"Trong công việc hàng ngày, khi chúng ta giải quyết vấn đề, phải luôn luôn xác định rõ, biết thật rõ mục đích và động cơ. Về bí quyết sử dụng ý căn hay sử dụng bộ óc của chúng ta thì hãy căn cứ vào mục đích và động cơ chứ đừng căn cứ vào phương pháp. Giữa mục đích và động cơ là một loạt các biện pháp mà chúng ta thường bị kẹt vào. Chúng ta thường suy tư, do dự, đắn đo, tính toán lợi hại là ở chỗ biện pháp, hay dừng ở chỗ biện pháp, cứ băn khoăn không biết là biện pháp này đúng hay sai, hay hay dở, v.v.
Do đó, quý vị chỉ nên chú ý đến hai đầu mối chính thôi. Đó là mục đích và động cơ.
Ví dụ, một người vợ có một ông chồng lười biếng. Người vợ này muốn dùng cách nào đó với mục đích để ông chồng không lười biếng nữa. Dĩ nhiên, với một ông chồng thì bà vợ có nhiều mục đích lắm, trong đó chính là mục đích là làm sao cho chồng mình siêng năng. Còn động cơ là gì, là lý do thúc đẩy người ta làm điều gì đó. Ở đây, động cơ thúc đẩy người vợ hành động là bởi vì ông ấy là chồng, là cha của mấy đứa con mình.
Cho nên, động cơ của người vợ là cố gắng làm sao để chồng mình siêng năng, để gia đình hạnh phúc, chồng vợ hạnh phúc, con cái hạnh phúc, để cuộc sống gia đình đầy đủ.
Sau khi quý vị xác định được mục đích và động cơ rồi, đoạn giữa là các phương tiện để sử dụng, thì quý vị có thể dùng bất cứ phương tiện gì. Quý vị có thể nói Phật giáo, có thể quý vị nói Thiên chúa giáo, có thể quý vị sử dụng chuyện thần thoại, chuyện thiền, ca dao tục ngữ hay bất kể chuyện gì…
Cho nên, động cơ của người vợ là cố gắng làm sao để chồng mình siêng năng, để gia đình hạnh phúc, chồng vợ hạnh phúc, con cái hạnh phúc, để cuộc sống gia đình đầy đủ.
Sau khi quý vị xác định được mục đích và động cơ rồi, đoạn giữa là các phương tiện để sử dụng, thì quý vị có thể dùng bất cứ phương tiện gì. Quý vị có thể nói Phật giáo, có thể quý vị nói Thiên chúa giáo, có thể quý vị sử dụng chuyện thần thoại, chuyện thiền, ca dao tục ngữ hay bất kể chuyện gì…
Nhưng thông thường khi bắt đầu sử dụng phương pháp thì chúng ta bị kẹt. Ví dụ, quý vị học thiền là quý vị phải nói về thiền, học giáo lý là phải nói về giáo lý… Mình cứ bị kẹt vào đó và chấp rằng mình là cái đó, chẳng hạn như mình giỏi thiền lắm, giỏi giáo lý lắm, rằng người này không biết Mật Tông. Hoặc mình cho rằng Mật Tông hay lắm, mình phải dùng pháp Mật Tông niệm chú để người này làm siêng. Hoặc là mình sử dụng lý lẽ của Mật Tông, cho rằng mình thông Tam Tạng kinh điển, cho rằng Mật Tông dạy thế này là làm siêng, ông Lão Tử dạy thế này là làm siêng, hay Phật dạy thế này, Chúa dạy thế này là làm siêng… Tức là anh học cái gì thì anh cho rằng anh nói cái đó đúng, buộc người kia phải chấp nhận phương pháp của anh, rằng anh là người có học, có thành tích, có trải nghiệm. Anh dùng phương pháp và nói ra có vẻ đạo đức và cao siêu lắm, rất đạo đức, rất cao siêu.
Quý vị nhớ tất cả những gì tôi trao đổi với quý vị là để quý vị mở trí chủ, đừng kẹt ở cái chỗ là tôi nói như vậy là đúng hay sai, hay sao tôi nói mà không đề cao đạo đức. Mục đích mà tôi nói cho quý vị là để quý vị mở trí chủ, chứ không phải mục đích của tôi nói là để quý vị thấy tôi là người quá có đạo đức. Tôi nói gì kệ tôi, miễn cái đầu quý vị mở được trí chủ, mở được bản lĩnh ra.
