"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

CHIẾC MÁY ẢNH LINH THIÊNG CỦA ĐẦU ÓC




(Bài giảng cho BBT ngày 28.11.2012)

Trước khi đi vào việc chính là biên tập, tôi kể lại chuyện hôm qua tôi đi bơi ở biển. Nước biển rất êm và mặt biển rất đẹp. Tôi bơi vòng thứ nhất, vòng thứ hai, vòng thứ ba được 900m. Trong lúc đang bơi vòng thứ nhất từ trong ra, tôi thử tập một bài: Tôi tự hỏi là mình đang nhìn mặt biển, cặp mắt mình đang nhìn mặt biển, hay mặt biển đang gửi cái ảnh của nó vào trong ánh sáng nhìn thấy của đầu óc mình thông qua hai cái lens (ống kính) là hai con mắt? 

Khi đặt câu hỏi như vậy thì tôi bơi rất nhẹ. Và tôi chỉnh lại toàn bộ đầu óc không để cho nó hoạt động gì cả, ngoài vấn đề tôi đặt câu hỏi như vậy. Rồi tôi để ý xem có chuyện gì xảy ra không trong khi vẫn nhìn không chớp mắt trên mặt biển và bơi rất nhẹ nhàng. Và tôi thấy rất thú vị, hết sức thú vị. 

Sau đó tôi bơi trở lại bình thường để bơi chạm tới hàng phao bên ngoài và bơi vào. Trong quá trình bơi vào, tôi xử lý sự trải nghiệm vừa rồi. Tôi đặt tình huống như sau: 

Thân máy ảnh tốt thì hình chụp mới rõ nét và đẹp

Tôi nhớ khi chơi máy ảnh Canon 5D Mark II với ba loại ống kính khác nhau: một cái 100-400mm, dài, vừa để chụp landscape (phong cảnh), vừa chụp động vật, vừa cận cảnh cả trên hoa hay động vật; một cái 16-35mm là quay tốt nhất, quay một góc 140 độ để chụp landscape; còn cái phổ biến là 24-105mm thì chụp sao cũng được, chụp chân dung cũng được, chụp phong cảnh cũng được. Khi mình chụp thì phải điều chỉnh tốc độ, điều chỉnh khẩu độ, điều chỉnh ánh sáng trên thân máy, rồi mình cũng chỉnh luôn cả ống kính. Nếu là buổi chiều thì mình cho nó rõ hơn, buổi tối mình cho rõ hơn nữa. Có thể mình chụp bình thường, chụp thông thường chứ không phải chụp auto (tự động), rồi sau mình chỉnh theo ý muốn của mình, muốn lấy màu sắc gì tùy ý. Còn nếu chụp ban đêm thì tốc độ rất chậm, ống kính đi rất chậm nên không để rung máy ảnh, phải có chân giữ. Máy ảnh phổ biến hiện nay, thuộc loại Pro (chuyên nghiệp) tương đương với Nikon D800 thì giá của cái thân máy, giá xoàng xoàng thôi cũng khoảng 3.300 USD đến 3.500 USD. Trong  khi các máy Canon khác không phải Pro thì rẻ hơn. Mà cũng có loại Canon Pro nhưng không phải là 5D. Nó cũng có Mark II, III, IV với giá của thân máy vào khoảng 7.000 đến 8.000 USD. Những máy này không có chế độ auto, hoàn toàn chụp manual (bằng tay). 

Thì tôi tự hỏi là, các thân máy chụp hình này có giá khác nhau là vì lý do nào? Và các lens đó giá cả cũng khác nhau, lý do nào? Với 1 cái lens thật tốt giá 2.000 - 3.000 USD. Ví dụ một cái lens để chụp chân dung chẳng hạn, giá hơn 2.000 USD, cỡ khoảng 60mm chuyên chụp chân dung cho các cô hoa hậu, người mẫu... Mà cái lens đó thì không thể đi với cái thân máy thường được. Cái thân máy xoàng không thể lên hình đẹp. Trong khi đó, tôi đã từng đi so sánh thử với cái Leica của Đức. Quí vị nào dùng máy ảnh sẽ biết, cái Leica của Đức nhỏ hơn Canon và Nikon nhưng nó là cái Pro, giá tối thiểu cũng 7.000 USD. Còn ống kính của nó giá từ 20.000 USD đến 40.000 USD. Nhưng thân máy đó mà lắp với 1 ống kính bình thường thì cũng có giá là 7.000 USD. Tôi lấy cái máy đó so với máy Canon Pro (hồi trước tôi đi du lịch với cái máy 5D, bây giờ mới nhất là Mark III), để cùng một khoảng cách, một độ ánh sáng, cùng một chế độ chụp, cùng thời gian chụp. Tôi nhờ một người cùng chụp trên một vật thể. Tức là ông ấy đứng chụp ở một vị trí, tôi cũng chạy qua vị trí đó tôi chụp. Thử chụp 10 lần trên 10 đối tượng khác nhau và đem ra so sánh thì rõ ràng, hình của máy ảnh Leica đưa ra hết sức độc đáo. Trong khi đó, độ nét của máy Pro Canon so với máy Leica chuẩn thì có độ chênh lệch vào khoảng 8/10 hay 7/10 nhưng độ nét của Leica rất hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Lúc bấy giờ, tôi cảm thấy cái Canon Pro mà mình hay chơi, rửa hình ra thì rất thích, so với cái máy Leica này đã chênh lệch quá rồi, mình cảm thấy tự nhiên mấy hình trước của Canon không còn hấp dẫn nữa. 

