Pattaya, sáng, 10:30. 22.10.2012
Nội dung sau đây được phiên tả lại từ buổi làm việc giữa Thầy DuyTuệ và Nhóm biên tập, vào ngày 22/10/2012 tại Pattaya, Thái Lan
Thầy: Tại sao con người thích mê tín dị đoan?
Mê tín dị đoan là cái gì mà có nhiều người say đắm không bỏ được?
Tại sao có nhiều người cần phải dựa vào mê tín dị đoan?
Mê tín dị đoan có phải là chỗ dựa cho sự tồn tại an toàn, có ý nghĩa cho một con người hay không?
Những ai thích dựa vào mê tín dị đoan?
Có phải mê tín dị đoan là dựa vào sức mạnh thần linh không có thật hay không?
Làm sao con người có thể nhận ra rằng mình đang dựa vào mê tín dị đoan?
Liệu người mê tín dị đoan có hiểu được, thấy được là họ đang dựa vào mê tín dị đoan hay không?
Tư cách của một người sống dựa vào mê tín dị đoan sẽ như thế nào?
Người có đầu óc mê tín dị đoan hay người tin vào mê tín dị đoan có xứng đáng đại diện cho một nhóm cộng đồng nào đó hay không?
Những doanh nhân dựa vào mê tín dị đoan có đáng tin cậy không?
Mình có nên tin những doanh nhân có đầu óc dựa vào thần thánh hay tin vào mê tín dị đoan không?
Tư cách của người tin vào thổ thần, thổ địa như thế nào?
Mình có nên dựa vào tư cách của người tin vào thổ thần, thổ địa để mình giao tiếp và làm ăn với họ hay không?
Là công dân đi bỏ phiếu, anh có bầu cho người thường dựa vào thần thánh để tiến thân hay không? Hay anh chọn người tin dựa vào nguyện vọng của quần chúng nhân dân? Hay anh chọn người có tình thương với con người để anh bầu?
Có hai đại biểu mà anh phải chọn, một người luôn luôn có tình cảm và tin vào con người, người còn lại luôn luôn có tình cảm và tin vào thánh thần. Trong hai đại biểu này, anh thích chọn người nào? Khi độc giả đọc cái này, nếu người ta có đi bầu phiếu, họ cũng phải xem người này có thành tích tin vào thần thánh không, nếu có thì phải suy nghĩ, xem lại.
Người mà dựa vào thần thánh có biết rằng mình dễ bị kẻ khác lừa mình hay không?
Phải chăng những người thường tin vào thần thánh thì hay bị kẻ khác lừa gạt?
Phải chăng những người tin dựa vào mê tín dị đoan là miếng mồi ngon của những người khôn lanh khác? Mồi ngon quá đi chớ, ăn tái cũng được, ăn nướng cũng được, kho ăn cũng được.
Nếu anh là người không có khả năng nào để làm kinh tế, có khi nào anh nhìn thấy rằng những người mê tín dị đoan là nguồn lợi bất tận, là đất để anh sống hay không?
Những người khó làm ăn trong các lĩnh vực khác, tại sao không khai thác nhu cầu của những người mê tín dị đoan?
Phải chăng người muốn làm giàu một cách nhanh nhất, an toàn nhất là làm ăn với người mê tín dị đoan?
Phải chăng làm ăn với những người dựa vào mê tín dị đoan là anh dễ kiếm tiền nhất hay không?
Làm những sản phẩm bán cho người mê tín dị đoan có phải là cách kiếm tiền dễ dàng nhất hay không? Nếu đúng vậy tại sao anh không thử kiếm tiền kiểu này?
Những sản phẩm nào bán cho người mê tín dị đoan là dễ kiếm tiền nhất?
Người có đầu óc làm ăn có biết rằng những người mê tín dị đoan là một thị trường luôn luôn béo bở hay không?
Trong xã hội có nên chăng hình thành một lớp doanh nhân chuyên khai thác thị trường mê tín dị đoan để làm giàu, vì đây là cách kiếm tiền nhẹ nhàng nhất, mà an toàn nhất?
Lãnh vực kinh doành nào không rủi ro mà cũng không cần vốn nhiều? Phải chăng là lãnh vực mê tín dị đoan?
