"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

Xóa vết thương vô hình trong đầu óc


(…) Khi mấy con giận, buồn hay mấy con hờn thì ở bên trong cái đầu của mấy con thấy buồn, lo, sợ là chủ yếu, còn cảm xúc giận thì có ít hơn. Tất cả những tâm lý buồn, lo, sợ sẽ in vào trong tâm hồn hay một khoảng trống bên trong trong đầu óc mấy con. Nó không hẳn là ở trong não nhưng trong con người mình nó có một lực hiểu biết vô hình giống như không khí vậy thôi. Nó phối hợp với não, nó mới chứa đựng nỗi sợ sệt, nỗi buồn đó trong khoảng trống đó. Khi nó chứa trong đó thì lâu ngày, lâu ngày, nó không bị mất mà nó ở trong đó luôn. Sau này, nó sẽ ảnh hưởng tới những suy nghĩ, tình cảm, tới rất nhiều vấn đề trong đầu óc mấy con. Rồi lớn lên mấy con nằm ngủ, năm chiêm bao mấy con hay thường thấy ác mộng, thấy người ta la mắng, đuổi bắt mình hay những cơn ác mộng làm cho mình buồn, mình sợ toát mồ hôi. Nó nguy hiểm lắm và nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mấy con nữa.

Cho nên, việc đầu tiên, ông bày cho mấy con là, khi thấy bố mẹ la mình hay cãi nhau thì mấy con vỗ vỗ vào trán của mấy con nói ‘Chuyện này cũng bình thường thôi, chuyện này cũng bình thường thôi, đừng có lo, đừng có sợ.

Tức là mấy con tự nhủ, tự khuyên, tự nói với mấy con. Mình tự nói chuyện với chính mình, mình lấy tay rờ rờ cái trán, bảo ‘Thôi, thôi, thôi, đây là chuyện bình thường ở đời, đừng có buồn, không sao đâu, không sao đâu! Mọi chuyện rồi nó quá hết, cái đầu đừng có buồn, đừng có sợ nha!’ Giống như mình nói chuyện với mình ‘Đừng có nhớ nha, đừng có để trong cái đầu, mai quên hết đi nha!’

Đó là cách diệt kí ức trong cuộc sống mà mình chứng kiến để sau này tránh những vết thương trong đầu vì nó rất là nguy hiểm cho mấy con. Ông gọi nó là vết thương vô hình. Nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống tinh thần của mấy con, mấy con không biết được vì đó là bí mật bên trong cái đầu.  Nó ảnh hưởng tới tương lai của mấy con rất lớn mà mấy con không thể biết được cái này. Đó là cách thứ nhất. Các con cố gắng tự nói chuyện với mình để loại bỏ sự chất chứa bên trong đầu óc.

Còn cách thứ hai, tích cực hơn nữa, khi bố mẹ la rày mấy con, các con tuy rằng sợ thì có sợ nhưng ông bày cho, đừng có sợ. Mấy con đừng có sợ thì nó hay lắm.

Ví dụ thế này, hồi ông còn nhỏ như mấy con, bảy tám tuổi ông đi chơi, về thì bị mẹ la, thường ông bị mẹ la nhiều hơn là bố la. Mẹ la thì mẹ bắt ông lên tấm phản nằm rồi bà đi lấy cây roi. Nhưng khi ông lên tấm phản nằm thì ông cười miết thôi chứ không có nín cười được, cười miết thôi, ông cười say sưa luôn. Ông không biết tại sao, ông không cố ý cười nhưng ông cứ cười vậy đó. Thế là mẹ của ông bỏ cây roi xuống, đi một mạch chỗ khác. Đó là tính tự nhiên của ông như vậy thôi, không có nói gì được. Qua kinh nghiệm đó, ông thấy ông không có bị ám ảnh chuyện bố mẹ la rầy nhau hay la ông. Tại ông thấy vậy, ông vui vười.


