Quý vị có thể đọc rồi chọn cho mình bài tập phù hợp để bắt đầu tập thành thói quen 1 trong những bài tập do Master Duy Tuệ chia sẻ mà BBT đã tổng hợp lại như sau:
1. Tập và tập thành một thói quen luôn quan sát bên trong để thấy rõ suy nghĩ đang diễn ra trong đầu óc và cảm xúc đang diễn ra trong thân thể.
2. Tập một thói quen không ứng xử bằng suy nghĩ hoặc cảm xúc hay kinh nghiệm.
3. Tập một thói quen và trở thành người chủ của suy nghĩ, cảm xúc đang diễn ra trong mình.
4. Tập thông cảm và thương yêu những đối tượng mà bản thân thấy không thích, không hợp. Tập thấy mọi người đều có khả năng như hoặc hơn mình.
5. Tập giúp người khác thay đổi cách nhìn kinh nghiệm của họ hoặc với mục đích duy nhất là giúp họ quan sát ngược vào trong để thấy rõ suy nghĩ và cảm xúc của họ đang diễn ra.
6. Tập san sẻ những công đức quý báu cho người khác từ kết quả của việc quan sát suy nghĩ và cảm xúc của chính mình.
7. Tập từ bỏ những thôi thúc trong đầu óc về đòi hỏi cá nhân.
8. Tập chấp nhận và vui vẻ với những gì đang điễn ra với mình.
9. Tập bắt chước những phong cách ứng xử của các bậc giác ngộ mà bản thân đã thấy rõ được.
10. Tập diễn tả một cách sáng rõ và dễ hiểu nhất cho người đối diện về những phương pháp thực hành Thiền Minh Triết mà bản thân đã tường tận, và những lợi ích mà bản thân đã trải nghiệm từ sự thực hành Thiền Minh Triết.
11. Tập một thói quen chiêm ngưỡng và khám phá kho kinh nghiệm, suy nghĩ trong đầu óc.
12. Tập thói quen nhận biết cảnh quan qua các giác quan mà không suy diễn, bình luận.
13. Tập thông cảm và yêu thương gia đình, quê hương hay dân tộc mình một cách chân thật và bình đẳng. (Không phải vì tác động của các yếu tố ở bên ngoài làm cho cảm xúc yêu thương ấy nổi lên).
14. Tập làm "một chiếc bầu không đáy" cho người khác chia sẻ nỗi lòng.
15. Tập không nhận những thành tựu có được là do bản thân tài giỏi hay khôn khéo.
16. Tập nhận mình chính và chỉ là người đang quan sát thấy suy nghĩ và cảm xúc đang diễn ra trong mình.
17.Siêng năng làm việc. An trú trong việc làm và tỉnh thức hiện hữu trong việc làm. Làm việc luôn luôn có thứ tự ưu tiên, cái gì cần giải quyết ngay thì giải quyết trước, cái gì cần giải quyết thứ hai thì giải quyết liền sau cái trước, giải quyết công việc theo thứ lớp, không bao giờ lộn xộn. Làm việc vừa bình tĩnh, vừa kiên nhẫn, siêng năng, tỉnh táo, công bằng, tỉnh thức. Làm mọi công việc hết sức vững vàng.
18.Tầm nhìn rất rộng và thấu triệt, đi vào bản chất. Sự nhìn mang tính bình đẳng, thoát li, tự do, giải thoát hay không dính mắc, vô tư và đem đến sự bình yên. Nhìn bất cứ cái gì cũng thấy rõ và giải thoát, ham muốn không hiện lên, không xuất hiện sự dính mắc.
19.Quý trọng, nâng niu môi trường thiên nhiên vì biết chính môi trường tạo ra mọi sự sống.
20.Không cố gắng để sửa đổi người khác.
21.Không tự hào hay ganh đua, hơn thua kiến thức thế gian. Biết chấp nhận là kẻ ngu dốt về kiến thức thế gian.
22.Khi nói chuyện với người nước ngoài thì không lấy kinh nghiệm của Việt Nam ra nói, biết sự ảnh hưởng và tạm quên văn hóa của mình một bên mà thuận và nói theo văn hóa của họ.
23.Biết rất rõ, bản thân bị ảnh hưởng bởi những gì mà cảnh giác với sự ảnh hưởng đó để luôn luôn tỉnh thức và đạt được sự an lạc.
24.Làm lợi lạc cho dân tộc và trả ơn nghĩa nơi mình đã sinh ra, đồng thời làm việc giúp ích cho nhân loại.
25.Bản thân đầy xúc cảm nhưng không dính mắc, không chạy theo để thỏa mãn những xúc cảm cá nhân.
26.Không xem người thân của mình hơn người khác, có tầm nhìn bình đẳng giữa con người với con người, giữa con người với con vật…
27.Tất cả mọi thứ liên quan khi đóng vai con người thì dụng hết, không né tránh cái gì và không sợ người khác đánh giá.
