Duy Tuệ Học là triết lý sống, không phải là vấn
đề tôn giáo
Tôi muốn xác
định lại thế này, những điều mà tôi truyền trao cho tất cả quý vị suốt mười mấy
năm nay, nó không phải là vấn đề tôn giáo. Và tôi thực lòng mà nói, tôi không
phải là người của tôn giáo. Nhưng tôi có cảm tình đặc biệt với một số triết lý
của Phật giáo nói riêng và các tôn giáo nói chung. Tôi không phải là người của
tôn giáo. Tôi cũng không sáng tạo tôn giáo, cũng không theo con đường tôn giáo.
Tôi không có tư tưởng tôn giáo, không có tinh thần làm công việc của một tôn
giáo nào.
Tôi muốn làm rõ điều này cho tất cả mọi người anh em của chúng ta. Để tất cả anh em chúng ta khi theo học thì biết là mình đang theo học những cái gì, có những giá trị gì, mục đích nó như thế nào và biết rất rõ người hướng dẫn mình như thế nào. Quý vị cần biết rõ về mình, biết rõ về con đường của mình, không bị mơ hồ. Cho nên tôi muốn nhắc quý vị, đây là một triết lý sống. Nói tới chữ “triết lý” thì có nghĩa là những điều hợp lý và có thể chứng minh được, chứ không phải là những điều mơ hồ. Tôi thì không học về triết học, nhưng tôi nói theo cái thấy của tôi như vậy. Đó là những điều tôi tự sáng tác ra vậy thôi. Tôi cho rằng triết lý sống - nội dung tôi nói là hợp lý và có thể chứng minh được, không mơ hồ, rất là khoa học, không phải là khó hiểu lắm mà cũng không phải là dễ hiểu lắm. Đó có thể gọi là một triết lý sống, một con đường sống, một cách thức sống, một phương pháp sống, một tư tưởng sống. Nói rằng “đạo” chính là đường, khi ta dùng chữ đạo thì đây là con đường sống, con đường tồn tại. Mình dùng chữ “tồn tại” cho nó xác thực. Anh phải tính tới cái chuyện tồn tại của anh!
Tôi muốn làm rõ điều này cho tất cả mọi người anh em của chúng ta. Để tất cả anh em chúng ta khi theo học thì biết là mình đang theo học những cái gì, có những giá trị gì, mục đích nó như thế nào và biết rất rõ người hướng dẫn mình như thế nào. Quý vị cần biết rõ về mình, biết rõ về con đường của mình, không bị mơ hồ. Cho nên tôi muốn nhắc quý vị, đây là một triết lý sống. Nói tới chữ “triết lý” thì có nghĩa là những điều hợp lý và có thể chứng minh được, chứ không phải là những điều mơ hồ. Tôi thì không học về triết học, nhưng tôi nói theo cái thấy của tôi như vậy. Đó là những điều tôi tự sáng tác ra vậy thôi. Tôi cho rằng triết lý sống - nội dung tôi nói là hợp lý và có thể chứng minh được, không mơ hồ, rất là khoa học, không phải là khó hiểu lắm mà cũng không phải là dễ hiểu lắm. Đó có thể gọi là một triết lý sống, một con đường sống, một cách thức sống, một phương pháp sống, một tư tưởng sống. Nói rằng “đạo” chính là đường, khi ta dùng chữ đạo thì đây là con đường sống, con đường tồn tại. Mình dùng chữ “tồn tại” cho nó xác thực. Anh phải tính tới cái chuyện tồn tại của anh!
Không bỏ qua quy trình căn bản của động vật
Hôm qua tôi
có chia sẻ với các cháu trong lớp học “Vườn hoa mơ ước”. Tôi đem hình ảnh con
gà mẹ dẫn một bầy gà con. Con gà mẹ tập cho con nó cái gì? Con gà mẹ tập cho
con gà con theo bản năng của nó, theo cái quy luật tự nhiên của nó. Dĩ nhiên nó
không có đầu óc sáng tạo gì cả mà nó cứ theo quy luật tự nhiên của nó thôi. Mắt
nó nhìn xuống đất, mắt nó nhìn xung quanh, mắt nó nhìn phía trước, mắt nó nhìn
hai bên, rồi mấy ngón chân cào cào, rồi cái mỏ nó mổ… để nó tồn tại. Nó không
nghĩ rằng ngày mai ông chủ sẽ làm thịt nó. Nó không nghĩ rằng ngày mai ông chủ
sẽ bán nó. Nó đang đi kiếm ăn bên cái quầy bán thịt gà, nó thấy thịt gà, nó
cũng không nghĩ rằng ngày mai nó sẽ nằm trên dàn thớt, nó sẽ nằm trên cái quầy
bán thịt như thế này. Nó không có quan tâm đến điều ấy. Nó chỉ quan tâm đến
nhìn, bươi, mổ để sống. Nó không quan tâm đến các lý thuyết, không quan tâm đến
sự bàn cãi.
Chúng ta
cũng là một loại động vật. Chúng ta có thêm bộ óc có khả năng tư duy. Nhưng
chúng ta có khả năng tư duy thì không có nghĩa là chúng ta bỏ cái quy trình căn
bản của động vật. Cái quy trình của quy luật tự nhiên mà chúng ta sinh ra, lớn
lên và phải sống trong quy trình ấy. Quy trình ấy là bằng trực giác của tất cả
các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, xúc giác… để chúng ta hành động. Con gà là bươi, mổ còn chúng ta là hành động. Hành động thì gồm có cả tay
chân và nhận thức. Thì chúng ta phải tôn trọng bước căn bản đó, chúng ta không
thể nào bỏ qua bước cơ bản này được. Đây là quy trình căn bản của sự tồn tại tất
nhiên, tất yếu. Chúng ta không thể bỏ qua giai đoạn căn bản của sự tồn tại này.
Rồi thông qua cái hành động ấy, thông qua cái bước tồn tại căn bản này, anh
dùng khả năng nhận thức của anh, anh dùng khả năng tình thương tự có của anh để
anh phát triển kiến thức làm như thế nào. Anh tổng hợp, anh phân tích, anh rút
kinh nghiệm, anh đưa ra, anh sáng tạo ra giải pháp hiệu quả nhất nhưng không thể
nào mà không thông qua cái bước căn bản được. Phải từ bước căn bản để anh dùng
khả năng nhận thức, phát triển kiến thức để anh tạo ra một cái sáng tạo, anh mở
ra một cái mới trên cái nền tảng anh đang lao động của bước một, rồi từ đó mới
nâng lên.