Bây giờ vấn đề tôi đặt ra là: Khi người ta khen hình này đẹp, hình kia đẹp thì ý người ta muốn nói gì? Tôi cho rằng đó là do độ nét hay độ phân giải của nó, lấy đó làm chuẩn. Và nếu trên cùng một vật thể, cùng một thời điểm, cùng một độ ánh sáng, chúng ta chỉ dùng máy của Canon với các loại ống kính khác nhau, body khác nhau thì độ nét của chúng đã khác nhau. Còn so sánh chất lượng giữa Canon, Nikon với Leica khi chụp trên một vật thể cũng cùng ánh sáng, thời điểm, vị trí đứng thì độ nét cũng khác nhau. Thường cái nào đắt tiền nhất thì cái đó nét nhất. Mà như vậy, chúng ta khen tấm hình đẹp nghĩa là nó nét, quá nét nhưng ít khi nào chúng ta nghĩ tới cái ống kính và thân máy, chúng ta chỉ chăm chú vào cái hình thôi. Ít khi chúng ta tự hỏi cái hình này chụp ở ống kính nào, máy chụp hình nào, máy camera nào, cái lens nào, ống kính gì mà nó lên được thế này. Tôi tự liên đới là khi mình chú ý vào vật thể là mình phóng cái nhìn ra hay là cái đầu mình chỉ là trung tâm ánh sáng và cái vật thể kia nó phóng ánh sáng vào trung tâm ánh sáng của mình qua hai cái lens là hai con mắt của mình? 

Trường hợp mắt mình hỏng thì mình có thể nhờ âm thanh, nhờ vật thể bên ngoài phát ra âm thanh, phát ra tiếng động thì trung tâm phát ánh sáng thấy của mình cũng là nơi tiếp nhận âm thanh, thay vì tiếp nhận ánh sáng của vật thể thì tiếp nhận âm thanh của vật thể. Ví dụ như một quả bom nổ hay khi người ta bắn phoá hoa. Thông thường chúng ta thấy pháo hoa nổ thì chúng ta thấy ánh sáng nó phóng ra trước, sau đó mới thấy âm thanh nó nổ sau. Tôi đặt câu hỏi là: Con mắt mình nhìn ra chỗ bắn pháo hoa hay con mắt mình là cái lens và cái đầu mình là trung tâm phát ánh sáng thấy, phát qua cái lens, có vị trí, chức năng giống như chiếc máy ảnh. Bên kia người ta đốt pháo hoa thì tự nhiên ánh sáng bên kia phóng vào bên này. Vậy, nó phóng vào hay mắt mình phóng ra? Đó là một câu hỏi. Bây giờ nếu mắt mình phóng ra thì mình biết người ta bắn pháo hoa, có màu sắc, ít nhất là mình biết bắn pháo hoa sau đó mình nghe tiếng nổ. Vậy câu hỏi tiếp theo của tôi là: Nếu mắt chúng ta mù thì trung tâm ánh sáng thấy của chúng ta sẽ làm việc làm sao? Trung tâm ánh sáng thấy sẽ thông qua cái lens thứ 2. Đó là hai lỗ tai. Âm thanh phóng vào lỗ tai và trung tâm ánh sáng thấy sẽ biết đó là pháo hoa đang bắn đâu đó gần đây, hay trước mặt mình. 

Bây giờ trở lại so sánh với máy chiếu, máy ảnh. Tôi lấy mấy cái máy ảnh mà tôi cho là đắt tiền nhất, cả body cả lens là 50.000 USD, có cái lên đến 70.000 USD. Sắp xếp theo thứ tự chất lượng và giá tiền rồi đem chụp pháo hoa đó. Khi chụp, chúng ta mới thấy bức tranh một chiều thôi, trên mặt phẳng đó thôi, chứ thực tế thì không phải vậy. Khi mình chụp thì mình thấy cái mặt phẳng, chứ thực tế mắt thường mình thấy nó không còn là mặt phẳng, không phải là mặt phẳng. Chỉ với cái mặt phẳng không thôi mà một cái máy 50.000 - 70.000 USD lấy cái hình vào thì mình thấy đẹp, độ nét nó nét đến mức nào. Và tôi mới đặt tiếp vấn đề, chắc chắn, mắt thường chúng ta nhìn các vật ở trước mắt hay những vật ở trước mắt chúng ta phóng cái ảnh của chúng vào trong trung tâm thấy của chúng ta, thì đương nhiên có sự trung thực là hình ảnh đó có ba chiều, bốn chiều, chứ không phải là một mặt phẳng, nhưng độ nét của hình ảnh của nó đi vào trong trung tâm thấy của mình thông qua cái “lens” là hai con mắt của mình, thì không thể bằng cái lens của loại máy chụp hình hiện đại cao cấp nhất. Dứt khoát, con mắt mình, con mắt thường của mình không thể nào có được độ nét giống như cái máy ảnh, cái bộ đệm, cái “lens” người ta chế tạo ra.

Tôi lấy một cái ví dụ, cũng là cái pháo hoa nó bắn như thế nhưng để một máy ảnh thật tốt chụp chậm, rồi đưa ngay lên màn hình thì chúng ta sẽ thấy độ nét của nó hoàn toàn khác độ nét mà mắt thường chúng ta nhìn vào. Chúng ta được ở chỗ là chúng ta thấy nhiều chiều, nhưng chúng ta không thể có được độ nét bằng cái máy ảnh đang lấy hình vào. Hay chúng ta nhìn hòn núi ở xa xa, chúng ta thấy, con mắt thường chúng ta không thể thấy rõ được. Nói ngược lại, ảnh của ngọn núi xa xa phóng tới, nó vào lăng kính cặp mắt chúng ta, vào trung tâm thấy trong não, giúp cho não thấy cái bức ảnh của cái ngọn núi kia với nhiều chiều, nhiều góc cạnh, nhưng độ nét không thể rõ được. Trong khi đó, nếu chúng ta dùng cái máy ảnh ống kính thật dài và thật hiện đại để chụp, mặt dù chỉ có một chiều thôi, mặt phẳng thôi nhưng độ nét của nó rất tuyệt hảo. Hoặc là chúng ta nhìn lên bầu trời cũng vậy, khi chúng ta chụp mây thì độ nét của máy ảnh hiện đại là chúng ta nhìn thấy từng sợi mây bay, nhưng mắt thường chúng ta nhìn thì chỉ thấy một khối mây, chứ chúng ta không thể thấy những sợi chỉ mây bay trên bầu trời một cách rất chi tiết được.