Bây giờ, ông dạy mấy con, mình có lỗi mình biết lỗi rồi nhưng cũng phải biết chọc cho bố mẹ cười. Đừng có quá sợ mà cứ hài hước bằng cách ví dụ như chọc nách rồi ôm…, làm sao cho bố mẹ cười lên. Lỗi thì mình nhận nhưng mình phải biết chọc cho bố mẹ cười thì chắc chắn bố mẹ sẽ hài lòng. Bố mẹ có vẻ nghiêm khắc với mình vậy nhưng mấy con nhận lỗi rồi mấy con nói chuyện giỡn chơi, thọc nách bố, thọc nách mẹ lát hồi là cười hết à. Khi đã vui thì mấy con sẽ không bị ám ảnh, bằng cách đó thì mấy con sẽ tăng cường hạnh phúc gia đình. Các con đừng sợ! Thay vì bố định nạt thì mình nhào vô liền, mình ôm bố bảo ‘Thôi bố đừng có nạt con. Con biết lỗi rồi thôi bố đừng có nạt con.’ Mình giỡn như vậy đó, mình vừa xin lỗi vừa nói, đừng có sợ. Các con cứ ôm chầm luôn, bố không có đánh đâu, đừng có sợ. Bố mẹ đang la lối lung tung vậy mình nhảy vô ôm chầm xin lỗi thì bố mềm nhũn ngay, mẹ mềm nhũn ngay, hết giận liền.

Sức mạnh tự nhiên của mấy con mạnh hơn tất cả những gì trên đời này, một người đang giận sẽ hết giận, một người đang hung dữ sẽ hết hung dữ trước cái vẻ hồn nhiên của mấy con. Mấy con phải biết sức mạnh hồn nhiên của mấy con chính là sức mạnh của tạo hóa, sức mạnh vô hình ở trong trời đất này.

Sức mạnh của mấy con không phải là do cái tuổi của mấy con nhưng mấy con bây giờ đang đại diện hay có một phần sức mạnh của tự nhiên, của tạo hóa ở trong con người của mấy con. Sức mạnh ấy rất mạnh mẽ cho nên mấy con phải biết sức mạnh đó.

Ví dụ như bây giờ bố đang nóng ghê lắm, muốn đánh mẹ, mấy con nhảy vào can nhưng không biết cách thì bố còn nổi nóng hơn nữa. Phải biết tiếu lâm, phải biết chọc cho bố cười. Khi bố đang la mẹ, chuẩn bị đánh mẹ, thì con nhảy vào ôm bố bảo ‘Sao bố cứ chọc mẹ hoài vậy?’ Rồi con quay lại mẹ, con bảo ‘Sao mẹ cứ chọc hoài vậy, đừng có giỡn nữa được không?’ Tức là mấy con phải lanh lợi làm sao để bố mẹ cười lên bới vì ông nhắc lại là, sức hồn nhiên của mấy con là một phần sức mạnh của tạo hóa.

Chỉ khi nào lớn lên, mười lăm, mười sáu, mười bảy mấy con bắt đầu suy nghĩ tính toán thì sức mạnh của tạo hóa trong người của mấy con mới giảm dần, nó mất dần. Còn giai đoạn này, sức mạnh tạo hóa bên trong người mấy con nó mạnh lắm, chứ không phải mạnh vừa đâu. Thành ra, ông bày cho mấy con, phải biết nhận lỗi, mình không cãi lại bố mẹ nhưng phải biết chọc cho bố mẹ cười, chọc cho bố mẹ hết giận nhau. Vui lắm! Không ai giận mấy con đâu, bố mẹ không giận mấy con đâu.

Đó là hai cách ông chỉ mấy con, thứ nhất là mấy con sẽ không sợ, không buồn. À, nhưng mà mấy con phải chọc cười nha, nếu không chọc cười mà cãi lại cha mẹ là không có được đâu. Mình nhận lỗi, đồng thời biết chọc cho bố mẹ cười. Tức là phải học cách tiếu lâm chút xíu. Bữa nào, các cô chú sưu tầm chuyện tiếu lâm cho các con, tập cho mấy con có cái tính hài hước. Bởi vì sau này lớn lên, mấy con có đi làm công ty, làm hãng xưởng, làm lãnh đạo, giám đốc công ty hay quan hệ xã hội thì cái tính hài hước của mấy con rất dễ thương.

Người có tính hài hước nhiều thì người đó có tấm lòng rộng lượng nhiều. Người có tính hài hước nhiều thì người đó ít có suy nghĩ xấu với người khác. Người có tính hài hước nhiều thì người đó rất dễ chịu và người khác rất dễ gần gũi. Cho nên, cái tính hài hước, cái tính vui nhộn trong người mình đó là một thứ nghệ thuật rất là đặc biệt làm cho người khác mềm đi, làm cho những con người cứng rắn mềm xuống và nó cũng làm cho đầu óc của mình mềm và mở rộng ra. Nó cũng không làm cho mình trở thành con người ác, người có tính hài hước nhiều là người không có ác.

(…)

(Nội dung được trích từ bài phiên tả buổi giảng của Thầy Duy Tuệ với các cháu thiếu nhi tại lớp học Vườn Hoa Mơ Ước số 66)