Anh
không thể bỏ qua giai đoạn đó rồi anh ngồi anh dùng khả năng suy diễn của anh, anh
dùng khả năng tư duy của anh. Anh bỏ qua giai đoạn kia, anh lại không chấp nhận
giai đoạn kia, mà anh dùng khả năng tư duy, anh tưởng tượng ra, rồi lập ra một
kế hoạch thì cuối cùng anh sẽ sụp đổ. Tức là anh thiếu quy trình căn bản. Hoặc là anh chạy theo các định nghĩa về cuộc
đời, về thành công hay thế này là hạnh phúc, thế nọ là thành công… Rồi anh suy
tư, dùng những định nghĩa đó theo sự hiểu biết của anh, anh lại sáng tạo ra một
giải pháp. Như vậy thì giải pháp đó không phù hợp với thực tế. Như vậy tức là
anh tồn tại không đúng quy trình!
Cho
nên, tôi muốn đưa tất cả chúng ta về nhận thức làm thế nào tồn tại đúng quy
trình. Chúng ta không thể thêu dệt được, không suy diễn được. Chúng ta phải tồn
tại và nhận thức đúng quy trình. Cho nên tôi gọi là triết lý tồn tại, cách thức
tồn tại, con đường tồn tại, giải pháp tồn tại, phương pháp tồn tại. Anh nào mà
tồn tại đúng quy trình thì rủi ro sẽ rất ít và đầu óc anh sẽ tránh sự mơ hồ.
Trong
nội dung của Triết Lý Sống Kỳ Diệu này, tôi chia ra làm ba phần.
-
Phần thứ nhất : Nền tảng của Triết Lý Sống Kỳ Diệu;
-
Phần thứ hai : Những đặc điểm của Triết Lý Sống Kỳ Diệu;
-
Phần thứ ba : Cách thể hiện Triết Lý Sống Kỳ Diệu cho mỗi hiền giả
A. Nền tảng của Triết Lý
Sống Kỳ Diệu
Tôi tạm chia ra bốn nền tảng của triết lý này.
1. Nền tảng thứ nhất: Ý thức hướng về khả
năng nhận biết tự có
Nền tảng
thứ nhất là chúng ta dựa trên ý thức của chúng ta hướng về khả năng nhận biết
tự có trong mỗi người chúng ta. Tôi nói đi nói lại mãi cái này. Hôm nay giống
như là tôi tổng kết các vấn đề quan trọng cho quý vị, cho nó rõ nét hơn vậy
thôi.
Nền tảng
thứ nhất là chúng ta dựa trên tính nhận biết tự có, khả năng nhận biết tự có.
Chứ chúng ta không dựa trên bất cứ một lý thuyết nào, không dựa trên bất cứ học
thuyết nào, không dựa trên bất cứ một tư tưởng nào, không dựa trên bất cứ một
khái niệm nào, một sự chỉ dẫn nào, cái truyền thống nào. Chúng ta dựa trên
cái mà trong người chúng ta có sẵn và luôn luôn ổn định. Không dựa vào kinh
sách, không dựa vào một kho tàng ngoài con người chúng ta, mà chúng ta dựa hẳn
vào cái mà mình đang có. Mình có cặp mắt thì mình dựa vào cặp mắt, mình có
mũi thì dựa vào mũi, không thể bỏ nó được. Mình không thể bỏ qua tai, mắt,
mũi, lưỡi, bộ não …Mình phải dựa trên cái mà mình đang có.
Cái này
không phải là trong thư viện có, nó không phải là trong kệ sách có, nó không
phải là truyền thống ai để lại, nó không phải là một thứ tư tưởng nào, nó
không phải là một thứ kiến thức gì, nó không phải là một trường phái nào, một
ý tưởng gì, một thứ đạo gì. Mà nó là cái chúng ta có thực sự, đó là khả năng
nhận biết tự có của mỗi người chúng ta.
2. Nền tảng thứ hai: Khả năng yêu thương tự
có
Trong khả
năng nhận biết tự có nó chứa luôn khả năng yêu thương tự có, khả năng tình
thương tự có, khả năng tình cảm tự có. Người nào cũng có khả năng này hết, khả
năng này là vô tận.
Nhưng khả
năng nhận biết và khả năng tình cảm tự có này nó sẽ biến hóa thần kỳ…
3. Nền tảng thứ ba: Cảm nhận của các giác
quan tự có để phát triển nhận thức tự có
Đó là sự
làm việc của các giác quan. Trong đó có sự quan sát, cảm nhận của các giác
quan. Sự cảm nhận của mắt, của tai, của mũi, của làn da. Chúng ta phải nhớ,
chúng ta có đầy đủ các giác quan. Mà những giác quan chủ yếu là mắt thấy cảnh
vật, tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, da cảm nhận xúc chạm và khả
năng suy tư trong bộ não. Mà tất cả những cái này là đều tự có cả, chúng ta đều
đã có rồi. Mà các hoạt động của các giác quan này phối hợp khả năng nhận biết
tự có và tình thương, tình cảm tự có sẽ phát triển ra nhận thức tự có.
4. Nền tảng thứ tư: Kiến thức riêng về những
điều chúng ta quan sát
Từ nhận thức
tự có dẫn tới chúng ta có kiến thức riêng về những điều chúng ta quan sát. Đó
là kiến thức riêng, mà trước đây tôi hay gọi là trí chủ.
Triết Lý Tồn
Tại dựa trên bốn nền tảng cơ bản này. Nó không dựa trên bất cứ một học thuyết
nào. Nó không dựa trên bất cứ lời dẫn dắt nào, một sự dạy dỗ nào, một thứ định
nghĩa nào, một thứ quan niệm gì. Cho nên tôi bảo nó rất thực tế, nó rất là
khoa học.
Như vậy là
quý vị đã quá rõ rồi, không có gì để quý vị phải mập mờ nữa, không có gì để lầm
lẫn nữa, để mơ hồ nữa.
Qua đó,
quý vị làm công tác biên tập cũng thấy tôi sử dụng ngôn ngữ như vậy để rồi
quý vị sẽ lấy những ngôn ngữ đó sử dụng.
B. Những đặc điểm của Triết Lý Sống Kỳ Diệu
Có 12 đặc
điểm cơ bản của triết lý này:
1. Tính chất tồn tại căn bản.
Tôi lấy
hình ảnh từ động vật là con gà như ví dụ trên tôi đã nói, và lấy hình ảnh của
con người hồn nhiên là đứa bé mới lớn ( dưới 3 tuổi) để thiết lập đặc điểm của
tính chất tồn tại căn bản này.
