"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

124 - Ánh Sáng Diệu Kỳ và Bóng Tối Điên Đảo



Từ vấn đề sách vở và sự tưởng tượng

Hôm qua tôi đến cửa hàng của vợ chồng Hg Duy Hiển Trí Phật & Ái Tuệ, tình cờ tôi nhìn thấy một quyển sách trên bàn mà hồi xua Ái Tuệ mua ở đâu về, cuốn sách cho những người  bước đầu học Phật. Tôi mới lấy và xem thử trong đó họ nói cái gì.

Tôi xem mục lục xem mấy cái hình chụp phía trước, rồi tôi mới tự hỏi thế này : Không biết những sách vở ngày xưa đúng sai tới cỡ nào, cũng không biết có ủy ban khoa học nào thẩm định chưa mà bao nhiêu tiền của của bá tánh dồn lại lập viện này, viện khác, rồi nuôi hàng trăn ngàn cái chùa, hàng trăm cái viện nghiên cứu? Người viết, người giảng cứ nghĩ mình thông đạt, còn người nghe thì không hiểu gì!

Tôi tự đặt câu hỏi không biết trong này có gì thật sự giá trị không hay tất cả những giá trị trong này chỉ toàn là sự tưởng tưởng và không có liên quan gì đến đời sống ? Giống như mình nói chuyện trên sao Hỏa vậy! Mà có nói chuyện trên sao Hỏa thì các nhà khoa học cũng phải tốn hàng triệu đô la để lên đó nghiên cứu, thu thập tài liệu, tìm ra các dấu vết xem có vàng bạc, hay có khả năng sống hay không để đưa con người lên ở. Không lẽ người ta bỏ ra hàng tỷ đô la để nghiên cứu về một chuyện thần tiên do một cuốn sách đâu đâu đề cập tới mà không có bất cứ bằng chứng gì hay sao?

Qua đó tôi mới thấy tội nghiệp, rất tội nghiệp cho những người tin vào đó và bỏ tiền, bỏ bạc ra phụng sự mà không hề biết là nó có giá trị gì hay không?

Tôi đọc tiếp vào phần mục lục và tôi thấy toàn là sự tưởng tượng ở trong đó. Họ đặt ra hết khái niệm này đến khái niệm kia rồi tưởng tượng. Quý vị cũng đã thấy rõ rồi, ở trong tôn giáo thì tưởng tượng rất thành công còn trong chính trị xã hội thì tưởng tượng một thời gian, cuối cũng thất bại hết, không còn ai theo nữa. Anh không thể xây dựng một cái gì đó do mình tưởng tượng ra rồi bắt mọi người đổ tiền, đổ bạc, đổ công sức ra xây dựng được. Anh nói rằng cái đó dứt khoát phù hợp mà không có cái gì chứng minh được cả ! Rồi bảo bây giờ hi sinh đời này cho sự tưởng tượng ấy, rồi tiếp tục hi sinh đời nữa cho sự tưởng tưởng ấy. Mà đâu phải ai cũng hi sinh – toàn người ngu với người yếu thế hi sinh thôi. Còn người quản lí công trình khái niệm tưởng tượng đó thì ăn uống đầy đủ, dư thừa và được nhiều người kính trọng.

Nghĩ lại tôi rất là đau buồn, đau buồn lắm ! Các loại sách vở đó nên đốt hết đi là vừa. Nguy hiểm quá, nó còn tạo ra sự cố chấp, cực đoan kinh khủng. Bởi vì sự tưởng tượng làm cho đầu óc những người đi theo và nghiên cứu con đường này cực kì cực đoan, họ sẵn sàng chết cho sự tưởng tượng ấy. Tôi thấy thân phận con người thật là tội nghiệp, không bao giờ dám nhìn thẳng vào sự thật để cải thiện sự thật sao cho nó phục vụ đời sống của mình, giữa mình và sự thật ấy thống nhất với nhau?

Người ta rất dễ sai khiến và lấy tiền của những người say mê tưởng tượng chứ có ai lấy được tiền của các nhà khoa học. Không có ai dụ dỗ được các nhà khoa học hay có đầu óc khoa học một chút. Vì vậy, những người sống theo thuyết tưởng tượng sẵn sàng tìm mọi cách ám sát hết những nhà khoa học hay có đầu óc khoa học. Hoặc họ vận động quần chúng ngu muội lên án và chống lại những người có đầu óc cải tổ - chuyện này trong tôn giáo rất mạnh và xảy ra thường xuyên. Cho nên loài người còn có rất nhiều người phải nói là đáng thương thật chứ không phải bình thường đâu,  rất là đáng thương!