28.Sử dụng đồng tiền thì làm cho đồng tiền có phong cách, sử dụng tri thức thì làm cho tri thức có phong cách, sử dụng lời nói thì làm cho lời nói có phong cách, sử dụng hiểu biết thì làm cho hiểu biết có phong cách, sử dụng trí tuệ thì cũng làm cho trí tuệ có phong cách…
29.Ứng xử vượt qua sự đối kháng của lòng chấp và kinh nghiệm nên không bị dính chặt vào thế giới kinh nghiệm của người đối diện. Ứng xử rất trơn tru, hồn nhiên và làm cho người ta không trách móc gì được nếu họ còn mặc cảm. Luôn lấy tình thương và thông cảm làm phương tiện trong hành xử.
30.Lấy tâm của thiên hạ làm tâm mình. Động cơ để phát niệm là tình thương và mục đích hành niệm là giúp đỡ người khác mà không có cái gì thuộc về bản thân mình. Chỉ dùng kiến thức cần thiết để giúp người vượt ra khỏi kiến thức để họ trở về với tỉnh thức. Tài liệu để khai thị cho người khác đó là thực tế của cuộc đời chính mình.
31.Biết sống, thưởng thức cuộc sống và biết tiêu hóa từng khoảnh khắc của cuộc đời này vào tâm khảm của mình mà tâm vẫn luôn luôn thông đạt.
32.Biết ơn mọi thứ do con người hay không phải con người đưa đến sự khổ đau.
33.Là con người Việt Nam truyền đi những phương pháp, những ánh sáng để Khai Mở Minh Triết cho loài người. Biết sắp đặt, sắp xếp, trình bày cách nói, cách diễn đạt, cách truyền đi và tìm kiếm phương tiện để truyền đi, phát tín hiệu ra thế giới. Làm một cách hết sức bản lĩnh, dũng cảm, chân thật với mục đích có tác động lớn đến thế giới, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Biết làm được gì thì cứ làm, không cần biết là nó lớn hay nhỏ, làm hết sức mình.
34.Âm thầm để lại từng giọt thương yêu từ trong cõi tỉnh thức ngay trong từng ánh mắt, suy tư, lời nói, cử chỉ, quyết định, bước đi… đối với cây cỏ, cảnh vật, con vật, con người, cuộc sống của hành tinh này.
18.Tầm nhìn rất rộng và thấu triệt, đi vào bản chất. Sự nhìn mang tính bình đẳng, thoát li, tự do, giải thoát hay không dính mắc, vô tư và đem đến sự bình yên. Nhìn bất cứ cái gì cũng thấy rõ và giải thoát, ham muốn không hiện lên, không xuất hiện sự dính mắc.
19.Quý trọng, nâng niu môi trường thiên nhiên vì biết chính môi trường tạo ra mọi sự sống.
20.Không cố gắng để sửa đổi người khác.
21.Không tự hào hay ganh đua, hơn thua kiến thức thế gian. Biết chấp nhận là kẻ ngu dốt về kiến thức thế gian.
22.Khi nói chuyện với người nước ngoài thì không lấy kinh nghiệm của Việt Nam ra nói, biết sự ảnh hưởng và tạm quên văn hóa của mình một bên mà thuận và nói theo văn hóa của họ.
23.Biết rất rõ, bản thân bị ảnh hưởng bởi những gì mà cảnh giác với sự ảnh hưởng đó để luôn luôn tỉnh thức và đạt được sự an lạc.
24.Làm lợi lạc cho dân tộc và trả ơn nghĩa nơi mình đã sinh ra, đồng thời làm việc giúp ích cho nhân loại.
25.Bản thân đầy xúc cảm nhưng không dính mắc, không chạy theo để thỏa mãn những xúc cảm cá nhân.
26.Không xem người thân của mình hơn người khác, có tầm nhìn bình đẳng giữa con người với con người, giữa con người với con vật…
27.Tất cả mọi thứ liên quan khi đóng vai con người thì dụng hết, không né tránh cái gì và không sợ người khác đánh giá.
28.Sử dụng đồng tiền thì làm cho đồng tiền có phong cách, sử dụng tri thức thì làm cho tri thức có phong cách, sử dụng lời nói thì làm cho lời nói có phong cách, sử dụng hiểu biết thì làm cho hiểu biết có phong cách, sử dụng trí tuệ thì cũng làm cho trí tuệ có phong cách…
29.Ứng xử vượt qua sự đối kháng của lòng chấp và kinh nghiệm nên không bị dính chặt vào thế giới kinh nghiệm của người đối diện. Ứng xử rất trơn tru, hồn nhiên và làm cho người ta không trách móc gì được nếu họ còn mặc cảm. Luôn lấy tình thương và thông cảm làm phương tiện trong hành xử.
30.Lấy tâm của thiên hạ làm tâm mình. Động cơ để phát niệm là tình thương và mục đích hành niệm là giúp đỡ người khác mà không có cái gì thuộc về bản thân mình. Chỉ dùng kiến thức cần thiết để giúp người vượt ra khỏi kiến thức để họ trở về với tỉnh thức. Tài liệu để khai thị cho người khác đó là thực tế của cuộc đời chính mình.