Tính chất
tồn tại căn bản bao gồm anh tồn tại như thế nào để anh sống thực sự an toàn,
dễ chịu, hiệu quả và có ý nghĩa. Thí dụ như anh có đủ đồ ăn, thức ăn, có đầy
đủ tiền bạc chi tiêu hàng ngày, không thiếu thốn, không nghèo đói. Anh không
thể nào thiếu cơm ăn, áo mặc, tiêu dùng hàng ngày được nếu anh đi đúng cách của
chương trình này. Dứt khoát là đối với một con người chúng ta, không thể nói
cái nhà mình đang ở là tạm được, cái xe mình đang đi là tạm được…mặc dù nó chỉ là tồn tại nhất thời.
Nhưng chúng ta không thể dùng chữ tạm ở đây để chỉ rằng là nó không quan trọng.
Nó thực sự quan trọng! Nó bảo vệ mạng sống của chúng ta. Nó đảm bảo về phương
tiện cho chúng ta. Nó đảm bảo về thể chất chúng ta tồn tại khỏe mạnh, về tinh
thần chúng ta tồn tại sung mãn.
Đối với cộng
đồng thì chúng ta tồn tại có ý nghĩa. Tồn tại có ý nghĩa tức là anh tồn tại
mà anh không động chạm tới sự tồn tại của người khác. Có rất nhiều người tồn
tại trên sự đau khổ của người khác, bất chấp sự đau khổ của người khác để
phát triển sự tồn tại theo ý muốn cá nhân của mình. Đó không phải là sự tồn tại
có ý nghĩa. Khi nói sự tồn tại có ý nghĩa ở đây, tức là anh phải giúp đời.
Tôi chưa có đi xa thêm về vấn đề cống hiến giúp đời, nhưng trước nhất, sự tồn
tại của anh không có hủy hoại sự tồn tại của người khác. Anh tồn tại mà không
hủy hoại sự tồn tại của thế giới tự nhiên, môi trường tự nhiên được. Tôi gọi
sự tồn tại có ý nghĩa là như vậy!
2. Lòng nhiệt tình yêu đời, yêu mạng sống của
mình, yêu sự tồn tại của mình.
Tức là tôi
nói đến đời sống tinh thần. Chúng ta có sẵn tình cảm tự nhiên này, tình cảm tự
có này. Chúng ta phải bộc lộ tình cảm đó với sự tồn tại của chúng ta. Chúng
ta phải bộc lộ tình cảm tự có đó với dân tộc của mình! Chúng ta phải bộc lộ
tình cảm tự có đó với cuộc đời này, với gia đình, với cộng đồng, với nhân loại,
với tất cả thế giới chung quan chúng ta. Chúng ta phải bộc lộ tình cảm đó,
chúng ta mới làm người được!
3. Luôn phát triển, duy trì và bảo vệ đầu óc
tự do.
Điều này
vô cùng trọng đại đối với chúng ta. Quý vị biết rằng, không có dễ gì chúng ta
luôn phát triển, duy trì và bảo vệ được trạng thái đầu óc tự do. Cái này là
cái khó nhất trong tất cả các cái khó.
Sự thách
thức lớn nhất đối với lòng kiên trì của mỗi hiền giả là làm sao phát triển,
duy trì và bảo vệ được trạng thái tự do trong đầu óc của mình. Tôi đã nói đi
nói lại rất nhiều về đầu óc tự do rồi, tôi không cần phải nói chi tiết ở đây
nữa. Đối với anh, anh phải nhìn thấy trạng thái đầu óc của anh thế nào là
không tự do, anh phải biết gìn giữ và quý trọng trạng thái đầu óc tự do của
mình, đồng thời anh phải tôn trọng đầu óc tự do của người khác. Anh không được
áp đặt ý tưởng chủ quan của anh, tư kiến riêng của anh trên đầu óc của người
khác. Ví dụ như khi anh thương một người, anh thấy quá khứ của họ thì tự nhiên
anh cảm thấy điều gì đó. Bởi vì anh là người hay để ý tới quá khứ, thành ra
khi anh thấy quá khứ của người ta rồi thì bắt đầu thành kiến, cư xử khác đi,
đầu óc của anh không còn tự do nữa. Anh muốn người ta phải như anh muốn, anh
muốn người ta phải như anh suy tư, phải như anh suy nghĩ. Cái đó cũng không
được. Nếu anh không giữ được đầu óc tự do, anh không tôn trọng đầu óc tự do của
anh trong cách nhìn của anh, trong tư duy của anh hay nói cách khác là anh
nhìn không tự do và tư duy không tự do thì anh không thể sống được với người
khác. Bởi vì người nào cũng có một lịch sử, cũng có một quá khứ và có thể anh
sẽ không hài lòng. Còn nếu anh đi tìm một người mà anh hài lòng thì người ta
lại nhìn lại anh, người ta không hài lòng. Và anh cũng không đạt được cái gì ở
họ. Cho nên, anh phải tôn trọng đầu óc tự do của mình và tôn trọng sự tự do
trong đầu óc của người khác. Anh không thể đem tư kiến của anh để áp đặt lên
người khác phải sống thế này, phải sống thế khác. Không thể được như vậy! Bởi
vì trong tất cả các mối quan hệ của chúng ta, không ai có thể ràng buộc được
ai, kể cả trong quan hệ vợ chồng – nếu không vừa ý thì có thể ra tòa án ly dị.
Không vì cái quyền cha, quyền mẹ, quyền vợ, quyền chồng mà áp đặt lên người
khác một thứ quyền lực.
Con người
có khuynh hướng thể hiện quyền lực, đeo đuổi quyền lực, khẳng định quyền lực,
say đắm quyền lực, dựa vào quyền lực để quan hệ với nhau. Quyền làm mẹ, quyền
làm cha, quyền làm vợ, quyền làm chồng, quyền làm người yêu… quyền chức này,
quyền chức nọ, quyền chức kia… Thậm
chí, quyền với ma, với quỷ! Thật ra thì, chẳng ai chứng minh ma quỷ là như thế
nào, nhưng anh thể hiện quyền của anh với ma có nghĩa là anh muốn thể hiện
quyền của anh với người sống, chứ không phải là thể hiện quyền lực của anh với
người chết. Thế nhưng, vì say mê quyền lực, say đắm quyền lực mà anh cũng muốn
thể hiện cái quyền của anh với một xác chết. Nỗi say đắm quyền lực của con
người nó thật ghê gớm như vậy! Nó kinh khủng quá!