Thường bị mắc kẹt ở phương tiện
Nếu bây giờ quý vị học được cái gì thì nói cái đó rồi lại chấp vào phương pháp, rằng mình phải tỏ ra là người có đạo đức, tỏ ra mình là người có học về thiền, về giáo lý Tịnh Độ, hay là người có học thức, biết về triết học, hay mình là một hiền giả Minh Triết v.v. thì sẽ bị kẹt ngay chỗ đó, không đạt được hiệu quả, không đạt được mục đích. Khi ấy, quý vị muốn chồng mình tốt mà không biết làm sao, muốn vợ mình tốt cũng không biết làm sao. Đó là bởi vì mình bị kẹt ngay khúc giữa. Động cơ muốn chồng mình tốt, gia đình hạnh phúc là được rồi. Chồng mình uống rượu, mình muốn làm cho ông ấy bớt uống rượu thì mục đích quá rõ ràng rồi. Nhưng do không có trí chủ, không thông minh, không minh mẫn, nên mình bị dính kẹt vào đoạn giữa. Mình cứ so đo tính toán ở đoạn giữa.
Ví dụ, mình đâu có nhất thiết phải nói về Thích Ca, Giê-Su, Lão Tử hay Khổng Tử. Mình cứ đem chuyện tầm phào ngoài đường ra mà nói, nói sao cũng được, miễn người ta làm siêng là được thôi. Mục đích của anh là muốn cho ông chồng làm siêng, chứ không phải là giảng đạo. Anh muốn giảng đạo hay anh muốn chồng mình làm siêng. Phải xác định mục đích của mình cho thật rõ. Anh muốn cái gì? Tại sao anh muốn cái đó? Anh phải trả lời cho thật rõ hai điều này.
Cũng như bây giờ tôi giúp quý vị là tôi muốn cái gì? Tôi phải xác định mục đích tôi muốn cái gì chứ. Mục đích của tôi là muốn quý vị không bao giờ ngu nữa, không bao giờ bị lầm lẫn, mờ ảo nữa, đầu óc phải rõ ràng, minh bạch. Quý vị phải là người phát trí chủ mạnh nhất. Tôi muốn quý vị trở thành ông chủ lớn. Đó là cái tôi muốn.
Tại sao tôi làm như thế? Động cơ là vì lòng trắc ẩn thôi, tôi thấy đáng lẽ tất cả các anh phải trở thành ông chủ lớn, trong khi các anh lại không trở thành ông chủ lớn, mà cứ làm đầy tớ hoài; tôi thấy đáng lẽ các anh không khổ, đáng lẽ các anh không phải cực, đáng lẽ các anh không làm nô lệ mà tại sao các anh lại trở thành kẻ nô lệ để phải khổ.
Nhưng vấn đề là ở chỗ, anh không thấy anh khổ mà lại thấy anh rất hay. Song cái hay của anh thì lại không giải quyết được chuyện gì cho cuộc đời anh, cũng không giải quyết được chuyện gì cho vợ con anh, mà anh cứ nói là anh hay hoài. “Tôi hay lắm. Chỉ tại vợ con tôi không nghe lời tôi thôi, dòng họ tôi không nghe lời tôi thôi. Nếu nghe lời tôi thì tất cả đều hay lắm!”. Anh không thể nói thế được. Nếu anh hay thì tự nó phải có hiệu quả cho những người chung quanh anh. Anh không thể nói là anh hay lắm mà cái hay của anh người ta không hưởng được.
Biết rõ mục đích và động cơ
Mình làm bất cứ công việc gì thì mình cũng phải biết rất rõ mục đích của công việc mình làm, và động cơ nào xui mình làm chuyện đó. Đó là hai chuyện mà anh phải biết.