Có nghề nào chỉ cần hai dụng cụ đơn giản, rẻ tiền nhất mà có thể có một cuộc sống dài lâu bền bỉ mà còn rất an toàn?
Bí quyết nào mà một người vô dụng, người không hữu ích cho ai có thể làm thầy một người có học?
Hiền giả Minh Triết có nên học bí quyết này hay không?
Có nên coi thường người sống bằng nghề mê tín dị đoan hay không?
Có nên coi trọng người sống bằng nghề mê tín dị đoan hay không?
Chúng ta học tập được gì ở những người mê tín dị đoan?
Người hành nghề mê tín dị đoan có phải là người ngu hay không?
Niềm vui và hạnh phúc của người hành nghề mê tín dị đoan là gì? Có phải là khi trùm cái khăn lên đầu thì được người khác bảo là, “Cậu ơi, cậu giúp con với!”?
Người hành nghề mê tín dị đoan có phải là người thông minh hay không?
Người thiếu lanh lợi, mưu chước liệu có thể làm được nghề mê tín dị đoan hay không?
Người làm nghề mê tín dị đoan có cần thiết phải hổ thẹn hay không?
Người làm nghề mê tín dị đoan có nên tự hào với nghề nghiệp của mình hay không?
Bạn có thể hình dung cuộc đời của những người hành nghề mê tín dị đoan kết thúc như thế nào không?
Người hành nghề mê tín dị đoan có tình người hay không?
Người tin vào mê tín dị đoan để tồn tại trong chức vụ địa vị của mình có tình người hay không?
Liệu những người tin vào mê tín dị đoan có tình người hay không?
Người mà không có tình người có thực sự là con người hay không?
Liệu người không phát triển được tình người có được gọi là người hay không? Không phát triển được tình người, chứ tình người thì nó có. Ai cũng có tình người cả nhưng vấn đề là không phát triển được tình người.
Tại sao những người hành nghề mê tín dị đoan có thể trở thành người thầy vĩ đại của một số người có học và có quyền lực trong xã hội?
Tuệ Lực Nhãn: Họ là nạn nhân của nhau. Người tin vào mê tín dị đoan lúc ban đầu là nạn nhân của người hành nghề mê tín dị đoan, nhưng người ta có bao giờ nghĩ theo chiều ngược lại là người hành nghề là nạn nhân của người mê tín?
Thầy: Bạn có nên thường xuyên gần gũi những người hành nghề mê tín dị đoan và những người tin vào mê tín dị đoan hay không? Tại sao?
Nếu bạn có con gái để gả đi lấy chồng, bạn có gả cho những người đang hành nghề mê tín dị đoan hay không? Tại sao?
Nếu bạn đi lấy vợ hoặc chồng, bạn có thích lấy một người mà sống bằng nghề mê tín dị đoan hoặc tin vào mê tín dị đoan hay không? Tại sao?
Bây giờ mình đặt câu hỏi vô chỗ môn đăng hộ đối, tuổi con gì... Thêm một loạt câu hỏi đó. Ví dụ thế này, ảnh hưởng về tâm lý đối với con người trong lá số tử vi như thế nào?
Ảnh hưởng về tâm lý đối với con người trong niềm tin ngày tốt, giờ tốt, tháng tốt như thế nào?
Bạn có tin vào tư cách của người thường tin vào ngày tốt, giờ tốt?
Số phận của những người tin vào lá số tử vi sẽ như thế nào?
Tuệ Lực Nhãn: Tại sao họ lại tin vào tử vi, những cái quẻ?
Thầy: Tại sao con người ít tin vào khả năng nhận thức của mình mà lại tin vào thần thánh hay các hình thức mê tín dị đoan khác? Lát nữa quý vị sẽ làm việc với thầy về chương sự thấy, vì tất cả mọi thứ đều xuất phát từ sự thấy không mở. Khi sự thấy mở thì tất cả mọi chuyện sẽ được giải quyết.
Tại sao những người tin vào mê tín dị đoan như sửa bếp sửa nhà lại gặp nhiều rắc rối trong gia đình quá vậy?
Khi chúng ta nói đến mê tín dị đoan ở loài người, phải chăng chúng ta muốn nói đến những người không bao giờ tin vào sự tỉnh táo của đầu óc mình?