Và chính
vì cái lòng say mê quyền lực mà anh là kẻ ăn xin, anh cũng muốn có quyền lực.
Anh cùi, hủi, anh đi ăn xin người ta giống như anh đem cái quyền cùi hủi ra
anh xin nhưng người ta không cho, anh lại dọa người ta. Anh đi làm điếm, anh
cũng muốn có quyền lực. Anh đi ở đợ, anh cũng muốn có quyền lực. Người mong
muốn có quyền lực có khắp tất cả hành tinh này! Người nghèo cũng muốn có quyền
lực, tại sao người giàu không tới nuôi tôi. Trẻ con trong trường học cũng muốn
thể hiện quyền lực, lập bè lập nhóm với nhau để ăn hiếp những đứa trẻ khác.
Nó kinh hoàng đến mức như vậy!
Khi anh thể
hiện quyền lực, đeo đuổi quyền lực, say đắm quyền lực thì bản thân anh đã mất
tự do và anh đang sống trên một sự áp đặt với người khác để đáp ứng mong muốn
quyền lực của anh. Thậm chí người học trò cũng muốn có quyền lực với thầy
giáo trong trường và người lại, thầy giáo cũng muốn có quyền lực với học trò.
Thế giới tranh giành quyền lực khắp, khắp mọi nơi. Từ trong triều đình cho đến
ngoài xã hội, cho đến trong các tôn giáo. Không chỗ nào mà không có sự tranh
đua quyền lực!
4. Luôn có cách nhìn tích cực và lấy mọi khó
khăn, thách thức làm cơ hội để vươn lên.
Ở đời
chúng ta phải luôn điều chỉnh cách nhìn của mình để không nhìn thấy cái gì là
xấu, không có cái gì khiến chúng ta bất mãn cả. Hãy biến những cái gì mà xã hội
cho rằng là tiêu cực, là đau buồn, hãy biến những điều trong tâm hồn chúng ta
như buồn tủi, lo lắng…hãy biến tất cả những điều mà mọi người không muốn đó
thành ra cơ hội tốt nhất để chúng ta vươn lên.
Hôm qua
tôi có chia sẻ với các cháu lớp Vườn Hoa Mơ Ước, ngày xưa, tôi hay lấy nỗi buồn,
nỗi cô đơn, thiếu thốn, cái mà mình không bằng ai hết trong xã hội loài người…làm
trường học cho chính mình để tốt nghiệp trường học đó, làm bức tường cho
chình mình để mình tìm cách vượt qua, chứ không thấy nó là sự bế tắc. Và tôi
rất là vui khi mà những điều buồn nó đến với tôi, khi tâm hồn của tôi cảm thấy
cô quạnh, buồn buồn gì đó thì cảm xúc đó đối với tôi nó rất là quý giá. Vì
lúc ấy, đầu tôi sẽ rất trong, trí rất sáng. Niềm vui lớn nhất là tôi coi nó
là cái trường, cái lớp, một khóa thi mà tôi chắc chắn sẽ đỗ, sẽ tốt nghiệp hạng
xuất sắc. Cho nên, nếu lâu quá không có nỗi buồn nào đến với mình, trong tâm
hồn không gợi lên một chút gì buồn, mình không có cái gì để mình thi…mà mình
muốn làm người học trò thi hoài thích hơn. Trước đây, thỉnh thoảng tôi hay có
một nỗi nhớ là nhớ những nỗi buồn ngày xưa sao không thấy nó hiện trong tâm hồn
của mình. Nó giống như mình nhớ người yêu vậy đó. Nó rất là thích thú. Cho
nên, chúng ta không sợ những bất trắc, không sợ những chuyện buồn tủi.
5. Bản chất trung thành, thông minh và khôn
ngoan sâu thẳm
Một đặc điểm
nữa, đặc điểm thứ 5 (những đặc điểm này không có sắp xếp theo thứ tự được) –
đó là đặc điểm về bản chất trung thành, thông minh và khôn ngoan sâu thẳm.
Khôn ngoan sâu thẳm này là sự khôn ngoan chứa đựng tình cảm tự có, chứ không
phải là nó không chứa đựng tình cảm tự có trong sự khôn ngoan lanh lợi của
anh. Nếu sự khôn ngoan lanh lợi của anh mà thiếu tình cảm tự có làm nền tảng
trong cái khôn ngoan ấy thì cách thức anh sống sẽ rất nguy hiểm cho chính
anh, và cũng rất nguy hiểm cho cộng đồng. Thông minh, khôn ngoan sâu thẳm, cởi
mở, dễ gần gũi, hồn nhiên, vô tư, thân thiện, nhiệt tình, đầy năng lượng sống,
không chép miệng, không thở dài, không than, không oán trách, không đổ thừa –
đó là nội dung của đặc điểm này.
6. Lấy sự tỉnh táo trong tình thương, trong sự
cảm thông, tha thứ để làm nguyên tắc cư xử.
Phát triển lòng thương người, lòng nhiệt tình, cảm thông với
người khác, nhưng không để cho những suy nghĩ, những ý tưởng, những phàn nàn
hay lời khen của người khác ảnh hưởng lên đầu óc tự do của mình.
Ý thức về tình yêu có sẵn, mình khám phá tình yêu có sẵn trong
người của mình. Rồi từ đó mình nâng lên một bước nữa là mình phát triển tình
yêu có sẵn đó với dân tộc và quê hương mình trước. Bởi vì tình thương đối với
dân tộc và quê hương có vị trí tốt hơn, nó làm cho tình thương của mình vô tư
hơn đối với vấn đề tình thương cá nhân. Nó lớn hơn tình thương cá nhân, nó lớn
hơn tình thương gia đình để nó giúp cho chúng ta cân bằng được, kiểm soát được
hay đảm bảo những tính chất tích cực, phát triển những tính chất tích cực
trong tình thương cá nhân của mình.
7. Sống với phẩm chất của nhà khoa học
Đặc điểm
thứ 7 gần giống với đặc điểm đầu óc tự do, tức là anh luôn luôn thể hiện là một
người không để ý tới chuyện riêng tư của người khác, không để ý đến các ý kiến
riêng, không bực bội khó chịu với các ý kiến riêng tư của người khác, và cũng
không để những ý kiến riêng tư của người khác ảnh hưởng tới chính anh. Tức là
anh đích thực là một nhà khoa học.
