"Khai mở nhận thức sâu thẳm và duy trì cảm xúc tình người thiêng liêng"

....

.

.
.

ABA Quotes

Trực Tiếp Trao Truyền 20

Bác Ái Và Phương Tiện

Bài này thầy nói chuyện với một Kito hữu. Quý vị tham khảo.

Thang: Dạ chào thầy ạ! 

daosuduytue: Thầy chào!

Thang: Dạ

daosuduytue: Duy Túc khỏe ch?   

Thang: Thầy ơi cho em hỏi chút, em không hiểu hai từ ấy? Em rất vui khi đ
ược thầy gọi âm như thế. Em có nói với Phú Tuệ sẽ s dụng hai từ thầy gọi để làm hiệu cho em nhưng nếu em không rõ thì không dám sử dụng. 

daosuduytue: Túc có nghĩa là đầy đủ (satisfy) cả về vật chất lẫn tinh thần.
  
Thang: Vậy còn Duy hả thầy? Có cùng nghĩa với Duy của Duy vật, Duy ý chí, Duy tâm… hay không vậy thầy?
  
daosuduytue: Duy= chí (focus on)   

Thang: Dạ vâng. Em cám ơn thầy. Như vậy có nghĩa là focus on satisfaction? Cũng có nghĩa là tập trung đáp ứng nhu cầu phải không thầy?
  
daosuduytue: Nghĩa là, mọi việc tu tập đều hướng đến sự thỏa mãn về tinh thần là chính. Lúc sống và đang làm việc cũng được thỏa mãn về tinh thần thì khi già chết cũng trong trạng thái thỏa mãn hay sung mãn về tinh thần, không có gì để lo lắng và hối tiếc...

Thang: Da, cám ơn thầy! Như vậy, em an tâm sử dụng hai từ thầy ban với mọi người rồi vì em sợ mình dùng mà người khác hỏi không biết trả lời thì nguy. 

 daosuduytue: Chữ Túc thầy dùng trong trường hợp này cũng có nghĩa, về vật chất không quá lo lắng, không quá lo lắng về cuộc sống vật chất nữa, không phải quá vất vả với vật chất nữa. Người Việt hay nói: "Làm chơi ăn thật". 

Thang: Dạ, em hiểu rồi. Thầy thương em nên mới gọi em như thế. 

daosuduytue: Còn trong Bible thì nói là: “Đừng lo đến ngày mai, cứ thỏa mãn mọi việc hôm nay nếu biết nghĩ về Chúa.” 

Thang: Dạ vâng! Thầy cũng thông hiểu Bibke nữa? (Xin lỗi, em không nên hỏi như thế nhưng không biết thắc mắc sao cho đúng.)
daosuduytue: DT có thể hỏi thầy nhiều điểm quan trọng trong Bible. Thầy lí thú rất nhiều ý nghĩa và lời dạy trong Bible. Thầy đọc Bible và vào các nhà thờ rất nhiều năm.

Thang: Dạ vâng.

daosuduytue: Bible rất hay và rất ích lợi cho con người.

Thang: Vậy thầy có nhận xét gì về tai họa ở So - Do - Ma mà Thiên Chúa giáng xuống thành đó hả thầy?

Sent at 11:45 PM on Thursday

daosuduytue: Con người ngày xưa ở vùng Jesusalem, Trung Đông, Do Thai, có lẽ hồi ấy họ sống không có lòng thành. Con người quả là rất bướng bỉnh trong cuộc sống, họ chỉ biết lo cho họ và không cần biết đến hạnh phúc của người khác, họ cũng không cần tin  vào Thiên Chúa. Thiên Chúa nếu có, nếu linh thiêng thì hãy cho họ ăn mặc và thỏa mãn nhiều thứ rồi họ cứ hành động theo ý nghĩ và kinh nghiệm của riêng họ. Do vậy, đôi khi cũng phải dùng hình thức răn đe để giáo dục họ. Nếu một người không sợ cha mẹ, pháp luật…thì dùng biện pháp gì để hóa giải họ cho tốt hơn?