Tới Phần Sáng và Phần Tối trong đầu óc

Trong đầu óc con người có phần tối và phần sáng, phần tối rất mạnh và phần sáng cũng rất mạnh. Bình thường thì phần sáng cũng đã sáng ở một mức độ để mình đủ sống nhưng nếu mình không có ý thức phát triển phần sáng cho nhiều thì nó sẽ bị phần tối (u mê) dẫn dắt nhiều hơn.

Khi quý vị học phương pháp mà tôi đang hướng dẫn, chúng ta nghiên cứu toàn bộ phần sáng và tác động của phần tối trong đầu óc để tách cuộc sống của chúng ta ra khỏi dòng thác do phần tối lôi cuốn vì đời sống tinh thần của chúng ta quyết định hết tất cả.

Phần Tối

Quý vị thấy phần tối hay nghĩ tới, hay dắt mình tới những hành động rất tham lam, cụ thể thì cụ thể nhưng cụ thể mang tính tham lam, còn sống thì theo tinh thần tưởng tượng, cực đoan. Phần tối có hai phần: phần cực đoan chạy theo đời sống tưởng tượng, sẵn sàng chết cho tưởng tượng và phần ngược lại là bị lôi cuốn vào một thực tế tham lam quá đáng. Ví dụ, phần tối dẫn dắt anh đến sự tưởng tượng là có giải thoát, có một thiên đàng ngoài cuộc đời này, có một kiếp sau tốt đẹp hơn bây giờ và anh khuyến khích mọi người nên thấy giống như anh thấy. Anh rất cực đoan, ai nói đụng tới chuyện này thì anh chửi anh chống, anh xúi giục người khác chống đối. Cực đoan ghê lắm!

Phần tối này còn có đường đi khác, nó lôi cuốn anh vào một hoạt động tham lam không còn biết đến liêm sỉ và xấu hổ. Một mặt, anh mặc quần, mặc áo, anh làm hình thức, anh dẫn người ta đi tìm chân lí. Nhưng mặt khác, anh đi kiếm đất đai, anh vận động xây cho anh chỗ này chỗ kia để anh tu hành. Tôi nghĩ rằng những nhà tu hành hiện nay có đất đai nhiều lắm, tôi biết một ông Thượng tọa khá nổi tiếng trong nước, sơ sơ thôi cũng có 7 cái sổ đỏ. Anh dụ quần chúng đi theo một lí tưởng ở kiếp sau, một thế giới nằm ngoài hành tinh này. Đồng thời, anh đi kiếm sổ đỏ, ai dám đụng tới sổ đỏ này là anh sẵn sàng chết sống.

Đó chính là cách thức mà phần tối dẫn dắt con người : sống cực đoan theo một cái nhìn tưởng tượng và rất tham lam không còn biết xấu hổ là gì, không còn biết nhân cách là gì. Một người sống bằng đầu óc như vậy thì không thể nào nói là anh có niềm vui, có hạnh phúc được. Chắc chắn không bao giờ có được nhưng lúc nào anh cũng thể hiện ra là anh có hạnh phúc, anh có lí tưởng anh là người giải thoát. Anh đi tìm con đường giải thoát để anh tới bờ bên kia mà anh tối ngày cứ chạy đi tìm sổ đỏ !?  Bây giờ mà truy lùng hết thì tôi không biết là có bao nhiêu sư, bao nhiêu ni cô là có sổ đỏ ? Anh đi tu mà anh kiếm sổ đỏ để làm gì ? Anh đi tìm đường giải thoát để anh qua bến bờ bên kia thì anh kiếm sổ đỏ để làm gì ? Cho nên, quý vị hiền giả Minh triết đi học Minh triết để tìm con đường giải phóng đời sống tinh thần của mình làm sao cho tinh thần tự do với sự tưởng tượng, với sự tham lam không còn biết xấu hổ là gì. Chứ không phải học cho đầu óc tự do mênh mông để rồi chúng ta lại lao vào chộp giật!