Thì vấn đề tôi đặt ra thế này: những cái lens, hai con mắt là hai cái ống kính, hai lỗ mũi là hai ống kính, hai lỗ tai là hai ống kính, cái lưỡi là một ống kính và cảm xúc da thịt của chúng ta cũng là một loại ống kính, thì những ống kính đó tiếp nhận hình ảnh ở bên ngoài để đưa vào trung tâm thấy và hình thành bức tranh hay cái hình của vật ở bên ngoài đã gửi tín hiện ánh sáng vào, gửi tín hiệu âm thanh vào, thông qua mắt, thông qua lỗ tai, hay là trên cảm xúc của da thịt của chúng ta, rồi nó nổi lên một bức hình trong trí thấy của ta.

Nếu tôi cứ phân tích mãi, càng ngày càng đi sâu như vậy thì quý vị thấy rất rõ là, đầu óc của chúng ta, nếu chưa học và chưa luyện tập phương pháp này, thì trung tâm thấy bên trong của chúng ta tiếp nhận từ các ống kính là mắt, mũi, tai… cũng được, nhưng các ống kính giác quan này tiếp nhận hình ảnh hay âm thanh bên ngoài vào trong, để nó hình thành cái ảnh bên trong đầu chúng ta thì tôi cho rằng không thể nào chính xác được, không rõ nét.

Một bức ảnh giá trị hay một cái thân máy giá trị của một cái máy ảnh là khi đi đúng loại của ống kính, cái thân máy đó sẽ đưa ra một cái bức ảnh vô cùng nét, độ nét càng cao, càng chi tiết, thì cái máy ảnh đó càng đắt tiền. Như vậy, cái đẹp ở chỗ là độ nét. Mà độ nét của một vật thể được ghi lại rất nét, được chuyển tới một cách rất nét thông qua ống kính vào thân máy của máy ảnh tốt thì độ nét đó gần như hết sức chính xác, ít khi thiếu chi tiết nào. Quý vị thấy, ngay như mắt thường của chúng ta khi thấy các hành tinh khác cũng vậy, chúng ta không thể thấy như ống kính được. Tức là cái hình các hành tinh vào trong trung tâm thấy thông qua ống kính là hai con mắt của chúng ta, thì dứt khoát là trong cái đầu của chúng ta, màn rada trong đầu chúng ta không thể nào hiện rõ như ống kính viễn vọng được, chắc chắn như vậy. 

Liệu chúng ta có tin vào hình ảnh trong đầu chúng ta không? 

Từ những trải nghiệm mà tôi đặt một loạt câu hỏi. Tôi nhớ trước đây tôi đã đặt câu hỏi cho quý vị rất nhiều lần, liệu chúng ta có tin vào hình ảnh trong đầu chúng ta không, có nên tin không? Mà cái máy ảnh, cái thân máy của máy ảnh hoàn toàn tinh khiết, nếu quý vị mở ống kính ra mà để sương hay nước dính vào phần máy ảnh bên trong (phần có cái tấm ảnh, màn hình tiếp nhận hình bên ngoài vào, giở lên nó giống như tấm kính), thì khi lắp ống kính vào, quý vị chụp chắc chắn không thể nào rõ được và coi như cái máy không còn giá trị nữa. Chỉ cần bụi bám vào đó thôi là cái hình nó khác liền. 

Hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy bị nhuộm đủ thứ

Quý vị thử hình dung, từ lúc chúng ta năm tuổi cho đến giờ, cho đến lớn lên, cái màn ảnh để thể hiện hình ảnh, để phối hợp với não (màn ảnh cũng nằm trong não), phối hợp với trung tâm xử lý ảnh trong não, phối hợp với tất cả các ống kính chung quanh bên ngoài của chúng ta, gần như cái màn hình ấy nhuộm đủ thứ kiểu rồi, thì làm sao có thể trúng được! Cũng như hôm trước tôi nói chuyện với quý vị của đoàn tour thứ nhất trên Bangkok, khi đi về người ta hỏi ông Duy Tuệ sao, thì mười người sẽ trả lời khác nhau, tức là cái trung tâm màn ảnh chính trong đầu của quý vị nó hiện không thể giống nhau, các ống kính của quý vị có thể chỉ là vấn đề tiếp nhận thôi, chứ không thể nào nó nhạy như những ống kính máy ảnh nổi. Thì coi như mình tính rằng nó không có ảnh hưởng nhiều, nhưng chính cái màn hình bên trong thân máy, cái phần thân máy đó có vấn đề. Cho nên, cái hình quý vị chụp vào cái hình tôi đứng trước mặt quý vị, tức là cái hình của tôi phóng vào trong đầu quý vị, phóng qua ống kính là hai con mắt quý vị và nó hiện hình trong đầu quý vị, quý vị tha hồ suy diễn, lúc thì thế này, lúc thì thế nọ, lúc thì thế kia, mà quý vị tập rất nhiều rồi, nhưng quý vị không thể nào mà buông được sự suy diễn. Mà một cái thân máy như thế trị giá bao nhiêu? Đó là tôi chưa kể nếu quý vị để cái thân máy, cái màn ảnh trong thân máy của não mình nó dính tới quyền lợi riêng tư, tình cảm riêng tư của mình, thì cái hình của tôi vào sẽ hoàn toàn méo theo kiểu đó, rất nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm. 