8. Thể hiện nét văn hóa riêng của mỗi hiền giả
Khi ứng dụng
Triết Lý Tồn Tại, mỗi hiền giả sẽ hình thành nét văn hóa riêng. Tôi không muốn
ám chỉ rằng, hiền giả ấy có một triết lý sống, vì điều đó có vẻ cao siêu hay
là một cái gì đó nó hơi xa rời với thực tế. Nhưng nếu tôi nói rằng, toàn bộ
các triết lý sống hình thành được nét văn hóa riêng của mỗi hiên giả thì vấn
đề nó sẽ khác. Nó nhẹ nhàng hơn, nó sâu thẳm hơn, nó tình cảm hơn, nó thực tế
hơn, nó thiết thực hơn, nó đẹp hơn, nó hấp dẫn hơn.
Trong nét
văn hóa riêng của anh có nét văn hóa của dân tộc. Người ta nhìn anh, người ta
thấy hồn dân tộc của anh, người ta thấy tình thương, thấy tình cảm của anh đối
với dân tộc của anh. Người ta thấy anh có những đặc điểm riêng mà người ta
nhìn vào đó, người ta biết được là người Việt Nam.
Nói tới
người Việt Nam là nói tới lòng yêu nước, lòng yêu quê hương của mình. Nói tới
người Việt Nam là nói tới tính độc lập và kiên định, bằng mọi giá phải giữ
gìn nền độc lập bờ cõi và giữ gìn sự độc lập trong đầu óc. Nói tới người Việt
Nam là sẵn sàng quên quá khứ để thông cảm, tiến tới sự hợp tác và chia sẻ với
nhau trong cuộc sống. Nói tới người Việt Nam là cần cù, hiếu học, nói tới người
Việt Nam là tình cảm gia đình, người này lo lắng cho người kia. Nói tới người
Việt Nam là tinh thần thúc đẩy con cái học tập…Đó là những nét văn hóa riêng.
Chứ không phải nét văn hóa riêng là anh thích gặm xương, anh thích ăn ớt cay…
Trong nội dung này không có quan tâm đến mấy điều đó. Tức là, trong nét văn
hóa riêng của anh có nhiều vấn đề nhưng trong đó có vấn đề của dân tộc.
- Vấn đề
thứ hai trong nét văn hóa riêng của mỗi người là anh dựa trên nền tảng của
triết lý sống này. Khi anh sinh sống, giao tiếp, sinh hoạt cần phải biểu hiện
rất rõ anh là người dựa trên cái trong người anh đang có, chứ không mê đắm bất
cứ lý thuyết nào ở bên ngoài. Một lý thuyết nào đó ở bên ngoài anh chỉ nghiên
cứu để chơi, anh không thể bị mấy tác phẩm văn học như là Tam Quốc chí, Thần
Điêu Đại Hiệp,… những tác phẩm văn học khác. Rồi anh lại đem những đặc điểm của
các nhân vật trong các tác phẩm tiểu thuyết đó, anh biến anh thành họ. Tức là
anh không còn tự do nữa. Anh biến những đặc điểm về cách suy tư, cách hành xử
của những nhân vật đó rồi anh đem anh áp dụng, rồi anh coi đó như là tài sản
riêng của anh để anh học, anh ứng dụng trong cuộc sống. Thì cái đó rất tồi tệ!
Đi đâu anh cũng ca ngợi Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tam Quốc Chí, Hán Sở Tranh Hùng
gì đó…rồi tam thập lục kế…rồi đủ thứ chuyện. Anh đi học những thứ đó rồi anh
bị ảnh hưởng mấy thứ đó, anh ảnh hưởng những nhân vật đó. Rồi anh đóng vai những
nhân vật đó thì hỏng mất rồi!
Cho nên,
trong nét văn hóa riêng anh phải thể hiện triết lý riêng của anh là anh dựa
vào cái gì – Anh dựa vào cái anh đang có, cái mà tạo hóa đã giành cho anh,
anh sinh ra là anh có nó rồi. Cái đó không phải là sách vở, lý thuyết. Nó là
tài sản thực sự, tài sản hữu hình đến vô hình, tài sản của khả năng tinh thần
và khả năng của cơ bắp. Tức là nền tảng của triết lý này nó phải biến thành
nét văn hóa của anh.
- Cái thứ
ba trong nét văn hóa của anh là nó thể hiện cái nhìn của anh, cách sống của
anh, cách ứng xử của anh…nó thể hiện giá trị chung của loài người, của nhân
loại. Anh tới nền văn hóa nào, người ta cũng chấp nhận. Tức là anh phải tìm
những giá trị chung của loài người để anh thể hiện giá trị chung đó đối với tất
cả các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Như vậy,
trong người anh sẽ có ba đặc điểm này, thể hiện ba đặc điểm này: Nét văn hóa
dân tộc của anh, nét văn hóa của thế giới và nhận thức riêng của anh, triết
lý sống riêng của anh. Ba đặc điểm này cộng lại thành văn hóa của một hiền giả
Minh Triết.
9. Tự phát triển kiến thức chuyên môn để tồn
tại.
Anh đã có
đặc điểm văn hóa riêng của anh rồi thì điều tất yếu là anh phải phát triển kiến
thức chuyên môn. Kiến thức về lịch sử, địa lý, nghệ thuật, về kỹ năng, về nghề
nghiệp…Bây giờ việc phát triển kiến thức riêng của mình không khó như 20 năm
về trước. Hồi đó người ta phải vào trường, ghi danh, lấy bằng, đóng tiền…Bây
giờ, anh cần học cái gì thì anh lên Google anh tìm kiếm vấn đề đó. Thậm chí
anh làm nghề bác sỹ, anh cũng có thể học thêm từ việc tìm kiếm qua Google.
Anh làm công việc gì anh cũng có thể lấy kiến thức từ tìm kiếm trên google để
anh phát triển, để anh bổ sung cho kiến thức riêng của anh.
Anh phải
có những kiến thức tối thiểu, phát triển những kiến thức tối thiểu. Anh dùng
kiến thức riêng của anh ở trên nền tảng của triết lý để phát triển, kiểm soát
và quản trị những kiến thức anh lấy từ cuộc sống, lấy từ ngoài đời để bổ sung
cho sự tồn tại của anh như kiến thức về luật pháp, về lái xe, về y tế, về sức
khỏe…Anh phải là con người khỏe mạnh. Anh không thể bừa bãi để anh mất sức khỏe
được.
Nói chung
là mỗi hiền giả cần phải có nhiều kiến thức căn bản và không cần phát triển
những kiến thức không phải là căn bản nhất. Bởi vì chúng ta không có thì giờ
để chúng ta sống lâu, cho nên chúng ta chỉ quy hoạch kiến thức căn bản nhất
thôi. Chứ không phải để anh khoe kiến thức với thiên hạ. Anh không có gì để
khoe với thiên hạ cả!