Phần Sáng

Phần sáng không cho phép người nào theo con đường mở phần sáng chạy theo con đường chộp giật nhưng cho phép anh đủ sống, đủ xài và cho phép anh không phải quan tâm đến chuyện tiền bạc. Nó luôn luôn dẫn anh tới việc duy trì và củng cố ánh sáng thì tự việc ấy có phép nhiệm màu cho anh tồn tại về mặt vật chất. Anh dùng phần tối để tính toán cũng chỉ khổ thân anh thôi. Còn phần sáng không cho phép anh tính toán, nó cung cấp cho anh đủ sống hoài, anh không cần phải tính.

Khi nói tới bến bờ cũng là để chỉ Phần Sáng tronng đầu óc chúng ta.

Tất cả hiền giả Minh triết mới và cũ phải kiên quyết phát triển phần sáng, không đi theo lối mòn của nhân loại, không lấy sự giàu có làm thước đo thành bại cuộc đời mình. Người ta có tiền nhiều, có viết sách ca ngợi sự giàu sang phú quý thì cũng kệ người ta. Nó không khác gì con cá đẹp đang bơi trong cái chậu mà quý vị nhốt trong nhà để nhìn ngắm. Tiếng cười của những người đang bị phần tối điều hành khác với tiếng cười của những người do phần sáng điều hành đời sống của họ. Nên quý vị hết sức tránh không để phần tối hoạt động trong đầu óc.

 Khi nói đến bến bờ, tôi tạm mượn từ bến bờ trong Phật giáo, vì chúng ta bị ảnh hưởng nhiều trong Phật giáo, để chỉ phần sáng trong đầu óc của chúng ta. Quý vị hãy tự kiểm điểm trong đầu óc của mình xem mình có đang thèm miếng đất, cái nhà hay cái gì đó mà nhất là đất và nhà. Mình cho là nếu không mua được miếng đất thì coi như cuộc đời mình thất bại. Mình nằm chiêm bao thấy đất hoài, trúng đất hoài vì mình mơ ước kiếm miếng đất. Chúng ta phải kiểm soát hết tất cả các tình huống thèm muốn trong đấu óc. Sự thèm muốn nào lâu lâu hiện ra thì phải hiểu là phần đó bị phần tối chen vào. Một trong những hiện tượng phần tối chen vào là lâu lâu trong đầu chúng ta nghĩ tới cái gì đó, thấy thèm thuồng nó và muốn có nó. Đó là dấu hiệu của phần tối xen vào.


Cách thức gầy dựng

Chúng ta vừa trao đổi với nhau về hai yếu tố.

Yếu tố thứ nhất, lòng tự nguyện cống hiến khả năng của mình về tinh thần lẫn vật chất, tóm lại là cống hiến năng lực hay kết quả làm việc học tập cho xã hội, tức là mình là con người của xã hội, là con người chung của nhân loại, của dân tộc, cộng với lòng trung thực là nền tảng lập nghiệp, là tài sản chân chính nhất mà ai cũng có.

Nếu tài sản này trời chưa ban thì chúng ta hãy trồng hạt giống này vào mảnh vườn thánh thiện của chúng ta, tức là chúng gieo ý tưởng, ý niệm vào và trồng nó, giống như Hg Duy Chính Niệm đã từng viết lại trong nhật kí vậy. Dĩ nhiên trong mảnh vườn thánh thiện ấy đã bao gồm lòng thương và lòng trắc ẩn với nhân loại. Nếu chưa có thì chúng ta tập.

Tuy nhiên có rất nhiều người tập chỉ để đạt mục tiêu, khi đạt được rồi thì quên hết không còn nhớ nữa. Lúc gian khổ, có thể nói anh là người gương mẫu hi sinh, sau khi hoàn cảnh đất nước khác đi, cuối cùng anh cũng thay đổi, anh cũng đi kiếm chác : kiếm cơm, kiếm nhà cử, kiếm bồ bịch. Khi được đòi hỏi bước sang một sự hi sinh khác, anh không còn khả năng hi sinh nữa, anh bảo thôi tới đây được rồi, anh bắt đầu đi chiếm hữu – Rất nhiều người như vậy! Sự thay đổi của lòng người đầy rẫy ra như vậy đó, quý vị cũng biết hết cả rồi! Nhưng hiền giả Minh Triết thì ráng duy trì mãi mãi, không cho phép sự thay đổi này xảy ra.