Quý vị nghe bậy, tin bậy đó là do cái thân máy của cái máy ảnh trong đầu quý vị nó hư, nó bị nhiễm sao đó không biết. Thì bây giờ, rõ ràng quý vị thấy phương pháp tôi đưa ra là làm sạch trở lại cái này, làm sạch trở lại trung tâm tiếp thu hình ảnh của não, cái trung tâm đó với màn ảnh trong não phải phản ảnh hình ảnh trung thực. Thằng đó thằng ăn cắp, dù cái tướng bên ngoài nó có giấu đi nữa nhưng cái đầu nó là cái đầu mưu mô tính toán ăn cắp, thì trung tâm trong não quý vị phải chụp luôn cho được cái mưu mô trong đầu người ta. Tôi giảng cho anh em doanh nhân rồi, những đối tác của quý vị không thể giấu gì được được nếu trung tâm nhận ảnh trong não của quý vị thực sự chuẩn theo phương pháp tôi hướng dẫn. Quý vị tập theo phương pháp tôi hướng dẫn thì những mưu mô quỷ kế, âm mưu đen tối trong đầu của họ không thể giấu được vì nó sẽ chụp được hết, chụp tất cả. Anh căn cứ vào bức ảnh trong đầu anh, mà bức ảnh đó là do đâu? Bây giờ là bức ảnh thật, một con người thiệt đứng trước mặt anh, có hai phần, phần hình thức và phần nội dung bí mật bên trong đầu. Phần hình thức là áo quần, nó làm cho anh, trung tâm nhận ảnh trong đầu của anh bị loạn hết. Anh chỉ căn cứ vào áo quần, nhìn thấy áo quần thôi. Cho nên ông bà Việt Nam mình có câu “Quen sợ dạ, lạ sợ áo quần”, có nghĩa là quen thì nể nhau vì trí tuệ, về tình cảm. Nhưng nếu chưa quen thì làm sao biết trí tuệ và tình cảm, cho nên nể nhau vì áo quần, tin nhau vì áo quần, còn quen thì tin nhau về trí tuệ bên trong, về tấm lòng bên trong mình biết được, còn lại thì chỉ tin nhau về áo quần. 

Bây giờ một cái người đứng trước mặt quý vị, mặc đồ đàng hoàng, theo nghi lễ, có dù lộng, có kẻ hầu người hạ. Nó tốn tất cả bao nhiêu tiền không biết nhưng có tất cả các hình thức gửi vào trong cái đầu, qua cái ống kính của quý vị. Nó nói ra những lời, những âm thanh, đưa những hình ảnh qua các ống kính, hai con mắt, hai lỗ tai, chui vào trong trung tâm não, hiện lên cái màn hình trong não, thì cái màn hình đó thấy chính xác không? Chắc chắn là không. Nhưng với cái màn hình hết sức hiện đại thì dứt khoát nó phải chụp thấu luôn bên trong, có nhiều khi nó giấu kín dao trong bụng nó, mình cũng thấy luôn. Cũng như các cơ quan an ninh của các hãng hàng không, bây giờ nó cho anh mặc đồ, bắt anh đứng trước hệ thống chụp hình là có thể thấy hết bên trong anh, ăn mặc đồ cách gì nó cũng thấy hết. Như vậy, cũng do bọn khủng bố mà bây giờ các nhà kỹ thuật nghiên cứu ra được một loại máy khi chụp vô thì thấy được tất cả các bí mật trong làn da của anh luôn. Đương nhiên máy đó đắt tiền rồi, còn cái máy như đầu óc chúng ta, nó đắt tiền cỡ bao nhiêu tôi chưa biết, không dám nói là bao nhiêu, nếu nói tới mạng người tôi không nói, nhưng nếu so sánh cái đầu của chúng ta với cái máy ảnh, thì vấn đề sẽ khác đi. Đó là tôi nói đến cái phần hình tướng thôi, cái khả năng chụp hình tướng thôi là quý vị đã bị đánh lừa rồi, cái đầu đã bị đánh lừa rồi. Còn cái phần bí mật ở trong đầu người ta, những cái hình ảnh bí mật trong đầu người ta, những ý nghĩ ý tưởng, mưu mô quỷ kế, những sự nói dối, sự lừa đảo nằm trong đầu người ta hay là kể cả những hình ảnh ngu dốt nằm trong đầu người ta thì làm sao cái máy trong đầu anh chụp được? Có nhiều khi cái máy của mình cũng giống máy người ta thì làm sao? Không thể chụp được! 