Thang: Dạ vâng, trong Cựu ước thì rõ ràng đó là biện pháp trừng phạt để răn đe người khác.

daosuduytue: Trong nhiều trường hợp giáo hóa con người khơi dậy điều thiện thì cũng cần nhiều biện pháp nhưng phải xuất phát từ lòng thương người, cũng giống như người lớn đối với trẻ con vậy.

Thang: Dạ vâng. Như vậy thì em có thể hiểu răn đe cũng là một biện pháp của tình thương.

daosuduytue: Cựu ước nhiều sách nói lên sự phản bội của con người, đến bây giờ con người vẫn còn sống trong phản bội. Có phải vậy không?

Thang: Dạ vâng. Chính vì sự phản bội đó mà xảy ra biến cố Giáng sinh và Phục sinh.  

daosuduytue: Đúng vậy, răn đe cũng là một biện pháp của tình thương.

Thang: Nhưng liệu như thế có quá tay không?

daosuduytue: Có những đưa con ngỗ nghịch, đôi khi cũng phải đưa nó vào trại cải tạo, cũng vì thương con. 

Thang: Dạ vâng.

daosuduytue: Nếu vì cứu người thì đều tốt.

Thang: Như thế thì người làm cha cũng rất đau lòng. 
daosuduytue: Vâng.
Thang: Dạ vâng, em hiểu rồi thầy ạ. 
daosuduytue: Cha mẹ nhiều lúc đau lòng lắm, thế mới thấy việc nuôi con khó nhọc đến chừng nào? Cứ như vậy thì sẽ hiểu được việc làm của Thiên Chúa.
Thang: Dạ vâng, em hiểu được rồi ạ. Nhưng thầy ơi, gần đây em có qua lại trao đổi với một người về vấn đề Near Death. Em chưa hiểu vấn đề này lắm vì người ấy bên phương Tây đang quan tâm và xác nhận vấn đề này có thực, đưa đến họ xác thực là có linh hồn. 

daosuduytue: Trong phật giáo?

Thang: Họ không nói rõ trong Phật giáo mà nói chung chung các tôn giáo phương Đông, bao gồm cả Ấn giáo, Lão giáo…

daosuduytue: Cận tử?
Thang: Dạ vâng.
daosuduytue: Vấn đề ấy rất hay. Nếu biết rằng trong 1 tiếng đồng hồ nữa mình chắc chắn chết, thật sự chết hoặc đang trong tình trạng vào cõi chết thật sự thì hoặc sẽ hoảng loạn, hoặc sẽ bình tĩnh đón nhận nó.
Thang: Người ấy nói, hiện nay bên phương Tây rất quan tâm đến tôn giáo cũng như học thuật phương Đông. 
 daosuduytue: Nếu hoảng loạn thì rắc rối to, nếu bình tĩnh đón nhận nó thì tuyệt vời. Nhưng bài nầy phải thực sự học mới được. Thầy có chương trình hoc về vấn đề này cho các đệ tử của thầy. 
 Thang: Dạ vâng. 
 daosuduytue: Đúng vậy.
Thang: Em cũng đang trao đổi với người ấy về học thuật của phương Đông và phương Tây.  
daosuduytue: Hầu như các tri thức đều quan tâm thực sự vì phương Đông biết rõ về cái chết.  

Thang: Dạ vâng. 
 daosuduytue: Nhưng phải trộn lẫn cả hai nền văn minh lại thì mới tốt.

Thang: Em có nói với người ấy: Hiện tượng này đối với người phương Đông thì không có gì lạ vì đã có từ ngàn xưa. Còn đối với người phương Tây vì quá thiên về vật chất nên khó tiếp cận vấn đề. 
 daosuduytue: Thầy có bài riêng về “Trút hơi thở trong trạng thái tuyệt diệu”.