Yếu tố thứ hai, lúc nào chúng ta cũng phải tin rằng chúng ta là người tốt, là người có ích cho người khác. Sự tin tưởng tuyệt đối này giúp cho chúng ta tự tin trong tất cả các mối quan hệ của mình.


Và đây là cũng hai yếu tố cơ bản của của người đặt được tinh thần gọi là tinh thần đã đến bến bờ.

Tập cho

Nói tới đời sống của người đã đến bến bờ tức là nói tới đời sống tinh thần hay trạng thái tinh thần chứ không phải nói đến điều kiện vật chất, tuổi tác, hoàn cảnh, không gian thời gian.

Chúng ta phải chú ý phân biệt, có nhiều tình huống đầu óc sung mãn, đầu óc bình an như người sống ở nông thôn, miền núi thậm chí một số người sống ở thành thị có đầu óc rất tốt, họ không có gì phải suy tư, lo lắng hay buồn phiền. Tuy nhiên, đầu óc tốt đó hoàn toàn không mang tính chất đầu óc tốt thứ thiệt của người có tinh thần đến bến bờ.

Đến bến bờ, tức là đến đây anh không cần phải lo cho phần riêng của anh nữa mà anh lo tới phần cho, phần giúp thiên hạ. Anh phải thông minh, khỏe mạnh, sung mãn trong đầu óc và thực hiện hành động cho. Nếu anh không thực hiện hành động cho thì tự anh tố cáo anh là đồ dỏm. Tất cả hiền giả Minh Triết phải tập cho, đối với các cháu nhỏ tôi còn hướng dẫn các cháu tập cho, thì người lớn càng phải tập cho mạnh hơn nữa. Kiếm được thứ gì cho được thì cứ cho, cho mà không nói phước đức, phước báu gì hết ! Chuyện cho để có phước báu là chuyện dụ dỗ của mất ông tuy sĩ thuộc loại thấp kém. 

Cho không phải là sự trao đổi để anh lấy lại bằng vật chất hay tinh thần một cách cụ thể nào đó. Cho là cho thôi chứ không nói chuyện lấy. Khi mới vào học để khuyến khích anh thì tôi bảo muốn có nhiều thì cho nhiều, còn dĩ nhiên cho nhiều thì có nhiều. Đến khi quý vị khá rồi, học lên cao thì tôi không nói chuyện có nhiều, được gì nữa mà anh phải tập cho : cho nụ cười, cho sự dễ chịu, cho lời nói ngọt ngào minh bạch, cho mối quan hệ rõ ràng, cho mược tiền bạc khi cần thiết, cho luôn khi cần thiết, giúp đỡ người này người kia hết sức hồn nhiên, không cần ai xin, ai hỏi. Giai đoạn này anh đã nhận thức được đầy đủ rồi thì bắt đầu cho, anh tập cho như vậy anh sẽ thấy là cho hoài không hết, và quả đúng thật là như vậy.

Anh còn ngồi nghĩ chuyện lấy vào tức là vùng tối của mình đang hoạt động như một con ma đói, tuy nó là con ma đói nhưng nó không đói thật, nó dư nhưng nó vẫn thấy thiếu, vẫn thấy cần thêm.

Chúng ta phải hành động để tập cho đầu óc đi vào trạng thái mà ở đó suối nguồn tuôn chảy ra để cho và không dùng đầu óc kinh nghiệm tính toán mình làm cái này hay cái kia là hợp lí. Nếu tính toán và cho là hợp lí thì nghĩ cho cùng chẳng có cái gì hợp lí hay không hợp lí. Khi bỏ sự cân nhắc qua một bên, chúng ta mới thấy sự mầu nhiệm của cuộc sống : nó sinh ra, vận hành và mất đi. Nó vận hành trong một cái lực và luật mầu nhiệm nằm ngoài sự tính toán của con người.   


Trích Master Duy Tuệ - Ánh Sáng Kỳ Diệu & Bóng Tối Điên Đảo - 26.4.2011 


Xem thêm bài: Hãy Sống Như Là Người Đã Đến Bến Bờ [1] và Hãy Sống Như Là Người Đã Đến Bến Bờ [2]