10. Không sa vào cái bẫy của cảm xúc mơ hồ.
Cảm xúc mơ
hồ là anh nghe, anh đọc, rồi anh bị kích động rồi anh suy diễn, anh tưởng tượng,
anh mộng mơ…Tâm hồn con người mà nhất là nữ giới rất dễ dàng sa vào cảm xúc
mơ hồ. Từ một lời nói, từ một âm điệu của ai đó, từ một sự dẫn dụ của ai đó,
qua lời ca, qua tiểu thuyết… dẫn anh vào một thế giới hoang đường, và anh đắm
chìm trong cái đó. Như hôm qua trong lớp Vườn Hoa Mơ Ước, các cháu ấy nói rằng,
có những học sinh 15 tuổi đọc các tiểu thuyết rồi sống mơ mơ hồ hồ trong các
nhân vật đó, luôn luôn có cảm xúc với các nhân vật đó rồi biến mình thành các
nhân vật đó. Những cảm xúc như vậy thì rất là nguy hiểm.
Bất cứ thứ
cảm xúc nào mà mang tính mơ hồ sẽ dẫn tới sự phá hủy cuộc đời của anh. Trong
khi chúng ta không đủ thời gian để phát triển những cảm xúc thực tế, những cảm
xúc khoa học của triết lý tồn tại của chúng ta thì tại làm sao chúng ta lại
sa vào cái bẫy của cảm xúc mơ hồ.
11. Sử dụng ngôn ngữ không mơ hồ.
Khi anh sử
dụng ngôn ngữ phải rất rõ ràng. Đúng như trong bảng Phật Tâm Danh, quý vị
cũng đã đọc, đó là: Lời nói như hoa trời rơi xuống. Nói vừa rõ ràng, nói vừa
chiêu cảm, nói vừa hấp dẫn, nói vừa động viên, nói vừa gây cảm hứng, nói vừa
khuyến khích cả anh lẫn người khác.
Khi dùng
ngôn ngữ thì bao nhiêu phần trăm là lời nói, và bao nhiêu phần trăm là những
dấu hiệu: Như là nụ cười, thái độ, đi đứng, cách thức anh biểu hiện…Còn ngôn
ngữ bằng lời thì chỉ ở mức độ nào đó mà thôi, chứ không phải là chỉ có sử dụng
ngôn ngữ bằng lời. Khi anh trình bày vấn đề, anh phải ráng cố gắng nói làm
sao đơn giản nhất, dễ hiểu nhất, gần gũi nhất. Bởi vì, anh càng sử dụng ngôn
ngữ rõ ràng, dễ hiểu cho người khác thì chứng tỏ rằng anh là người thấy tất cả
các chân lý, thấy tất cả bản chất của những vấn đề khó thấy, không mơ hồ.
12. Chấp nhận căng thẳng, thách thức để tiến
lên.
Thách thức
lớn nhất là thách thức với chính anh. Thách thức với những quan điểm riêng của
anh do trong quá khứ đã hình thành, với những quyền riêng ở trong cuộc đời từ
quá khứ anh đã hình thành. Bây giờ cái này anh chống lại nó, anh tự do với nó
có nghĩa là anh không cho nó ảnh hưởng tới anh.
Đồng thời,
có một thách thức nữa là loài người xung quanh anh luôn luôn có cái nhìn áp đặt
lên anh, anh làm sao tự do với sự áp đặt này mà người ta cũng không thể biết
được là anh tự do với sự áp đặt này. Chỉ có mình anh biết là anh đang tự do với
tất cả các sự áp đặt về tư tưởng, về lý thuyết, về các định nghĩa, về quan điểm
sống của chính anh đã hình thành trong quá khứ và của người khác áp đặt lên
anh, mà chỉ mình anh biết thôi, khó có người khác biết được.
Nhưng mà sự
căng thẳng này, sự thách thức này chính là bản chất tuyệt vời của sự tồn tại
của anh. Nó lại dẫn tới đặc điểm tự do mà đoạn đầu tôi đã trình bày với quý vị.
Nó rất khó, khó lắm chứ không khó vừa! Vô cùng khó! Tôi nói trước cho quý vị,
đây là thách thức lớn nhất! Chúng ta chấp nhận thách thức, chúng ta buộc phải
thách thức, chúng ta phải đi vào thách thức. Chúng ta không thể tránh né sự
thách thức được. Rồi dần dần, chúng ta trở thành một phong cách sống, một nét
văn hóa riêng, một triết lý riêng của mình, không còn thách thức nữa. Khi chúng ta đã quen mất thì chúng ta phản ứng tự động, hoàn toàn
tự động. Sau hai năm, ba năm, bốn năm thì chúng ta sẽ có phản ứng, giống như
phản ứng tự động chứ không có gì thách thức nữa. Giống như khi quý vị tập lái
xe, tập lái máy bay, sẽ gặp thách thức lúc ban đầu trong một, hai năm: thách
thức về luật, thách thức về cách điều hành xe, thách thức của các bảng hiệu dẫn
đường, về tốc độ trên đường đi… Nhưng sau một, hai năm lái xe đã quen rồi thì
những thách thức đó không còn nữa.
C. Cách thể hiện Triết Lý Sống Kỳ Diệu cho mỗi
hiền giả
Phần còn lại là cách biểu hiện của các hiền giả đối với triết
lý sống này như thế nào. Điều này chắc tôi không cần phải bàn nhiều. Tôi có
chia sẻ với quý vị về vấn đề chúng ta phải ý thức về sự thách thức, thách thức
với chính mình và thách thức với áp đặt của xã hội. Nhưng chỉ có mình biết sự
thách thức ấy mà thôi. Và cách thể hiện thì quý vị biết rồi, tôi không bàn
nhiều về phần đó nữa.
|
Ngôn ngữ
trí thấy
Bây giờ tôi bàn sơ qua về phần từ ngữ. Như vậy, trang web của
chúng ta phải sắp xếp lại. Từ ngữ chúng ta phải đổi lại hết, đổi lại rất nhiều.
Ví dụ như từ “trí huệ” chúng ta phải sử dụng là “khả năng biết tự có”, “khả
năng thấy tự có”; “Phật tánh”, chúng ta không sử dụng từ “Phật tánh” nữa! Nhiều
vấn đề chúng ta phải bỏ, chúng ta không cần thiết phải sử dụng cái đó. Trình độ
của quý vị khá hết rồi, thời kỳ đó qua rồi, chúng ta không cần phải luyến tiếc.