Tôi phân tích tới đây thì tôi chắc rằng quý vị ít nhiều cũng thấy cái đầu mình đẹp hay không đẹp, tốt hay không tốt, tôi chắc quý vị  biết. Tôi phân tích tới đây chắc quý vị biết rồi, từ đây về sau khi liên tưởng đến chuyện này thì đừng ráng gân ráng cốt cãi: Cái gì tôi cũng biết, cái gì tôi cũng hay, cái gì tôi cũng thấy chính xác! Hãy coi chừng, hoàn toàn coi chừng! Sợ quá, quá sợ! Lý thú thật! Quý vị có thể lên online tìm kiếm những cái hình, những cái máy ảnh để có thể đối chiếu rồi liên tưởng vô cái đầu của chúng ta. Tai quý vị không điếc thì cái lens này nó ok, mắt không mù không mờ thì lens mắt ok, mũi thính ok, làn da quý vị nhạy cảm ok, nhưng mà trung tâm xử lý những cái bức ảnh ở ngoài nó phóng vào thông qua các ống kính của chúng ta, âm thanh phóng vào, ánh sánh phóng vào, thì cái trung tâm xử lý để hiện lên cái màn hình liệu có chính xác hay không quý vị biết rất rõ rồi, không bao giờ chính xác. Mà đã không chính xác thì lúc buồn lúc vui, lúc tin lúc không tin, bởi cái trung tâm tiếp nhận hình ảnh của anh không chính xác. Mà anh nói anh tin có giá trị gì không? Chắc chắn không, anh nói “tôi không tin” có giá trị gì không? Cũng không luôn! Anh nói anh không tin cũng chẳng giá trị gì, anh nói anh tin cũng chẳng giá trị gì, bởi vì cái màn ảnh trung tâm trong đầu anh, cái hình anh chứa trong đó đã không phải là hình thật rồi. Từ cái hình đó nó dẫn anh đi, rồi quyết định là tin hay không tin. Cái hình đó là hình giả rồi thì cái quyết định tin hay không tin làm sao chính xác được! Đó cũng chỉ là những quyết định giả thôi, những cái quyết định không chính xác! Cho nên nói anh tin, làm sao chính xác được! Và nói anh không tin, cũng đâu có thể chính xác được vì cái màn hình của anh trong đầu nó hiện như thế nào anh còn không biết nữa mà! Cho nên anh nói anh tin cũng không được, anh không tin cũng không được, anh phỉ báng cũng không được! Tới đây, nghe thiên hạ trên thế giới này nói tin hay nói không tin, thì quý vị thấy sao? Tôi chỉ ra vậy, quý vị thấy sao? Quý vị thấy thiên hạ sao?  Thấy bố mẹ sao? Thấy ông bà sao? Rõ không, rõ không Tuệ Tri?
- Dạ có ạ!
Bây giờ, tới phiên mình, cái đầu mình trị giá bao nhiêu, 5.000 USD hay bao nhiêu? Nếu tôi chỉ nói tới cái phần tiếp nhận ảnh thôi thì trị giá bao nhiêu? 50.000 USD, 100.000 USD hay 2.000 USD hoặc 500 USD? Ống kính của Canon pro thì trung bình trên dưới 2.000 USD là nét lắm rồi, cũng có loại 15.000-20.000 USD, độ nét của nó trung thực hơn. Từ đây, quý vị phải coi chừng, tôi đưa bài này ra quý vị phải coi chừng, coi chừng 100%. Hoang mang chứ giỡn chơi đâu, hoang mang rồi chứ hả? Giỡn chơi đâu. Sao, Duy Nhật Nhãn thấy sao? Dám tin những gì mình in vào đầu không? Coi chừng, không đùa giỡn! Cứ căn cứ vào những hình ảnh trong đầu, bàn miết rồi suy diễn miết. Chết! Ôi trời! Rắc rối nhỉ, lúc thì hờn lúc thì vui, lúc thì tin tưởng, lúc thì hy vọng, lúc thì thất vọng, bởi vì những bức hình này nó không có chính xác. Anh hy vọng cũng trật lấc, anh thất vọng cũng trật luôn, anh buồn cũng trớt quớt, anh vui cũng chẳng ra gì, những bức hình này không chính xác, rồi anh lại ngồi làm thơ nữa mới chết, anh làm thơ nữa:
“Trời sao đêm nay không được đẹp
Âm thanh bên ngoài nghe như là tiếng ma rên rỉ”
Rồi anh xụt xịt xụt xịt rồi anh vô tiếp mấy câu nữa
“Viết thư cho anh mà lòng em đây tan nát
Em không ngờ anh lại là người như thế này, thế nọ
Xé nát đời em…”
Lung tung cả! Tất cả bức tranh này trật lất hết, nên anh viết cái gì ra cũng ba láp ba xàm. Anh có những cảm xúc như thế mà. Cuối cùng, coi chừng anh lại đi tự tử. Ôi trời, nó rắc rối như thế! Nguy hiểm quá, quá sức nguy hiểm. Nhưng thế này cũng là cái lý thú, quý vị nào học bài này rất lý thú. Có nhiều khi quý vị chưa khẳng định được chất lượng của bức ảnh, màn hình trung tâm trong não của mình cho chuẩn, nhưng quý vị cũng có thể biết đủ các kỹ thuật để tạo ra các bức hình giả trong đầu người khác. Dĩ nhiên các hiền giả Minh Triết không làm trò này, không làm chuyện này.

Những quyển sách đang thực hiện

Chúng ta sang phần chính là bàn về mấy quyển sách, Duy Phật Trí hôm rồi có báo với tôi là anh em đã phân công nhau làm: Lực Nhãn thì lo quyển “Trí Thấy và Tính Linh”, Minh Trí thì lo quyển chuyên về trí thấy, Thiêng Hoa làm quyển sách về tình yêu, Phật Trí thì lo quyển 1001 câu hỏi khai mở trí thấy, tổng cộng là bốn quyển. Lực Nhãn đã gửi cho tôi phác thảo của quyển “Trí Thấy và Tính Linh” nhưng tôi chưa có thời gian đọc. Vừa rồi, khi mỗi vị qua đây thăm tôi, tôi đều tập trung hết sức cao độ truyền đạt, vừa công khai vừa theo một đường lối riêng, để làm sao khi về nước, vị đó đạt những kết quả thật tốt cho cái màn hình trung tâm trong não mà tôi mới nói, để màn hình trung tâm trong não có thể tiếp nhận các tín hiệu chung quanh chúng ta một cách chính xác nhất. Vì chỉ khi nào nó tiếp nhận một cách chính xác nhất, phản ánh bản chất trung thực nhất những tín hiệu của các vật thể chung quanh hay trong các mối quan hệ chung quanh chúng ta thì chúng ta mới có những cách ứng xử phù hợp nhất, hiệu quả nhất và an toàn nhất. 

Do đó, tôi tập trung khá lớn, dường như là dành toàn bộ cả tâm tư và sức lực của tôi cho từng vị một. Thật tình mà nói, không vị nào có thể đem gì đánh đổi được tất cả sức lao động của tôi cho mỗi người đâu, chắc chắn như vậy. Vì vậy, tôi không có thời gian đọc một số thư hay một số bài, quý vị cứ làm vậy. Quý vị ráng sức làm, cố gắng làm. Cái lợi khi quý vị ráng sức làm là cái đầu quý vị mở nhiều. Khi tôi nói cái đầu mở nhiều, thì quý vị liên tưởng tới bài hôm nay, nghĩa là màn ảnh trung tâm ở bên trong quý vị hoạt động tốt, nhận tất cả các tín hiệu từ công khai đến bí mật đều tốt và có phản ứng tốt. 

Quý vị liên kết bài tôi giảng ngày hôm nay với các bài tôi giảng từ hồi xưa tới giờ, thì sẽ thấy rằng, tất cả những gì cần chuẩn bị cho cái đầu quý vị để nó nghi ngờ, nghi vấn, không tin những gì mình đã tin… thì tôi đã chuẩn bị hết. Nhất là đứng về mặt tâm linh, những gì quý vị cho là lời lẽ của thánh nhân sẽ làm cái màn hình của quý vị càng hư sớm. Mà muốn cho trung tâm này hoạt động khá thì tôi phải giúp quý vị nhiều ghê gớm. Mà thực sự tôi mới chỉ giúp quý vị một số điều căn bản, chứ chưa dùng biện pháp mạnh. Tôi chỉ dùng biện pháp mạnh đối với những vị thật sự tin tôi một cách tuyệt đối, đó là vì lợi ích của quý vị. May ra, đến một lúc bất ngờ nào đó, tôi sẽ tạo cho quý vị những tiếng nổ.

