Từ truyền thuyết về Đức Phật trong lịch sử:
“Khi ngài đang bế tắc, trước khi tìm một con đường khác để xem thử có thứ ánh sáng nào xảy đến với mình hay không, thì đêm ấy Đức Cồ Đàm đã đi ngủ từ rất sớm. Ngài đi ngủ sớm mà không còn quan tâm tới sự chứng đạo hay ngộ đạo, mở trí hay chưa mở trí, chúng sanh đau khổ hay không đau khổ…cứ mặc kệ tất cả mà đi ngủ cho đã…không bàn tới chuyện đó nữa!
Ngài đi ngủ sớm và ngủ rất sâu nên nửa đêm ngài thức dậy. Ngài ngủ dưới gốc cây lúc trời còn tối vì trăng chưa lên nên khi thức dậy thì ngài nhìn lên thấy cả bầu trời là trong xanh và có ánh trăng. Ngài mới thấy sao người mình khỏe quá, dễ chịu quá, sao mà thấy mình vui chưa từng có, sao mà thấy khỏe chưa từng thấy, thấy hạnh phúc chưa từng trải nghiệm bao giờ…
Ngài rất ngạc nhiên sao cảm thấy quá tuyệt vời như thế này, trạng thái này ở đâu mà có thế này…Ngài thắc mắc và nhớ lại hồi nhỏ đi theo cha trong một buổi lễ xuống đồng, ngài ngồi trên bờ nhìn cảnh ấy và tự nhiên thấy dâng trào một cảm xúc hạnh phúc, vui sướng giống như lúc này….Ngài mới nhận ra là nó đã có trong người mình cả mà lâu nay mình không thấy được! Có gì đâu mà chứng, mà đắc? Có gì đâu mà ngộ? Thấy chuyện mình có mà xưa nay mình chưa có điều kiện thấy nó, xưa nay nó chưa có cơ hội ló ra…."
Con người ta mong muốn tìm cái gì?
Chính là con người đều mong muốn tìm thấy cảm xúc sung sướng tuyệt vời nhất, khám phá trạng thái sung sướng tuyệt vời nhất. Nếu không có sung sướng thì có ý nghĩa gì đâu! Sự sung sướng tận cùng, sự sung sướng không thể nghĩ bàn, sướng hơn cả khoái lạc nhục dục của thanh niên mới lớn, sướng hơn cả việc mình có nhiều tiền bạc, sướng hơn cả việc mình được làm quan to, sướng hơn tất cả việc nghe những lời mà người ta ca tụng mình, lễ lạy mình….không có sự sung sướng nào có thể so sánh với sự sung sướng đó. Chữ sung sướng, hạnh phúc, hỷ lạc, đại lạc…ta có thể muốn dùng chữ nào thì dùng, nhưng lúc ấy không có chữ để nói lên cảm giác không thể nghĩ bàn được. Lúc ấy thỏa mãn tới mức mà thấy rằng có sống thêm chút nữa cũng chẳng có ý nghĩa gì, bấy nhiêu đủ rồi! Sướng quá rồi!
Chính là con người đều mong muốn tìm thấy cảm xúc sung sướng tuyệt vời nhất, khám phá trạng thái sung sướng tuyệt vời nhất. Nếu không có sung sướng thì có ý nghĩa gì đâu! Sự sung sướng tận cùng, sự sung sướng không thể nghĩ bàn, sướng hơn cả khoái lạc nhục dục của thanh niên mới lớn, sướng hơn cả việc mình có nhiều tiền bạc, sướng hơn cả việc mình được làm quan to, sướng hơn tất cả việc nghe những lời mà người ta ca tụng mình, lễ lạy mình….không có sự sung sướng nào có thể so sánh với sự sung sướng đó. Chữ sung sướng, hạnh phúc, hỷ lạc, đại lạc…ta có thể muốn dùng chữ nào thì dùng, nhưng lúc ấy không có chữ để nói lên cảm giác không thể nghĩ bàn được. Lúc ấy thỏa mãn tới mức mà thấy rằng có sống thêm chút nữa cũng chẳng có ý nghĩa gì, bấy nhiêu đủ rồi! Sướng quá rồi!
