"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

Điều Cấm Kỵ


Hôm trước, Nguyệt Thiên kể một câu chuyện mà Nguyệt Thiên đã làm về vấn đề cùng với các bạn thay đổi cách nhìn đối với cô giáo dạy môn Toán, vừa là cô giáo chủ nhiệm của lớp Nguyệt Thiên. Cô giáo và các bạn đều rất cảm động khi biết được chuyện đó. Câu chuyện đó ông rất ấn tượng. Ông rất thích nghe những câu chuyện các con trưởng thành được như vậy. Rồi các con bàn chuyện những ảnh hưởng của người Hán lên phong tục của Việt Nam và Việt Nam phải loại bỏ những ảnh hưởng đó. Ông rất thích những chuyện đó.


Sau những câu chuyện ấy, có hai vấn đề lớn.

Vấn đề phải loại bỏ ảnh hưởng của người Hán lên phong tục tập quán của người Việt Nam, ông thích thú là vì thế này : Một dân tộc muốn cho hùng mạnh thì dân tộc ấy không thể bị ảnh hưởng phong tục tập quán của nước khác được. Cũng như người Mỹ hùng mạnh và lãnh đạo thế giới là vì người Mỹ không bao giờ bị ảnh hưởng bởi phong tục tập của các nước khác. Họ có thể tham gia, họ có thể phối hợp nhưng họ không thể bị ảnh hưởng.

Người Nhật cũng giàu có như người Mỹ nhưng vì bị ảnh hưởng quá nhiều bởi người Hán. Cho nên đến giờ này đời sống nước Nhật rất căng thẳng, rất nặng nề chứ không thanh thản nhẹ nhàng như các nước châu Âu, châu Mỹ. Bằng chứng là nước Nhật có tỷ lệ số người tự tử cao nhất thế giới.

Ông thừa nhận, nước Nhật mạnh trên nhiều vấn đề, về kinh tế, về khoa học kỹ thuật nhưng tinh thần thì rất căng thẳng. Sống đầy rẫy sự căng thẳng, nhất là căng thẳng về khuôn phép. Do căng thẳng vì những ảnh hưởng khuôn mẫu ngàn năm của người Hán nên người Nhật không thể lãnh đạo thế giới. Người Nhật không thể thoải mái được về tinh thần. Cho nên khi các con đề cập được việc này, ông rất là thích thú.

Đến thời các con lớn lên, các con phải luôn luôn nhớ trong đầu óc như thế để giúp cho dân tộc chúng ta phải tẩy sạch những ảnh hưởng trong phong tục tập quán của chúng ta từ bên người Hán qua. Vì nó là những tập tục không tiến bộ, không có mạnh. Nó kìm hãm sự phát triển của con người, của đầu óc.

Nội dung thứ hai mà ông rất thích thú từ câu chuyện của Nguyệt Thiên là vì, các con thấy thế này, tất cả những người thầy dạy con người phát triển trí tuệ thì người học trò dứt khoát phải tránh thành kiến, phải tránh nghĩ xấu và tránh phản bội lại những người thầy ấy. Phải làm bằng nhiều cách khác nhau để thân thiện và tôn kính người thầy ấy, người cô ấy.

Do vậy, ông dặn các con : Có hai thứ cả đời các con không được vi phạm. Một là, khinh thường, tị hiềm, đố kị hay phản lại những người thầy đã dạy mình khai mở trí tuệ. Hai là, phản bội lại dân tộc, phản bội Tổ quốc của mình.

Cái tội giết người hay các tội khác người ta còn có thể quên, còn hai cái tội này, khi nào hành tinh này còn sự sống thì người ta sẽ không bao giờ quên được. Các con nhớ như vậy. Cho nên, cả đời các con phải tránh cho được hai cái sai lầm này.

Các con có muốn hỏi ông điều gì nữa không ? Bây giờ gần Năm mới rồi, ông dành cho các con chục phút nữa để nói.

Tuệ Thập Nhãn : Con nghe ông nói là không được đố kị với người thầy nhưng ví dụ có người thầy nào đó dạy mình mà mình thấy cái đó là sai, vậy mình phải nói làm sao để thầy không mích lòng.

Ông : Các con phải hết sức lễ phép và lich sự nêu lên thắc mắc của mình : ‘Thưa thầy, thưa cô ! Em chưa hiểu chỗ này, thầy có thể giải thích cho em được không ?’

Các con học với ông là học phát triển nhiều khả năng lắm, trong đó có khả năng thuyết phục người khác, khả năng nói cho người khác chấp nhận những điều mình nói. Chứ không có được bất mãn, không có được mất niềm tin nơi thầy cô giáo, không có được thành kiến, nghĩ xấu trong đầu về thầy cô giáo vì đó là những người dạy cho mình mở trí. Còn việc người ta như thế nào đó là chuyện của người ta.  

Các con biết ơn cái phần là họ đã mở được trí cho mình, còn chuyện cá nhân người ta dễ thương hay dễ ghét, đó là chuyện của người ta. Không phải ai cũng dễ thương hay là mình không thích thì mình không thương, cái đó không thành vấn đề. Hay là thấy người ta có tật, có nguyền mà mình thành kiến thì cũng không có được. Chỉ có một điều duy nhất mà các con phải biết là cảm ơn người ta đã mở trí cho mình.

Nếu các con không biết cái ơn này thì cả đời các con sẽ không nên thân, nên người gì hết, không có đủ tư cách làm người.

Người thầy, người cô có thể khó chịu, có thể giận các con, có thể nhăn mặt nhăn mày nhưng các con luôn luôn phải nghĩ tới cái ơn mở trí cho mình. Chỉ biết như vậy thôi, không thể bảo người khác theo ý mình hết được. Phải ghi nhớ điều đó.

Cha mẹ sinh ra mình, có cái ơn dưỡng dục, sinh ra mình. Còn người thầy là người mở trí cho mình thì đó là ơn sinh ra mình về trí tuệ. Một bên là sinh ra thân xác, một bên là sinh ra trí tuệ cho mình mà trí tuệ thì vô hình. Do đó, không bao giờ được vi phạm việc vô lễ với thầy cô, không bao giờ thành kiến, ghét hay nghĩ xấu về thầy cô. Bởi vì người sinh ra cho mình về trí tuệ mà bị mình ghét, mình thành kiến thì dứt khoát mình không thể nào làm con người được, không xứng đáng làm con người.

Đó là những chuyện các con cần ghi nhớ suốt cuộc đời các con.

Cho nên, ông rất ấn tượng về câu chuyện mà Nguyệt Thiên đã làm và kể lại. Có thể viết lại thành câu chuyện ngắn khoảng hai ba trang để làm kỉ niệm.

Còn tội phản Tổ quốc, phản dân tộc vì tiền, vì tiền mà mình có thể làm những việc ảnh hưởng đến dân tộc. Cái đó cũng là cái tội lớn vô cùng. Làm cho dân tộc mình khổ, thiệt thòi, gặp nhiều khó khăn… Cái tội đó cũng lớn lao lắm.

Nghĩa là, phạm các tội như ông vừa kể là không thể nào thành con người được mà tự mình hủy hoại mình, làm hư đầu óc của mình thôi, và không bao giờ người ta quên được đâu.

Trích bài giảng của Thầy Duy Tuệ với các cháu lớp học Vườn Hoa Mơ Ước, chiều 29 Tết Nhâm Thìn, 22.01.2012