Trở lại những tác phẩm, Lực Nhãn, Phật Trí, Minh Trí, Thiêng Hoa tiếp tục hoàn thiện trong khả năng của mình, cứ lấy tiêu chuẩn cỡ 100 trang. Quý vị đừng lo! Quý vị có lý tưởng tốt, có ước mơ thì một ngày nào đó quý vị sẽ thấy. Bây giờ quý vị thấy lợi ích hay niềm vui nó vừa vừa. Nhưng đến một ngày nào đó, quý vị sẽ thấy quá trình lao động của quý vị rất quý, hơn cả việc chúng ta bỏ hết công sức để làm ra tiền bạc. Bởi nó sẽ vĩnh viễn ở lại với quý vị và vĩnh viễn đưa ra những giá trị cho xã hội. Quý vị sẽ có cuộc sống tốt hơn nhiều so với chúng ta tìm con đường trở thành các đại gia, trở thành người giàu có về vật chất… Quý vị hoàn thành sớm việc đó. Tôi cho rằng, quý vị phải online để trao đổi với nhau vì tôi còn phải lai rai tiếp vị này đến vị khác. Một mặt, tôi làm việc với quý vị, mặt khác tôi vừa phải biết cách làm thế nào để đầu tôi nó trở lại trạng thái lúc nào cũng cho ra ánh sáng tốt nhất cho quý vị. Công việc chính của tôi là làm sao để cái đầu lúc nào cũng phải cho ra ánh sáng tốt nhất cho quý vị. Nếu nguồn ánh sáng này nó mập mờ thì không tốt, nên tôi ưu tiên cái đó nhiều hơn. Ngoài ra, chúng ta còn làm những tác phẩm mang tính chất thời sự, ví dụ bây giờ, tình trạng hạnh phúc vợ chồng bị đe dọa nhiều, ngoại tình nhiều, ly dị cũng nhiều, cha mẹ ly dị thì con cái rất khổ sở… Như vậy, chúng ta phải dành thời gian giúp cho việc ly dị hay ngoại tình giảm đi, giúp cho sự nhạt nhẽo trong gia đình cũng bớt đi bằng những đề tài mang tính chất rất thời sự, với những phương pháp hết sức thời sự, làm khoảng 50 - 70 trang cũng được. 

Thí dụ, Thiêng Hoa có gửi cho tôi mấy chục câu hỏi về ngoại tình, tôi đọc thoáng qua thấy rất hấp dẫn. Nếu chúng ta làm 50, 100 hay 500 câu hỏi về ngoại tình, 500 câu hỏi này chúng ta cho hình ảnh vào nữa thì thành 100 trang cho xuất bản trước. Sau đó chúng ta có quyển Ngoại tình 2 là những giải pháp giải quyết chuyện ngoại tình. Ngoại tình 1 là 500 câu hỏi về ngoại tình, Ngoại tình 2 là giải pháp giải quyết chuyện ngoại tình. Đây là đề tài người ta né tránh lắm chứ không phải đơn giản, né tránh lắm! Dĩ nhiên, quý vị đụng tới những câu hỏi này thì dứt khoát quý vị sẽ nghe những chuyện mà quý vị không thể nào hình dung nổi, nếu tôi nói ra hết thì quý vị không thể hình dung nổi như thế nào đâu. Do đó, quý vị phải chuẩn bị đầu óc để nghe, nghe cái gì, chuyện gì cũng thông mà không quá sức ngạc nhiên. Vì coi chừng mình để quan niệm chen vào là chết. Có thể quyển tình yêu cũng vậy, quý vị phải làm sao cho nó hết sức sốc. Có thể quý vị tóm lược một điều gì đó rất ngắn trong những phim tình cảm nổi tiếng nhất thế giới, đặt một vài câu hỏi từ phim đó để làm mở đề cho quyển tình yêu. Còn vấn đề ngoại tình là vấn đề ầm ĩ toàn nhân loại nhưng nó không thật, chưa có phim nào nổi tiếng như những phim chuyện tình. Ở Mỹ, có một chương trình mà suốt ngày chỉ có đánh ghen, phát mỗi ngày một tiếng đồng hồ. Cứ mỗi lần mở lên là toàn đánh ghen thôi. Thấy mà ngao ngán hết! Không biết cái đó có phát hành online không, mà có chắc phải vào trả tiền mới xem được. Ở Mỹ ít ai xem chương trình đó lắm, chỉ có ở khu vực người gốc Phi thì người ta xem, tôi cũng loáng thoáng xem hai, ba lần cho vui. Người ta đặt ra, dệt ra những câu chuyện đó y như thật, hay lắm! Nên chúng ta cũng có những cuốn sách nhỏ như vậy giải quyết các tình trạng, ví dụ như tình trạng hút sách, hút xì ke trong giới trẻ, tình trạng lây bệnh HIV, tình trạng mất phương hướng của tuổi trẻ… Đó là những chủ đề nóng, rất nóng trong xã hội, chúng ta nghiên cứu để có cách đóng góp cho xã hội, tức là chúng ta dùng phương pháp để mở trí, vì công việc của chúng ta chuyên về giáo dục mở trí thấy. Còn khi người ta mở trí thấy rồi thì làm gì tùy người ta. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là người ta phải mở trí thấy, lúc đó người ta có như thế nào thì đương nhiên cũng tốt rồi. 