Quý vị nào đã trải qua rồi mới thấy được sự trào dâng hạnh phúc thế nào. Bởi vì cả đời lăn lộn, tiền bạc cũng có nhiều, vợ đẹp con khôn cũng có, rồi bồ bịch, người yêu thầm, yêu trộm… mà chưa bao giờ được sung sướng như vậy. Dính vào đâu là phiền não nấy, không có gì sung sướng, hạnh phúc cả…chỉ toàn là sự trả giá thôi.
Cho nên, sự hạnh phúc ấy có gì đâu mà nói là chứng ngộ, có gì đâu mà nói là đến bến bờ!?
Tức là người ta thấy do người ta tình cờ, người ta ngạc nhiên khi khám phá ra giống như các nhà khoa học khi phát minh ra vậy. Phần lớn nhà khoa học họ đều khám phá từ sự tình cờ. Họ không cố ý khám phá mà tình cờ họ nhìn thấy.
Rồi từ chính trong sự trải nghiệm hạnh phúc ấy thì cái đầu thay đổi hết. Những gì mà xưa nay mình tin thì không còn tin nữa. Đơn giản vậy thôi! Khi cái đầu thay đổi và mình không tin những gì mình đã tin từ xưa tới giờ thì sẽ thấy trong sự trải nghiệm mới này.
Rồi từ chính trong sự trải nghiệm hạnh phúc ấy thì cái đầu thay đổi hết. Những gì mà xưa nay mình tin thì không còn tin nữa. Đơn giản vậy thôi! Khi cái đầu thay đổi và mình không tin những gì mình đã tin từ xưa tới giờ thì sẽ thấy trong sự trải nghiệm mới này.
Không có chuyện chứng đắc hay chứng ngộ gì ở đây cả! Mình phủ nhận tất cả những giá trị từ xưa tới giờ mình theo. Khi mình đã phủ nhận hết tức là mình đã thay đổi cách nhìn, mình thấy theo kiểu khác. Và như thế thì tự nhiên mà mình sẽ tự tin.
Còn trước đây, do mình chưa có trải nghiệm này nên mình còn dựa vào trí thấy của người khác, dựa vào quan niệm của người khác, dựa vào quan niệm của xã hội…thì mình làm sao tự tin và thỏa mãn được!? Mình làm sao mà sống yên tâm được!
Bây giờ mình đã trải nghiệm và sống với cái thấy của mình thì mình sẽ vững chãi tự tin, vững như thành đồng không ai có thể làm mình lay chuyển được. Cũng từ đây mà ra hết tất cả từ những lời mình nói ra, từ những gì mình thấy và mình ứng xử…Vậy thì có gì mà tiệm tiến hay không tiệm tiến? Có gì đâu mà đột biến hay không đột biến?
Chúng ta không thể nói nó đột biến hay tiệm tiến được, mà là chúng ta thấy và ứng xử theo tính chất này thôi. Mà tính chất này mình có rồi, mình đâu phải phát triển nó nữa mà do xưa nay mình không thấy là vì đầu óc mình có xu hướng đi tìm kiếm cái gì đó mà tìm mãi không thấy…rồi khi mình tự khám phá ra thì ngạc nhiên vô cùng…
Cũng như tôi đã nói với quý vị về lần thứ ba mà tôi trải nghiệm. Những dữ liệu trong đầu tôi tự nhiên nó rụng hết. Mà hồi ấy mình muốn nó rụng thì cũng không rụng được, tự nhiên nó rụng. Lúc ấy mới thấy là cuộc đời không như kinh sách nói hay mình nghe được là cuộc đời là bể khổ…rồi khổ là do tham, sân, si….Và tôi đã thấy rằng do mình không hiểu nên mình cứ nghĩ quẩn nghĩ quơ, chính suy nghĩ ấy làm cho mình khổ chứ có cái gì đâu. Và tôi đã nói như vậy, còn chuyện người ta học, người ta nói thì kệ người ta. Người ta nói đời là bể khổ thì kệ người ta. Tôi chẳng thấy đời là bể khổ một chút nào cả!
