổi, trước sau gì hoàn cảnh gia đình của họ sẽ khá hơn. Và tôi rất tự tin vào chuyện ấy bởi tôi có đầy đủ tấm lòng, tôi âm thầm cư xử với họ như vậy. Không bao giờ trong lòng mình cho phép mình không nghĩ đến niềm vui của người khác mà chỉ nghĩ tới mình không. 


Mà gần như chỉ có một chiều mà thôi là làm sao cho người ta vui, còn chiều ngược lại thì không cần. Và chính cái đó tạo cho mình sự tự tin trong cuộc sống của mình.


Trích Master Duy Tuệ - Ánh Sáng Kỳ Diệu & Bóng Tối Điên Đảo - 26.4.2011 (* Tựa đề do người ghi tạm đặt)