Hướng về sự chia sẻ sự nghiệp giáo dục với Công ty Minh Triết

Như vậy, công việc chúng ta khá đồ sộ và chúng ta có tổ chức là công ty Minh Triết chuyên đứng ra xử lý những sản phẩm, nội dung này để biến nó thành sản phẩm phục vụ cho đại chúng, trong đó có anh em trong Gia đình Minh Triết. Do đó, tôi kêu gọi tất cả các anh em hiền giả Minh Triết phải nỗ lực hỗ trợ cho công ty Minh Triết thật nhiều. Giả dụ như bây giờ công ty Minh Triết không tồn tại, thì ai sẽ làm công việc biên tập, in ấn, soạn thảo để biến nó thành những sản phẩm có thể đưa ra ngoài công chúng. Trước đây Trung tâm UNESCO NCUDPH Việt Nam làm, nhưng không phải dễ dàng, phải đi xin tiền mà một lần xin rất khó khăn. Thêm vào đó, trung tâm là một tổ chức phi chính phủ, làm xong không thể bán được, còn cho không thì chưa chắc đã hay, tiền xin thì không có. Cho nên, thay vì các hiền giả góp tiền cho người này, người kia hay cho từ thiện này kia nọ khác, thì quý vị nên hướng vào vấn đề hỗ trợ Công ty Minh Triết. Đó là một vấn đề hỗ trợ gián tiếp rất hiệu quả trong việc góp phần vào sự nghiệp giáo dục. Không nên tính toán so đo! Khi nói về công ty, quý vị cứ nói tại sao phải bán, lời bao nhiêu, rồi mấy người đó làm ít mà có lương còn anh em khác làm nhiều mà không lương… Đừng nghĩ như vậy, so đo chuyện đó là trật lấc. Rất tội nghiệp cho những anh em tham gia vào công việc trực tiếp gần như 100% thời gian, không phải vì lương, vì không bao nhiêu đồng lương cả. 

Thành ra, việc mà các hiền giả đóng góp, chia sẻ đồng hành cùng Công ty Minh Triết để công ty có đủ phấn khởi, đủ sức mạnh, đủ cảm hứng để tiếp tục hoàn thành các tác phẩm khác nhau đưa ra phục vụ công chúng là một điều rất tốt, người nào góp tiền được thì đóng, người nào không góp tiền được thì mua lại những sản phẩm của công ty Minh Triết cho người khác hoặc có thể download file ở Công ty Minh Triết. Công ty Minh Triết tập trung làm ra sản phẩm để quý vị nghe, thực hành và quý vị trả tiền qua những sản phẩm đó. Thay vì cho, của đáng 10 đồng mình trả 20 đồng cũng được, không sao cả. Rồi quý vị có thể đem về chép cho ai đó, cũng là một việc tốt, nhưng khó là chúng ta không có khoản tài trợ. Xin ai bây giờ? Cho nên, quý vị phải tích cực hỗ trợ cho công ty Minh Triết người ta yên lòng làm việc. Anh em mình có lý tưởng rất đẹp, rất hay. Quý vị có đủ điều kiện để kiếm tiền trong xã hội thì cũng nên rộng tấm lòng, tự nguyện mua nhiều sản phẩm công ty Minh Triết đem cho ai cũng được, nhưng phải nên mua để hỗ trợ người ta làm việc, đừng copy mà cho. 

Nhân đây, tôi nhắc nhở các hiền giả trong và ngoài nước nói chung. Có thể công ty và các hiền giả bàn với nhau, rồi công ty đồng ý chọn một số hiền giả chuyên nghiệp, giao hẳn quyền phát hành những sản phẩm nào đó để những hiền giả đó có thu nhập sống. Ví dụ như Duyên Nhẫn muốn làm bên ngoài là đi trao truyền và bán các sản phẩm thì công ty tạo mọi điều kiện hợp thức hóa cho hiền giả ấy. Mình chỉ chọn một số người thôi chứ không phổ biến hết, chọn một số người mình tin tưởng hoàn toàn để hiền giả đó người ta bán, vừa có thu nhập chút đỉnh đủ sống, làm việc, vừa cống hiến, đồng thời, góp một phần lại cho công ty. Thế là công ty cũng không lỗ mà anh em cũng có nguồn sống. 

Bởi vì tôi nói thật với quý vị là tôi rất cần 10 người chuyên nghiệp. Ít nhất là 5, nhiều thì cỡ 10. 10 vị thật chuyên nghiệp, gần như cống hiến cuộc đời của mình để cùng tôi làm công việc biên tập, hỗ trợ tôi về công việc biên tập để ra sách, ra những sản phẩm cho xã hội. Giống như quý vị là người tạm thời ly khai những hoạt động kinh tế riêng ngoài xã hội để đi theo con đường phụng sự cho đại chúng. Tôi cần từ 5 đến 10 người như vậy.

Còn bây giờ bí quá thì mở quán cà phê, anh em vừa có sống vừa có môi trường để giúp cho những người có tâm sự đến quán cà phê đó trải lòng. Quý vị đến đó vừa tâm sự vừa uống cà phê, lại vừa có hiền giả giỏi ở đó giúp chuyện tình duyên gia đạo, chuyện bị ức hiếp. Hoặc là quý vị ở đó hướng dẫn người ta cách giải quyết vấn đề. Quán cà phê Minh Triết cũng là nơi có chức năng giải tỏa tâm lý cho những người đang bị căng thẳng đến uống cà phê. Đồng thời, đó cũng là nơi giúp quý vị có thêm thu nhập để sống, là môi trường giúp quý vị phát triển trí thấy của mình thông qua hoạt động xã hội. 

Chúng ta dần dần hình thành một ngôi trường lớn, trường giáo dục khai mở trí thấy. Nó không phải là phong trào nữa mà trở thành một trường học rộng rãi trên online và trong xã hội. Giống như là một cái trường vô hình nhưng sự thật nó lan tỏa khá tốt cho cộng đồng, giúp cộng đồng rất nhiều. Chúng ta hình dung, ở trường học người ta dạy chữ, dạy kiến thức cho học trò, còn học trò tốt nghiệp ra làm gì thì tùy nó. Chúng ta là trường không cung cấp kiến thức, mà trường của chúng ta bằng nhiều cách thức khác nhau giúp cho người học phát triển khả năng thấy, chứ không phải phát triển kiến thức,  hoặc giúp cho màn hình thấy ở trong đầu người học thấy nét nhất, rõ nhất, chuẩn xác nhất, không lầm lẫn. Cái màn hình thấy hiện hình các vật thể chung quanh, từ hữu hình đến vô hình, đều có thể nhận được, tức là nó nhận từ hình thức lẫn bản chất của một vật thể. Vật thể đứng trước màn hình này nó vô lỗ tai, vô con mắt, vô cảm xúc, vô lỗ mũi và thể hiện đầy đủ từ hình thức cho đến bản chất. Nói đến bản chất thì phần gần như vô hình có thể hiện được trên đúng cái màn hình này.