Chồng anh làm biếng, mục đích của anh là muốn chồng hết làm biếng. Vậy thì anh có thể làm tất cả mọi biện pháp, đâu cần phải đem đạo ra giảng, đâu cần phải đem giáo lý ra giảng, đâu cần phải đem chuyện cao siêu ra giảng. Nhiều khi anh chỉ cần dẫn người đó ra làm một ly rượu hay ly cà phê thôi, hay chỉ cần dẫn xuống sông tắm hoặc ra bờ ruộng bắt cá chơi vậy thôi. “Anh ơi, hôm nay em đi bắt cua về làm bữa canh cua. Anh phụ em chút được không? Bắt cua vui lắm.” Ông chồng nói: “Không được bà ơi. Bắt cua tôi sợ đỉa cắn. Nếu bà ưng đi câu cá thì tôi đi với bà”. Vậy thì ok, đi câu cá.
Mục tiêu là anh làm cho chồng anh thay đổi từ lười biếng sang làm siêng. Phải đi từng bước, từng bước. Anh lại bảo: “Ông này sát sanh. Mình học Phật là đừng sát sanh. Bây giờ ổng lại rủ mình đi câu cá. Ông này ác thiệt.”. Mục đích của anh là muốn gì? Anh muốn giảng đạo hay anh muốn chồng anh làm siêng. Anh không thể lẫn lộn được. Đó là cách sử dụng đầu óc.
Tôi nói như vậy quá rõ ràng. Nếu vợ hay chồng anh say mê chuyện đạo lý thì dù anh có dốt chuyện đạo lý cũng phải ráng đi học để về mà nói. Nhưng giờ chồng anh không say mê đạo lý mà lại thích chuyện câu cá và có thể thay đổi liền. Anh dẫn chồng anh đi câu cá là chồng anh đi, anh dẫn chồng anh đi bắn chim là chồng anh đi. Anh cứ dẫn từng bước, từng bước thì chồng anh sẽ làm siêng luôn. Không hẳn là người ta làm biếng, mà đó là chưa đúng chuyện người ta thích thôi. Chứ nếu đúng chuyện người ta thích thì người ta hết làm biếng ngay. Phải tìm chuyện gì đó mà người ta thích mà rủ làm thì người ta sẽ hết làm biếng. Nhưng vì khi sử dụng phương pháp, anh bị kẹt trong cái đầu. Mình là người của Chúa, phương pháp này không phải của Chúa. Mình là người Phật tử mà phương pháp này không phải của Phật. Vậy anh là Phật tử hồi nào? Con người thật của anh đâu phải ở chỗ là Phật Tử hay không là Phật tử, đâu phải ở chỗ là con của Chúa hay không phải là con của Chúa. Anh mới đi nghe giảng đạo, mới vô đạo, rồi anh trở thành Phật tử thôi. Chứ trước khi là Phật tử, anh có phải là Phật tử đâu. Bây giờ anh gắn Phật tử vô, phải nghe lời Phật. Mà Phật thì không thể xuống giải quyết cho chồng anh được. Chỉ có anh giải quyết được thôi.
Do đó, đa số chúng ta bị kẹt trong giai đoạn sử dụng phương pháp, bị dính hết quan niệm này đến quan niệm kia đến quan niệm nọ, cuối cùng là trật lất hết.
Anh hướng dẫn vợ anh mà anh cứ chấp rằng mình là đúng thì làm sao thành công được. “Tôi nói chuyện đạo lý mà bà này không chịu nghe. Bà này ngu ghê. Bà vợ tôi ngu ghê, đầu óc cứng ngắc, không chịu nghe chuyện đạo lý.”. Bà vợ anh ngu hay anh ngu? Hoặc: “Ông chồng tôi cứ uống rượu tối ngày, ổng mê lắm, ông làm biếng lắm. Tôi đem chuyện đạo lý về nói chuyện với ổng mà ổng không nghe. Ông này thật cứng đầu, u mê ám chướng.”. Chồng bà ngu hay bà ngu? Cái gì làm cho chồng bà thay đổi được, cái gì mà làm cho chồng bà chấp nhận thay đổi được thì cái đó mới chính là đạo lý, và đạo lý đó là đạo lý của bà. Phải nhớ như vậy.
Cho nên, anh phải lấy đạo lý của anh chứ đừng lấy đạo lý của ông Phật, đừng lấy đạo lý của ông Chúa, đừng lấy đạo lý của bất cứ ai, của Thiền Tông, Tịnh Độ Tông nào hết. Hãy lấy đạo lý của anh, sáng tạo ra đạo lý của anh để giải quyết."
Trích Master Duy Tuệ - Đừng Kẹt Trong Các Phương Tiện Cứu Người – 01.5.2011