Thang: Dạ Vâng. 
 daosuduytue: Bài học này chỉ áp dụng cho những ai theo học một thời gian với thầy thì mới hiểu được cách thực hiện. 
Thang: Vậy em có thể đọc được bài ấy ở đâu ạ? 
daosuduytue: Chỉ dạy riêng cho một số người thôi vì không thể phổ biến rộng rãi được, người có đức tin thực sự mới học được. Phải có đức tin tuyệ đối như Đức mẹ Maria khi chấp nhận với thiên thần là để cho Thiên Chúa sử dụng Đức mẹ cho ngài Jesus ra đời vậy. Nói về đức tin, thầy rất thích hình ảnh của mẹ Maria. 
Thang: Thầy ơi! Đó là điều khác biệt giữa Công Giáo và các tôn giáo khác thoát thai từ Công Giáo. Mẹ Maria là một hình tượng mẫu mực của đức vâng lời và kiên nhẫn. 
 10:27 daosuduytue: Thầy thích hình ảnh này lắm. Đôi khi, thầy nhớ đến luc ngài Jesus đang bị bao vây, chờ bị bắt. Lúc ấy, Ngài quá sợ khổ đau nên đã ra sau vườn cầu cứu đức Chúa Cha. Nhưng sau đó Ngài kịp tỉnh thức và nói rằng: “Những điều cầu xin này là do ý con nhưng con chấp nhận hành động theo ý cha.” Tuyệt đẹp! Như vậy, cũng khó mà trách con người thiếu đức tin. Phải vậy không? 

10:30 Thang: Thầy ơi, theo em nghĩ là yếu chứ không phải thiếu. Nếu thiếu thì đã sa ngã. 

10:35 daosuduytue: Vâng, yếu cũng được.

Thang: Dạ.

 daosuduytue: Kinh nghiệm sống của loài người xưa nay rõ nhất là: Ham muốn, lo lắng, sợ hãi, ích kỉ…phải vậy không? Khi kinh nghiệm sống len vào lòng tin thì lúc ấy đức tin bị cắt đoạn, có phải vậy không? 

Thang: Dạ 

 daosuduytue: Phải coi chừng chỗ này. Khó thấy lắm vì các bài thuyết giảng của thầy thường nhắc đến cách mà kinh nghiệm đã hành hạ con người. 

 Thang: Đôi luc con người luôn cho rằng kinh nghiệm sống hơn đức tin thầy ạ.  

daosuduytue: Đúng vậy, chỉ có ai thật sự có đức tin dũng mãnh mới vượt qua được chỗ này. Duy Túc hãy chú ý điều này vào vở ghi chép để suy ngẫm và chia sẻ với nhiều người. 

Thang: Dạ vâng, em sẽ ghi lại để nhớ. 

10:39 daosuduytue: Kinh nghiệm của con người đã làm cho sự sang của tâm hồn không phát sáng được nhiều. 


Thang: Dạ.   


daosuduytue: Sự sáng, Có đúng vậy không?  

Thang: Con người luôn không sống bằng cái tâm mà sống bằng cái đầu.



daosuduytue: Nói cách khác, con người cứ để kinh nghiệm control tất cả mà chưa bao giờ con người control kinh nghiệm.   


Thang: Em cũng đã từng khốn khổ vì việc này. 
 
daosuduytue: Đấy là cay đắng cho con người, thật sự cay đắng!
  

daosuduytue: Làm sao lưu lại đoạn chát này? Thầy không có khả năng suy nghĩ ra điều gì, chỉ khi nào có ai nói chuyện hay hỏi gì thì tự nhiên trong tâm nảy ra. Do vậy mà thầy mong làm sao ghi lại thành một nội dung bài nói chuyện tóm tắt. Sau này đóng thành tập để nhiều người tham khảo.   

Thang: Dạ vâng, em hiểu. Nếu có tài khoản google thì nó tự động lưu lại trong gmail đấy thầy ạ.  

daosuduytue: Thế tốt rồi, như vậy các đoạn chát không mất.  

Thang: Thường thì google mail sẽ mặc định save lại nội dung đó thầy ơi.

daosuduytue: Hôm nay chừng ấy Duy Túc nhé.   

Thang: Dạ vâng, em cám ơn thầy nhiều lắm!  

daosuduytue: Ngủ ngon nhé!

Thang: Thầy mở sáng cho em nhiều lắm! Dạ, thầy nghỉ khỏe!

2007