31.Biết sống, thưởng thức cuộc sống và biết tiêu hóa từng khoảnh khắc của cuộc đời này vào tâm khảm của mình mà tâm vẫn luôn luôn thông đạt.
32.Biết ơn mọi thứ do con người hay không phải con người đưa đến sự khổ đau.
33.Là con người Việt Nam truyền đi những phương pháp, những ánh sáng để Khai Mở Minh Triết cho loài người. Biết sắp đặt, sắp xếp, trình bày cách nói, cách diễn đạt, cách truyền đi và tìm kiếm phương tiện để truyền đi, phát tín hiệu ra thế giới. Làm một cách hết sức bản lĩnh, dũng cảm, chân thật với mục đích có tác động lớn đến thế giới, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Biết làm được gì thì cứ làm, không cần biết là nó lớn hay nhỏ, làm hết sức mình.
34.Âm thầm để lại từng giọt thương yêu từ trong cõi tỉnh thức ngay trong từng ánh mắt, suy tư, lời nói, cử chỉ, quyết định, bước đi… đối với cây cỏ, cảnh vật, con vật, con người, cuộc sống của hành tinh này.
35.Nói vì lợi ích của người nghe, đem lại lợi ích cho người nghe và luôn coi chừng bản ngã của mình vì nó rất vi tế ! Giúp cho người ta tập trung lắng nghe, phát triển lòng tin và có lợi ích từ việc lắng nghe.. Nhiều khi phải hy sinh danh dự, uy tín, triết lý sống của bản thân (theo quan niệm của xã hội - thực chất cũng chỉ là quan niệm của suy nghĩ mà thôi) vì sự hạnh phúc của người khác, cũng không phải là sự hy sinh nữa mà là bản lĩnh, là vẻ đẹp của Hiền Giả Minh Triết ứng xử khi thấy rõ, khi tỏ tường.
36.Với cha mẹ : Chú ý lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày với cha mẹ. Hiểu rõ tâm lý cha mẹ. Chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ, quan tâm đến vấn đề ăn uống, đời sống tinh thần làm cho cha mẹ vui. Khách quan, vô tư, tỏ tường để giúp cha mẹ thoát ra khỏi lòng chấp, an định tinh thần và giúp cho cha mẹ bớt lo lắng, bớt suy nghĩ trong lúc tuổi xế chiều.
37.Với con em :Không dạy con em mình theo ý mà mình cho là đúng. Hướng dẫn cho trẻ em bên ngoài quan sát cuộc sống, bên trong quan sát cái đầu. Cho con em mình công thức thực hành và tạo nhiều cơ hội cho con em mình quan sát để phát triển hai vấn đề chính là năng khiếu và tình thương.
38.Trong gia đình : Lấy tình thương và sự thông cảm để cư xử với nhau từ cha me đến con cái, từ anh chị đến các em, từ bà con bên chồng hay vợ đến họ hàng xa gần.
39. Không thấy mình thành công mà cũng không thấy mình thất bại, không thấy mình hơn ai mà cũng không thấy ai thua mình, không thấy mình khôn hơn người khác mà cũng không thấy người khác dại hơn mình, không thấy mình đúng và người khác sai. Luôn luôn lấy tính chất phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp với quy luật của tạo hóa, thiên nhiên làm sự đo lường trong cung cách cư xử của mình.
36.Với cha mẹ : Chú ý lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày với cha mẹ. Hiểu rõ tâm lý cha mẹ. Chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ, quan tâm đến vấn đề ăn uống, đời sống tinh thần làm cho cha mẹ vui. Khách quan, vô tư, tỏ tường để giúp cha mẹ thoát ra khỏi lòng chấp, an định tinh thần và giúp cho cha mẹ bớt lo lắng, bớt suy nghĩ trong lúc tuổi xế chiều.
37.Với con em :Không dạy con em mình theo ý mà mình cho là đúng. Hướng dẫn cho trẻ em bên ngoài quan sát cuộc sống, bên trong quan sát cái đầu. Cho con em mình công thức thực hành và tạo nhiều cơ hội cho con em mình quan sát để phát triển hai vấn đề chính là năng khiếu và tình thương.
38.Trong gia đình : Lấy tình thương và sự thông cảm để cư xử với nhau từ cha me đến con cái, từ anh chị đến các em, từ bà con bên chồng hay vợ đến họ hàng xa gần.
39. Không thấy mình thành công mà cũng không thấy mình thất bại, không thấy mình hơn ai mà cũng không thấy ai thua mình, không thấy mình khôn hơn người khác mà cũng không thấy người khác dại hơn mình, không thấy mình đúng và người khác sai. Luôn luôn lấy tính chất phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp với quy luật của tạo hóa, thiên nhiên làm sự đo lường trong cung cách cư xử của mình.
(Còn tiếp..)