Chúng ta có bàn vấn đề mê tín dị đoan với những người luôn luôn tỉnh táo và tin vào đầu óc của mình hay không? Mình cứ hỏi vậy thôi. Ai nghĩ sao cũng được.
Tuệ Nhẫn Hạnh: Sẵn thầy nói về đề tài mê tín dị đoan, con có một chuyện muốn thưa với thầy. Mấy ngày gần đây, ở tổ đình phật giáo Hòa Hảo có hàng loạt đàn cò bay về, nhiều lắm. Bà con đi xem cũng nhiều, bà con ở khắp các tỉnh miền Tây, Sài Gòn cũng về. Mọi người xem, rồi mỗi người một ý. Người ta nói cò về là cụ Huỳnh Phú Sổ sắp về. Nhiều người còn nói rất là nhiều điều. Con muốn hỏi thầy, theo cái thấy của thầy là như thế nào? Thầy có thể cho con một lời khuyên để nếu có dịp tiếp xúc, con sẽ hướng dẫn để bà con có một cái thấy chân thật hơn.
Thầy: Rất đơn giản thế này, con cò là biểu tượng của sự xui rủi và cô đơn, đúng không? Ai muốn hiểu sao thì hiểu. Cho nên ở những nơi thờ phượng linh thiêng, người ta chỉ thờ phượng, con hạc chứ không ai thờ phượng con cò. Con hạc là biểu tượng của sự sạch sẽ, thanh cao, thanh tịnh. Còn con cò là biểu hiện của sự cô đơn, cô độc, và khổ đau.
Tuệ Nhẫn Hạnh: Nhưng mà mọi người cứ dựa vào lời sấm giảng, thấy đàn cò tụ họp về đây đông đúc, người ta cho rằng nó là biểu tượng của đức thầy, sau bao nhiêu năm là đàn cò trở về là đức thầy trở về. Người ta cứ suy diễn như vậy đó thầy. Nếu bây giờ mình nói hạc là hình ảnh may mắn, còn cò là hình ảnh xui rủi, như vậy người ta la con chết đó thầy.
Thầy: Kệ người ta, kệ người ta. Cái đó mình không có can thiệp được. Bây giờ Nhẫn Hạnh có nghe thầy nói không. Bây giờ cô nên quan tâm đến đầu óc của cô. Cô đừng quan tâm đến người khác, được không ? Người ta tin kệ người ta, can cớ gì đến cô mà cô nói chuyện. Kệ người ta.
Tuệ Nhẫn Hạnh: Tại vì con thấy mọi người xôn xao lên đó thầy. Con thấy mọi người suy diễn nên con cũng thấy đau lòng, nên con cũng muốn góp lên một tiếng nói gì đó.
Thầy: Kệ người ta. Trời ơi, cô này nhiều chuyện quá. Cô lo cho thân phận cô đi. Đừng có quá nhiều vấn đề. Thầy đề nghị quý vị chỉ tham gia đặt câu hỏi thôi nha, đừng có ý kiến gì khác.
Tuệ Nhẫn Hạnh: Dạ, con cảm ơn thầy.
Thầy: Cứ theo ông bà mình dạy thôi, "Khôn thì sống, mống thì chết". Cứ thế mà làm. Làm sao mà cản người ta được. Người ta khôn thì người ta sống, người ta dại thì người ta chết. Cái chuyện đó kệ người ta. Quý vị đặt câu hỏi tiếp.
Tuệ Lực Nhãn: Người ta cũng tin vào tướng số lắm đó thầy. Sửa cái này, cắt cái kia để được may mắn…
Thầy: Chắc có lẽ mình hỏi như vậy là đủ rồi ha. Bây giờ mình sang chuyện khác. [...]
Mời quý vị đón đọc các cuộc trà đàm tiếp theo.
Nhóm biên tập
Tất cả các nội dung nói chuyện của tác giả Duy Tuệ do Công ty CP Đầu tư Giáo dục Minh Triết độc quyền phát hành dưới hình thức sách, CD và DVD. Mọi nhu cầu đặt và mua các ấn phẩm của tác giả, xin vui lòng liên hệ công ty tại website www.minhtriet.vn