Kể cả chữ “thiền” cũng bỏ luôn, không cần sử dụng nữa, vì nó cũng gây dễ hiểu lầm
và nó cũng làm cho quý vị dễ sống trong mơ hồ. Chữ “thiền” trong quyển “Thiền
Minh Triết” cũng phải đổi lại, không cần phải sử dụng chữ “thiền” nữa. Chữ “thiền”
trong tất cả tài liệu có thể không cần thiết phải sử dụng. Trình độ của quý vị
bây giờ đã khác hết rồi, nhận biết của quý vị bây giờ đã khác hết rồi, thực tế
quý vị đã thấy hết tất cả những giá trị.
Kể cả hai chữ “Duy Tuệ” nhiều khi cũng chỉ là một kỷ niệm thôi, không cần thiết
phải tồn tại nữa.
Tôi thích hình ảnh, màu sắc ở cực quả địa cầu, nếu quý vị vào Google,
quý vị vào “hình ảnh”, quý vị gõ chữ
“Aurora”, quý vị sẽ thấy hình ảnh màu sắc của 2 cực địa cầu. Quý vị có thể vào
Wikipedia để xem người ta giải thích hiện tượng ánh sáng của 2 cực địa cầu, tiếng
Việt có tên là “cực quang”. Quý vị có thể đọc để biết tại sao nó ra được những
màu sắc ánh sáng huyền ảo, kỳ diệu và những âm thanh kỳ diệu. Khi những màu sắc
đó xuất hiện ra trên bầu trời, do từ trường đặc biệt của 2 cực quả địa cầu và
những ánh sáng do mặt trời phát ra, những bão nhiệt của mặt trời phát ra phối hợp
với từ trường của mặt trời từ đó tạo ra ánh sáng rất đẹp, rất huyền ảo, huyền
bí trên bầu trời ở 2 cực quả địa cầu.
Và khi chúng ta đến đó, chúng ta sẽ thấy người dân sống ở 2 cực
địa cầu không thể sống mà không tôn trọng bản chất của thiên nhiên. Người ta
làm cái nhà cũng phải tôn trọng bản chất thiên nhiên ở đó, người ta ăn cũng phải
tôn trọng bản chất thiên nhiên ở đó, người ta học cũng phải tôn trọng bản chất
thiên nhiên ở đó. Nếu không tôn trọng bản chất thiên nhiên ở 2 cực địa cầu thì
người ta phải chết, không có con đường nào khác. Cho nên người ta không thể chạy
theo suy diễn, theo ý tưởng của người ta để người ta tồn tại được mà người ta
phải thuận theo tất cả các giác quan người ta cảm nhận được bản chất của 2 cực
địa cầu và người ta phải thuận theo đó. Nhận thức, kiến thức, tình cảm của người
ta phải thuận theo bản chất của 2 cực địa cầu đó mà tồn tại. Rồi lâu ngày người
ta tổng kết lại, rồi người ta phát minh thêm để tồn tại. Nhưng người ta có phát
minh thêm cách nào thì cái kết quả phát minh đó đều phải phù hợp với bản chất của
thiên nhiên nơi đó. Vì nếu anh làm ngược lại, anh đi ngược lại với bản chất
thiên nhiên thì anh phải chết.
Cho nên về phần ngôn ngữ, quý vị ở Ban Biên tập phải làm việc rất
là nhiều, phải chịu khó thay đổi các từ ngữ và những mẫu chuyện nào thấy rằng
không thay thế được thì bỏ luôn và chúng ta hoàn toàn thể hiện rõ nét con đường
phía trước, không lầm lẫn với ai cả. Trong một số trường hợp quý vị dùng chữ đồng
đạo, nay quý vị cũng không dùng chữ đồng đạo nữa mà dùng là “cùng trong một gia
đình” hay “trong gia đình” gì đó, quý vị sáng tạo thêm nhưng không được dùng chữ
“đồng đạo” nữa. Còn chữ “nhiệm màu” có thể đổi lại là chữ “thần kỳ”, chữ “đạo”
không sử dụng, sử dụng từ “con đường”, chứ không sử dụng chữ “đạo”, dùng “tính khôn tự nhiên” thay cho chữ “tâm
linh”.
Quý vị sẽ bàn với nhau để điều chỉnh lại trong Từ điển Duy Tuệ vừa
rồi quý vị làm. Có lẽ nên cố gắng sắp xếp một người để chịu trách nhiệm về việc
này, quý vị làm rồi nhiều vị khác góp ý, nhưng phải có sự phân công, nhất là
các bạn trẻ, để các bạn trẻ làm việc với nhau cho nhanh và đảm nhận công việc
đó rồi hội ý với người khác. Quý vị có thể hội ý với các nhà ngôn ngữ học.
Trong số các hiền giả chúng ta có 3 nhà ngôn ngữ học rất xuất sắc: Đó là nhà
ngôn ngữ học, giáo sư Ivo Vasiljev (hiền giả Duy Phật Nhãn), giáo sư Báu (tức
hiền giả Duy Vô Tướng) và nhà ngôn ngữ học, giáo sư Phạm Đức Dương (tức hiền giả
Minh Tuệ), quý vị có thể tham khảo thêm ý kiến của các vị ấy. Ví dụ trong những
bài tôi tổng kết hôm nay, quý vị cũng có thể nhờ các hiền giả này biên tập lại,
sắp xếp lại làm sao để nó mang tính học thuật một chút, mang tính kinh viện một
chút. Nghĩa là chúng ta bây giờ phải tập một phong cách không quá kém, một
phong cách chững chạc nhưng dễ tiếp cận, dễ
hiểu đối với mọi người.
Nói tóm lại, chúng ta đưa ra những vấn đề mang tính sâu sắc, nhưng ngôn ngữ chúng ta dùng thì lớp 6, lớp 7, lớp 10 trở
lên có thể hiểu được. Và tôi rất chú ý đến các em 6 tuổi trở lên, vì những em từ
6 tuổi trở lên học rất tốt.