Hôm nay, chúng ta sinh hoạt với nhau chừng đó, quý vị nào có ý kiến hay nói chuyện cho vui. Có một số vị rời Pattaya về viết thư thăm, cám ơn. Tôi cũng cám ơn quý vị, khi nào có điều kiện tôi sẽ viết thư lại. Tôi đang dự kiến, không biết khi nào, tôi viết cho mỗi người một cái thư ngắn ngắn thôi để làm kỷ niệm cho quý vị, mà tôi viết bằng tay chứ không đánh máy, đánh máy nhiều khi thế hệ sau này nó sửa. Tôi sẽ viết bằng tay, mà viết bằng tay trên giấy thì hơi khó. Tôi đang chờ kiếm nguyên liệu, có thể tôi viết trên bàn hay trên cái gì đó, viết rồi tôi ký luôn trên đó cho quý vị thì không ai sửa được. Còn nếu tôi đánh máy gửi quý vị thì ai đó người ta có thể sửa được. Giờ tôi đang tính ra một dòng sản phẩm mà đích thân tôi viết tay luôn, ngắn thôi, có chữ ký luôn. 

Tôi viết cho từng người một để chắc chắn luôn, sau này nếu có lịch sử về ngôi trường trí thấy này thì người ta có thể thay một số tác phẩm khác nhưng những tác phẩm đích thân tôi viết bằng chữ viết, không phải bằng chữ đánh máy thì không cách gì đổi được. Việc này thì không thể giải quyết nhanh được, có thể nhiều khi viết cho Lực Nhãn tôi viết có bốn câu, năm câu gì đó, thí dụ vậy. Coi như đó là một kỷ niệm cho mỗi người. Như vậy là công việc biên tập khá nhiều, quá nhiều, đúng không quý vị? Nên tôi cần năm đến mười vị giúp việc thì may ra mới xoay sở được. 

Vài điều lưu ý khi tổ chức giỗ Tổ Trần Nhân Tông

Giỗ Tổ năm nay tôi có trao đổi với hiền giả Giác Tuệ và Tịnh Tuệ, chúng ta làm khác với những năm trước và hết sức đơn giản. Có thể hiền giả Giác Tuệ tổ chức đơn giản ngoài Hà Nội, các CLB Trần Nhân Tông thì tổ chức tại nơi sinh hoạt, CLB Trần Nhân Tông Linh Xuân Thủ Đức thì tổ chức ở TP.HCM, CLB Trần Nhân Tông Sa Đéc Đồng Tháp thì tổ chức ở Đồng Tháp…

Tại CLB Trần Nhân Tông ở Thủ Đức, quý vị gặp cô Tịnh Tuệ rồi bàn với nhau, nhưng mà tôi chỉ dự kiến đơn giản thế này: Mọi người đến cắm hoa, đốt nhang theo tình cảm, theo sự ngưỡng vọng, rồi nói chuyện chia sẻ trải nghiệm với nhau. Trong quá trình chúng ta nghiên cứu học hành, quý vị có thể kể cho nhau nghe những câu chuyện hay mà quý vị biết về Đức Trần Nhân Tông… Nhưng nếu quý vị nghiên cứu và kể về Đức Trần Nhân Tông thì nên nghiên cứu hai chủ đề thôi: Một là tình người, tình người đối với quan, tình người đối với các nhà sư, tình người đối với giặc Nguyên thua trận, tình người đối với những tướng lĩnh của triều đình… Hai là quý vị có thể nghiên cứu thêm tư tưởng về cuộc sống của Trần Nhân Tông về mặt tình cảm và trách nhiệm của cá nhân Trần Nhân Tông đối với dân tộc, trách nhiệm của một công dân, của một quan lại, của vị tướng hay một vị quân sĩ. Quý vị nghiên cứu cách Ngài Trần Nhân Tông dạy, cách sống, cách tổ chức trong thời kỳ làm vua cũng như khi về hưu, thì trách nhiệm của một vị vua đối với nước, đối với dân thông qua chuyện ngài về kiểm tra lại lúc Trần Anh Tông làm vua, kiểm tra sổ sách đột xuất xem chi tiêu, trách nhiệm của một ông vua đối với dân, kiểm tra cả về mặt tài chính, về mặt tổ chức đội ngũ cán bộ, quan lại như thế nào để không làm khổ dân. Rồi việc Ngài xem xét cả trách nhiệm của quan lại đối với dân, trách nhiệm của các nhà sư đối với dân, trách nhiệm của cai ngục đối với tù nhân, trách nhiệm của tướng lĩnh đối với dân, trách nhiệm của những người công dân đối với tổ quốc của mình. Quý vị đi sâu vào tìm kiếm những mẩu chuyện như vậy để kể chuyện với nhau. Tôi cho rằng cái đó là điều quan trọng thiết thực, còn những cái khác không cần phải quan tâm nghiên cứu làm gì vì chúng không thiết thực với đời sống bây giờ. Cái gì thiết thực thì chúng ta làm. Đó là hai chủ đề mà quý vị cần nghiên cứu sâu. Quý vị ở Hà Nội, TP.HCM hay các tỉnh thì cũng nghiên cứu đi sâu vào hai cái vấn đề đó. Tuyệt đối không biến các cuộc gặp mặt là cơ hội để góp tiền, thu tiền của bất cứ ai. Tôi sẽ nhắc hiền giả Giác Tuệ kiểm tra các câu lạc bộ ở các nơi không được biến buổi sinh hoạt đó trở thành cơ hội thu tiền người khác. Trừ trường hợp đến đó góp tiền ăn uống với nhau…. 

Duy Tuệ
28.11.2012