Từ khi tôi nhận ra điều mới lạ trong đầu óc của mình thì cái nhìn của tôi nó khác đi. Tôi không nhìn cuộc đời là bể khổ hay cuộc đời là sung sướng. Từ trạng thái đó mà tôi nhìn tôi, tôi nhìn cuộc đời, nhìn những gì mà tôi đã sống trong quá khứ đều thấy khác hết, không còn giống như xưa nữa. Và đầu óc ở trong trạng thái tha hồ mà biện tài, muốn nói kiểu gì thì nói nhưng tôi biết rất rõ mình nói như thế để làm cài gì.
Cũng như tôi đã nói với quý vị về lần thứ ba mà tôi trải nghiệm. Những dữ liệu trong đầu tôi tự nhiên nó rụng hết. Mà hồi ấy mình muốn nó rụng thì cũng không rụng được, tự nhiên nó rụng. Lúc ấy mới thấy là cuộc đời không như kinh sách nói hay mình nghe được là cuộc đời là bể khổ…rồi khổ là do tham, sân, si….Và tôi đã thấy rằng do mình không hiểu nên mình cứ nghĩ quẩn nghĩ quơ, chính suy nghĩ ấy làm cho mình khổ chứ có cái gì đâu. Và tôi đã nói như vậy, còn chuyện người ta học, người ta nói thì kệ người ta. Người ta nói đời là bể khổ thì kệ người ta. Tôi chẳng thấy đời là bể khổ một chút nào cả!
Từ khi tôi nhận ra điều mới lạ trong đầu óc của mình thì cái nhìn của tôi nó khác đi. Tôi không nhìn cuộc đời là bể khổ hay cuộc đời là sung sướng. Từ trạng thái đó mà tôi nhìn tôi, tôi nhìn cuộc đời, nhìn những gì mà tôi đã sống trong quá khứ đều thấy khác hết, không còn giống như xưa nữa. Và đầu óc ở trong trạng thái tha hồ mà biện tài, muốn nói kiểu gì thì nói nhưng tôi biết rất rõ mình nói như thế để làm cài gì.
Nói tóm lại là tinh thần chủ động trong lời ăn, tiếng nói, cách cư xử của mình gần như được chủ động hết hoàn toàn mà không ai hiểu mục tiêu mình sử dụng cái đó là để làm gì. Thế cho nên tôi mới nói chuyện tu hành là chuyện bày đặt. Anh có giỏi thì anh đi trồng khoai, trồng sắn mà ăn để tu đi! Anh đừng bày đặt để đánh lừa người khác để có tiền mà ngồi mát ăn bát vàng. Làm gì có chuyện anh tu tới đâu mà chứng đắc?! Làm gì anh tu mà có quả vị này, quả vị khác!?
Tôi thấy mà phát lòng thương cho cả hai bên: Một bên là tín đồ không biết mình là nạn nhân và cứ cho rằng mình là kẻ khổ đau và một bên cũng không biết mình là nạn nhân và cứ cho rằng mình là người đã nắm được chân lý. Anh nắm chân lý hay anh nắm thủ thuật để anh huyễn hoặc người ta, cho người ta tưởng mình là như vậy?!
Tôi nói được tới đâu thì hay tới đó và người ta nghe được tới đâu thì cũng hay tới đó thôi chứ biết làm sao bây giờ? Phải kệ người ta thôi. Chỉ có những quý vị đang học trên con đường này thì trước nhất là quý vị giúp cho chính quý vị và cho gia đình quý vị để không có bị ai đánh lừa mình nữa, không bị ai dụ dỗ mình nữa. Vậy thì có gì để tu, có gì để chứng, có gì để đắc? làm gì có chuyện tu tâm xảy ra? Không thể có được!
Trích Master Duy Tuệ - Hãy Sống Như Người Đã Đến Bến Bờ [2] - 12.4.2011 (* Tựa đề do người ghi tạm đặt)
Trích Master Duy Tuệ - Hãy Sống Như Người Đã Đến Bến Bờ [2] - 12.4.2011 (* Tựa đề do người ghi tạm đặt)