Cho nên, vấn đề chúng ta đưa ra nó sâu, nó
hơi khá trừu tượng, nhưng mà phải dùng tất cả mọi hình ảnh rất cụ thể ... Và
chúng ta phải bắt chước trẻ con, để làm sao mà 7 tuổi, 8 tuổi, 10 tuổi, 11 tuổi có thể hiểu được; giống như anh kể
chuyện mà các cháu có thể hiểu được. Chữ kinh viện ở đây chúng ta phải nên ý thức
thêm, có thể hồi xưa chữ kinh viện dùng thì rất khó hiểu, tức là những gì khó
hiểu người ta đưa vào kinh viện, nhưng ở đây chúng ta phải thay đổi lại: Khi
nói thì rất sâu sắc, rất chân lý, nhưng khi trình bày làm sao cho người ta vẫn
phải công nhận là sâu sắc, chân lý nhưng khi sử dụng ngôn ngữ thì người ta thấy
rất bình dân, rất gần gũi, như là thiếu
niên - thiếu niên có thể hiểu được. Chữ “kinh viện” ở đây tôi muốn nói là chúng
ta tập sống với phong cách sâu sắc, nhận thức sâu sắc, không hời hợt. Đầu óc
chúng ta sâu sắc, tình cảm chúng ta sâu sắc nhưng khi bộc lộ ra ngoài thì rất
thân thiện, rất là gần gũi, mà trẻ con cũng có thể tiếp cận chúng ta được.
Bắt đầu phát triển đi vào giá trị chung của nhân loại
Nội dung trao đổi của tôi hôm nay với quý vị
đến đây là xong. Bài này tôi đề nghị quý vị phiên tả, đọc đi đọc lại, rồi nghe
đi nghe lại. Để sau này, quý vị trong nước thì có chương trình của trong nước; ở
châu Âu - tôi cũng hy vọng là sẽ có chương trình của châu Âu. Và tôi hy vọng ở
Nhật sắp tới cũng sẽ có chương trình của Nhật và cũng sẽ có chương trình bên
Thái Lan. Rồi chúng ta cũng sẽ cố gắng để một vài năm nữa chúng ta sẽ có chương
trình bên Trung Quốc.
Chắc chắn là chúng ta sẽ mở một chương
trình tại Trung Quốc, tại nước Nhật, cũng như tại nước Thái Lan. Ba nước ấy, nhất
là Trung Quốc, chúng ta phải tìm mọi cách để giới thiệu, chia sẻ tình cảm của
chúng ta đối với người dân Trung Quốc. Đồng thời chúng ta cũng học lại người
dân Trung Quốc nhiều vấn đề, nhưng chúng ta cũng chia sẻ tình cảm chúng ta với
người dân Trung Quốc về cái thấy của chúng ta. Rồi chia sẻ với người Nhật, chứ
không phải chỉ với người Việt Nam sống bên Nhật hay người Việt nam sống bên
Trung Quốc.
Các hiền giả châu Âu chia sẻ với nhau trong
cộng đồng người Việt Nam, nhưng rồi cũng phải chia sẻ cho người châu Âu.
Giai đoạn bây giờ là chúng ta bắt đầu phát
triển đi vào giá trị chung của nhân loại. Quý vị hiền giả trong nước đã đóng
vai trò rất xuất sắc trong mười mấy năm qua rồi. Tôi coi như là các hiền giả
trong nước đã hoàn thành cơ bản trong đất nước chúng ta. Như thế, từ từ nó phát
triển dần và bây giờ bắt đầu khuynh hướng, phong cách quốc tế để chúng ta chia
sẻ tâm tình của chúng ta đối với các nước thế giới, đặc biệt nhất là các nước
Trung Quốc, Nhật, Thái Lan. Đó là những nước láng giềng rất quan trọng.
Bên châu Âu, tôi rất hy vọng ở quý hiền giả
ở châu Âu, ở Na-Uy, phát triển theo một hướng, Ba Lan phát triển theo một hướng,
Đan Mạch phát triển theo một hướng nào đó. Tôi có thể nhìn thấy trước nhưng tôi
chưa thể nói cụ thể được. Và tôi đặt hy vọng rất lớn sự chia sẻ chúng ta đối với
nền văn hóa châu Âu, nền văn hóa Nhật, nền văn hóa Trung Quốc và nền văn hóa
Thái Lan.
Và mỗi hiền giả tự hình thành nhiệt huyết,
ước mơ của mình để mình xung phong. Ví dụ như có một số các vị hãy bắt đầu học
tiếng Thái. Tiếng Thái không khó, dễ lắm, quý vị trẻ học nhanh lắm, chỉ học chừng
vài ba tháng là cũng tốt rồi. Rồi tiếng Hoa, tiếng Quan Thoại, tiếng Nhật Bản…
Tôi hy vọng là một số hiền giả bên Nhật Bản sẽ có bước tiến chắc chắn, chậm chắc
nhưng mà sẽ phát triển được. Bên Trung Quốc chúng ta phải đi từ người dân Trung
Quốc chứ không phải người Việt sống tại Trung Quốc.
Các hiền giả Việt nam cũng vẫn giữ vai trò
nồng cốt để tỏa các tình thương của mình ra thế giới. Từ ở trong tỏa ra chứ
không phải ở ngoài hất vào. Chúng ta tránh tình trạng ở ngoài nhảy vào mà cố gắng
chủ động từ trong nước tỏa ra. Ánh sáng triết lý sống của chúng ta từ trong nước
tỏa ra. Bây giờ tôi chỉ đóng vai trò cố vấn cho các hiền giả, các hiền giả tự
xây dựng kế hoạch với nhau, tự phát triển với nhau. Tôi sẽ cố gắng giúp cho vai
trò cố vấn thôi chứ tôi không thể làm chuyện khác được vì sức khỏe của tôi cũng
không cho phép.
Như vậy, từ
đây những điều tôi trao đổi với quý vị nó không còn trên phạm vi của một quốc
gia nữa. Những bài nói chuyện của tôi từ đây về sau là nó mang giá trị chung của
loài người. Còn những gì có giá trị riêng cho người Việt Nam thì tôi đã trao đổi
với quý vị khá nhiều rồi. Bây giờ sang thời kỳ của gia đoạn kế tiếp là chia sẻ
với giá trị chung của nhân loại.
Bài tổng kết
hôm nay cũng nói lên là chúng ta bắt đầu đi vào giai đoạn khác, giai đoạn mới
hơn tức là phát triển giá trị chung của loài người. Trong các bài nói chuyện của
tôi, nó không còn giành riêng cho người Việt Nam. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu những
nền văn hóa khác nhau. Tôi sẽ tới một số nước châu Phi nữa, một số nơi khác nữa
để nghiên cứu tìm hiểu giá trị chung của năm châu, bốn biển.
Cuộc chia sẻ của chúng ta hôm nay dừng tại
đây. Cảm ơn tất cả quý vị.
Cực Quang
Aurora, 22.9.2012